logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/10/2020 lúc 03:14:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bầu cử 2020 trong thời 'Nước Mỹ là trên hết'

UserPostedImage
Người dân ủng hộ Tổng thống Donald Trump tại một sự kiện
Năm 2020 cả thế giới lần đầu tiên cảm nhận được bầu không khí của sự sợ hãi, hư thực bao phủ lên hiện thực. Thế giới trong đại dịch COVID-19 quay cuồng và hỗn loạn như thách thức hệ thống niềm tin của nhân loại về một tương lai tốt đẹp. Và giữa tâm điểm đó có một sự kiện quan trọng quy mô lớn diễn ra, bầu cử Mỹ.
Tầm ảnh hưởng của nước Mỹ lên cục diện thế giới trong nhiều lãnh vực là chuyện không thể phủ nhận nên vị thế của nước Mỹ ở cấp độ toàn cầu rất đặc biệt. Hiển nhiên, vị trí Tổng Thống Mỹ là vị trí lãnh đạo không chỉ có công dân Mỹ quan tâm mà còn có lãnh đạo và người dân các quốc gia khác chú ý.

Có hai vị thế để nước Mỹ là trên hết: trên về tình cảm công dân Hợp Chủng quốc và trên về vị trí vai trò quốc tế. Để có được hai vị thế đó, nước Mỹ cần đoàn kết và tinh tế hơn.

Cử tri Hợp chủng quốc nhưng nhiều mâu thuẫn nội tại

Nước Mỹ giàu tinh thần tự do, dân chủ, thượng tôn pháp luật, cấu thành nền tảng chính trị quốc gia vững chắc. Sự kiện một người da màu bị cảnh sát đè chết, một bộ phận công dân biểu tình phản đối, trong đó không ít biến thành bạo động đốt phá. Điều đó cho thấy trong lòng nước Mỹ đang chất chứa không ít mâu thuẫn xã hội.

Về phân tầng, Hoa Kỳ chủ yếu có 3 thành phần cử tri: 30% lao động, 50% trung lưu, 20% thượng lưu, trong đó 1% là giàu nhất giữ 40% tài sản quốc gia và có nhiều ảnh hưởng đối với xã hội (theo Washington Post 06/12/2017). Thống kê trên được dùng để tác động, săn kiếm phiếu bầu ủng hộ với các hứa hẹn về y tế, giáo dục, việc làm...

Một phân tích của Gallup (analysis) cho thấy chỉ có 3% người Mỹ tự nhận mình là tầng lớp trên, và 15 % là trung lưu trên (upper-middle class), 43% là trung lưu, 30% là giới lao động bình dân và 8% tầng lớp dưới (lower class).

Một số "cử tri giàu tiền của" gây quỹ ủng hộ tranh cử cho đảng mình để không muốn tiếp tục thấy ông chủ Nhà Trắng thuộc đảng có khuynh hướng khác. Tiền của cá nhân, nhưng được sử dụng cho việc trọng đại quốc gia thành gây ảnh hưởng lên tiếng nói chung.

Hiện nay bảng ghi danh cử tri cho thấy Đảng Cộng hòa khoảng 25%, Đảng Dân chủ khoảng 30% và cử tri độc lập khoảng 40%. Lịch sử nhiều kỳ bầu cử hai đảng đan xen những vùng "chiến địa", "sân nhà" từng đảng ở các bang thường là những nơi quyết định kết quả bầu cử.

Dư luận còn dự báo nếu chuỗi sản xuất và cung ứng di dời từ Trung Quốc về lại thì người lao động tăng sẽ tạo thành khu vực lá phiếu tiềm năng. Những sự kiện lớn như đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế, sắc dân chia rẽ làm cho kỳ bầu cử tổng thống lần này thêm phần sóng gió hơn.

Trong mùa đại dịch, bầu cử tự do hay thủ tục bầu cử đang bị thử thách. Nỗi lo cuộc tranh cử bị truyền thông mạng xã hội và thuyết âm mưu thao túng gây nhiễu loạn nhằm giằng co lôi kéo cử tri cũng đang hiển hiện. Khách quan mà nói nếu có sự cố hay lỗi lầm nào thì nguyên nhân sâu xa không phải trực tiếp từ cử tri. Ở Hợp Chủng quốc (có cách viết khác là Hợp Chúng quốc) thì cử tri mang tư tưởng đa dạng và có nhu cầu khác biệt đối với nhà nước.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Reuters
Bài học lịch sử nước Mỹ

Tổng thống Mỹ là Tổng thống của toàn dân Mỹ, không phải Tổng thống của một đảng chính trị. Chia rẽ quốc gia là hành động không ai chấp nhận được, không thể một bên đoàn kết và một bên chia rẽ, một bên cuồng ủng hộ và một bên cuồng chống.

