logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 06/06/2014 lúc 10:48:12(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage

Mười bảy năm sau cái chết gây chấn động của Công nương Diana, tài liệu chính thức ghi lại chi tiết những sự kiện diễn ra vài giờ sau khi Diana qua đời ở Paris vừa được Anh công bố. Bị kiểm duyệt tan nát, phúc trình này có vén được bức màn bí ẩn quanh tai nạn thảm khốc, cướp đi sinh mạng của công nương bạc mệnh và người tình Dodi Fayed – con trai tỷ phú Ai Cập?

Dù giới chức Anh mất 5 tháng trời đương cự với yêu cầu công bố các phúc trình do Đại sứ quán Anh ở Pháp gửi về nhưng cuối cùng báo chí Anh, dựa vào luật Tự do thông tin, đã đòi được quyền xem các tài liệu này.

Tuy vậy tài liệu, được công bố hôm 24/05 mới đây, sau khi Bộ trưởng Nội an Theresa May cho phép, chỉ vỏn vẹn 3 trang giấy đánh máy mà có tới 65 đoạn bôi xóa.

Hầu như các chỗ bị xóa đều là danh tính của các nhân vật đã được công chúng biết tới trong vòng 16 năm sau cái chết thảm khốc, ở tuổi 36, của công nương Diana, như Hoàng tử xứ Wales (Thái tử Charles), hai người chị của Diana là Sarah và Jane, và kể cả Tổng thống Pháp khi đó là Jacques Chirac.

Các nhà kiểm duyệt còn xóa các từ “của ông ấy”, “của cô ấy”, giải thích rằng họ không còn lựa chọn nào khác, vì phải bảo vệ quyền riêng tư của những người có liên quan.

Việc kiểm duyệt này càng làm tăng mối nghi ngờ, rằng nhà chức trách không muốn vén bức màn bí mật trong cái chết của Diana.

Cuộc điều tra kéo dài 6 tháng đã kết luận rằng Công nương Diana thiệt mạng do sự bất cẩn của viên tài xế Henri Paul và sự đeo bám quyết liệt của các tay săn ảnh paparazzi.

Paul, lúc đó say rượu, cũng chết ngay tại chỗ như Dodi khi chiếc xe chở họ lao vào một cây cột với tốc độ hơn 112km/giờ. Vệ sĩ Trevor Rees-Jones bị thương nặng, nhưng sống sót.

Phúc trình cũng nhắc tới các báo cáo của Al Fayed, tỷ phú Ai Cập có con trai (Dodi) chết trong vụ tai nạn. Ông Al Fayed cho rằng các thành viên của gia đình hoàng gia Anh gây ra tai nạn để ngăn cản Công nương Diana kết hôn với một người đàn ông Hồi giáo. “Đây không phải là một tai nạn”, ông nói ngay sau khi hay tin. “Đây là một âm mưu, một vụ ám sát”.

Những gì diễn ra sau đó, được ghi lại trong tài liệu ngày 31/8/1997 của đại sứ quán Anh tại Pháp, cho thấy sự hỗn loạn chung quanh vụ tai nạn, và hàng loạt các hoạt động ngoại giao diễn ra vội vã.
UserPostedImage

Dưới đây là nội dung vắn tắt của phúc trình này. Những cái tên trong ngoặc đơn là những chữ đã bị cắt bỏ khi công bố tài liệu, dù công chúng đều biết quá rõ phần bị cắt bỏ là gì.

1 giờ 10 sáng
(George Younes) viên chức phụ trách an ninh tại đại sứ quán Anh ở Paris, nhận được một cú điện thoại của Điện Elysee, nơi Tổng thống Pháp cư ngụ, báo rằng Công nương Diana gặp tai nạn xe cộ tại một đường hầm gần Pont d’Alma và hiện đang ở bệnh viện Pitié Salpêtrière. (Dodi Al Fayed) và tài xế (Henri Paul) đã chết.

