logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/05/2014 lúc 05:53:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Chân dung cầu thủ Matt Bonner đằng sau ót nam sinh Patrick Gonzales, 12 tuổi.

Chẳng hiểu vì động lực nào mà học đường Hoa Kỳ nay bỗng “đất bằng nổi sóng” bởi những luật nghiêm cấm mà thoạt nghe đã thấy “chẳng giống con giáp” nào, đặc biệt lại diễn ra ở xứ Cờ Hoa này, nơi vốn nổi tiếng như sóng thần về nhân quyền tự do, thành thử không lạ khi dư luận trong và ngoài nước đã vẫn tiếp tục ngã bật ngửa vì ngạc nhiên.


Hai ‘sự cố’ vẫn chưa có giải đáp

-Tại sao “nhanh nhẩu” và “hào hoa mã thượng” lại bị phạt? Gần đây nhất là “sự cố” Patrick Farves, 18 tuổi đời, học sinh lớp 12 của trường Central York High School, ở tiểu bang Pennsylvania, đã bị ban Giám Hiệu đuổi học 3 ngày với lý do “nhanh nhẩu đoảng” - kiểu lái xe khi chưa có bằng lái - ý nói, tự do hành động mà không xin phép trước của Bề Trên. Vâng, như có lần tôi đã kể, nhưng còn thiếu một số chi tiết “chính qui” nay xin bổ túc: Số là nhân dịp Miss America Nina Danuluri đến “tham quan” trường sở và ban “lời vàng ý ngọc” cho lũ học trò choai choai thuộc thế hệ đàn em, Farves đã “uống thuốc liều” công khai trước “mi-cô“ xin được hân hạnh hẹn hò với hoa hậu Mỹ quốc tham dự với chàng buổi nhẩy đầm kết thúc niên học đồng thời cũng chấm dứt kiếp làm “học trò thò lò mũi xanh” để hiên ngang bước lên ngưỡng cửa đại học với danh nghĩa Sinh Viên.

Cá nhân tôi cho tới nay vẫn thắc mắc: Ủa, tại sao lại trừng phạt Patrick Farves chỉ vì cậu học trò này... nhanh nhẩu dù bị “hạ cấp” là “đoảng” trong khi nền giáo dục hiện đại của Hoa Kỳ vẫn khuyến khích sự sáng tạo và ca ngợi những sáng kiến? Mà thôi, miệng nhà giáo cũng đã được liệt vào hạng “có gang có thép.” Thế nhưng, vì cớ gì lại phạt chàng trai trẻ ấy vốn vẫn được bạn bè “đánh giá” là “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa?” Thì cứ để tự chính Miss America từ chối khéo - nghề của nàng mà - hẳn có “chết thằng tây nào” đâu, vừa được tiếng thơm, gần thì phóng khoáng, xa thì “chiụ chơi,” vừa tạo được bầu khí “vui như tết” khi mỹ nhân Nina Danuluri xuất trình ID cho biết nàng hiện đã 24 xuân xanh, nên chiếu theo luật pháp Hoa Kỳ hiện hành, không thể “dung dăng dung dẻ” với một trẻ vị thành niên. Thật tình mà nói, có các kim cương, Miss America này cũng không thể tự ý muốn làm gì thì làm, trái lại người đẹp đã “mất hết” tự do riêng tư ngay lúc bước lên ngôi hoa hậu bởi bị kẹt với biết bao khế ước “thơm như múi mít,” với các công ty ngon lành, quảng cáo béo bở và các tổ chức bảo trợ “mập địa”... Vậy thì cần gì phải “trục xuất” cậu học trò Farves, dù tạm bợ, khỏi trường, y hệt kiểu giam “củ” của nhà binh ngày xưa, mang tiếng chết không kịp ngáp!


-Tại sao quần bó sát của nữ sinh lại làm nam giới phân tâm? Tôi cũng đã có lần “lai rai” tâm sự với bạn đọc “sự cố” thứ hai này, nhưng vẫn còn uẩn ức nên hôm nay phải tống ra cho hết kẻo sớm muộn gì cũng bị bệnh tâm thần. Vâng, chắc quí độc giả còn nhớ, trường Rockport ở Massachusetts đã ban hành lệnh cấm nữ sinh không được mặc loại quần bó chân, ôm sát đùi bởi nguyên nhân “gây cho nam sinh... phân tâm và không thích hợp với môi trường học đường.” Đoạn hai của lệnh trên nghe còn tương đối êm ái lỗ tai, chứ còn lý lẽ “phân tâm” thì lạ quá nhỉ. “Phân tâm” nghĩa là lo ra, rối trí, không thể tập trung sự chú ý vào việc gì, chẳng cứ việc học hành. Nói toạc móng heo trong trường hợp này, “phân tâm” nghĩa là bọn con trai có thể... nghĩ bậy khi “chiêm ngưỡng” nữ sinh mặc quần bó sát cả phần hạ thể khiến các đường cong, các đồi núi, triền dốc phải tự nguyện... hiện nguyên hình.

