logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/09/2012 lúc 07:44:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hơn 100 triệu người trên thế giới đang tiếp xúc với các hóa chất độc hại ở mức độ nguy hiểm, bao gồm nuclide phóng xạ, các hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu và kim loại nặng từ các hoạt động như khai thác mỏ, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sản xuất vũ khí.
UserPostedImage
Lò nguyên tử Chernobyl bị chôn trong hòm bê tông (ảnh chụp năm 2003): nguy hiểm phóng xạ vẫn tồn tại. (Credit: ABC Licensed) .

“So với đại dịch HIV/AIDS hay bệnh sốt rét, quy mô tác động tới sức khỏe toàn cầu của các chất gây ô nhiễm là tương đương. Do vậy, chúng ta cần hành động để giải quyết vấn đề này,” ông Richard Fuller, chủ tịch của Viện Nghiên cứu Black Smith, một tổ chức phi chính phủ tại thành phố New York, nhận định.

Từ năm 2006, viện nghiên cứu này đã công bố một loạt báo cáo hàng năm nêu rõ mối đe dọa từ các chất độc hại nhất trên thế giới và trên 2500 khu vực thuộc các nước đang phát triển bị ô nhiễm nặng. Theo ông Fuller, tất cả các khu vực ông tới đều là “những nơi kinh khủng và ta thấy hiện tượng dị dạng bẩm sinh ngày càng phổ biến.”

Liên Xô cũ phải đối mặt những vấn đề tồi tệ nhất, thường xuất phát từ những khu nhà kho, khu sản xuất vũ khí và khu công nghiệp cũ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Trung Quốc và Ấn Độ cũng dẫn tới hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng tại những nơi chưa có quy định chặt chẽ.

Trên thế giới có nhiều khu vực ô nhiễm nặng khiến cho các chuyên gia khó có thể chỉ ra nơi ô nhiễm nhất. Dưới đây là 10 khu vực bị ô nhiễm nhất thế giới:

1. Ô nhiễm không khí: Lâm Phần, Trung Quốc

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), 16 trong số 20 thành phố có bầu không khí ô nhiễm nhất thuộc về Trung Quốc, trong đó mức độ ô nhiễm ở Lâm Phần là cao nhất. Thành phố thuộc tỉnh Sơn Tây này là trung tâm ngành công nghiệp khai thác than. Tại đây, khí thải từ các phương tiện và nhà máy đã tạo ra bầu không khí ô nhiễm khiến cư dân phải nghẹt thở vì bụi than. Tỉ lệ các chất gây ô nhiễm cao như tro bụi, khí CO, lưu huỳnh dioxide và thạch tín đang tác động xấu tới sức khỏe 3 triệu cư dân của thành phố. Các cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận nhiều trường hợp bị viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi. Hiện tượng nhiễm chì ở trẻ em ngày càng xuất hiện nhiều ở mức báo động.

2. Hóa chất công nghiệp: Bhopal, Ấn Độ

Nếu tính đến số ca tử vong, Bhopal vẫn là nơi xảy ra vụ tai nạn công nghiệp khủng khiếp nhất. Năm 1984, 40 tấn khí isocyanate bị rò rỉ từ một nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu tại thành phố miền trung Ấn Độ với dân số 8 triệu người. Vụ này đã làm chết gần 4000 người ngay tại thời điểm xảy ra và số ca tử vong lên tới 15 ngàn người trong một vài tuần tiếp theo. “Hơn 26 năm đã trôi qua kể từ thảm họa kinh hoàng nhưng hàng ngàn người Bhopal vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng và chết do các bệnh mãn tính. Tiến sĩ Mariann Lloyd-Smith, cố vấn cao cấp của Mạng lưới Nghiên cứu Chất độc Quốc gia, một tổ chức phi chính phủ của Úc tại Bangalow, New South Wales, cho biết. “Khu vực này không được dọn dẹp và vẫn còn nhiều ao chất thải chứa các chất độc hại. Nước ngầm bị ô nhiễm vẫn tiếp tục đầu độc cư dân. Nhiều trẻ em trong các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm họa bị dị tật bẩm sinh và bại não. Những người dân sử dụng nước ngầm bị nhiễm độc có tỉ lệ mắc bệnh về da, đường hô hấp và đường tiêu hóa cao hơn.

