logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/05/2014 lúc 06:49:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Các cố nghệ sĩ tiền phong, như Năm Châu, Tư Chơi, Bảy Nhiêu, Năm Nở, Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy Nam…, khi đề cập đến sân khấu cải lương, mỗi người đều có một cách diễn đạt tinh tế để chỉ rõ nỗi đam mê của mình đối với nghệ thuật sân khấu cải lương.

Cố nghệ sĩ kiêm soạn giả Nguyễn Thành Châu nói: “Nghệ sĩ yêu như một người bình thường biết yêu, nhưng họ lại cũng yêu những cái gì oái oăm, thô vụng hay kỳ dị mà trong đó họ tìm thấy một nét “Đẹp”. Mà khi họ đã yêu thì họ thành thật yêu, cuồng nhiệt yêu, ngây ngất yêu, không đắn đo, không dè dặt, không đòi hỏi lợi danh mà chỉ yêu với tất cả: TÂM HỒN NGHỆ SĨ.
Tất cả thành tâm yêu mãnh liệt có một vật là: Sân Khấu.
Một chéo lòng mà người này giữ được của người kia là: Sân Khấu.
Một góc trời mà luôn luôn họ được gặp gỡ nhau là: Sân Khấu.”

Cố nữ nghệ sĩ Bảy Nam (thân mẫu của nữ diễn viên Kim Cương) nói: “Nghệ thuật sân khấu là một cái Đạo”.

Cố soạn giả Tư Chơi (Huỳnh Thủ Trung) nói: “Sân khấu làm cho người ta ghiền, ghiền còn dữ dội hơn là ghiền tứ đổ tường. Trong tứ đổ tường, người ghiền á phiện có thể cai thuốc được, ghiền rượu có thể bỏ rượu được, ghiền cờ bạc hay chơi bời trai gái đều có thể bỏ được. Còn cái ghiền cải lương, mê sân khấu thì người nghệ sĩ chỉ đến cái chết mới dứt được cái ghiền lạ lùng đó.”

Tôi thích nhất câu nói của cố soạn giả Tư Chơi, vì tôi thấy đúng khi chiêm nghiệm lại cuộc đời mình và cuộc đời của biết bao nghệ sĩ thân quen trong nhiều đoàn hát cải lương ở Việt Nam. Tôi xin giới thiệu Cuộc đời của nghệ sĩ Trường Xuân, tiêu biểu cho lối sống của lớp nghệ sĩ trong các thập niên 40, 50, 60…

Trường Xuân tên thật là Hồ Trường Xuân, sanh năm 1929 tại Trà Ôn (Cần Thơ). Thân mẫu của anh là một cô giáo tiểu học trong làng. Anh học hết lớp 5 tiểu học năm 1943, nhân dịp đoàn hát Tiến Hóa của ông bầu Trương Gia Kỳ Sanh hát ở Trà Ôn, anh trốn nhà xin đi theo gánh hát. Anh được giao nhiệm vụ nhắc tuồng. Nhờ vậy lần lần Trường Xuân thuộc nhiều vai và biết ca những bài ca trong tuồng. Ngoài ra, Trường Xuân bái nhạc sĩ Năm Hưng làm sư phụ để học ca đúng bài bản, đúng nhịp điệu. Anh muốn được ra sân khấu hát nhưng ông bầu không cho vì không có người thế Trường Xuân nhắc tuồng.
Năm 1944, Trường Xuân rời đoàn Tiến Hóa, gia nhập đoàn hát Chấn Hưng của ông bà bầu Năm Thành – Chín Diệp, được cho làm quân. Trường Xuân ẩn nhẫn ở với đoàn hát mới để theo dõi lối ca diễn của các nghệ sĩ đàn anh và học hát các vai tuồng của họ, nên khi có người bịnh bỏ hát thì anh tình nguyện hát thế vai. Ông bà bầu công nhận anh hát thế vai thành công nhưng không nâng anh lên thành diễn viên mà cứ kể anh là vệ sĩ, quân hầu.

