logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/05/2014 lúc 11:56:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
WESTMINSTER, California (NV) - Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ khi biết rằng Võ Doãn Châu, đạo diễn phim kinh dị “Lệ Ðá” đình đám một thời trước năm 1975, là người không đọc và viết được tiếng Việt ở thời điểm thực hiện cuốn phim đó. Không chỉ vậy, cuốn phim từng đoạt 4 giải thưởng lớn của nền điện ảnh VNCH vào năm 1972 này cũng là cuốn phim duy nhất trong đời mà Võ Doãn Châu làm đạo diễn.

Nhân dịp CLB Văn Nghệ Viện Việt Học tổ chức trình chiếu “Lệ Ðá” vào tối Thứ Bảy, 10 Tháng Năm tại Viện Việt Học, nhiều chi tiết thú vị, hấp dẫn về truyện phim, về đạo diễn, diễn viên, cũng như quá trình dàn dựng cuốn phim này đã được tiết lộ.
UserPostedImage
Từ trái, bà Ngọc Vân (phu nhân đạo diễn Võ Doãn Châu), diễn viên Ngọc Phu, và đạo diễn Võ Doãn Châu. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


“Lệ Ðá” - phim kinh dị của đạo diễn không biết tiếng Việt

“Nói quí vị đừng cười, hồi đó tôi viết tiếng Việt không được, vì tôi qua Pháp từ nhỏ, lại không ở với gia đình mà ở trong trường thành ra không có nhiều dịp để đọc nói tiếng Việt. Khi trở về Việt Nam, tôi muốn viết cái gì thì phải nhờ bà xã tôi viết,” đạo diễn Võ Doãn Châu cười nói một cách rất duyên về “sở đoản” của mình.

Cũng chính vì “đến bây giờ vẫn phải đánh vần khi đọc tiếng Việt” nên truyện ngắn “Ðại Úy Trường Kỳ”của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn - nguyên tác của chuyện phim “Lệ Ðá” - đi được vào suy nghĩ và truyền được cho ông cảm hứng phải thực hiện bộ phim này chính là nhờ vợ ông... đọc cho ông nghe.

Đạo diễn Võ Doãn Châu sinh năm 1936, sang Pháp du học từ nhỏ, tốt nghiệp ngành Luật và Ðiện Ảnh, trở về nước làm việc trong ngành hàng không. Ông có thời gian đi quân dịch “khoảng 9 tuần” và được biệt phái về Tổng Cục Du Lịch. Ðây cũng là thời gian ông thực hiện cuốn phim “Lệ Ðá.”

Theo người đạo diễn đã ngấp nghé tuổi 80 này thì “Lệ Ðá” được thực hiện trong 23 ngày bằng kinh phí của một nhóm bạn bè góp lại và “phải di chuyển từ Sài Gòn đến Ðà Lạt trong một thời điểm chiến tranh ác liệt nhất.”

Thế nhưng “Lệ Ðá,” do hãng Cinévina Film thực hiện, đã trở thành cuốn phim kinh dị gây chấn động giới điện ảnh hồi đó, được xem như một bước tiến đáng kể của nền điện ảnh Việt Nam với nhiều giải thưởng đoạt được.

Diễn viên kỳ cựu Ngọc Phu, người có mặt trong “Lệ Ðá,” nhận xét một cách chân tình về người đạo diễn ông quen biết từ mấy mươi năm qua: “Theo tôi, nếu 'Lệ Ðá' không là ông Châu thì không ai thực hiện được vì nó mơ hồ lắm, nửa thực nửa giả, làm sao để quay cho người ta hiểu khi nào thực khi nào giả. Ngay cả tôi cũng không hiểu ông làm gì trong quá trình quay nữa, chỉ đến khi phim xong rồi thì mới hiểu ý đồ của ông.”

