logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/05/2014 lúc 05:58:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Chị em cô Trương Thu Thủy lúc vừa rời Việt Nam đến Fort Chaffee
Một cô bé 13 tuổi bị thất lạc cha mình khi cô phải cùng 5 anh chị em và mẹ ra khơi trước tìm đường vượt biên tị nạn vì biến cố 30/4. Chỉ vài tháng sau khi đặt chân tới Hoa Kỳ năm 1975, gia đình cô may mắn được đoàn tụ nhờ sự giúp đỡ của Hội Chữ Thập Đỏ Mỹ.

Hơn 3 thập niên sau, cô trở lại Hội tình nguyện làm cầu nối giúp các nạn nhân cùng cảnh ngộ bị ly tán vì thảm họa hay chiến tranh tìm kiếm thân nhân của mình dù giờ đây cô đã là một doanh nhân thành đạt, rất bận bịu với công việc kinh doanh.

Đó là câu chuyện của cô Trương Thu Thủy, thành viên Hội đồng Quản trị Hội Chữ thập đỏ Mỹ, Chủ tịch Ủy ban Đoàn tụ Gia đình thuộc Hội Chữ thập đỏ Mỹ, Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận VNHelp chuyên cung cấp hỗ trợ nhân đạo và phát triển cho người nghèo ở Việt Nam, thành viên sáng lập Hội Nữ trí thức Mỹ gốc Việt vùng Sillicon Valley, đồng sáng lập viên công ty sản xuất thiết bị chuyên về thử ổ đĩa máy tính cá nhân TTi ở miền Bắc bang California.
Từ cuộc đoàn tụ của mình mở ra nhiều cuộc đoàn tụ cho những người khác, cô muốn chuyển tải thông điệp gì với mọi người qua câu chuyện của mình? Tạp chí Thanh Niên VOA mời quý vị nghe những tâm tình chia sẻ của cô nhân 39 năm nhìn lại sự kiện buộc nhiều gia đình Việt Nam phải ly tán.


Tải để nghe cuộc phỏng vấn với Trương Thu Thủy
http://realaudio.rferl.o...e9-a9e3-ee4a428b83b4.mp3


Trương Thu Thủy: Thủy sang đây năm 75 lúc 13 tuổi. Ngày 30/4 khi miền Nam sụp đổ, mấy mẹ con phải ra khơi đi. Không bao lâu, mình gặp một tàu lớn và mấy trăm tàu nhỏ như gia đình Thủy đến bao vây xung quanh tàu lớn đó. Mọi người nhảy từ tàu này sang tàu khác để vô con tàu sát với tàu lớn đó nhất. Mẹ Thủy và 5 đứa con cũng như vậy. Cuối cùng mình được tàu lớn đó vớt lên. Tới lúc đông quá, tàu lớn không cho người ta lên nữa. Thế là bao nhiêu gia đình bị ly tán bị ly tán ngay từ lúc đó. Sau đó, con tàu đi tới Fort Chaffee bang Arkansas.

Trà Mi: Chỉ mấy mẹ con chị thôi, còn bố chị ra đi bằng con đường khác?

Trương Thu Thủy: Bố mình ra sông Sài Gòn tìm cách đi và may mắn cũng đi được. Thủy tới Fort Chaffee, ghi danh lên Hội Chữ thập đỏ tìm bố. Khi bố Thủy tới đảo Wake, ông cũng ghi danh lên Hội Chữ thập đỏ và tìm ra gia đình. Ba tháng sau, ông tìm cách đến trại Fort Chaffee nơi mình ở và gia đình đoàn tụ.

Trà Mi: Từ thời điểm nào chị trở lại với Hội Chữ thập đỏ để giúp những người cùng hoàn cảnh với mình?

Trương Thu Thủy: Cũng là một cái hên. Khi con mình hơi lớn, mình bắt đầu làm thiện nguyện. Năm 2012, Thủy được mời vô Hội Chữ thập đỏ, Silicon Valley Chapter. Có một cô làm trong chương trình Đoàn tụ Gia đình mời Thủy vô trong nhóm lo về chương trình. Lúc đó mình cũng chưa nhớ về chương trình này nữa vì mọi chuyện qua lâu quá rồi. Khi mình đi họp với nhóm ở trung ương của Hội thì mới tìm hiểu rõ thêm và biết rằng chính là chương trình này đã giúp cho gia đình Thủy.

Trà Mi: Chị đã giúp đoàn tụ cho bao nhiêu gia đình Việt Nam từ lúc tham gia với Hội?

Trương Thu Thủy: Hiện giờ mình chưa biết số thống kê đó.

Trà Mi: Có trường hợp nào ấn tượng nhất đọng lại trong chị?

Trương Thu Thủy: Có rất nhiều vụ, không chỉ với người Việt Nam thôi. Có một thành viên trong Ủy ban Đoàn tụ Gia đình từ Sudan, nước có nội chiến. Anh thất lạc bố mẹ từ 3 tuổi. Anh đã viết rất nhiều thư gửi tới rất nhiều hội đoàn, trong đó có một thư vào Hội Chữ thập đỏ. Sau này, anh tìm được mẹ qua chương trình này khi gần 20 tuổi.