Tin này “lập tức được chuyển lại” cho giới chức phụ trách tòa đại sứ (Keith Shannon), người nói lại chuyện với Tổng lãnh sự (Keith Moss). Tổng lãnh sự đã gọi điện cho Bộ Ngoại giao để báo cho Nữ hoàng. Khi đó bà đang ở Balmoral với các con trai của Diana là William, 15 tuổi, và Harry, 12 tuổi. Đại sứ Anh ở Pháp, Sir Michael Jay Michael Jay, được đánh thức và thông báo sự việc.

2 giờ 30 sáng
Đại sứ Michael tới bệnh viện và thấy “rất đông cảnh sát hiện diện… Nhiều khu vực cấp cứu đã chuyển bệnh nhân đi hết để nâng cao mức độ giám sát”.

Trong khu chăm sóc đặc biệt, các bác sĩ đang ra sức cứu Diana.

Tổng lãnh sự thông báo vắn tắt tình hình với Bộ Ngoại giao và gọi cho tùy viên báo chí, người đang ở Philippines với Ngoại trưởng (Robin Cook).

“Bệnh viện thiết lập các phòng họp và phòng thông báo sự kiện để nhân viên sứ quán sử dụng… Trong vài giờ tiếp theo, hàng loạt cuộc điện thoại đã gọi tới từ Văn phòng Nữ hoàng Anh, Văn phòng Chính phủ và hội nghị Ngoại trưởng ở Manila”. Trong suốt thời gian đó, nhân viên đại sứ quán cũng nhận vô số cuộc gọi của công chúng sốt ruột tìm kiếm thông tin.

3 giờ 45 sáng
Máy trợ thở của Diana tắt.

4 giờ 00 sáng
Một bác sĩ “gọi đại sứ ra một chỗ để báo tin Công nương đã qua đời. Các bác sĩ đã làm hết sức để cứu mạng bà. Tuy nhiên thương tích của bà quá nặng nên họ không thể làm gì được”.

Văn phòng Nữ hoàng, Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng và nhiều người khác đã được báo ngay tin này.

5 giờ 55 sáng
Bệnh viện tổ chức cuộc họp báo và nhận được một số câu hỏi không mấy quan trọng. Hành lang được lệnh phải trống trải khi thi hài Công nương được chuyển từ phòng hồi sức tới một phòng riêng.

“Căn phòng này được nhiều cảnh sát bảo vệ thường trực. Tổng lãnh sự đã yêu cầu treo rèm để ngăn không cho chụp hình từ xa, từ mái các tòa nhà gần đó. Có hàng loạt các cuộc điện thoại kéo dài giữa bệnh viện, tòa đại sứ, Văn phòng Nữ hoàng, Văn phòng Chính phủ và điện Elysee.

Nhiều kế hoạch khác cũng được khai triển để bảo đảm an ninh cho (Tổng thống Jacques Chirac) và (Thủ tướng Lionel Jospin) tới viếng.

8 giờ 10 sáng
Vệ sĩ của Diana (Trevor Rees-Jones) cũng được đưa vào cùng một bệnh viện. Tổng lãnh sự đã nói chuyện với gia đình ông ta ở Anh.

8 giờ 45 sáng
(Phu nhân Tổng thống Chirac Bernardette) tới viếng.

9 giờ 20
Đại sứ Michael gặp (Chirac) khi ông tới bệnh viện. “Văn phòng Nữ hoàng được bảo đảm rằng các cuộc gặp gỡ này diễn ra trong điều kiện hoàn toàn kín đáo. Theo yêu cầu của gia đình Hoàng gia, tòa đại sứ đã sắp xếp để một vòng hoa lily được mang tới bệnh viện.

Quản gia của Diana (Paul Burrell) và một thành viên trong gia đình của Diana được đề nghị tới khách sạn Ritz để thu dọn đồ đạc của Diana, đặc biệt là một bộ quần áo có thể được dùng để liệm bà. Họ cho biết tất cả đồ đạc của Diana đã được đóng gói và đưa về Anh.