Nói đến vấn đề “phân tâm,” kẻ hèn này chợt nhớ đến một câu chuyện của nhà Phật. Số là hai nhà sư nọ với số tuổi chênh lệch đủ để phân chia làm sư anh, sư em, nhân khi đi đến một con suối nọ ở trong rừng, chợt thấy một cô gái đang loay hoay như... gà mắc đẻ vì không biết cách nào băng qua suối. Vừa thấy hai người đàn ông đi tới, người con gái này mừng hết lớn vì tin là sắp được “giải phóng” nhưng lúc nhận ra họ là nhà tu thì nàng... cụt hứng ngay. Thế nhưng, sau khi biết ý muốn của cô gái, trong khi nhà sư trẻ đỏ mặt tía tai, lúng túng thì nhà sư lớn tuổi hơn đã “vô tư” vác ngay cô gái lên vai mà vượt qua dòng nước chảy một cách ngon lành. Sang đến bờ bên kia, vị sư này vui vẻ đặt cô gái xuống đất rồi cùng với nhà sư trẻ tiếp tục “đường ta ta cứ đi” như chẳng có “sự cố” gì xẩy ra. Sau khi đã về đến chùa một lúc rất lâu, nhà sư trẻ lại “từng buớc, từng bước thầm” đến phòng của vị sư anh, tìm lời rào trước đón sau rồi mới vào đề, trách cứ tại sao đã xuất gia theo Phật mà vẫn... đụng vào đàn bà. Vị sư đàn anh liền phá lên cười: “Mô Phật, cớ chi lại quá phân tâm đến như vậy. Tôi đã để cô ấy ở bờ suối từ chiều rồi mà sao chú tới giờ vẫn còn ‘mang’ người ta vào... tận đây”!

Đấy, vấn đề “phân” hay không, chẳng phải tại đối tượng, nhưng bởi chính cái “tâm” của mình. Tâm có vững, có sạch thì quần có ôm cách mấy, áo có hở cỡ nào - ngay cả chẳng quần, chẳng áo gì ráo trọi - cũng chẳng ăn nhằm gì. Tôi trộm nghĩ sẽ đề nghị với ban Giám Hiệu truờng Rockport cứ cho nữ sinh mặc thả giàn quần bó sát sau khi đã bắt bọn học trò con giai - kể cả ông Hiệu Trưởng và các thầy giáo - suy niệm kỹ lưỡng câu chuyện “phân tâm” trên đây của đạo Phật.


Ngứa mắt

Chuyện “nhanh nhẩu đoảng” ở Central York High School chưa đuợc giải đáp xong đến vụ “phân tâm” ở trường Rockport cũng vẫn còn gây đầy vấn nạn, nay lại xẩy ra hiện tượng “ngứa mắt” ở trường trung học cấp 2 San Antonio, tiểu bang Texas, do cậu học trò tên Patrick Gonzale gây nên.

“Ngứa mắt” ở đây không dính dáng gì đến bệnh tật hay y khoa, nhưng đồng nghĩa với “chướng mắt”; ý nói làm người khác nhìn mà khó chịu ở mắt. Câu “không lọt mắt” cũng có nghĩa tương tự nhưng nhẹ độ hơn. Ở đời này xét ra có nhiều sự buồn cười lắm. Cứ bảo, ai cũng có tự do để sống theo ý mình miễn là đừng đụng chạm đến quyền lợi hay phạm tới tự do của người khác; thế nhưng rất nhiều khi “nói vậy mà không phải vậy.”

