logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/06/2014 lúc 06:48:19(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Doanh đang cho xem những giải thưởng hoa hậu mà cô từng thắng. (Annie Ropeik/KUCB)

Từ ngày đến Mỹ gần 40 năm trước, một trong những ao ước lớn nhất trong đời tôi là được du hành nay đây mai đó, không ở một nơi nào cố định, đi và ghi nhận muôn vạn màu sắc kỳ ảo của cuộc sống trên thế gian. Ước mơ ấy có lẽ xuất phát từ việc tôi từng vui sướng mỗi khi được dự những buổi dã ngoại theo các bạn Hướng Đạo đến những vùng thôn quê trầm lặng ở ngoại thành Nha Trang, xa rời khu chợ Xóm Mới xô bồ với kẻ bán người mua. Cũng có thể khởi nguồn từ cuộc di cư rời xa Nha Trang vĩnh viễn, sống tạm bợ ở Sài Gòn một thời gian trước khi nổi trôi theo cơn bão của thời cuộc đến đất Mỹ. Như một cái cây bị bứng ra khỏi mặt đất, tôi luôn chờ một dòng nước mới để tiếp tục trôi cho đến khi thân tàn lụi, gốc mục rã.

Thế nên từ ngày mới lấy được bằng lái xe thời trung học, từ miền tây Pennsylvania, tôi đã lang thang đến các địa phương trong vùng đông bắc Hoa Kỳ, tuốt tận đến Portland, Maine, rồi quay qua hướng tây, đi xa đến Minnesota, rong ruỗi xuống phương nam đến tận cùng Miami, Florida. Xong đại học, tôi tiếp tục những chuyến đi mới và cuối cùng đến California, để rồi trở thành một cư dân Bolsa thứ thiệt bận bịu chuyện kiếm sống, vợ con.

Cũng may nàng nhà tôi cũng có một phần thích cuộc sống của đời du mục, nên dù bị giới hạn rất nhiều vì hoàn cảnh, chúng tôi vẫn có được những chuyến lái xe đến khắp các tiểu bang ở miền tây nước Mỹ. Tuy vậy quê hương thứ nhì của chúng tôi vẫn còn một vài nơi mà tôi chưa lái xe đến, và một trong những nơi đó là Alaska.

Tiểu bang này luôn thu hút tôi không chỉ về vấn đề địa lý, phong cảnh mà tôi chưa từng tận mắt thấy, mà vì thỉnh thoảng tôi vẫn thấy bóng dáng hiếm có của quê hương Việt Nam ở một nơi hẻo lánh, lạnh buốt hầu như quanh năm gần miền Bắc Cực băng giá.

Mấy năm trước tôi từng thích thú khi đọc một bài báo nói về một tượng Phật trắng ngần đã vượt trùng dương từ miền Trung Việt Nam đến một thị xã ở Alaska. Có lẽ trong bài viết sau tôi sẽ kể cho bạn nghe chuyện pho tượng Phật với nét mặt Việt Nam đó, nếu bạn chưa đọc thẳng bài ấy từ báo tiếng Anh.

Còn bây giờ xin thuật cho bạn nghe chuyện cô Trần Thị Doanh sống ở Unalaska, một thị xã nằm cách xa khu phố Bolsa ở Quận Cam của chúng ta khoảng 4,500 dặm đường. Nếu lái xe thì tôi mất chừng 10 ngày mới đến nơi, và chắc chắn phải tốn nhiều công sức hơn nữa để tạo đủ thời gian ngưng lao động cho cơm áo và thực hiện chuyến đi. Còn đi máy bay thì chừng 10 tiếng đồng hồ băng qua một vùng biển thuộc đông bắc Thái Bình Dương. Mạng bản đồ Google còn cẩn thận ghi thêm tiền vé máy bay một chiều từ Los Angeles đến Unalaska là $1,566 Mỹ kim.

Chỉ xem bản đồ không thôi, đủ thấy Unalaska là một thử thách cho những ai muốn du hành đến tận nơi ấy. Theo ngôn ngữ của thổ dân Uangan từng có mặt ở quần đảo Aleutian mấy ngàn năm trước, tên gọi “Unalaska” có nghĩa là “gần bán đảo.” Thị xã Unalaska nằm trên một chuỗi hải đảo nối dài ở phía tây của vịnh Alaska, xa đất liền của tiểu bang băng giá này. Nơi đây bọc quanh vịnh Dutch, đang có khoảng 4,400 cư dân, và có một bến tàu tiếp nhận số lượng hải sản lớn nhất nước Mỹ.

