Potret Frida Kahlo dengan kalung duri dan burung kolibri (1940). .Ảnh tự sướng có mặt ở khắp nơi, là một biểu tưởng của thời đại mà chúng ta quá chú ý đến vẻ đẹp của mình. Tuy nhiên những nhà phê bình đã xem xét và đưa loại hình này vào một thể loại nghệ thuật mới.
Ảnh tự sướng đã trở thành một từ thân thuộc trong thời đại tự đam mê bản thân của chúng ta và dường như tất cả mọi người đều chụp ảnh tự sướng, cả Barack Obama và David Cameron cũng làm điều này tại buổi tưởng niệm Nelson Mandela.
Nhưng liệu ảnh tự sướng có phải một loại hình nghệ thuật? Tất nhiên là có. Có rất nhiều những bức tự họa của các danh họa và phải kể đến Rembrandt và Van Gogh, nhưng nhà phê bình nghệ thuật Jerry Saltz lại liên hệ trào lưu tự sướng hiện đại với một thể loại nghệ thuật mới.
“Nó là một điều gì đấy nghệ thuật. Chúng có cảm xúc mãnh liệt và chúng lưu lại hình ảnh mà mọi người chính là nhà nhiếp ảnh trong cuộc sống hiện đại.”
Saltz tin rằng ảnh tự sướng đã đưa ra một thể loại chân dung mới và nó có tác động sâu sắc về lâu dài.
“Thể loại thật sự là vấn đề lớn. Một khi nó trở thành một thể loại, chúng sẽ không có xu hướng biến mất.”
Saltz cho biết mặc dù khoảng 99% ảnh tự sướng khá buồn chán – mọi người làm mặt mỏ vịt và làm dáng này nọ - chúng lại khác biệt hơn so với tất cả các bức chân dung khác trước đó.
Ảnh tự sướng cho thấy người chụp ảnh cầm máy ảnh với một tay, có nghĩa cánh tay ấy sẽ xuất hiện một nửa, phần không gian phía trước sẽ rất ngắn, mũi sẽ bị không cân xứng và sẽ có một hình cung từ ống kính mà có thể thấy hoặc không.
Tuy nhiên ảnh tự sướng không phải không từng xuất hiện trước đây. Bức ảnh Hand with Reflecting Sphere của M.C Escher vẽ 1935 nhìn khá giống một bức tự sướng, có tất cả những điểm mà chúng ta thấy ở thể loại hiện đại.
Nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật James Hall đã tìm hiểu sự phát triển của thể loại tự họa từ Trung cổ khi ‘tự sướng’ hão huyền mới chỉ khởi đầu.
Ông Hall miêu tả người Trung cổ mê mẩn gương – con người đã đam mê với tất cả những gì liên quan đến khoa học, biểu tượng của những chiếc gương – điều đó cũng tạo nên một loạt những bức tự họa độc đáo trong thế kỷ XII và sau đó. Đặc biệt ông nhắc đến bức Chân dung Arnolfini của Jan van Eyck vào thế kỷ XV.
“Có một chiếc gương lồi trên tường ngay giữa bức tranh phía sau của Arnolfinis và phía trên chiếc gương là một chữ ký của chính van Eyck. Van Eyck yêu thích các chi tiết, thích sự phản chiếu trên bề mặt bóng và nếu bạn đến gần tác phẩm của ông với một chiếc kính lúp, bạn sẽ luôn nhận ra những chi tiết mà bạn không để ý trước đó.”
Ngày nay, ảnh tự sướng là một phần của việc theo lưu giữ cuộc sống một cách chi tiết, bao gồm cả dòng tin tức.
Saltz kể khi ông chứng kiến sự sụp đổ của tòa nhà Trung Tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11 tháng Chín, ông đã chụp một bức ảnh tòa nhà thứ hai sụp đổ và không hề nghĩ đến chuyện chụp ảnh tự sướng nhưng điều đó đã hoàn toàn thay đổi.
“Trên trang nhất của tờ New York Post vài tuần trước đây, một phụ nữ đã chụp ảnh tự sướng trên nền phía sau là một vụ tự tử. Tôi cũng nhìn thấy những bức tự sướng của những người đi thăm quan những phòng hơi ngạt tại Auschwitz.”
Nhà phê bình người New York cho biết thể loại này vẫn bị các nhà phụ trách bảo tàng và triện lãm làm ngơ, họ vốn xem chúng dưới trình độ của mình.
“Đây là một thể loại được con người tạo lập và thưởng thức, tất nhiên không phải những người phụ trách triển lãm và bảo tàng, và chỉ có những nghệ sĩ rất tài năng mà tôi biết mới bắt đầu để ý đến chúng. Cách thức mà nhiếp ảnh thay đổi hiện nay là một hiện tượng và tất cả đều bắt đầu tại chính điện thoại di động của bạn.”
Trào lưu ảnh tự sướng là một cống hiến với hiện tại và bằng cách này hay cách khác để lại cho nhiếp ảnh một chút gì đó.
“Những người như Susan Sontag và Roland Barthes luôn viết rằng nhiếp ảnh đều là về cái chết,” Salz nói.
“Tôi nghĩ nhiếp ảnh mới đều về bây giờ, lúc này – hiện tại bất diệt – điều đang diễn ra với bạn, với tôi, mọi nơi, mọi người – tất cả cùng một lúc.”
Theo ABC