Trà Mi: Kinh nghiệm từ một người tị nạn bị ly tán góp phần thế nào trong sứ mạng hiện nay khi chị giúp đoàn tụ gia đình cho những người tị nạn khác?
Trương Thu Thủy: Đối với Thủy, đây là cơ hội để trả ơn lại cho Hội. Mong chương trình tiếp tục đạt kết quả tốt, giúp cho tất cả các gia đình khác. Nếu Thủy làm được vậy thì quả là một hồng ơn cho chính Thủy.

Trà Mi: 39 năm nhìn lại sự kiện buộc nhiều gia đình Việt Nam phải ly tán, chị có những suy nghĩ gì muốn chia sẻ?

Trương Thu Thủy: Chia sẻ mình muốn nói với mọi người là xin đừng nghĩ đã thất lạc lâu rồi mà mất hy vọng.

Trà Mi: Chị đang làm công việc hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhìn lại vết thương đó sau 39 năm, chị muốn nói gì với thế hệ sau này?

Trương Thu Thủy: Mình hy vọng thế hệ sau này sẽ không bị như vậy và mong họ có thể giúp các gia đình bị ly tán được đoàn tụ với nhau.

Trà Mi: Chị bắt đầu tham gia công tác thiện nguyện từ tổ chức phi lợi nhuận VNHelp chuyên cung cấp hỗ trợ nhân đạo và phát triển cho người Việt nghèo ở Việt Nam. Chị có thể cho biết thêm công việc ở đây? Chị có trực tiếp về nước gúip người nghèo?

Trương Thu Thủy: Vâng, rất nhiều lần. Sứ mạng của VNHelp là giúp trẻ em nghèo từ Bắc vào Nam. Mỗi năm Hội có rất nhiều học bổng giúp các em học đại học và xây trường tại những tỉnh hẻo lánh. Đến nay Hội đã giúp xây tới 40, 50 trường học rồi. Hội cũng giúp nhà thờ, chùa, viện mồ côi hoặc khi có bão lụt thì quyên góp tiền bạc và hàng hóa về.

Trà Mi: Chuyến đi Việt Nam gần nhất của chị khi nào?

Trương Thu Thủy: Gần nhất là năm ngoái.

Trà Mi: Về nước, chị thấy đời sống của người dân Việt Nam như thế nào?

Trương Thu Thủy: Mình thấy bây giờ Việt Nam càng ngày càng phát triển, nhưng đi các tỉnh xa cũng thấy dân còn nhiều thiếu thốn. Mình thấy hai thái cực khác nhau xa lắm. Những người cần được giúp vẫn còn nhiều lắm.

Trà Mi: Theo chị, sự giúp đỡ của người Việt ngoài nước đối với người nghèo trong nước nên như thế nào là hữu ích.

Trương Thu Thủy: Trong Hội, chính mình thấy chính những khoản tiền mình giúp đến với họ như thế nào. Mình làm nhân đạo, chính mình về mình thấy trường được xây, các em được đi học, người già được mổ cườm mắt, thương phế binh được tặng xe lăn, Thủy vui lắm. Mình thấy người bên này mà giúp được người bên kia, mình rất vui trong lòng.

Trà Mi: Ngoài giúp người Việt trong nước, chị còn giúp người Việt định cư tại Mỹ qua Hội nữ trí thức Mỹ gốc Việt vùng Sillicon Valley mà chị là một thành viên sáng lập. Vì sao chị lại quan tâm đến sự phát triển và nghề nghiệp của phụ nữ Mỹ gốc Việt?

Trương Thu Thủy: Đây xuất phát từ những người bạn cùng nhóm muốn giúp các em nghèo bên này được vô đại học. Nhóm mình trao học bổng cho các em. Nếu các em có gì cần giúp đỡ, có thể gọi tới nhóm mình để hướng dẫn.

Trà Mi: Lịch trình những công tác thiện nguyện dày đặc có chiếm thời gian của những kế hoạch phát triển về cá nhân, nghề nghiệp hay kinh tế gia đình của chị không?

Trương Thu Thủy: Đôi khi mình cũng thấy bị quá tải nhưng giúp được người khác mình cảm thấy sung sướng, càng làm cho mình tích cực hơn nữa. Đôi khi mình cũng cố gắng cân bằng, không làm được hết thì làm từ từ. Mình hy vọng có thể làm một tấm gương cho thế hệ tới. Khi mình làm những việc này, nó sẽ mang cho mình hạnh phúc rất lớn. Đối với mình, sự giàu đó mới đáng hơn là giàu vì tiền. Hai con trai mình đi học trung học ở đây, trường bắt buộc phải làm thiện nguyện mỗi năm bao nhiêu giờ. Cái đó làm chúng có tinh thần về cộng đồng. Thủy hy vọng các em trong nước cũng nghĩ như vậy và tích cực tham gia cho cộng đồng. Mỗi người có một sở thích, sở thích của mình là làm thiện nguyện. Tối đến, sau khi lo cơm nước cho gia đình và con cái xong, Thủy lên bắt đầu lên mạng và gọi điện thoại làm việc thiện nguyện, hoặc dành thời gian cuối tuần làm những chuyện này.

Trà Mi: Nói chuyện với chị nhân dịp đánh dấu 30/4. Nhìn lại sự kiện này, chị sẽ nói gì về cuộc chiến tranh Việt Nam?

Trương Thu Thủy: Mình xin cảm ơn bố mẹ đã can đảm bỏ lại tất cả, ra khơi để mang lại tương lai cho các con.

Trà Mi: Xin cảm ơn chị rất nhiều về thời gian dành cho cuộc phỏng vấn này.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 11/05/2014 lúc 06:00:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.