Năm 1945, vì muốn được ra sân khấu hát, Trường Xuân rời đoàn Chấn Hưng, gia nhập đoàn hát Tân Xuân của bà bầu Tư Hélène. Sau khi thử giọng ca của Trường Xuân, bà bầu cho anh đóng vai kép độc Lý Du Hòa trong tuồng Chiếc Lá Vàng của soạn giả Mộng Vân. Lần đầu tiên được đóng một vai đàng hoàng trên sân khấu, Trường Xuân học tuồng thật thuộc, dượt ca chu đáo và tập trung tinh thần hát. Anh được khán giả khen, bà bầu cũng hài lòng và cho anh lãnh lương kép độc, chỉ thua lương của vài người trong đoàn hát. Anh mua gà cúng tổ, đãi ông thầy đờn và anh em nghệ sĩ mới quen. Anh được đóng thêm vai kép độc trong tuồng Cánh Buồm Đen và tuồng Đêm Tơ Vương thì chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, các đoàn hát ngưng hoạt động, anh trở về Trà Ôn ở với mẹ anh.

Muốn giữ chân anh ở lại với gia đình, ông ngoại cho anh hưởng huê lợi 10 công vườn cam của ông (kế bên vuông nhà của mẹ anh). Nhưng Trường Xuân không muốn làm một tên nhà quê giàu có mà muốn trở thành một tên tướng cướp khét tiếng hay một vị vua chễm chệ trên ngai vàng của sân khấu. Anh mê hát nên khi anh ra vườn cam thì không phải để coi người phụ làm vườn vun bồi gốc cam, bắt kiến vàng mà là để hò, hát, ca vọng cổ và múa cây kiếm bằng tre hay vuốt râu bằng lá chuối… Ông ngoại tưởng anh bị bịnh tà, bèn rước ông thầy pháp đăng đàn vẽ bùa bắt quỷ, trị bịnh cho anh. Trường Xuân gặp dịp học cách đóng vai thầy pháp trên sân khấu nên anh bắt chước ông thầy pháp, cũng đọc bùa, múa kiếm cây bắt quỷ và dùng khăn ấn đỏ của ông thầy pháp, múa nẹt… nẹt khăn ấn, kêu thần hú quỷ rồi đánh kiếm với ông thầy pháp khiến cho ông thầy tưởng đã gặp quỷ dữ nên ông bỏ pháp đàn chạy trốn luôn.
Mẹ anh tưởng anh mê cô đào hát nào nên nhờ một bà mai kiếm cô gái đẹp nhất trong xóm để cưới cho anh, dù lúc đó anh mới có 17 tuổi ta (tính theo âm lịch). Cuối năm 1946, trong khi mẹ anh đang tuyển chọn người vợ xứng đôi vừa lứa cho anh, thì một đêm tối trời, Trường Xuân ôm bọc quần áo trốn đi tìm người tình trong mộng của anh: đó là sân khấu cải lương. Trường Xuân gia nhập đoàn hát Hề Lập, có vai hát trong các tuồng Lý Chơn Tâm Cởi Củi, Long Hình Quái Khách, Giòng Châu Hiệp Nữ, Lửa Lòng Thiếu Phụ, Cõi Lòng Tan Nát.

Năm 1948, Trường Xuân rời đoàn hát của Hề Lập, gia nhập đoàn hát Hậu Tấn Năm Nghĩa, hát các tuồng Ba người Lính Ngự Lâm, Trên Đường Nhiệm Vụ, Xâu Chuỗi Ngọc, Cành Vàng Trong Lửa Đỏ.
Năm 1949, Trường Xuân về hát cho đoàn Tiếng Chuông Bầu Cang, có vai hát trong tuồng Tình Bên Sông Nguyệt, Người Mẹ Mù, Trộm Mắt Phật, Cây Đèn Thần, Cánh Đồng Máu.

Khi đoàn Tiếng Chuông hát ở huyện Ô Môn, một cô gái trẻ đẹp đến rạp hát trao cho Trường Xuân bức thơ của mẹ anh. Bà kêu Trường Xuân xin phép nghỉ một tuần lễ, về Trà Ôn cưới vợ rồi sẽ tiếp tục đi hát… Cô gái mang thư đến chính là cô vợ mà mẹ anh đã dạm hỏi cưới cho anh. Trường Xuân thấy cô gái thì rất ưng bụng nhưng sợ về quê cưới vợ thì ông ngoại và mẹ anh sẽ giữ anh ở lại nhà, không cho đi hát nữa, nên anh trả lời thư: “Nếu mẹ muốn con cưới vợ để có cháu bồng, có người nối dõi thì xin mẹ tổ chức lễ cưới đơn sơ ở gánh hát, anh em trong đoàn hát sẽ giúp con trang trí, nấu cỗ bàn và không trở ngại cho đêm hát của đoàn. Con không thể xin nghỉ hát được vì không có người thế tuồng, xin mẹ thương mà giúp con”.

