Ông Willis Conover của VOA chuyên về nhạc Jazz phỏng vấn Louis Amstrong Tuần này đánh dấu kỷ niệm 50 năm hiếm có để tán thưởng lần cuối một trong những nhân vật huyền thoại về nhạc Jazz của Mỹ, và cho một thể loại âm nhạc Mỹ mà sau thời kỳ này không còn được yêu chuộng như trước nữa.
Mùa Xuân năm 1964 nước Mỹ trải qua một cuộc cách mạng âm nhạc.
Ba tháng trước đó, ban nhạc rock của Anh – The Beatles xuất hiện trên truyền hình Mỹ đã mang đến cho thế hệ trẻ của Mỹ điều mà họ luôn tìm kiếm, đó là cách để phân biệt giữa bản thân họ với thế hệ cha mẹ.
Tiến sĩ Tracey Chessum, giáo sư môn Lịch sử Nghệ thuật Sân khấu tại Đại học Point Park ở Pittsburgh, bang Pennsylvania nói:
“Giới trẻ Mỹ đang tìm đủ mọi cách để chứng tỏ họ khác với thế hệ đi trước.”
Bà nói rằng thể loại âm nhạc này đã mang đến cho giới trẻ một trong những cơ hội đầu tiên để rời xa cách sống của thế hệ cha mẹ mình. Thế hệ đó, họ nhìn và tự hỏi “Tại sao chúng ta lại giữ lối sống này?”
Khi ban nhạc The Beatles lên đến hàng đầu bảng xếp hạng âm nhạc vào tháng 2 năm 1964, và giữ vị trí đó trong 3 tháng rưỡi tiếp theo với các thu âm tiếp theo sau đó – một chuỗi thành công liên tiếp lâu hơn bất cứ một nghệ sĩ nào trước họ. Một câu hỏi thông thường được đặt ra là khi nào thì chuỗi vị trí số một này cuối cùng sẽ bị phá vỡ. Và cũng như vây cùng lúc câu hỏi đặt ra là vậy thì nghệ sĩ nào sẽ phá vỡ chuỗi dài thành công này.
“Có sẽ là một ban nhạc rock khác đầy tài năng không?” Ông Ricky Riccardi, một chuyên viên về lưu trữ tại Bảo tàng Louis Amstrong ở New York đặt câu hỏi và ông trả lời, “Không! Đó là Louis Armstrong. Ông ấy, một người đã có tuổi. Ông đã 63 tuổi.”
Và không chỉ là một cú sốc là ban nhạc the Beatles bị đẩy ra khỏi vị trị hàng đầu bởi một người đã 63 tuổi, mà ca khúc đem lại cho ông sự thành công này này khác với thể loại nhạc rock and roll mà người ta nghe từ the Beatles.
Amstrong đã thu âm ca khúc này ít tháng trước đó, ông Riccardi nói, rồi ông ấy hầu như không thu gì hết. Vào lúc đó ông không thu âm nhiều.
Louis Armstrong chiếm vị trí số 1 của the BeatlesAmstrong kiếm tiền qua các buổi hòa nhạc. Và vì vậy, ông Riccardi nói, “từ tháng 9 năm 1061 cho đến hết tháng 12, 1963, ông chẳng bao giờ đặt chân vào phòng thu âm.”
Vở nhạc kich Broadway “Hello Dolly” lúc đó chưa khai diễn. Và Louis Amstrong không nổi tiếng như trước đó. Vì vậy khi người quản lý của ông tìm đến nhiều công ty thu âm để thu âm ca khúc này thì tất cả đều trả lời ông là “Không”.
Cuối cùng khi Amstrong tim được phòng thu âm chịu làm làm việc này, ông Riccardi nói, ông ấy thu không chỉ “Hello Dolly”, mà còn một ca nhạc từ vở nhạc kịch Broadway “Bye Bye Birdie”. Đó là ca khúc “A Lot of Living To Do” – mà theo dự trù sẽ bán được một số.
Theo ông Riccardi, một nhà văn vào lúc đó nói, “với quảng cáo đúng mức A Lot of Living To Do có thể trở thành một ca khúc ăn khách.”
Thay vào đó, mọi việc lại diễn biến ngược lại, bài Hello Dolly của Amstrong thành công lớn trên thị trường vào tháng Giêng, ngay sau khi vở kịch khai diễn, và giữa lúc ban nhạc the Beatles được say mê, ca khúc này đã không dừng lại trên bảng xếp hạng và cuối cùng đã vượt qua the Beatles để chiếm vị trí số 1 trên bảng xếp hạng ngày 9 tháng 5 năm 1964.
Tuy nhiên những ai nhìn điều này như một xu hướng tiếp diễn đã sai lầm. Đây là lần cuối Amstrong đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc, và như giáo sư Tracey Chessum nói, các ca khúc của nhạc kịch Broadway cũng không còn xuất hiện nhiều trên các bảng xếp hạng nhạc pop. Bà nói:
“Trong thập niên 40, 50 nhạc kịch lúc nào cũng nằm trong top 10 của bảng xếp hạng và vào lúc thế hệ chuyển hướng, chúng ta đi ngược lại chiều hướng đó. Và đó là lúc mà sự chuyển hướng khỏi nhạc kịch trong khi nhạc Mỹ thực sự bắt đầu diễn ra.”
Bất kể những xu hướng lâu dài, lần cuối, Satchmo - tên riêng mà người ta gọi Amstrong, - đã thắng. Amstrong đã chứng tỏ với ca khúc này sự kỳ ảo vẫn còn qua chiếc kèn và giọng hát của ông, và ông vẫn có thể tạo được thành công lớn. Ông Riccardi nói, “Vào tuổi mà phần lớn những người cùng thời của ông đã qua đời, hoặc nghỉ hưu hoặc không còn được biết đến nữa.”
Theo VOA