Trong lịch sử, khi kết thúc nội chiến, hai tướng Nam - Bắc bắt tay xóa bỏ thù địch. Vậy mà hôm nay lên bục tranh cử, hai ứng viên vì lý do giãn cách dịch bệnh không bắt tay nhau mở đầu tối thiểu nhưng cần phải bảo đảm nhiệm kỳ tới hai chính đảng sẽ bắt tay vì một hợp chủng quốc.

Abraham Lincoln (1809 - 1865) là tổng thống tiêu biểu. "Người giải phóng vĩ đại" đã vượt qua hiềm thù nội chiến để tái thống lãnh thổ, mở ra thời đại mới để có nước Mỹ hôm nay. Ban đầu không ai tin ông vì xuất thân từ tầng lớp nghèo. Nhiều lần ứng cử thất bại vẫn kiên định, khi làm tổng thống thì phái bảo thủ còn công kích chính sách.

Nhưng tinh thần vì nước Mỹ đoàn kết đã giúp ông thu phục sự ủng hộ, dần đặt nền móng chính trị bền vững. Nếu nói trước đây "thời thế tạo anh hùng", hoàn cảnh lịch sử đặt ra nhiệm vụ và xuất hiện con người giải quyết; thì nay thời thế khác đang đến và cần lãnh đạo với tư duy khác để thay đổi.

Truyền thông rầm rộ, cả nước Mỹ và thế giới quan tâm, vẫn chưa thấy ứng viên nào hoàn toàn xứng tầm. Tổng thống chính nghĩa phục vụ nước Mỹ và dẫn đầu thế giới đi tới thì không chính trị hóa kế hoạch tranh cử mà cần đưa ra sách lược rõ ràng.

Tranh cử giờ đây chỉ tập trung lo ngại gian lận phiếu bầu, chỉ trích cháy rừng, hủy hoại kinh tế, ứng xử với tội phạm, vấn đề bảo hiểm y tế, nhân sự tòa án tối cao… Điều đó cũng cần nhưng là sự vụ ngắn hạn rời rạc. Không ứng viên nào dự đoán chiều hướng quốc gia lâu dài và có quốc sách xử lý các vấn đề lớn thực tế đặt ra.

Tranh biện không chấp nhận đối đầu, ngắt lời, áp đảo, vạch lông tìm vết chuyện cá nhân, bôi đen dìm đối thủ, tung tin sai, đấu khẩu thoá mạ…Theo cách nhìn của tôi, đó không phải là tranh luận ở thế thượng phong.

Tôi thấy nước Mỹ luôn cần và vào giai đoạn này lại càng cần một tổng thống mạnh mẽ, đáng tin cậy, không phải chỉ vì phe phái. Đó là tổng thống quyết định rõ ràng và kiên quyết, đoàn kết quốc gia và hợp tác quốc tế. Tổng thống có tầm nhìn chiến lược, phục vụ cho nhu cầu toàn dân và hướng cho toàn cầu đi tới.

Hoa Kỳ là điển hình của một nhà nước uy tín, luôn cần lãnh đạo chính trực. Như vậy sẽ tạo con người bình đẳng, hạn chế thấp nhất bạo lực cảnh sát và bạo loạn đường phố. Vì thịnh vượng xã hội và không quên hài hòa con người, vì lợi ích quốc gia và không bỏ qua phát triển quốc tế. Tổng thống ý thức sẽ không thách thức, biết nhận trách nhiệm sẽ không đổ lỗi và kể công.

Nước Mỹ vì mục tiêu toàn cầu

Nước Mỹ nỗ lực rất lớn, sự hùng mạnh không phải từ cá nhân hay qua một vài năm mà kế thừa liên tục nhiều thế hệ hơn 200 năm.

Đại chiến thế giới lần 2 mang lại cho Mỹ nhiều cơ hội phát triển kinh tế. Buôn bán vũ khí lợi tức cao, hầu hết tinh túy trí tuệ liên tục tập trung sản xuất và nâng cấp. Nguyên tắc xác lập qua nhiều đời tổng thống là điểm nóng xung đột toàn cầu càng xa càng tốt nhưng điều đó chỉ tốt cho giới bán vì vũ khí. Binh sĩ và người dân tại các điểm nóng chiến sự trong đó có cả binh sĩ Mỹ đều nhận lấy tang thương sau các trận chiến.