Ông bầu Cang biết chuyện anh kép độc muốn cưới vợ nên ông cho quản lý đi mướn rạp hát ở Trà Ôn, đưa đoàn về xã nhà của Trường Xuân hát, đồng thời giúp cho việc tổ chức đám cưới. Các nhơn viên và đào kép hát đồng loạt giúp một đêm lương để Trường Xuân có tiền tổ chức đám cưới. Ông bà bầu Cang cho 3000 đồng và tiền bông rạp, trang trí, nấu nướng. Ông ngoại và mẹ của Trường Xuân chỉ tốn tiền mua nữ trang tặng cô dâu, còn mọi phí tổn đều do đoàn hát giúp. Đám cưới của Trường Xuân được tổ chức linh đình, có dàn tân nhạc giúp vui, đêm lại có đờn ca tài tử, gánh hát hát thí một đêm cho bà con bên chồng bên vợ và lối xóm của mẹ Trường Xuân đến xem Trường Xuân hát. Đêm đó diễn tuồng Xâu Chuỗi Ngọc, Trường Xuân hát vai Hoàng đế A Tu La, tướng vua rất đẹp và oai phong. Sau đám cưới, vợ Trường Xuân theo gánh hát, làm nhiệm vụ giữ cửa soát vé, hai vợ chồng được ăn cơm hội và có thêm một đầu lương của vợ Trường Xuân.

Năm 1943, tôi gặp ông thầy cũ của tôi là ông Trương Gia Kỳ Sanh, bầu gánh hát Tiến Hóa, lúc đó thì Trường Xuân đang làm nhiệm vụ nhắc tuồng. Sáu năm sau tôi gặp lại Trường Xuân trong gánh hát Tiếng Chuông của bầu Cang, tôi đã trở thành soạn giả, Trường Xuân là kép độc chánh của đoàn hát. Tôi có hỏi Trường Xuân: “Tại sao mỗi năm anh thay đổi một gánh hát?”, thì được anh trả lời:
- Mỗi lần tôi thay đổi một gánh hát mới là tôi lên được một bậc trong hàng ngũ diễn viên? Khởi đầu là nhắc tuồng, kế đó làm quân sĩ, rồi quân sĩ có vài câu bẩm báo, vệ sĩ đánh võ, rồi kép cạnh, kép độc, kép lẳng độc, bây giờ là kép nhì chỉ đứng sau kép chánh, đào chánh.
Rồi tôi hỏi tiếp: “Bí mật nghề nghiệp của anh là gì?”, thì anh nói:
- Đầu tiên là phải biết bắt chước, học theo cái hay của các bậc đàn anh. Học rồi thì phải kiếm chỗ tập luyện để cái miệng của mình có thể phát âm đúng, tay chân múa may cử động như nhân vật mà mình thủ diễn. Khi đã bắt chước được thì tìm tới những ông thầy nhạc sĩ để học ca cho có căn bản, học hỏi các soạn giả để nghe giải thích tính cách của nhân vật, rồi mình phải tìm nét diễn xuất của riêng mình để thể hiện nhân vật đó. Khi hát, nghe khán giả cười chỗ nào, vỗ tay chỗ nào thì phải suy nghĩ tại sao khán giả thích chỗ đó để lần sau mình hát hay hơn, khán giả vỗ tay nhiều hơn… Đam mê cái nghề hát như mê người tình trong mộng! Người tình thật đẹp, huyền ảo, mình chạy theo đuổi hoài mà chưa bao giờ nắm bắt được trọn vẹn.

Năm 1952, tôi gia nhập đoàn Thanh Minh bầu Nghĩa, Trường Xuân vẫn ở lại đoàn hát Tiếng Chuông, anh là diễn viên trụ cột của đoàn hát. Anh vừa làm kép nhì (vai độc, lẳng) vừa là người phụ trách sân khấu, tập cho các diễn viên thế vai, điều khiển mỗi suất hát, giới thiệu quảng cáo tuồng hát đêm sau. Anh lãnh bốn đầu lương trong một đêm hát vì những phần việc mà anh đảm nhận như vừa kể. Thời gian này Trường Xuân nghe theo lời bạn bè cho rằng hút á phiện có nhiều sáng kiến, hát không biết mệt, hát hay…, nên anh thử làm quen với á phiện để rồi sa chân vào con đường nghiện ngập.