Chắc cũng như bạn, mới đọc mấy dòng đầu của một bài viết đăng trên mạng của đài phát thanh KUCB 89.7 FM, tôi chợt thắc mắc làm sao một cô gái Việt Nam và gia đình của cô lại trôi dạt đến tận Unalaska, một nơi mà theo tiêu chuẩn của Alaska không thôi đã bị xem là hẻo lánh, huống hồ theo tầm nhìn của “dân thị tứ Bolsa chúng mình” thì lại càng xa xôi đến chừng nào.

Bài viết mang tựa đề “Cô Trần đại diện Unalaska trong cuộc thi hoa hậu tiểu bang” (Tran Represents Unalaska at State Pageant) của bà Annie Ropeik đăng ngày 2 tháng Sáu vừa qua đã cho thấy một phần hoàn cảnh của gia đình cô. Xin lược dịch bản tin ấy sau đây cho bạn đọc, như thể được cùng tôi đến viếng thăm cô gái họ Trần và gia đình thân yêu của cô ở xứ xa tít mù khơi Alaska.

“Vào ngày thứ Sáu vừa qua (30 tháng Năm, 2014), 19 thiếu nữ đã dự một cuộc tuyển chọn để được đại diện Alaska trong cuộc thi hoa hậu Miss America sắp tới. Một trong những người này là cô Trần Thị Doanh, 24 tuổi. Hầu hết các thí sinh đều đến từ các thành thị, riêng cô Doanh là một trường hợp cá biệt.

“Cô không được tiến thêm một bước nữa vào giải Miss America, nhưng cô đã mang về giải Miss Congeniality (hoa hậu tương đắc với mọi người) và giải People's Choice (sự bầu chọn của mọi người).

“Trong tháng qua bà Annie của đài KUCB có nói chuyện với Trần Thị Doanh khi cô đang chuẩn bị dự thi hoa hậu Alaska. Qua cuộc phỏng vấn này, chúng ta thấy một khía cạnh khác của Doanh ở biên địa cuối cùng của nước Mỹ.

“Vào một buổi chiều tháng Tư mưa rơi tầm tã, Doanh đã lái xe xuyên thị xã Unalaska để nhận quần áo từ một người góp tặng ở một tiệm bán rượu. Những quần áo này được quyên góp cho Thread By Thread (Từng Sợi Chỉ Một), một hội từ thiện do cô Doanh thành lập nhân dịp tham gia cuộc thi Miss Alaska.

“Doanh: ‘Nhớ lại những gì mình đã làm trong quá khứ, chúng tôi nảy ra ý tưởng thành lập Thread By Thread. Lẽ đương nhiên chúng tôi cũng nghĩ đến tên của hội, và tên này xem phù hợp với những gì mà tôi đã trải qua từ thời thơ ấu cũng như mọi thứ mà chúng tôi đang sống với trong lúc này.’

“Trong nhiều tuần qua, Doanh đã gởi hàng trăm món y phục quyên góp đến các trung tâm tạm trú và những ngôi làng trên khắp tiểu bang – từ các thị xã Little Diomede và Tooksook Bay đến các thành phố Anchorage và Wasilla.

“Hôm nay cô nhận thêm vài món quần áo nam từ một người bạn trên Glenn.

“Doanh: ‘Ôi chao, những chiếc áo mới tinh!’

“Glenn: ‘Nhiều áo lắm, kể cả mấy chiếc còn mới.’

“Doanh: ‘Chiếc áo ấm này, chà, thật là tốt...’

“Anh Glenn không là người địa phương đầu tiên tặng quần áo cho hội từ thiện của Doanh. Thật ra, nếu bạn sống ở Unalaska, đến lúc này bạn chắc đã nghe tin thị xã nhỏ bé của chúng ta sẽ có một khuôn mặt đại diện trong cuộc thi hoa hậu tiểu bang.

“Điều đó không thường đâu bạn, vì hầu hết những thí sinh Miss Alaska là người từ thành phố Anchorage hoặc Fairbanks. Cuộc thi ở tiểu bang Alaska được mở rộng, điều này có nghĩa bạn không cần phải thắng một cuộc thi ở địa phương trước khi được vào Miss Alaska.