Điều chỉnh thương mại toàn cầu theo thị trường tự do là cần thiết. Trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, thương thảo hay gây áp lực để xác lập sòng phẳng mậu dịch sẽ không dừng lại với tổng thống nào nắm quyền. Sẽ có cách xử lý khác linh hoạt quy mô, thời điểm, hạn chế thiệt hại mà vẫn đạt hiệu quả. Quốc gia không thể bị quyết định bởi một nhóm, biến người đứng đầu thành độc tài tai hại.

Người Mỹ nhận thức cần có đoàn kết quốc gia, liên kết quốc tế cho hòa bình và phát triển, do đó chính trị gia cần đặt quyền lợi chung lên trên chức vụ và quyền lực cá nhân. Mỹ vẫn phải ngoại giao củng cố liên minh, nhưng không phải vì quyền lợi nhất thời, lập phe phía chống đối mà phối hợp từng bước cho thế giới đi tới. Không có quốc gia nào mà người dân là thù địch, chỉ có các lãnh đạo độc tài mới hiếu chiến.

Khi nước Mỹ không còn kỳ thị con người thì con người ở các quốc gia khác không có lý do gì kỳ thị người Mỹ. Sứ mạng và ảnh hưởng của tổng thống không chỉ để "America first", nước Mỹ thời gian dài nữa vẫn phải chủ chốt tầm nhìn chung cho nhân loại.

Tôi thấy rằng nước Mỹ cần đi cùng hòa bình phát triển thế giới, người Mỹ cần đi bỏ phiếu cho kỳ bầu cử trọn vẹn và ủng hộ tổng thống phấn đấu vì mục tiêu trên.

Cố tổng thống JF Kennedy từng nhận định: "Nước Mỹ là ngọn hải đăng hy vọng cho bao người khác trên thế giới". Để tiếp tục là ngọn hải đăng, nước Mỹ trước hết cần đoàn kết quốc gia, tổng thống phục vụ cho toàn thể người Mỹ và phối hợp với toàn thể thế giới đi tới.

Nói chuyện bầu cử Mỹ thì cũng nên nhìn về Việt Nam và không phải nói nhiều, nhưng đến khi nào đất nước sẽ có bầu cử tự do và công bằng, các ứng cử viên được tranh luận để nhân dân được chọn người lãnh đạo đất nước, như ở Hoa Kỳ hiện nay thì chúng ta mới thực sự kiến tạo ra một nhà nước uy tín, nhà nước đáng tự hào của mọi thành phần và qua mọi thế hệ. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể đáp ứng mục tiêu quốc gia lâu dài, xây dựng một nền chính trị cân bằng và xã hội hài hòa, ổn định.

Nguyễn Sĩ Bình viết từ California gửi BBC

Sửa bởi người viết 30/10/2020 lúc 12:23:07(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 30/10/2020 lúc 12:05:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Liệu có thể tin được các cuộc thăm dò bầu cử tổng thống Mỹ năm nay?

