Note: You must be registered in order to post a reply.
T O P I C R E V I E W
pham5
Posted - 11/19/2009 : 17:17:13 Trị cảm, trúng gió bằng cạo gió, xông hơi Cảm lạnh theo quan niệm của Đông y là cảm mạo, cảm cúm, trúng gió, hay gặp khi trời lạnh do tà khí xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp, gây đau đầu, sổ mũi, toàn thân đau nhức, ho, sợ lạnh, sợ gió, kèm theo các khớp xương nhức mỏi, sốt nhẹ.
Cạo gió Theo Thầy thuốc ưu tú Trần Văn Bản, cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác đơn giản mà khỏi bệnh. Những người ở xa các cơ sở y tế, thiếu phương tiện chữa trị thì cạo gió kết hợp với nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn ít mỡ sẽ rút ngắn thời gian bị ốm. BS Đông y Kiều Linh, Phòng khám đông y phố Hoàng Đạo Thành, Hà Nội cho biết: “Dụng cụ cạo gió thường dùng là đồ bạc có cạnh tròn nhẵn nhụi như nhẫn bạc, vòng bạc, thìa bạc, đồng bạc trắng... Giờ đây còn có dụng cụ cạo gió làm bằng sừng trâu (sừng trâu cũng là một vị thuốc Đông y có thể phát tán chướng khí, thông khí huyết, có cấu trúc hóa học tương tự sừng tê giác).
Theo hướng dẫn của BS Kiều Linh, trước và sau khi cạo gió phải khử trùng dụng cụ cạo gió. Khi cạo gió tránh chỗ gió lùa, quạt thổi. Sau đó, để người bệnh nằm ngay ngắn, thoa dầu gió lên chỗ cần cạo, dùng lực đều và miết dài theo hướng một chiều từ trên xuống dưới. Lần lượt cạo gió cho cổ, lưng, bụng, chân và tay. Cánh tay và ngực dùng lực nhẹ để cạo, ngực cạo từ trong ra ngoài, lưng cạo xuôi dọc hai bên cột sống từ vai xuống thắt lưng.
Tuy nhiên, ở lưng có thể cạo gió mạnh hơn, tùy sức chịu đựng của người ốm. Mỗi bộ phận cạo 3-5 phút là bầm đỏ, tới khi đồ bạc xám lại là khí độc đã bị hút ra, người sẽ nhẹ nhõm. Chỉ cần uống thêm cốc nước nóng (có pha thêm chút muối), hoặc uống sữa, nước cam ấm, hoặc ăn tô cháo có nhiều hành, thìa là, tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ. Khi nào mồ hôi vã ra thì lau khô, thay quần áo. Không nên đi ra đường ngay sau khi cạo gió kẻo sẽ bị cảm lại.
Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Cạo xong chỗ này mới cạo sang chỗ khác, không cạo quá lâu và không dùng lực cưỡng bức để tạo vết. Lần cạo gió sau cách lần cạo trước 3-6 ngày. Tuyệt đối không cạo gió chỗ có vết lở loét, phần bụng của phụ nữ có thai hoặc người cao huyết áp, da có độ mẫn cảm cao, người có bệnh khó đông máu và các bệnh về da.
Xông hơi giải cảm đúng cách Nếu sử dụng đúng liều lượng các loại lá và xông hơi đúng cách, tình trạng cảm do thời tiết của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng. Chuẩn bị dược liệu: Lá tre khoảng 40-50 gr; kinh giới 40-50 gr (nếu là hoa thì dùng 10-15 gr); hoắc hương, tía tô, lá chanh, lá long não, cây cứt lợn mỗi loại 30-40 gr, tỏi 2-3 củ, địa liền tươi 20-30 gr. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước, đun sôi kỹ đến khi có mùi thơm. Cách xông: Khi nồi dược liệu sôi, có mùi thơm thì mang vào nhà tắm, dùng vải trùm kín người hoặc đầu, mở vung nồi để hơi xông vào người. Thời gian xông 5-15 phút, khi mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng. Lau khô người bằng khăn ấm, ẩm, rồi lau bằng khăn khô, thay quần áo sạch. Sau đó, nên ăn một bát cháo hành hoặc uống nước ấm, nghỉ ngơi, đảm bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông... Công dụng của các dược liệu dùng xông hơi: Lá tre: Tính hàn, giúp giải nhiệt, tiêu đờm, làm thuốc ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa viêm nhiễm, phù thũng, cảm sốt.
Sả: Giúp chữa cảm cúm, sốt.
Tía tô: Tính ôn, làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm đau, chữa ho, đầy hơi, nôn mửa, đau bụng do khó tiêu.
Hương nhu: Tính hơi ôn, giúp thanh nhiệt, trừ thấp, chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi. Thường dùng chữa cảm nắng, sốt, nhức đầu, đau bụng đi ngoài. Dùng khô hay tươi tùy theo bệnh. Dùng tươi thì vò, vắt lấy nước, khô thì sắc hay tán bột.
Nếu bệnh nhân bị sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn (như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng...) thì không nên tuỳ tiện xông hơi mà phải đi khám bệnh ở cơ sở y tế.