logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/09/2012 lúc 05:08:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,751

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học Giáo dục vừa công bố trong tháng 8 cho thấy có đến một nửa lực lượng giáo viên hối tiếc vì nghề đã chọn.

Nguyên nhân
Chia sẻ với báo chí về kết quả cuộc khảo sát của Viện Khoa học Giáo dục, Tiến sĩ Vũ Trọng Rỹ cho biết qua câu hỏi “Bạn sẽ vẫn chọn nghề dạy học nếu bạn có thêm một lần lựa chọn nghề nghiệp cho mình?” thì có đến 50% giáo viên ở 7 tỉnh, thành trả lời rằng “không”. Trong số 526 giáo viên ở 3 cấp học được hỏi thì có đến một nửa cho biết hối hận với lựa chọn nghề giáo và không muốn tiếp tục dạy học nữa.
UserPostedImage
Photo courtesy of vietbao.vn. Ảnh minh họa cô giáo và học trò trong tiết sinh họat ngoài trời.

Có 3 nguyên nhân mà hầu hết các giáo viên nêu ra là lương bổng thấp, công việc nhiều áp lực, lao động căng thẳng và nghề giáo không được xã hội tôn trọng khiến cho họ nản lòng. Trong đó, nguyên nhân chính yếu là đồng lương không đủ sống dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến nghề nghiệp mà họ đã chọn.

Mức lương 2 triệu đồng/tháng của các sinh viên sư phạm mới ra trường chỉ đủ cung cấp khoảng nửa tháng lương thực. Thậm chí thu nhập hàng tháng của những giáo viên mới vào nghề không đủ chi tiêu cho cuộc sống cơ bản như tiền xăng xe, tiền điện thoại di động…Nhiều giáo viên trẻ phải nhờ vào sự hỗ trợ về tài chánh của cha mẹ.
UserPostedImage
Các em học sinh tiểu học trên đường đến trường. AFP photo

Bên cạnh đó, thời gian lao động trong công tác giảng dạy của giáo viên bình quân chiếm 1,5 lần so với quy định của nhà nước. Ngoài giờ lên lớp giảng dạy, giáo viên cần nhiều thời gian để soạn bài, chấm bài…Giáo viên hiện nay phải chịu áp lực từ nhiều phía: từ học sinh, phụ huynh, cán bộ quản lý giáo dục cho đến dư luận trong xã hội…Có nhiều giáo viên bị bệnh nghề nghiệp mà không có điều kiện chữa trị do công việc áp lực và mức lương không đủ sống. Tiến sĩ Vũ Trọng Rỹ cho rằng chế độ chính sách đãi ngộ giáo viên chưa thỏa đáng, không tốt, đồng thời nghề giáo không nuôi sống được bản thân và gia đình là nguyên nhân khiến cho đội ngũ giáo viên không còn yêu nghề nữa. Một cô giáo dạy học hơn 20 năm chia sẻ với đài RFA:

Bây giờ đi dạy người ta chán nghề là vì lý do thứ nhất do đồng lương quá thấp, không tương xứng với công ăn học, rồi lãnh lương ra không đủ sống mà vật giá thì leo thang hoài. Thứ nhì là bây giờ phụ huynh không còn tôn sư trọng đạo nữa. Thứ ba nữa là những người tốt, những người thiện, trung thực, thẳng thắng bị vùi dập. Chuyên môn của người giỏi thì không được trọng dụng. Người thật sự có khả năng, có năng lực lại không được thừa nhận cho nên bây giờ cô nói thật đi dạy buồn nhiều hơn vui. Thầy cô đa số là nản.

Hồi chuông báo động
Dù ngành giáo dục được chính phủ đặt mục tiêu phát triển lên hàng đầu, dù có nhiều thay đổi trong chính sách nhưng đa phần giáo viên ở Việt Nam vẫn không sống nổi bằng đồng lương của nghề. Họ phải tìm nhiều cách khác để có cuộc sống đầy đủ hơn như dạy thêm, làm thêm ruộng, buôn bán, đưa hàng, chạy chợ, nhờ cậy vào sự trợ giúp của gia đình…Vì phải làm thêm việc nên giáo viên không có đủ thời gian cũng như sức lực để nghiên cứu sáng tạo cho công tác giảng dạy. Các bài giảng sẽ không có chất lượng một khi giáo viên phải lo lắng nhiều về kinh tế gia đình.

Cái nhìn của xã hội ngày nay không dành thiện cảm cho nghề giáo như nhiều năm về trước. Nhiều thế hệ học sinh mỗi ngày cắp sách đến trường tiếp thu những bài giảng có chất lượng không tốt, rồi phải tất tả và vất vả nhồi nhét thêm kiến thức thiếu hụt ở các lớp dạy thêm dạy kèm đã làm thay đổi truyền thống cao đẹp “tôn sư trọng đạo”. Quan niệm của xã hội bây giờ đối với thầy cô giáo như là một dịch vụ mua bán kiến thức hơn là quý trọng nghề gõ đầu trẻ của một nhà mô phạm.

Các phương tiện truyền thông đại chúng loan tải nhanh chóng những tiêu cực trong ngành giáo dục cùng những vụ việc tệ nạn xã hội suy thoái đạo đức của một bộ phận giáo viên càng làm cho rất nhiều thầy cô giáo nản lòng với nghề “đưa đò” mà mình đã chọn. Tuy vậy, vẫn có những giáo viên với đầy nhiệt huyết và lòng say mê nghề. Thầy giáo Kha, công tác tại Phòng Giáo dục huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết vẫn theo đuổi mục đích ban đầu, sau 8 năm trong nghề dạy học. Thầy Kha nói:

Những người nào quyết tâm bước vào nghề nhà giáo rồi thì tâm nguyện của họ luôn luôn là đào tạo thế hệ trẻ: một là cho tài năng của đất nước, hai là tạo cho xã hội những con người có tài và có ích cho xã hội.

Cô Thêm, một giáo viên dạy tư tại nhà sau 1975 chia sẻ rằng dù nghề giáo có nhiều khó khăn và biến đổi nhưng cô hy vọng sẽ còn có nhiều bạn trẻ theo đuổi nghề. Cô Thêm nêu lên ý kiến của mình về con số 50% giáo viên hối hận vì đã chọn nghề giáo:

Cái đó cũng tùy theo đối tượng, cũng có người giống như tôi bây giờ già rồi, bảy mươi mấy tuổi rồi mà tôi vẫn còn đam mê cái nghề này. Trong nghề này là tôi từ 25 tuổi cho đến bây giờ vì mình giúp cho trẻ em có kết quả thì mình thấy vui.

Với kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục không chỉ hiển thị một con số 50% giáo viên chán nghề mà qua đó cho thấy vấn đề lớn hơn và cấp thiết hơn là khi giáo viên không yêu nghề, không tận tụy với nghề thì sẽ không thể đào tạo những học sinh giỏi và những công dân hữu dụng cho xã hội. Đây là một hồi chuông báo động cho các cơ quan ban ngành chức năng trong lãnh vực giáo dục vì sau 20 năm dạy học, thầy giáo Kha có còn khẳng định tâm huyết của mình với nghề hay vẫn giữ “lửa” đam mê như cô Thêm sẽ có được mấy người?
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.