UserPostedImage
Thế giới sẽ biết ai là tổng thống Mỹ sau ngày 3/11

Các cuộc thăm dò cử tri cho thấy ửng cử viên tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ Joe Biden có thể giành chiến thắng và trở thành ông chủ của Nhà Trắng.
Nhưng sau những gì diễn ra với ứng cử viên Hillary Clinton cũng của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2016, nhiều người đặt câu hỏi liệu có thể tin được các cuộc khảo sát, thăm dò lần này hay không.
Trong nhiều tháng, các nhà hoạt động và quan chức của đảng Dân chủ đã và đang nói với những người ủng hộ ông Joe Biden rằng câu trả lời duy nhất cho câu hỏi “Có tin được kết quả thăm dò không?” là đi bỏ phiếu cho ông Biden và thuyết phục người khác làm điều tương tự.
Đảng Cộng hòa cũng thúc giục những người ủng hộ đi bỏ phiếu. Hàng chục triệu người của cả hai đảng đã đi bầu sớm, đạt con số kỷ lục. Những người còn lại sẽ đi bầu vào ngày 3/11.
Một bài báo của The Guardian cho biết các cuộc thăm dò vào cuối năm 2020 cho thấy tình hình của ông Biden khả quan hơn so với bà Clinton vào thời điểm cuối cuộc tranh cử năm 2016.
Theo The Guardian, năm nay, trên đồ thị, đường màu xanh đại diện cho tỉ lệ cử tri ủng hộ ông Biden luôn luôn ở trên cao, chạy song song bên dưới là đường màu đỏ đại diện cho mức độ ủng hộ ông Trump, Tổng thống Mỹ đương nhiệm và là ứng cử viên của đảng Cộng hòa, nhắm đến nhiệm kỳ thứ hai.
Hai đường này luôn luôn cách nhau khoảng 8 điểm phần trăm trong cả năm 2020 và không bao giờ cắt nhau, The Guardian lưu ý.
Trướccuộc bầu cử năm 2016, kết quả trung bình từ khảo sát cử tri cho thấy hai đường đồ thị của ông Trump và bà Clinton, 2 ứng cứ viên khi đó, cứ một hai tháng lại cắt nhau, cho đến điểm cuối cùng thể hiện rằng bà Clinton có ưu thế 3 điểm phần trăm. Trên thực tế, tính theo số phiếu phổ thông, bà thắng với chênh lệch là 2 điểm phần trăm.
Năm nay, The Guardian đưa tin là ông Biden có lợi thế hơn 7,5 điểm phần trăm so với ông Trump, căn cứ vào tính toán của Real Clear Politics; hoặc 9 điểm, theo New York Times/Upshot; và 9 điểm, theo FiveThirtyEight. Như vậy, mức chênh lệch cao gấp 2 hoặc 3 lần so với mức của bà Clinton.
Tại các bang chiến trường quan trọng, kết quả thăm dò cho thấy mức lợi thế của ông Biden cũng cao hơn so với mức của bà Clinton, vẫn theo The Guardian.
UserPostedImage
Tổng thống Trump gặp người ủng hộ ở Kenosha, Wisconsin, 1/9/2020

Có 3 bang chiến trường đáng chú ý mà ông Trump đã thắng bà Clinton với tỉ lệ chênh lệch sít sao hồi năm 2016 là Wisconsin (ông Trump hơn 0,7%), Michigan (Trump +0,3) và Pennsylvania (Trump +0.7).
Giờ đây, mục Upshot của New York Times – chuyên phân tích về chính trị, chính sách và đời sống –so sánh các cuộc khảo sát năm nay với hồi năm 2016, và đặt giả định rằng ngay cả khi các tính toán của năm nay cũng sai như năm 2016, thì có thể rút ra các dự báo gì.
Theo Upshot, ở thời điểm hiện tại, ông Biden được dự báo dẫn trước ông Trump ở Wisconsin 10 điểm phần trăm; nhưng nếu khảo sát bị sai như năm 2016, thì mức chênh giảm xuống còn 4 điểm; ở Michigan là 8 điểm (hoặc 4 điểm, nếu sai); và ở Pennsylvania là 6 điểm (1 điểm, nếu sai).
Như vậy, ngay cả khi các cuộc thăm dò, khảo sát năm nay cũng sai như năm 2016, ông Biden được dự báo vẫn dẫn trước ông Trump ở 3 bang then chốt, Upshot đưa ra nhận định, được The Guardian dẫn lại.
Trang FiveThirtyEight, chuyên dự báo về bầu cử, đưa ra viễn cảnh tốt đẹp hơn dành cho ông Biden so với bà Clinton. Ở Wisconsin, con số tăng từ 5,3 điểm phần trăm hồi năm 2016 lên 8 điểm phần trăm năm nay, ở Michigan từ 4,2 điểm lên 8,1 điểm, và ở Pennsylvania từ 3,7 điểm lên 5,1 điểm.
Trang Real Clear Politics cũng đưa ra tính toán cho thấy mức dẫn trước của ứng cử viên thuộc đảng Dân chủ có thay đổi so với năm 2016.
Ở Michigan, ông Biden dẫn trước ông Trump 8,2 điểm, cao hơn mức 3,4 điểm mà bà Clinton từng dẫn trước ông Trump cách đây 4 năm; và ở Pennsylvania, lợi thế của ông Biden là 3,5 điểm so với mức 1,9 điểm mà bà Clinton từng có.
Tuy nhiên, trong tính toán của mình, trang Real Clear Politics cho thấy lợi thế của ông Biden ở Wisconsin hiện là 6,4 điểm, giảm chút xíu so với mức 6,5 điểm của bà Clinton năm 2016.
Con số của Real Clear Politics về Wisconsin thật đáng chú ý, cho thấy không phải là ông Biden luôn luôn có mức dẫn trước cao hơn so với thời bà Clinton. Và trường hợp ngoại lệ này cũng cảnh báo rằng ông Trump vẫn có một cửa thắng, dựa vào những cử tri trung thành đi bầu với số lượng đông đảo.
Nhưng theo The Guardian, số lượng cử tri trung thành với ông Trump đang giảm ở nhóm người cao niên, phụ nữ da trắng không có bằng đại học và người da trắng nói chung. Ngược lại, dường như ông Trump đã thu hút thêm người ủng hộ là các cử tri da đen hoặc gốc Mỹ Latinh, đặc biệt là nam giới.
Trên trang The Atlantic, tác giả Derek Thompson chỉ ra những khác biệt của các thăm dò, khảo sát năm 2016 so với năm nay.
UserPostedImage
Biden so với Trump (chỉ về cử tri nhiều khả năng sẽ đi bầu), số liệu từ 29/9 đến 6/10/2020; Reuters/IPSOS

