Mỗi người Công giáo nên đọc Kinh Thánh và luôn nói về Kinh Thánh. Mỗi ngày hãy đọc vài câu. Kinh Thánh sẽ nói
với bạn. Đừng chỉ đọc những câu bạn thích vì thấy “hợp” với bạn, mà hãy đọc tất cả, bất cứ câu nào, càng “khó
nghe” càng tốt. Đôi khi chúng ta phải làm điều gì đó dù cảm thấy miễn cưỡng.
Theo chu kỳ Mùa Phục Sinh, vợ chồng tôi bắt đầu đọc sách Công Vụ Tông Đồ hàng ngày. Chúng tôi đọc Kinh
Thánh nhiều lần trong cuộc sống, nhưng chưa bao giờ thấy vui với các câu chuyện của Giáo hội sơ khai. Các câu
chuyện đầy tính nhân bản, lộn xộn, và thực tế. Các tín hữu thời đó đối mặt với quá nhiều thử thách đối với đức tin
của họ và cách sống mới của họ. Các thành phố như bị đảo lộn bởi những người ít học nhưng đầy Thánh Thần. Hãy
nhớ rằng họ có là những người như thế trước đó vài tuần? Không. Họ chạy trốn, ẩn náu, nhút nhát, sợ hãi,…
Chúng ta hiểu tại sao Phó tế Stêphanô hiên ngang bảo vệ Đức Kitô trước mặt các vị lãnh đạo Do Thái, không sợ
sệt, mạnh dạn nói, và chịu chết.
Chúng ta đọc câu chuyện về Phaolô và Sila trong tù, vừa hát vừa cầu nguyện giữa đêm khuya sau khi họ bị đánh
đập. Họ “điên” thật! Có bao giờ bạn thấy một người bị bệnh nặng mà vẫn ca tụng Thiên Chúa? Họ dại dột hay điên
khùng? Chắc hẳn chỉ có thể là sức mạnh của Chúa Thánh Thần.
Đó cũng là Chúa Thánh Thần mà chúng ta lãnh nhận khi lãnh nhận Bí tích Thêm sức, vậy tại sao chúng ta sợ hãi như
các Tông Đồ xưa? Phải chăng cuộc đời chúng ta trôi nổi vì chúng ta không nhận ra Chúa Thánh Thần?
Tại sao Chúa Thánh Thần được so sánh với lửa?
Nước biểu hiện sự sinh sản và hoa trái của cuộc sống được trao ban trong Chúa Thánh Thần, lửa biểu hiện năng
lực biến đổi nhờ tác động của Chúa Thánh Thần. Khi cầu nguyện, Tiên tri Êlia “xuất hiện như ngọn lửa” và “lời lẽ
cháy như ngọn đuốc”, đem lửa từ trời xuống hy lễ trên Núi Camêlô. Sự kiện này là “hình ảnh” của Lửa Thánh Thần,
Đấng biến hóa những gì ông chạm vào. Ông Gioan Tẩy Giả “đi trước Chúa trong thần khí và sức mạnh của ông
Êlia” và tuyên bố Đức Kitô là Đấng “làm phép rửa bằng Lửa và Thánh Thần”. Còn Chúa Giêsu nói về Chúa Thánh
Thần: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12:49). Trong
hình “lưỡi lửa”, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ vào sáng ngày Lễ Ngũ Tuần và lòng họ đầy Chúa
Thánh Thần. Truyền thống Kitô giáo dùng biểu tượng lửa là một trong các hình ảnh diễn tả sự tác động của Chúa
Thánh Thần.
Chúng ta thấy Giáo hội nhiệt thành trong sách Công Vụ Tông Đồ là một ĐGH Phanxicô đã nói về Đại hội Giới trẻ tại
Rio: “Cha mong muốn kết quả của Ngày Giới Trẻ là gì? Một sự hỗn độn. Sẽ có điều đó. Sẽ có sự hỗn độn ở đây,
tại Rio này ư? Sẽ có! Nhưng cha muốn có sự hỗn độn tại các giáo phận! Cha muốn mọi người phải ra đi! Cha muốn
Giáo hội ra các đường phố! Cha muốn tất cả chúng ta chống lại những gì trần tục, máy móc, thoải mái, giáo sĩ trị,
khép kín, ung dung tự tại. Các giáo xứ, các trường học, các tổ chức,… hãy ra đi!”.
Lễ Ngũ Tuần là ngày khai sinh Giáo hội. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta chính Ngọn Lửa
đã xuống trên các Tông Đồ xưa và đã biến đổi cuộc đời họ.
Nguyện xin Mưa Thánh Linh tuôn đổ trên chúng ta và ban cho chúng ta sự can đảm để dám ra đi và hăng say loan
báo Tin Mừng cho mọi người, đồng thời biến đổi chính cuộc đời của chúng ta và mọi người xung quanh chúng ta.
RACHEL ZAMARRON
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)