logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/06/2014 lúc 07:03:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có một cách nói cho rằng người dân ở khu vực Đông Á có lối suy nghĩ thiên về tập thể, trong khi người Tây phương suy nghĩ thiên về cá nhân. Sự thật thì có một phần đúng trong đó, và lời giải thích cho cách nói trên có thể nằm ở trong thực phẩm mà cha ông chúng ta đã ăn. Và dường như nền nông nghiệp trồng lúa gạo đã đưa tới lối suy nghĩ dựa trên nền tảng tập thể, trong khi nông nghiệp trồng lúa mì thiên về cá nhân chủ nghĩa.
Hình ảnh phổ biến chúng ta thường thấy về người Mỹ và Âu châu là nhóm người thích lối sống độc lập, chuộng sự riêng tư và ưa đổi mới, đối lại với người Á châu là tập thể và tuân thủ theo đa số. Do đó, quan niệm cho rằng văn hóa và cuộc sống của người Tây phương và Đông phương khác nhau, đôi khi còn đối nghịch nhau nữa, là dựa trên quan điểm đó.
Có người còn nói rằng nếu người Mỹ được hỏi là hãy tự mô tả về mình thì người Mỹ thường tự cho mình là một người có nghị lực, thân thiện hoặc là một người chăm chỉ cần cù.
Nhưng nếu là một người Nhật thì câu trả lời sẽ rất khác. Kết quả một số cuộc nghiên cứu cho thấy người Nhật thường tự cho mình là người sống lệ thuộc vào đám đông hoặc quan tâm tới người khác.
Từ lâu, các nhà tâm lý biết rằng người dân ở khu vực Đông Á nói chung suy nghĩ khác so với người dân sống ở Hoa Kỳ và Âu châu. Các dân tộc Đông phương thường có cuộc sống thiên về tập thể và sống bằng trực giác nhiều hơn, trong khi các dân tộc Tây phương lại có cuộc sống coi trọng sự riêng tư, nghiêng về cá nhân chủ nghĩa và suy nghĩ dựa trên lý lẽ.
Trước đây, một số nhà khoa học đã thử liên hệ những khác biệt này với cuộc sống sung túc và sự hiện đại hóa: Khi một xã hội giàu mạnh hơn và có nền giáo dục tốt đẹp hơn, người dân thường trở nên có khuynh hướng nghiêng về cuộc sống trọng cá nhân và lý trí.
Nhưng ý kiến này đã không đứng vững do không giải thích được hiện tượng văn hóa với lối sống coi trọng tập thể tại những nơi như Nhật Bản, Hương Cảng và Nam Hàn – là những quốc gia, ở một vài khía cạnh nào đó, giàu có không thua kém Hoa Kỳ và những quốc gia Tây phương.
Đến nay thì các nhà nghiên cứu tâm lý đã có bằng chứng cho thấy tổ tiên loài người chúng ta đã gieo trồng những hạt mầm khác biệt văn hóa cả ngàn năm trước qua việc lựa chọn hạt giống nào để gieo trên những thửa ruộng để lấy thực phẩm nuôi sống họ.
Theo nhà nghiên cứu Thomas Talhelm thuộc Đại học Virginia thì chính cuộc sống nông nghiệp có thể đã tạo thành tâm lý đó.
Ông nhận thấy việc trồng lúa gạo là một công việc tốn rất nhiều sức lao động, đòi hỏi số giờ làm việc từ lúc gieo hạt cho đến khi có thu hoạch nhiều gấp đôi so với việc trồng lúa mì. Trước khi nông nghiệp được cơ khí hóa, nó đòi hỏi người nông dân phải biết cách làm việc có hiệu quả trên những thửa ruộng đó, đặc biệt vào thời điểm của vụ mùa; những xã hội trồng lúa gạo, từ Ấn Độ, Mã Lai Á đến Nhật Bản, tất cả đều có những lối làm việc chung với nhau, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau.
Và bởi vì phần lớn các giống lúa gạo được trồng trên những thửa ruộng ngập nước, công việc đòi hỏi người nông dân phải cùng nhau hợp tác đắp đê, đào kinh, khơi rạch để dẫn nước vào ruộng, và quanh năm phải lo việc bảo trì hệ thống hạ tầng này vì nó chính là tài sản chung của mọi người nông dân trong vùng và tất cả công việc đồng áng đều lệ thuộc vào đó. Do vậy, theo Thomas Talhelm, lối làm việc chung đó đã đưa tới nền văn hóa có lối sống nương tựa lẫn nhau ở những khu vực trồng lúa gạo.
Lúa mì, ngược lại, được trồng trên đất khô, chỉ cần mưa để ẩm đất. Do đó, người nông dân trồng lúa mì không cần phải hợp tác làm việc chung với những người nông dân khác. Một gia đình nông dân có thể tự gieo giống, chăm bón và gặt hái trên thửa ruộng lúa mì của mình mà không cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Thế nên, với cách thức trồng lúa mì, cũng theo Talhelm, đã sinh ra lối sống độc lập, nghiêng về cá nhân.