Thứ nhất, các khảo sát năm 2016 mắc sai sót lớn về dân số học khi lấy mẫu không đủ về những cử tri không có bằng đại học. Năm nay, những người làm khảo sát rút kinh nghiệm, không bỏ sót những người ủng hộ ông Trump và không có bằng đại học, ông Thompson viết trên The Atlantic.
Thứ hai, một số lượng lớn những cử tri dao động đã quyết định bỏ phiếu cho ông Trump vào giờ chót hồi năm 2016. Năm nay, hầu hết những cử tri như vậy đều đã đưa ra quyết định, vẫn ông Thompson viết. Ông là cây viết chuyên về kinh tế, công nghệ và truyền thông của The Atlantic.
Thứ ba, theo ông Thompson, đã có cái gọi là “Sự bất ngờ tháng 10” hồi năm 2016. Năm nay, tình hình không có gì đặc biệt. Vào ngày 28/10/2016, Giám đốc FBI khi đó, ông Comey, gửi thư lên Quốc hội Mỹ về cuộc điều tra nhằm vào tài khoản email cá nhân của bà Clinton.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC năm 2017, bà Clinton khẳng định bức thư của ông Comey đã làm bà thua trong cuộc bầu cử năm 2016.
Thứ tư, những cuộc khảo sát hồi năm 2016 cho thấy đảng Dân chủ mất đi sự ủng hộ ở nhiều quận hạt vào giờ chót, một phần trong đó có liên quan đến chuyện bà Clinton chỉ có một vài chuyến thăm ít ỏi đến 2 bang chiến trường là Wisonsin và Michigan. Năm nay, các khảo sát được theo dõi chặt chẽ và cho thấy sự ủng hộ cho ông Biden không hề yếu đi.
Cuối cùng, năm 2020 có đại dịch toàn cầu mà năm 2016 đã không có. Cây viết Thompson cho rằng Tổng thống Trump bị nhiễm virus corona chủng mới không lâu sau cuộc tranh luận tranh cử tổng thống được xem là không có lợi cho ông lại càng giúp cho ông Biden vượt lên trên.
Thêm nữa, số ca nhiễm tăng lên vào mùa thu làm cho công chúng chú ý trở lại vào tình hình dịch bệnh, trong khi lâu nay họ vẫn tin rằng ông Trump đối phó không tốt với dịch, ông Thompson đưa ra ý kiến trên The Atlantic.
Sự khác biệt quan trọng nhất giữa 2016 và 2020 không phải là chuyện phương pháp khảo sát, thăm dò thế nào, hay các ứng cử viên khác nhau ra sao, mà là: 4 năm trước, ông Trump tranh cử với những lời hứa hẹn tốt đẹp, còn năm nay ông tranh cử với những kết quả đã đạt được hoặc những việc chưa làm được, vì vậy, cử tri giờ đây nhìn ông với con mắt khác.
Có tới 150 triệu người sẽ đi bầu năm nay và ít nhất một nửa số cử tri đó đã đi bỏ phiếu rồi. Các cuộc khảo sát, thăm dò có mức độ chính xác đến đâu, chỉ đến khi có kết quả bầu cử chúng ta mới biết được.
Theo VOA
song  
#3 Đã gửi : 03/11/2020 lúc 01:57:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sức mạnh của lá phiếu Người Mỹ gốc Á trong cuộc bầu cử 2020

UserPostedImage
Tư liệu: Khảo sát của APIA và AAPI Data 2018: 64% người gốc Việt ủng hộ TT Donald Trump. Photo APIA.