“Ông đạo diễn này rất là hay. Trong phim có cô Phượng Trang là một diễn viên hoàn toàn ‘vô danh tiểu tốt,’ vậy mà ông đến nói nhỏ gì đó mà cô đóng được, lại đóng rất là hay, tôi ngạc nhiên lắm,” diễn viên Ngọc Phu kể tiếp.

Ông nói thêm về bạn mình trong sự tương kính của những người đã từng một thời đi qua những thăng trầm của cuộc đời: “Tôi làm việc với rất nhiều đạo diễn rồi nhưng tôi phục nhất là đạo diễn Võ Doãn Châu vì phong độ và phong thái đạo diễn của ổng. Ðiều này khó có lắm. Tôi còn mê ông ấy đẹp trai nữa. Giờ vẫn còn mê, bằng chứng là tôi có mặt hôm nay là vì ông Châu chứ tôi ít ra ngoài lắm, nhất là từ khi vợ tôi mất, tôi không quan tâm gì nữa hết.”

Nội dung phim

Bà Ngọc Vân, người bạn đời của đạo diễn Võ Doãn Châu, cũng là người phát hành phim "Lệ Ðá," cho biết: “Sau khi được nhà văn Nguyễn Mạnh Côn cho phép, truyện được phát triển thêm để thành phim. Tức chuyện phim đó một nửa là của Nguyễn Mạnh Côn và một nửa của Võ Doãn Châu.”

“Lệ Ðá” có sự tham gia của các diễn viên gạo cội như Thanh Lan, La Thoại Tân, Ðoàn Châu Mậu, Bà Năm Sa Ðéc, Ngọc Phu, Phượng Trang, Thái Chi Lan.

Trong phim, Trường Kỳ và Trang là hai người tuy mới gặp gỡ nhưng tình yêu xác thịt đã kết hợp họ như một cặp tình nhân không thể rời. Sau một lần âu yếm nhau bên cạnh dòng suối ở Ðà Lạt, trên đường trở về nhà, do miên man nghĩ đến người yêu, Trang vô tình đi vào khu cấm của một công trường đang xây cất để rồi tai nạn xảy ra.

Trang chết liền khi ấy. Tuy nhiên, một giòng máu chảy ra từ thân xác cô đã thấm vào đầu một con kỳ lân bằng đá nằm bên cạnh mà không ai rửa sạch được. Linh hồn Trang vất vưởng chờ đợi một bóng ma đi ngang để chộp lấy, nhập vào để đi tìm lại Trường Kỳ, người mà cô yêu tha thiết.

Năm năm sau, linh hồn Trang nhập vào một bóng ma đàn ông tên Huỳnh, bị chết vì vợ bắn vào đầu. Trang bắt đầu đi tìm Trường Kỳ trong dung nhan của ông Huỳnh.

Trường Kỳ lúc này chuẩn bị lấy vợ, nhưng đột nhiên anh bị ám ảnh bởi những hình bóng ma quái của Trang. Anh quyết định lên chỗ cũ để đi tìm câu trả lời. Tại đây, Trường Kỳ và Trang - trong thân xác ông Huỳnh - gặp nhau.

Trong cơn mê đắm Trang đột nhiên đòi hỏi Trường Kỳ phải “quan hệ” với mình. Kinh hãi điều đó, Trường Kỳ bỏ chạy và vấp té. Ngay lúc Trang chồm lên định giết Trường Kỳ cũng là lúc cô bất chợt nhìn thấy hình ảnh kinh khiếp của thân xác mà cô đang mang.

Trang hét lên... Linh hồn nàng rời khỏi thân xác đó.

Người ta chợt thấy, vết máu trên đầu con kỳ lân cũng biến mất...

Sự thăng trầm của “Lệ Ðá”

Cho đến ngày nay, “Lệ Ðá” vẫn được xếp vào một trong số những phim kinh dị Việt Nam gây nhiều hồi hộp nhất cho người xem, và dường như cũng “thỏa mãn” được sở thích của người đạo diễn luôn muốn tạo nên những thách đố.