Còn nhớ đời sống nông thôn ở ta trước kia cũng thế, cũng có lối sống tập thể, làng xóm đùm bọc lẫn nhau. Chẳng ai bảo ai nhưng khi có việc thì chung sức nhau mà làm: gặp ngày mưa lũ nước dâng cao thì gọi nhau đi đắp đất be bờ ngăn nước tràn vào ruộng; đến ngày gặt, ruộng nhà ai lúa chín trước thì hùa nhau cùng cắt, đập cho xong trước để ngày mai còn qua bên thửa ruộng khác; rồi hàng xóm láng giềng trông chừng nhau, bảo vệ nhau, tự giữ an ninh lấy chứ thời đó làm gì có cảnh sát hay dân vệ như sau này.
Mà không chỉ Đông và Tây mới suy nghĩ khác nhau. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tâm lý của người dân vùng Đông Á đa dạng hơn người ta tưởng. Khu vực này, nói chung, thường được cho là có lối sống trọng tập thể, nương tựa lẫn nhau, nhưng các nhà nghiên cứu chứng minh cho thấy ngay tại Trung Quốc, người dân sống ở khu vực miền bắc, là nơi trồng lúa mì, cũng có lối suy nghĩ có tính cách cá nhân và trọng lý trí giống như phương Tây.
Thomas Talhelm xây dựng thuyết trồng lúa của ông sau khi sống tại Trung Quốc trong bốn năm. Lần đầu ông tới quốc gia này năm 2007 và dạy Anh ngữ tại Quảng Châu, thuộc miền nam, là nơi trồng lúa gạo.
Một năm sau ông dọn tới sống ở Bắc Kinh, thuộc miền bắc. Trong chuyến đi đó, ông nhận thấy người miền bắc cởi mở và có lối sống cá nhân hơn người miền nam Trung Quốc. Tuy biết chắc là có sự khác biệt giữa người miền nam và người miền bắc nhưng ông lại không biết rõ sự khác biệt đó đến từ đâu.
Tự tìm hiểu thêm và ông khám phá ra rằng con sông Dương Tử chạy từ tây qua đông, cắt ngang nước Tàu chính là đường kẻ quan trọng ngăn chia hai nền văn hóa của Trung Hoa. Không những thế, sông Dương Tử còn ngăn chia luôn cả ngôn ngữ và hai nền nông nghiệp trồng lúa gạo (miền nam) và lúa mì (miền bắc).
Để chứng minh rằng việc trồng lúa gạo hay lúa mì đã ảnh hưởng đến tâm lý trong cuộc sống của người dân ra sao, Thomas Talhelm và các cộng sự viên đã nhờ đến sự cộng tác của hơn 1.000 sinh viên sống rải rác khắp Trung Quốc và cho họ một bài trắc nghiệm tâm lý đơn giản. Những sinh viên sống ở miền bắc đã trả lời những câu hỏi tương tự như người Mỹ và Âu châu: Họ thiên về cá nhân chủ nghĩa và dùng lý trí trong suy nghĩ. Những sinh viên từ miền nam thì thiên về lối sống văn hóa như của Nhật Bản và Đại Hàn.
Một nghiên cứu trước cho thấy, qua cuộc trắc nghiệm tâm lý, khi hỏi một người là hãy phác họa về nhóm bạn của anh ta, với những vòng tròn đại diện cho chính cá nhân đó và các bạn của anh. Những người Mỹ thường có khuynh hướng vẽ những vòng tròn về họ lớn hơn là về những người bạn của họ. Trong khi đó người Nhật khi vẽ về họ thì trung bình những vòng tròn đó nhỏ hơn so với những vòng tròn của những người bạn. Kết quả trên cho thấy người Mỹ thích tự nâng cá nhân mình lên hơn là người Nhật.
Cùng một bài trắc nghiệm trên, khi Talhelm đưa cho những sinh viên Trung Quốc, kết quả cho thấy là tùy thuộc ở địa phương nơi những sinh viên đó sống đã có những đáp số rất giống nhau. Những sinh viên đến từ những khu vực trồng lúa mì vẽ những vòng tròn về họ tính trung bình lớn hơn một chút so với những vòng tròn về bạn họ. Nhưng những sinh viên đến từ những khu vực trồng lúa gạo vẽ những vòng tròn về họ nhỏ hơn những vòng tròn về những người bạn họ. Giống như người Tây phương, những sinh viên sống ở miền bắc (tức những người mà tổ tiên dòng tộc của họ là những nông dân trồng lúa mì) có khuynh hướng nâng cao sự quan trọng của họ lên.
Thomas Talhelm còn giải thích thêm rằng, từ xa xưa cho đến gần đây, nguồn gốc của hầu hết người dân trên thế giới là từ nông thôn, và lối sinh hoạt nông thôn đó đã ảnh hưởng đến văn hóa và sinh hoạt của xã hội thời hiện tại này, và lối sống đó có thể đã ăn sâu vào tiềm thức và xác định cuộc sống của họ, cho dù nhiều người qua nhiều thế hệ huyết thống đã không còn làm công việc đồng áng nữa mà đổi qua làm những ngành nghề khác.
Theo các nhà nghiên cứu trên, Đông và Tây khác nhau là ở chỗ đó. Người cầm miếng bánh mì ăn sẽ suy nghĩ khác với người cầm chén cơm.
Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy đời sống nông nghiệp từ bao đời trước tiếp tục ảnh hưởng lên cuộc sống của người dân ở thời hiện đại này.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.