logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/05/2014 lúc 05:41:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chúa Nhật VI sau Phục Sinh

Có cảnh chia ly một đi không trở lại. Có cảnh chia ly hứa hẹn một ngày tái ngộ. Đêm trước ngày chịu chết, trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy. Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi.” Chúa Giêsu sẽ chia tay với các môn đệ và Ngài sẽ đi về đâu, không ai biết. Ông Simon Phêrô đã hỏi Ngài: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy?” Chúa Giêsu ví cái chết của Ngài như một sự ra đi trở về với Cha. Thế là Thầy sẽ ra đi. Nhưng sự ra đi ấy không phải là một sự chối bỏ, đoạn tuyệt, nhưng là sự chia ly chờ ngày tái ngộ.

Hiểu được tâm trạng hoang mang, buồn sầu của các môn đệ, Chúa Giêsu đã trấn an họ: “Lòng anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”. Ngài còn đưa ra nhiều hứa hẹn: “Thầy đi để dọn chỗ cho anh em và Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng bảo trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Thầy sẽ không để anh em mồ côi.” Và Ngài còn ban lời nhắn nhủ cuối cùng: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em hãy giữ các điều răn của Thầy”; mà giới răn của Thầy là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Đó là giới răn mới, dấu chứng của sự hiện diện của Thầy và làm bằng chứng cho “mọi người nhận biết anh em là môn đệ của Thầy”.

Hai lời nhắn nhủ cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi từ biệt các môn đệ để ra đi chịu cuộc thương khó cho đến chết là: Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy và yêu mến Thầy như Thầy yêu mến anh em. Điều kiện để chứng tỏ chúng ta yêu mến Thầy là: giữ các điều răn của Thầy mà điều răn mới của Thầy là hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương chúng ta.

Dấu hiệu chứng tỏ chúng ta yêu mến Thầy trước tiên là “giữ các giới răn của Thầy”, mà giới răn của Thầy là chúng ta hãy yêu thương nhau như Thầy yêu chúng ta. Thầy yêu như thế nào?

Đối với Chúa Cha, Chúa Con yêu mến Chúa Cha và dấu chứng cho tình yêu ấy là “làm đúng như Chúa Cha truyền: “Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy”, thì yêu mến Thầy, chúng ta cũng phải tuân giữ lời Thầy truyền: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy.”

Tình yêu liên kết, kết hợp giữa Chúa Cha và Chúa Con thế nào thì cũng qua tình yêu Thầy, chúng ta cũng sẽ sống kết hợp với Thiên Chúa như vậy: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”.

Bản thể của Thiên Chúa là yêu thương. Sống và thực hành yêu thương là chúng ta mang bản thể của Thiên Chúa. Yêu thương như Thầy yêu không phải là chỉ nghĩ đến ích lợi riêng tư của mình mà phải quên mình và nghĩ đến ích lợi của người khác. Như Thầy Giêsu đã vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi hy sinh mạng sống của mình vì con người thì chúng ta cũng phải yêu thương tha nhân bằng hy sinh, quên mình để đem ơn cứu độ đến cho hết mọi người. Có như thế chúng ta mới thể hiện bản thể yêu thương của người môn đệ của Chúa. Yêu thương như thế là chúng ta sống kết hợp với Ba Ngội Thiên Chúa trong bản thể yêu thương và như thế Ba Ngôi sẽ ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Ba Ngôi Thiên Chúa.

Chúa Giêsu xác tín Chúa Cha yêu thương Ngài; và Ngài đã đáp trả lại lòng yêu thương Chúa Cha bằng sự vâng phục theo thánh ý Chúa Cha là sự hy sinh mạng sống mình để cứu chuộc nhân loại. Để chứng tò lòng yêu thương của chúng ta đối với Chúa Giêsu, chúng ta cũng phải vâng phục Ngài bằng việc tuân giữ các điều Ngài dạy như Ngài đã nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy.”

Yêu thương là vâng phục, là tuân giữ giới răn của Thầy, là biết lắng nghe và thực hành những lời dạy của Ngài, mà lời dạy của Ngài là tin tưởng vào Chúa Cha và tin tưởng vào Ngài, là yêu thương Chúa Cha và yêu thương Ngài. Lòng yêu thương ấy được thể hiện qua lòng yêu thương anh em. Yêu thương như Thầy yêu là chúng ta trở nên giống bản thể của Thiên Chúa, trở nên con cái của Ngài và được sống kết hợp với Thiên Chúa.

Sách Cổ Học Tinh Hoa có kể câu chuyện sau: Công Minh Tuyên, người nước Lỗ vào thời Xuân Thu, đến học thầy Tăng Tử. Ở nhà thầy được 3 năm mà không mấy khi đọc sách. Thấy thế, thầy Tăng Tử hỏi:

- Ngươi đến đây học đã 3 năm nay, ta thấy ngươi không mấy khi học tập sách vở như các anh em, là tại làm sao?

Công Minh Tuyên trả lời:

- Thưa thầy, con vẫn học đấy chứ! Con thấy: khi thầy ở trong nhà, trước mặt song thân, lúc nào thầy cũng hiếu thuận, hòa nhã cho đến giống vật như chó, mèo, thầy cũng không quở mắng bao giờ; thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lễ độ, kẻ dở người hay, ai nấy đều vui lòng; ở triều đình, đối xử với kẻ dưới, bề ngoài tỏ vẻ nghiêm trọng, nhưng trong lòng rất nhân từ, không có ý hại ai bao giờ cả. Ba điều ấy, con lấy làm vui lòng học mãi mà chưa được. Con đâu dám không học mà cứ ở cửa nhà thầy.”

Nghe nói thế, thầy Tăng Tử tự nhận với Công Minh Tuyên rằng: “Ta nay không bằng nhà ngươi.”

Có những người nhận mình yêu thương Chúa nhưng chỉ bằng lời nói, nhưng lại khước từ Ngài qua hành động hay qua cách sống của mình. Tình yêu đích thực phải được tỏ hiện bằng hành dộng; người ta nhận biết chúng ta là môn đệ của Chúa qua hành động, qua việc làm hơn là những gì chúng ta nói. Tuân giữ các giới răn của Chúa dạy chưa đủ, chúng ta còn phải học nơi Chúa Giêsu là gương sống và hành động của Ngài. Đó là điều khó khăn mà chúng ta cần phải có sự phụ giúp của Đấng bảo Trợ mỗi khi gặp khó khăn, trở ngại.

Thông suốt giáo lý và giới răn của Chúa mà chưa thực hành, chưa sống theo gương và hành dộng của Thầy Giêsu thì chúng ta chưa phải là học trò tốt của Thầy. “Ai tin vào Đức Kitô thì trở nên con cái Thiên Chúa. Ơn nghĩa tử này biến đổi con người bằng cách giúp họ sống theo gương Đức Kitô. Nhờ đó, họ có khả năng hành động đúng đắn và thực thi điều lành. Sống kết hợp với Đấng Cứu Độ, người môn đệ đạt tới đức ái hoàn hảo, tới sự thánh thiện. Đời sống luân lý được trưởng thành trong ân sủng, sẽ triển nở thành đời sống vĩnh cửu trong vinh quang Nước Trời”.

Kitô giáo quan tâm đến sự lôi cuốn bằng gương sống hơn là sự quảng bá. Nếu cuộc sống của chúng ta không tuyên xưng được sứ điệp Tin Mừng, thì những lời nói của chúng ta sẽ không bao giờ làm được điều đó.

LM. Trịnh Ngọc Danh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.