Chưa bao giờ tiếng nói của người Mỹ gốc Á và Dân đảo Thái Bình Dương (AAPI) lại có trọng lượng như trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, vì sự lớn mạnh của các cộng đồng này tại các bang chiến trường trải dài từ vùng Trung-Tây, miền Nam và Tây-Nam nước Mỹ, nơi kết quả bầu cử sít sao năm 2016 khiến cho lá phiếu của thành phần cử tri này, dù là một thiểu số, nhưng có ảnh hưởng bất cân xứng đối với kết quả bầu cử năm nay.
Cộng đồng người Mỹ gốc Á-Thái Bình Dương đã tăng trưởng đáng kể trong 20 năm qua, theo phúc trình của Pew Research 2020 thì hiện nay tổng cộng có hơn 2 triệu cử tri thuộc thành phần này.
Cuộc khảo sát do Hiệp hội Giáo dục Quốc gia (NEA) bảo trợ được thực hiện từ tháng 7 tới tháng 9, phỏng vấn 875 người gốc Á, để tìm hiểu thêm về một thành phần cử tri mà trong các cuộc bầu cử trước ít khi được ngó ngàng tới.
Phúc trình nêu bật sự kiện gần 1/3 cử tri gốc Á và Thái Bình Dương (AAPI) đăng ký đi bầu sinh sống ở các bang Arizona, Florida, Georgia, Michigan, Minnesota, Nevada, North Carolina, Pennsylvania, Texas và Wisconsin.
Giám đốc chính trị của NEA Carrie Pugh lưu ý rằng nói tới các cuộc thăm dò về cộng đồng AAPI, các bang lớn như California, Texas, New York và New Jersey thường được chú trọng quá đáng trong khi các cộng đồng AAPI lớn nhất không cư ngụ tại các bang chiến trường. Bà nói các dữ liệu toàn quốc về bầu cử không có cái nhìn chính xác về các cộng đồng ít được chú ý, như cộng đồng người Việt ở bang Pennsylvania, chẳng hạn.
Cuộc khảo sát này là một trong các cuộc thăm dò đầu tiên để tìm hiểu các vấn đề chính trị nơi người Mỹ gốc Á cư ngụ tại các khu vực trọng điểm trong cuộc “chạy đua để đành 270 phiếu đại cử tri đoàn”, bà Pugh nói. Nếu tỷ lệ cử tri AAPI đi bầu đông đảo hơn vào năm 2016, thì ứng cử viên Hillary Clinton có thể đã chiến thắng tại nhiều bang chiến trường.
Tại Michigan, bà Clinton thua với cách biệt chỉ có 10.000 phiếu, trong khi hơn 50.000 cử tri AAPI hội đủ điều kiện, lại không đi bầu. Tại Pennsylvania, nơi khoảng cách biệt là 44.000 phiếu, gần 100.000 cử tri AAPI không đi đầu phiếu.
Ý thức chính trị trong cộng đổng AAPI
Năm nay có nhiều thay đổi. Một tỷ lệ giới trẻ gốc Á từ 18-29 tuổi đi bầu tăng vọt 400% so với năm 2016.
Hơn 50% cử tri tại các bang chiến trường nói họ “nhiệt tình hơn” với nghĩa vụ công dân, cho thấy người Mỹ gốc Á có thể có ảnh hưởng lớn trong ngày bầu cử.
Nhóm AAPI đã gửi đi hơn nửa triệu phiếu khiếm diện và đi bầu sớm so với cách đây 4 năm, theo các số liệu của công ty tham vấn dữ liệu Catalist.
Trong số 1,8 triệu người đã bỏ phiếu, 1 phần 3 không đi bầu vào năm 2016. Tỷ lệ tăng trưởng này rõ rệt nhất trong thành phần millenials, từ 18 tới 29 tuổi, vốn đã bỏ 330.000 lá phiếu, tăng 400% so với năm 2016.
Người Mỹ gốc Á tại 10 bang chiến trường coi việc làm và y tế là ưu tiên hàng đầu trong các vấn đề bầu cử. Di trú, học phí đại học và vấn đề cử tri bị cản trở đi bầu, thông thường là những vấn đề ưu tiên hàng đầu, nay bị dịch Covid-19 lấn át. Các đối tượng phỏng vấn coi những khái niệm trừu tượng như bổn phận công dân, trách nhiệm, đạo đức và niềm tin vào dân chủ, là những động lực mạnh mẽ thúc hối họ đi bầu, chứ không phải chỉ vì họ bất bình với Tổng thống Donald Trump và những thất bại về mặt chính sách quy cho ông.