3. Thủy ngân: tỉnh Kalimantan, miền trung Indonesia

Số người có nguy cơ bị bệnh vì ô nhiễm thủy ngân tập trung đông nhất ở Indonesia. Tại tỉnh Kalimantan miền trung của nước này, thủy ngân thường được sử dụng để tách vàng từ quặng tại các cơ sở chế biến quy mô nhỏ. Theo WWF, quy trình khai thác vàng thủ công ở thành phố này dẫn đến hiện tượng thải ra 45 tấn thủy ngân vào môi trường hàng năm. Trên toàn thế giới, lượng khí thải thủy ngân là 900 tấn, khoảng 30% tổng lượng thủy ngân phát thải vào bầu không khí. Các thợ khai thác vàng trộn thủy ngân dạng lỏng với bùn hoặc quặng từ thềm sông chứa những hạt vàng nhỏ. Vàng và thủy ngân hình thành hỗn hợp mà từ đó có thể lấy vàng ra bằng cách đốt lên để tách thủy ngân ra. Tuy nhiên, quy trình này thường được thực hiện trong nhà và những người xung quanh có nguy cơ hít phải khí độc. “Ngoài ra, quy trình này còn làm tổn hại môi trường vì thủy ngân rò rỉ ra môi trường xung quanh và có thể chuyển hóa thành mê-ti-la thủy ngân, một chất còn độc hại hơn đối với sức khỏe con người nếu nhiễm qua đường tiêu hóa,” giáo sư Ian Rae, một chuyên gia về ô nhiễm môi trường tại Đại học Melbourne, cho biết. Liên Hiệp Quốc hiện đàm phán một hiệp ước với kỳ vọng sẽ quản lý được việc sử dụng thủy ngân, trong đó có việc thay thế chất độc hại này trong quy trình khai thác vàng thủ công bằng một số hóa chất khác như hàn the.

4. Thuốc trừ sâu: Kasargod, Ấn Độ

Theo tiến sĩ Lloyd-Smith thuộc Mạng Nghiên cứu Chất độc Quốc gia, Endosulfan, một loại thuốc trừ sâu hữu cơ hiện bị cấm sử dụng ở nhiều nước, là nguyên nhân gây nhiễm độc ở Châu Phi, Ấn Độ và Châu Mỹ La Tinh. Ở Tây Phi, hàng trăm nông dân trồng bông đã chết do tiếp xúc với chất này và nhiều người chết vì ăn phải thức ăn nhiễm độc. Ở Kasargod, miền nam Ấn Độ, 20 năm phun loại thuốc trừ sâu Endosulfan bằng máy bay ở các đồn điền trồng hạt điều đã khiến cho nhiều người mắc bệnh, chết và nhiều trẻ em sinh ra bị dị tật. Nhiều người bị ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và tác động thần kinh dài hạn hay nhiều chứng bệnh khác, trong đó có hiện tượng dị tật bẩm sinh, bại não, động kinh, IQ thấp, chậm phát triển và ung thư. Một cuộc khảo sát do Ủy ban huyện Kasargod thực hiện cho thấy tỉ lệ tàn tật cao hơn 73% so với tỉ lệ của toàn bang Kerala, trong đó tỉ lệ tàn tật hệ vận động và chậm phát triển trí não cao hơn 107%. Chính quyền bang Kerala hiện đang nỗ lực điều trị cho những người bị ảnh hưởng và đã có 2000 nạn nhân đăng ký. Tiền bồi thường đã được chi trả cho một số người, trong đó có gia đình của 135 nạn nhân đã tử vong. Mặc dù đã được ban hành lệnh cấm gần đây, endosulfan và các chất chuyển hóa độc hại của nó vẫn được tìm thấy trên khắp toàn cầu trong sữa mẹ và máu ở dây rốn. Sau thông báo rút dần việc sử dụng vào năm 2010, loại thuốc trừ sâu này vẫn có thể tiếp tục được sử dụng hợp pháp nếu có đăng ký tại Australia đến 12/10/2012.

5. Phế liệu từ sản xuất vũ khí hóa học: Dzerhinsk, Nga

Dzerzhinsk là một trong những khu vực lớn sản xuất vũ khí hóa học của Liên Xô cũ và hiện vẫn là một khu sản xuất hóa chất quan trọng. Tuy nhiên, ngành này chưa có những quy định chặt chẽ. Theo số liệu của thành phố này, từ năm 1930 đến 1998, hơn 270 ngàn tấn rác thải hóa học thải ra môi trường hầu như chưa qua xử lý. Theo Viện Nghiên cứu Blacksmith, “Ở một số nơi, hóa chất đã biến nước thành nước cống màu trắng chứa đi-ô-xin và phenol với hàm lượng cao. Phenol là một hóa chất công nghiệp có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm độc cấp và tử vong. Tỉ lệ chất này theo báo cáo hiện ở mức cao hơn 17 triệu lần so với giới hạn an toàn. Năm 2007, tuổi thọ trung bình ở thành phố 250 ngàn dân này là 42 đối với nam và 47 đối với nữ.

6. Hóa chất hữu cơ: Sumgayit, Azerbaijan

Sumgayit từng là một trung tâm công nghiệp khác của Liên Xô cũ với hơn 40 nhà máy sản xuất hóa chất công nghiệp và nông nghiệp. Vào thời hoàng kim, các nhà máy sản xuất các sản phẩm từ bột giặt và thuốc trừ sâu tới chrorine và nhôm đã thải ra 64–109 ngàn tấn khí thải vào bầu khí quyển mỗi năm, dẫn đến hiện tượng ô nhiễm nặng. Trong giai đoạn này, thành phố Sumgayit có tỉ lệ người mắc bệnh cao nhất ở Azerbaijan. Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn 22 – 51% so với tỉ lệ trung bình toàn quốc và tỉ lệ tử vong do ung thư cao hơn 8%.

