logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/06/2014 lúc 10:49:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
WESTMINSTER (NV).- Cuộc đời Randy là một cuộc đời đặc biệt. Đúng. Nhưng theo nghĩa nào? “Kiếp người đến với tôi không có gì dễ dàng hết! Cái gì đến với tôi cũng khó hết!”


Dễ dàng sao được với đứa bé vừa mới qua ngày đầy tháng đã được mang vào cô nhi viện. Chưa đầy năm tuổi đã phải đương đầu với định kiến “đồ Mỹ lai” cùng những trận đòn thừa sống thiếu chết trong thân phận của đứa con nuôi nhà nghèo đảm nhiệm công việc chăn bò. Lớn lên một chút lại thêm nỗi tự ti của “thân phận dư thừa” được “bán” sang tay một gia đình khác để người ta làm phương tiện tìm đường sang Mỹ. Vừa ở đỉnh vinh quang của sự nghiệp ca hát chưa lâu thì lại đối diện với những trắc trở trong đời sống hôn nhân... Cứ vậy, cho đến ngày hôm nay, cái tên Randy vừa như quen thuộc vừa như xa xôi lắm trong lòng những người yêu nhạc.


Thế nhưng, thật lạ lùng là trong suốt buổi chuyện trò, tôi đã không thể nào tìm thấy được một dấu hiệu bi quan, than trách nào ở người ca sĩ một thời vang dội với “Nó”, mà chỉ thấy đằng sau đôi mắt buồn của Randy là cả một nỗi yêu thương, độ lượng và luôn đong đầy hy vọng về những cơ duyên tốt đẹp hơn sẽ đến với mình trong cuộc sống.
UserPostedImage
Sau đôi mắt buồn của Randy là cả một nỗi yêu thương, độ lượng và luôn đong đầy hy vọng về những cơ duyên tốt đẹp hơn sẽ đến với mình trong cuộc sống. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Nếu Randy cho rằng mọi chuyện trong đời đều bắt đầu bằng chữ duyên thì ắt hẳn cuộc gặp gỡ giữa anh và tôi cũng là duyên.


Nhớ lại trong thời gian tôi viết liên tiếp nhiều phóng sự xoay quanh đề tài cha mẹ tìm con, con tìm cha mẹ, và thân phận của những đứa trẻ mồ côi, đặc biệt là con lai, tôi đã cố gắng tìm cách liên lạc với Randy bằng cách này, cách khác nhưng tất cả đều không xong.


Vậy mà, thật tình cờ, một người quen cho biết, “Randy vừa quay về sống ở Little Saigon và hy vọng có cơ hội tham gia các sinh hoạt ca hát tại đây.”


Vậy là tôi hẹn gặp anh. Trước hết để muốn tìm câu trả lời: Anh đã tìm được mẹ đẻ của mình chưa? Và, tại sao những “đứa con lai” như anh dường như luôn có khuynh hướng tìm mẹ mà hiếm nghe tìm cha? Sau nữa là muốn biết lý do gì anh lại “rơi” quá nhanh khi đang ở đài cao danh vọng từ hơn 20 năm trước?


Công việc của một nhà báo luôn khiến tôi có những sự tò mò như thế.


Randy có cách nói chuyện khá thân thiện, cởi mở, không khách sáo, câu nệ.


Anh bắt đầu câu chuyện bằng cách kể lại hành trình vừa đi thăm những đứa con của mình, những đứa con đang ở cùng mẹ, trước khi nói về giấc mơ trở thành ca sĩ của “thằng Mỹ đen chăn bò.”


“Khi được mang về quê Cẩm Hà làm con nuôi, tôi cứ bị trẻ con hàng xóm trêu chọc là 'đồ Mỹ đen'. Khi buồn như vậy, tôi lại muốn mượn nhạc để có thể trải hết lòng mình, trút hết tâm sự của mình vào trong lời hát. Tôi có ước mơ làm ca sĩ từ thời nhỏ xíu đó.” Randy nhớ lại.


Anh suy luận, “Tôi nghĩ mình có chất giọng tốt cũng là do lúc nhỏ đi chăn bò, đi tưới cây về khuya, sợ ma nên cứ la lớn, hát nghêu ngao lớn lên để cho người ta biết có mình, để mình tự trấn an mình, an ủi mình thoát khỏi nỗi sợ.”


Cứ vậy mà cậu bé chăn bò không cùng màu da với những đứa trẻ trong xóm lớn lên với khát khao thầm kín đó.


Cho đến khi Randy sang Mỹ theo diện “con lai” vào năm 20 tuổi.


Sau những khởi đầu không lấy gì làm sáng sủa hơn nơi quê cha nhưng lại là đất khách, Randy cho rằng mình đã bắt được một cơ hội duy nhất trong đời, đó là: đi thi hát, đoạt giải nhất, để từ đó bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp.


“Đó là cơ hội tốt nhất trong đời mà tôi có từ xưa đến nay.” Randy thừa nhận.


Từ bệ phóng này, anh thực hiện được ước mơ ngày thơ bé: trở thành ca sĩ.


Anh tâm sự, “Hạnh phúc là những gì mình khao khát mà mình có được. Tôi có được điều mình khao khát là trở thành ca sĩ.”


Ước mơ ca hát khỏa lấp được hết tất cả những ước mơ khác của cậu bé mồ côi. “Sự ca hát thay đổi tôi rất nhiều và cho tôi nhiều thứ, ngay cả những thứ tôi từng mơ ước ngày thơ bé như được đi máy bay, được đi xe lửa, được đi xe Huê Kỳ. Tôi nhớ những lúc tôi dẫn bò đi ăn, thấy xe lửa chạy ngang là tôi dõi mắt nhìn theo, nhìn theo cho đến khi khuất tầm mắt mới thôi. Hay khi nhìn thấy một chiếc xe hơi nào chạy qua, mà ngày xưa mình cứ gọi đó là xe Huê Kỳ thì tôi cũng đứng nhìn theo, nhìn theo cho đến khi nó chỉ còn là một bóng mờ và biến mất.”