“Rõ ràng cử tri AAPI không thích ông Trump,” theo Fred Yang, một nhà thăm dò theo Đảng Dân Chủ, và là đối tác trong nhóm Nghiên cứu Garin-Hart-Yang, công ty thực hiện cuộc khảo sát. “Nhưng việc họ không thích ông Trump không đủ mạnh để hối thúc họ đi bầu.”
Nói chung, các đối tượng thăm dò thích cựu Phó Tổng thống Joe Biden hơn ông Trump, nhưng bà Pugh và ông Yang nói huy động giới trẻ đi bầu, là “chìa khóa để biến các bang Đỏ (theo Đảng Cộng hòa) thành Xanh (Đảng Dân Chủ) bởi vì gần 70% cử tri trẻ gốc Á ủng hộ ông Biden, so với 49% trong thành phần AAPI lớn tuổi hơn.
Giám đốc chính trị của Hiệp hội Giáo dục Quốc gia (NEA) khen ngợi chiến dịch của ông Biden là đã có cố gắng tiếp cận các cộng đồng AAPI bằng chính ngôn ngữ của họ, kêu gọi họ tham gia bầu cử. Trên khắp nước, chiến dịch tranh cử của ông Biden đã đầu tư và đề ra nhiều sáng kiến, đồng thời tỏ ra nhạy cảm đối với văn hóa Á đông, đặt quảng cáo trên truyền thông sắc tộc, mướn nhân viên song ngữ đi vận động…
Bà Pugh nói:
“Tôi đã sinh hoạt chính trị trong 3 thập niên, tôi chưa từng thấy cử tri tham gia bầu cử tới mức này.”
Thu thập dữ liệu về cử tri AAPI, theo bà, đặc biệt tại các khu vực có cộng đồng gốc Á nhỏ hơn, là một nỗ lực nên tiếp tục để bảo đảm mỗi cộng đồng cảm thấy họ được chú ý.
NEA đang thu thập dữ liệu cho một cuộc thăm dò toàn quốc hậu bầu cử, dự kiến sẽ công bố vào tháng tới. Cùng với tổng số người đi bầu, cuộc thăm dò nêu bật những vấn đề và tình huống đã động viên đa số đi đầu phiếu.
“Các cộng đồng ấy đã bị làm ngơ từ quá lâu. Thu thập những dữ kiện là một phần quan trọng để tổ chức các chương trình phù hợp, theo đà gia tăng dân số của các cộng đồng ấy”.
Một cộng đồng chia rẽ trong một xã hội chia rẽ
USA Today cũng đặc biệt chú ý tới sự hiện diện của cộng đồng gốc Á tại bang North Carolina, một trong các bang chiến trường, trong bối cảnh tỷ lệ người đi bầu trong cộng đồng AAPI năm nay tăng vọt so với những kỳ bầu cử trước.
Tình trạng phân hóa, chia rẽ chính trị sâu sắc cũng thể hiện rõ trong các cộng đồng AAPI giữa các nhóm ủng hộ liên danh Trump-Pence và các nhóm ủng hộ liên danh Biden-Harris, như các nhóm “NC Chinese Americans for Biden”, và “Chinese Americans for Trump 2020.” Và cũng như trên khắp nước Mỹ, cộng đồng AAPI ở North Carolina cũng kéo nhau đi bầu sớm với tỷ lệ cao kỷ lục.
Người Mỹ gốc Á là cộng đồng sắc tộc phát triển nhanh nhất tại North Carolina, đặc biệt là cộng đồng gốc Hoa, gốc Ấn, gốc Việt, gốc Hàn và Philippines tập trung quanh Greensboro, Charlotte và khu Triangle.
Dữ liệu của Hội đồng Bầu cử tiểu bang cho thấy có 103.000 cử tri đăng ký đi bầu tự nhận diện là thuộc cộng đồng AAPI, tuy nhiên một số người tin rằng con số này con cao hơn nhiều vì một số cử tri có thể ghi nhầm, chẳng hạn như ghi “American Indian” – người Mỹ bản địa, thay vì “Asian American Indian”- người Mỹ gốc Ấn.
Bà Ya Liu, một người Mỹ gốc Hoa làm việc cho Hội đồng Thành phố Cary, đã hợp tác với một chuyên gia về dữ kiện và một luật sư để kiểm chứng dữ liệu dựa trên tên của cử tri. Theo mô hình của họ, thì có tất cả 180.000 cử tri gốc AAPI ở North Carolina, trong số này 92.549 người đã đi bỏ phiếu sớm, tượng trưng cho tỷ lệ 51,4%, cao hơn tỷ lệ đi bầu sớm của toàn tiểu bang, tính cho tới ngày 28/10.