7. Chì: Tianying, Trung Quốc

Trên toàn thế giới, khoảng 19 triệu người đang có nguy cơ nhiễm chì từ quy trình làm nóng chảy quặng hoặc tái chế kim loại rỉ. Thành phố Tianying thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc, là một trong những trung tâm khai thác chì và công nghiệp chế biến của cả nước. Sản lượng của thành phố này chiếm xấp xỉ 50% sản lượng chung của Trung Quốc. Các nhà máy quy mô nhỏ ở đây có nhiều tiếng xấu do không tuân thủ các quy định, dẫn đến hiện tượng không khí và đất nhiễm chì cao hơn 8.5 – 10% so với tiêu chuẩn về sức khỏe của Trung Quốc. Sức khỏe của 140 ngàn người đang bị ảnh hưởng và nhiều người dân được báo cáo đang chịu những tác hại của hiện tượng nhiễm độc chì. Theo Viện Nghiên cứu Blacksmith, các biểu hiện bệnh lý do nhiễm độc chì bao gồm bệnh về não do nhiễm chì, IQ thấp, mất khả năng tập trung và học tập, tăng động, cơ thể phát triển không bình thường, các vấn đề về thị giác và thính giác, đau dạ dày, bệnh đường ruột, tổn thương thận, thiếu máu và tổn thương não.

8. Crôm hóa trị VI: Sukinda, Ấn Độ

CrômVI, một trong hai dạng của kim loại này, là một chất gây ung thư có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Sukinda, thuộc bang Orissa của Ấn Độ, có 97% trữ lượng quặng crô-mít, một trong những nguồn crôm duy nhất trên thế giới. Sukinda cũng có một trong những mỏ crô-mít lộ thiên lớn nhất thế giới. Theo Viện Nghiên cứu Blacksmith Institute, trong năm 2007, 12 mỏ tiếp tục vận hành mà không có kế hoạch quản lý. Các mỏ này đã xả đá thải ra khắp khu vực xung quanh và thải nước chưa qua xử lý xuống sông. Công nhân mỏ thường xuyên tiếp xúc với bụi và nước nhiễm Crôm VI, dẫn đến hiện tượng chảy máu dạ dày, lao phổi, hen suyễn, vô sinh và dị tật bẩm sinh. Trong một số trường hợp, nước ăn có hàm lượng crôm VI cao hơn 20 lần so với giới hạn tiêu chuẩn. Hiệp hội Chăm sóc Sức khỏe Tình nguyện Orissa cho hay khoảng 85% các ca tử vong ở các khu khai thác mỏ và các làng công nghiệp lân cận đều liên quan tới các hoạt động khai thác crô-mít.

9. Phóng xạ: Chernobyl, Ukraine

Nếu xét về quy mô ô nhiễm và số người bị ảnh hưởng, vụ nổ lò phản ứng hạt nhân tại Chernobyl năm 1986 vẫn khiến cho dư luận choáng váng. Theo giáo sư Rae từ Đại học Melbourne, tháng 4/1986, thử nghiệm tại lò phản ứng đã gây ra một tai nạn thảm khốc. 30 người thiệt mạng tại chỗ, 135 người khác phải sơ tán và ước tính 5,5 triệu người trên khắp Bắc Âu mắc bệnh do bị ảnh hưởng phóng xạ, mặc dù tới nay chỉ có một vài tác động đối với sức khỏe được chứng minh. Tới nay, khu vực trong vòng bán kính 30 kilomet quanh thành phố Chernobyl vẫn bị nhiễm phóng xạ ở mức nguy hiểm và không thể sinh sống được.

10. Chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs): Canada (vùng gần Bắc cực)

Tiến sĩ Lloyd-Smith cho biết hiện tượng ô nhiễm ở chất hữu cơ khó phân hủy (POP) ở vùng Bắc cực đã đe dọa cuộc sống của các cộng đồng thổ dân. Một số hóa chất này đã bị cấm nhưng nhiều hóa chất vẫn được sử dụng không có quy định cụ thể và lan ra khắp thế giới qua các dòng nước và không khí. POP là các hóa chất hữu cơ phân hủy rất chậm trong môi trường như hexachlorobenzene hoặc DDT. Đây thường là các sản phẩm, phế phẩm công nghiệp hoặc thuốc trừ sâu. Các chất này tích tụ trong môi trường vùng Bắc cực và trong cơ thể động vật sống ở vùng này. Hóa chất tập trung ở mỡ cá voi và hải cẩu cũng như các thực phẩm truyền thống của người Inuit. Máu và sữa mẹ của người dân Canada sống ở vùng gần Bắc cực bị nhiễm POP và các hóa chất khác. Cứ sau 5 năm, tỉ lệ chất A-xít perfluorooctanoic (PFOA), một hóa chất gây ung thư sử dụng trong sản xuất các sản phẩm xử lý thuốc nhuộm và các đồ dùng nhà bếp chống dính, tăng gấp đôi trong môi trường vùng Bắc cực. Người dân Bắc cực đang đấu tranh để tồn tại ở điểm nóng nhất về ô nhiễm. Chim muông và động vật vùng này cũng bị đe dọa.
Source: ABC Australia

Sửa bởi người viết 08/09/2012 lúc 07:48:19(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.