Năm 1956, chánh phủ Ngô Đình Diệm bài trừ tứ đổ tuờng, nghiêm cấm hút á phiện, cờ bạc, đĩ điếm, Trường Xuân bị bắt quả tang đang hút á phiện, bị nhốt ở khám quận nhứt. May nhờ ông quận trưởng Lê Minh Tùng, có cảm tình với giới nghệ sĩ nên thay vì bắt Trường Xuân giải tòa, ông cảnh cáo và tha cho Trường Xuân ra khỏi khám. Trở về đoàn hát, Trường Xuân xấu hổ với bạn bè, rời bỏ đoàn hát và cương quyết cai nghiện. Anh bặt tăm hơi cho đến năm 1959, khán giả mới gặp lại Trường Xuân trong đoàn hát Kim Chưởng qua vai Hoàng Đế Diệp Chấn Phong trong tuồng Thuyền Ra Cửa Biển. Nghệ sĩ Trường Xuân đã tìm lại được phong độ xưa, anh nổi tiếng qua các vai hát kép độc trong các tuồng Áo Trắng Nàng Mộng Trinh, Hoang Hồn Trên Tháp Đá, Lá Đào Rơi, Nửa Bản Tình Ca, Cô Gái Sông Đà, Người Anh Khác Mẹ, Nước Mắt Kẻ Sang Tần, Chín Đường Tuyệt Kiếm, Đồ Long Đao… Năm 1962, tại rạp Quốc Thanh, nghệ sĩ Trường Xuân trong vai Đại đế Mông Kha tuồng Hai Chiều Ly Biệt đã làm cho khán giả nín thở theo dõi khi sân khấu xuật hiện tướng Mông Cổ tàn ác khét tiếng với cái đầu trọc lóc. Đại đế Mông Kha với cái hình tượng trọc đầu khiến cho các ký giả kịch trường rộ lên viết bài kép đầu trọc Trường Xuân trong vai Đại đế Mông Kha làm sống lại hình ảnh Yul Brynner trong vai vua Xiêm phim Le Roi et moi!
Trường Xuân vẫn giữ cái đầu trọc đầy ấn tượng trong thời gian anh hát cho đoàn Kim Chưởng từ năm 1959 đến năm 1969. Năm 1970, Trường Xuân hát cho đoàn Thái Dương. Năm 1971, anh hát cho đoàn Kim Chung cho đến tháng 4 năm 1975. Cuối năm 1975, Trường Xuân được chánh quyền mới phân công về hát cho đoàn cải lương tập thể Saigon 1 với số lương 10 đồng một suất hát.
Anh cũng hát vai kép độc nhưng khán giả nhớ anh nhất khi anh hát vai hề, vai thầy bói Nghêu trong tuồng Nghêu Sò Ốc Hến.
Năm 1995, sức khỏe Trường Xuân sút kém, anh về ở trong một căn phòng nhỏ của nhà tập thể đoàn cải lương tập thể Saigon 1, ăn cơm hội, sống lây lất vì đoàn Saigon 1 cũng không hát được. Trường Xuân bị bịnh suyễn và loét bao tử, anh qua đời lúc 16 giờ chiều ngày 12 tháng 01 năm 1998, hưởng thọ 70 tuổi.

Trường Xuân là người ham hát, ham học hỏi nghề hát, được sự mến phục của bạn đồng nghiệp và các ký giả kịch trường, được khán giả hoan nghinh qua nhiều vai tuồng để đời của anh. Các bạn thân thường nhớ đến Trường Xuân qua câu anh thường nói: “Tôi mê sân khấu như mê người tình trong mộng. Cái mà mình cặm cụi đi tìm con đường riêng cho mình, bằng tất cả nỗ lực mà vẫn thấy đích đến mãi mãi xa hút, xa như cõi vĩnh hằng mà ta mơ hồ rằng chỉ có ở nơi đó, nơi cõi vĩnh hằng, người nghệ sĩ mới có cái hoàn hảo!”.
Nhớ các bạn trọn đời trả nợ dâu
Nguyễn Phương, 93 tuổi

Sửa bởi người viết 19/05/2014 lúc 06:50:12(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.113 giây.