“Tôi chủ trương không làm phim giặc giã, không làm phim xã hội. Tôi chỉ thích làm những gì khác đời. Tôi thích vậy, tôi thích làm phim trong đó có sự thử thách, khác đời, không muốn làm phim về đề tài mà ai cũng làm,” người đạo diễn của một cuốn phim duy nhất để đời, tâm sự.

Ông chia sẻ: “Lúc tôi nói ý định muốn làm phim, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn cho rằng truyện của ông không thể nào dựng thành phim được hết. Tôi bàn với vợ sẽ làm phim không giống ai hết. Tôi để cho Ðoàn Châu Mậu trong vai xác chết làm vai chánh. Thời điểm đó không ai làm điều này cả.”

Một điều cũng khá thú vị liên quan đến bộ phim này, như lời bà Ngọc Vân kể: “Ngày cuối cùng quay cuốn phim ở Ðà Lạt, tức ngày thứ 23, thì sáng sớm hôm đó tôi chuyển dạ, sanh đứa con trai và đặt tên nó là Nguyễn Võ Doãn Trường Kỳ.”

Thế nhưng, dù thành công về mặt điện ảnh, nhưng “về mặt tài chánh thì 'Lệ Ðá' không thành công,” bà cho biết.

Lý do?

“Vì năm 1972 'Lệ Ðá' mang ra chiếu thì phải chờ rạp, bởi khi đó phim của Pháp của Mỹ nhập cảng về rất đắt, cho nên phim Việt Nam phải chờ. Ðến khi được mang ra chiếu, mà buổi chiếu được nhiều tiền nhất là xuất 9 giờ tối thì lại bị lệnh giới nghiêm vì tình hình lúc đó quá lộn xộn. Thành ra hôm nào không giới nghiêm thì mới thu được chút tiền. Sau đó chương trình mang đi chiếu ở Lục Tỉnh cũng gặp rất nhiều trắc trở không chiếu được cũng vì bị lệnh giới nghiêm. Thành ra có tiếng mà không có miếng.”

Trong khi đó, diễn viên Ngọc Phu lại khẳng định: “Phim 'Lệ Ðá' trả tôi tiền rất cao, giờ không nhớ là bao nhiêu, nhưng chỉ nhớ là trả tôi tiền cao lắm, trả theo ngày.”

“Nhưng chúng tôi thì không có lương đâu nhé!” Ðạo diễn Võ Doãn Châu tiết lộ.

Ông kể: “Cuốn phim là do bạn bè hùn lại làm vì chúng tôi không có tài trợ từ bất cứ cơ quan chính phủ nào hết. Ðến nỗi cần tiền phải bán chiếc nhẫn cưới của bà xã, tôi hứa sẽ mua lại cho bà cái nhẫn lớn hơn vậy mà đến giờ vẫn chưa mua được.”

Cũng do đây là phim làm với sự góp chung tài chánh của bạn bè nên sau năm 1975, bạn bè tứ tán khắp nơi, người còn người mất, nên dù mang được “Lệ Ðá” sang Mỹ, nhưng ông bà Võ Doãn Châu và Ngọc Vân “quyết định không khai thác thương mại cuốn phim này.”

Sau lần cho phép ký giả Ngành Mai, người chuyên viết về kịch trường sân khấu, mượn cuốn phim mang chiếu để gây quỹ cho bộ môn cải lương ở hải ngoại, thì Thứ Bảy tới đây là lần thứ hai “Lệ Ðá” được công chiếu để khán giả hải ngoại, đặc biệt tại vùng Orange County, có dịp thưởng ngoạn.

Phim chiếu hoàn toàn miễn phí vào lúc 8 giờ 30 tối Thứ Bảy, 10 Tháng Năm, tại Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St, # 222, Westminster, CA 92683. Trước đó, từ 6 giờ 30 là chương trình tiếp tân và ca nhạc thính phòng do Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học thực hiện.

Do chỗ ngồi có hạn, quý đồng hương gọi điện thoại (714) 775-2050 để giữ chỗ.

Ngọc Lan/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.