Tổ chức North Carolina Asian Americans Together (NCAAT), tuần này công bố kết quả của một trong các cuộc thăm dò đầu tiên của họ về thái độ của cử tri AAPI ở North Carolina.
Cuộc thăm dò kết luận 64% cử tri AAPI quyết tâm đi bầu sớm năm nay. Trong 5 người thì hơn 1 người nói họ hoặc gia đình của họ đã đối mặt với hành động kỳ thị trong dịch Covid-19. Một số tin rằng việc Tổng Thống Trump gọi virus Covid là “virus Trung Quốc” hay là “Kung Flu” là một trong nhiều yếu tố khiến nhiều người gốc Á đi bỏ phiếu để phản đối.
Các cuộc thăm dò cho thấy đa số dân Mỹ gốc Á nghiêng về phía liên danh Biden, mặc dù khoảng cách biệt không xa như so với các cộng đồng khác.
Theo cuộc thăm dò toàn quốc về Cử tri Mỹ gốc Á 2020, 54% đối tượng trả lời phỏng vấn nói họ sẽ bầu cho ông Biden trong khi 30% nói họ bầu cho ông Trump. Người Mỹ gốc Ấn, nhóm lớn nhất trong thành phần cử tri AAPI ở North Carolina, là nhóm ủng hộ ông Biden nhiều nhất (66%), trong khi người Mỹ gốc Việt là nhóm gốc Á duy nhất ủng hộ ông Trump (48%) so với ủng hộ ông Biden (36%). Theo cuộc thăm dò sở dĩ cộng đồng Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Trump là vì nhiều người tin rằng ông chống cộng sản mạnh mẽ hơn.
USA Today trích lời cô Amy Nguyễn, Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Charlotte, nói: “Người Việt từng là những người tỵ nạn tới đây để trốn chạy cộng sản. Cho nên họ không muốn thấy lịch sử tại Việt Nam tái diễn.”
Riêng cộng đồng Mỹ gốc Ấn Độ, vốn không mấy mặn mà với chính trị trước đây, năm nay chăm chú theo dõi bầu cử. Một yếu tố quan trọng có lẽ là vì bà Kamala Harris, con gái của một người Mỹ gốc Ấn, được chọn làm ứng cử viên Phó Tổng thống, đứng chung liên danh với ông Joe Biden.
Chiến dịch ve vãn cử tri AAPI
Chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump đã tổ chức 100 sự kiện nhắm vào cộng đồng AAPI trên khắp North Carolina, một số được tổ chức bằng tiếng Quan thoại và tiếng Việt.
USA Today dẫn lời người phát ngôn của chiến dịch tranh cử của ông Trump, nói:
“Người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương ủng hộ Tổng Thống Trump cảm thấy được tăng năng lực, và lấy cảm hứng từ các chính sách mà Tổng Thống Trump đã sắp đặt để giúp các cộng đồng của họ.”
Về phía chiến dịch vận động của ông Biden, cử tri AAPI cũng được xếp hạng là một trong 22 thành phần cử tri được đánh giá là thiết yếu để chiến thắng ở North Carolina. Trong khi chiến dịch của ông Biden hạn chế các cuộc tập họp đông đảo do đại dịch Covid-19, nhiều sự kiện đã được tổ chức trên mạng với sự góp sức của các chính khách AAPI và những nhân vật nổi tiếng.
Năm 2016, ứng cử viên Donald Trump lúc đó đã thắng thế tại bang North Carolina một cách sát nút, với chỉ có 10.000 phiếu bầu.
Kết quả bầu cử tại bang chiến địa này sẽ cho biết sức thuyết phục của chiến dịch vận động tranh cử của bên nào, Tổng Thống Trump hay cựu Phó Tổng thống Biden, sẽ thắng thế.

Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.264 giây.