Chẳng hạn, một thanh niên “con nhà lành” nọ đang ngồi lim dim cặp mắt bên ly cà phê ở một quán vỉa hè, bất ngờ bị một gã vốn “chưa biết tên đã rõ địa chỉ” đến gây sự rồi đánh cho hộc máu, chỉ vì gã bảo “bộ mặt hãm tài của thằng đó làm tao ngứa mắt.” Chẳng hạn khác, hai bà hàng xóm đang yên đang lành, bỗng mang nhau ra chửi lẫn nhau. Một bà thì tay vén quần; miệng phát thanh: “Mả cha mày dưới đất; Tao hất lên trời; Tao phơi ngoài lộ; Cho quạ nó mổ; Cho chó nó tha....” Bà kia không kém, tay vỗ “lưỡi bò,” miệng la lối: “Thứ quân chua ngoa; Thằng cha mày dại; Tứ đại mày ngu....” Đàn con xấu hổ, vội lôi hai bà mẹ vào, hỏi động lực gây nên vụ chửi nhau, cuối cùng đều kêu trời không thấu khi biết cả đôi bên chỉ vì: “Tại nó làm tao ngứa mắt!”

Trở lại vụ “ngứa mắt” ở trường San Antonio. Nguyên nhân là Patrick Gonzales, 12 tuổi, cũng như bao cậu trai mới lớn khác, khoái môn bóng rổ (basketball). “Siêu sao” Matt Bonner của “đội nhà” San Antonio Spurs ở Texas, đã được Gonzales tôn làm thần tượng. Ngoài việc treo đầy bốn bức tường trong phòng những tấm ảnh chụp Bonner đang chơi banh, vào thượng tuần tháng 5 vừa rồi, cậu còn “triển lãm” chân dung của siêu sao ở ngay trên đầu bằng cách đã “hy sinh vĩ đại” những $75 Mỹ Kim cho thợ hớt tóc để người này cắt, tỉa sao cho có hình Bonner ở phía sau đầu cậu.

Sáng hôm sau Gonzales đến trường; bạn bè nhìn thấy, “chịu đèn quá cỡ thợ mộc,” khen “hết ý” và hỏi thăm địa chỉ tiệm hớt tóc. Thế nhưng khi học sinh vào lớp, cô giáo nhìn cái đầu của Gonzales mà nhăn mặt đồng thời lắc cái đầu của cô. Lập tức, cô bỏ lớp, le te lên “méc” Hiệu Trưởng. Kết quả: Trò Patrick Gonzales bị đuổi học hai ngày và buộc phải tỏ ra thiện chí “ăn năn hối cải.” Trong văn thư gửi cho phụ huynh, đúng hơn, phải nói là trong bản án, có ghi nguyên cớ: “Kiểu để tóc của trò Patrick Gonzales làm người khác lo ra.” Ấy là văn viết thì phải đúng phép “giáo khoa thư” như thế; còn văn nói, theo lời phát ngôn của cô giáo (ẩn danh): “Nó làm tôi ngứa cả mắt!”

Bà mẹ của “can phạm” phân bua với đài NBC Sports: “Tôi đã không tin rằng cái đầu của cháu lại có thể gây thành vấn đề, nên đã không hỏi ý kiến trước. Nay chúng tôi cũng không muốn gây sự gì rắc rối cho Hiệu Trưởng, và tôi biết là có những nguyên tắc và đường hướng mà người ta phải đi theo.”

Siêu sao bóng rổ Matt Bonner khi biết truyện “ngứa mắt,” cũng đã lên tiếng, “Tôi không muốn phê phán nhà trường, bởi vì những gì liên hệ đến giáo dục và hàn lâm thì cũng hiện hữu trong tôi. Mẹ tôi là một nhà giáo và tôi cũng đã có hạnh kiểm tốt khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Thế nhưng, họ vẫn có thể đưa cậu học trò này xuống ngồi ở cuối lớp để không ai còn nhìn thấy phía sau đầu của đương sự, bằng không những gì cao đẹp nhất mà một ‘fan’ đã dành cho tôi bị phá hủy.”

Riêng Patrick Gonzales thì “thành khẩn khai báo” như sau: “Em lấy làm buồn về ‘sự cố’ và em sẽ cạo trọc đầu để tránh gây thêm nhiều vấn đề nữa.”

Phần người viết bài này, tôi cố tình tường thuật một lúc cả ba “chuyện đời” trên đây vốn liên quan đến học đường, cũng còn có một mục đích thân tặng quí vị học sinh Việt Nam: Khi bỗng thấy con mình “nghỉ học” ba, bốn ngày, ắt hẳn có thể vừa xẩy ra một “sự cố,” trong đó con cháu mình đóng... vai chính mà nhìn ở một khía cạnh nào đó, có thể là... khác thường đấy, biết đâu lại chẳng là gây “phân tâm” hay làm “ngứa mắt” người khác

Hoài Mỹ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.