Trong khi đó nhiều cuộc trao đổi đã diễn ra để sắp xếp cho (Thái tử Charles) tới Pháp và đưa thi hài Công nương về nước.

14 giờ
Bộ trưởng Y tế (Bernard Kouchner, đồng sáng lập tổ chức từ thiện Medicins Sans Frontières) tới viếng. Trông ông rất buồn (ông quen biết Công nương từ lâu). Tòa đại sứ đã thông báo trước việc này với đại sứ Michael.

14 giờ 30
Trưởng ban Nghi lễ của Bộ Ngoại giao Pháp mở cuộc họp khẩn cấp giữa giới chức bệnh viện, cảnh sát, giới chức an ninh công cộng và đại sứ quán. “Sự phối hợp, đặc biệt giữa điện Elysee và bộ phận phụ trách nghi lễ, rất tuyệt vời.

17 giờ
(Thái tử Charles) tới bệnh viện với (các chị của Diana là Sarah McCorquodale và Jane Fellowes)…

(Phái đoàn hoàng gia) “rõ ràng là rất bối rối và được giới thiệu với giới chức bệnh viện. Họ nói chuyện với nhân viên bệnh viện, gồm y tá, trợ lý quản trị… trong khoảng 40 phút”.

17 giờ 40
(Charles, Sarah và Jane) dành vài phút bên thi hài Công nương.

18 giờ 15
Phái đoàn rời bệnh viện cùng một đoàn xe cảnh sát hộ tống để tới phi trường Villacoublay.

18 giờ 45
Sau khi tới phi trường quân sự ở ngoài Paris, “quan tài đã được một đội quân Không lực Hoàng gia Anh đưa ra khỏi xe, lên máy bay dưới sự chứng kiến của (Thái tử Charles)… và một số thành viên của hoàng gia.

19 giờ
Phái đoàn hoàng gia lên máy bay về Anh.
UserPostedImage
Ảnh chụp trước thảm kịch ít phút: Công nương Diana ở băng sau xe, phía trước là vệ sĩ Trevor Rees Jones (trái) và tài xế Henri Paul

Tang lễ của Công nương Diana được cử hành 5 ngày sau đó ở Tu viện Westminster. Hơn 2,5 tỷ người trên thế giới đã theo dõi qua truyền hình hình ảnh Thái tử Charles, các hoàng tử William, Harry và anh Công nương, Earl Spencer, bước đi bên cạnh quan tài bà.


Công nương Diana (1961-1997) nổi tiếng sau khi kết hôn với Thái tử Charles. Cuộc sống của bà trở thành tâm điểm chú ý của công chúng do địa vị hoàng gia và các hoạt động xã hội nhiều ý nghĩa. Rồi khi họ ly dị sau nhiều năm tình cảm rạn nứt, Diana cũng không thể sống yên ổn bên cạnh những người mình yêu thương bởi chính sự nổi tiếng của mình. Bà yêu ai, làm gì cũng có ống kính của paparazzi dõi theo. Lúc Diana gặp nạn, bà và người tình đang trốn chạy sự săn đuổi của đám thợ săn ảnh. Đến khi nhắm mắt xuôi tay, cái chết của bà lại tốn không biết bao giấy mực. Người ta không tin đó là một tai nạn giao thông, cho rằng khi đó Diana đang mang thai khoảng 9-10 tuần nên có người muốn ám sát bà để bảo vệ danh dự hoàng gia. Suốt 17 năm qua, tỷ phú Ai Cập Mohamed al Fayed luôn cáo buộc tình báo Anh MI6 đã dàn dựng vụ tai nạn, sát hại Diana để bà không thể kết hôn và sinh con với con trai ông (Dodi al Faeyd) được.

Tài liệu mới nhất báo chí Anh có được xem ra vẫn chưa tiết lộ điều gì mới…
25/05/2014
Diệu Anh
Theo Mirror


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.128 giây.