“Cô Doanh đã từng dự những cuộc thi hoa hậu khác khi còn đi học ở thành thị Alaska. Nhưng thị xã Unalaska đã là quê hương của cô từ lâu.

“Tại một nhà hàng ở phi trường Tom Madsen của Unalaska, Doanh đang lau dọn bàn ăn. Cô làm việc theo thói quen siêng năng của cha mẹ từ ngày họ đến đây mở một quán ăn. Cha mẹ cô đã rời Việt Nam trong thập niên 1970, tị nạn tại Seattle và đến Alaska từ năm 2002.

“Doanh: ‘Sự làm việc chuyên cần của cha mẹ đã dạy cho tôi về mặt tinh thần, cộng thêm những gì tôi được học ở người khác tại trường và ngoài đời.’

“Gia đình họ Trần đã đến Alaska khi Doanh còn học trung học. Họ sống trong một căn nhà chật chội, thiếu hầu hết các tiện nghi. Ban đầu cô cảm thấy rất khó tìm cho mình một chỗ riêng tư.

“Thế rồi cô đi học ở trường Mt. Edgcumbe tại Sitka và vào Đại Học Alaska ở Anchorage. Sau đó cô làm tại văn phòng của Dân Biểu Tiểu Bang Bob Herron ở Unalaska, và hiện nay cô làm việc cho Bộ Tộc Qawalangin. Doanh cũng giúp gia đình tại xưởng hải sản mà họ mới mở.

“Cô đang là thành viên trong ủy ban hoạch định của thị xã, và biết đâu chừng trong tương lai gần cô sẽ bước vào chính trị. Doanh nói rằng quá khứ của gia đình chính là nguồn cảm hứng cho những gì cô làm.

“Doanh: ‘Tôi luôn cố gắng làm hết sức mình trong mọi việc vì tôi có cơ hội. Cha mẹ tôi đã không có được cơ hội như vậy ở Việt Nam. Họ thiếu cơ hội thời mới lớn. Sự hiểu biết về điều đó đã ảnh hưởng đến mọi quyết định và hành động của tôi.’

“Và đó là một trong các lý do tại sao cô chú trọng đến việc làm của hội Thread By Thread.

“Doanh: ‘Chúng ta đang sống ở ngoài dải đảo Aleutian, nơi còn thiếu thốn nhiều thứ.’

“Doanh nói rằng gia đình cô đã khá hơn so với lúc cô còn nhỏ. Thế nhưng cô biết chung quanh đây và trên khắp tiểu bang, đời sống của nhiều người vẫn không khá. Cô hy vọng được nêu những vấn đề liên quan đến miền thôn quê trên sân khấu của cuộc thi hoa hậu, và cô muốn nhắc nhở mọi người rằng Alaska lớn hơn nhiều, không chỉ có thành phố Anchorage mà thôi.”
UserPostedImage
Unalaska ven vịnh Dutch. (Wikipedia)

Bài viết của bà Annie Ropeik còn có thêm vài chi tiết về sự tập dượt ca hát của Doanh và sự hồi hộp trong lúc chờ ngày bay đến Anchorage để dự thi. Cô được nhiều người tặng tiền để trang trải các chi phí, và cô cũng hy vọng nhận thêm quần áo cho hội từ thiện “Từng Sợi Chỉ Một.”

Cho dù không có cơ hội được lái xe làm một chuyến đến Alaska theo mộng ước còn vấn vương trong tôi từ thời tuổi trẻ, tôi vẫn có những phương tiện của thời hiện đại để “bay” đến nhiều nơi trên trái đất, mong tìm đến những con người, những dấu vết của người Việt Nam sau thời ly loạn 1975.

Nhờ vậy tôi tìm ra một tấm lòng vị tha của một cô gái Việt sinh ra và lớn lên ở xứ Mỹ tại một nơi mà tôi tin là có rất ít người Á Đông, nói chi là người Việt Nam.

Lòng tôi cũng vui không kém khi khám phá có một tượng Phật Việt Nam đang “sống” ở Alaska. Trong bài viết kế tiếp, tôi hứa sẽ kể cho bạn nghe về vị Phật này, bảo đảm bạn sẽ thích thú và đãi tôi một chầu đi Alaska, hoặc đến bất kỳ nơi nào trong cõi ta bà này để được học và sống với lòng vị tha.

Phúc Quỳnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.108 giây.