“Ca hát như một bước ngoặt thay đổi hết cuộc đời tôi và cho tôi được toại nguyện tất cả.” Chàng ca sĩ của một thời làm xao động không biết bao nhiêu trái tim, cõi lòng người hâm mộ, thổ lộ.


Tuy nhiên, cuộc đời vốn dĩ chẳng bao giờ bằng phẳng cho mọi nơi, mọi chỗ. Nó cứ phải uốn khúc, ghập ghềnh, lúc phom phom thẳng tắp, lúc lại như dằn xốc những ổ gà cho người ta đừng ngủ gục trên chặng đường dài của cuộc đời phải đi.


Randy kể, “Vào thời điểm ở đỉnh cao, mọi người biết đến tên Randy nhiều là năm 1992. Lúc đó tôi kiếm tiền rất, nhiều lắm, bởi tình trạng sao chép, in lậu chưa có như bây giờ.”


“Tuổi thơ tôi cực quá, bầm dập quá rồi nên đến khi kiếm ra tiền thì mình cứ chơi, kiểu như mình tự bù đắp lại sự thiếu thốn của bản thân. Xài tiền không cần suy nghĩ, không nghĩ đến đầu tư, không nghĩ đến ngày mai.” Randy nhắc lại một thời vàng son bằng gương mặt thanh thản, an nhiên. Bởi, “Dẫu sao thì cũng tiền do mình làm ra, tôi chọn cách sống đó. Giờ nghĩ lại thì thấy cũng vui thôi.”
Chưa đầy 3 năm ở đỉnh cao của sự nghiệp, Randy thực hiện một quyết định lớn lao: cưới vợ và theo vợ sang Úc “để đổi môi trường. Một mình tung hoành một cõi thì cũng hay.”


Nhưng, trời không chìu lòng người. Sau 2 năm lập gia đình, “có lẽ hết duyên hay duyên tận, không ở với nhau nữa, Randy trở về Mỹ, vẫn hát cho một số trung tâm nhưng không còn xôn xao như thời hát với trung tâm Hải Âu.”


Tuy nhiên, cũng có cái hay là khi ở Úc và lúc trở lại quận Cam thì Randy lại có xu hướng sáng tác.


Anh bộc bạch, “Đường đời thay đổi, bập bềnh rày đây mai đó cho tôi nhiều cảm xúc sáng tác. Bên cạnh đó, tôi cũng có cơ hội đi nhiều, gặp anh chị em lai nhiều, gặp những người mẹ có con lai, mỗi người một câu chuyện. Tôi ghi nhận lại những câu chuyện, những tâm sự đó và khi cảm xúc trỗi lên thì viết ra thành bài hát.”


Nhìn lại các sáng tác của Randy, hầu hết xoay quanh hình ảnh về một người mẹ mà anh cứ khắc khoải muốn ít nhất một lần trong đời được gặp lại, bên cạnh đó là nỗi niềm, thân phận của một đứa con lai mồ côi không biết cha mình là ai.


“Trong tiềm thức tôi có ba nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện tìm ba. Bởi vì tôi không hề có một chút dấu tích gì hết, ngay cả một cái tên thì làm sao mà tìm? Thế nên có một điều là cứ đến ngày lễ Cha, dù tôi đang ở trên đất Cha nhưng lại cảm thấy buồn lắm.”


“Giờ tôi cũng là một người cha, nhưng không được ở gần con để lo cho chúng nệm ấm chăn êm nên tâm trạng làm tôi đau xót nhất là giờ mỗi lần hát bài Cha vừa có cảm giác như hát cho mình mà cũng là hát cho thân phận của các con tôi. 'Cha ra đi xa khuất chân trời/ Con giận đời kết nghĩa mồ côi.' Nỗi đau mình như nhân đôi. Vừa đau cho mình vừa đau cho các con.”


“Còn mẹ anh? Hành trình đi tìm mẹ anh như thế nào?” Tôi hỏi.


“Đúng nghĩa là trong suốt nhiều năm qua tôi chờ mẹ đi tìm mình.” Randy trả lời.


Anh kể: Tôi không có bất kỳ một dấu tích gì về người mẹ đã sanh ra mình, ngoại trừ khi trở về cô nhi viện Thánh Tâm, nơi má nuôi đã xin tôi về, thì tìm thấy những gì thuộc về tôi chỉ là: Trần Quốc Tuấn, sang ngày 25 Tháng 1, 1971, tại bệnh viện Hải Châu, Đà Nẵng. Ngày vào cô nhi viện Thánh Tâm: 26/2/1971. Ngày được người ta xin về làm con nuôi ở Cẩm Hà: 15/11/1975. Không có tên mẹ, cũng không có tên người đưa mình vào.


Anh trầm ngâm, “Tôi đăng những dòng này trên nhiều báo chí để mẹ, nếu còn sống, thì đi tìm mình, chứ thực sự mình làm sao tìm mẹ được. Tôi cũng hiểu, thời chiến mà, làm sao biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng, buồn.”


Dẫu nói buồn, nhưng không thể tìm ra được nét bi quan, chán nản nơi Randy. Bởi, như anh nói, “Cho tới thời điểm này thì tôi không bỏ cuộc nhưng hài lòng là tôi đã làm hết khả năng của mình. Dù rằng tôi vẫn có những khao khát, vẫn nuôi hy vọng tìm mẹ, nhưng tôi đã có bài hát kết, coi như một sự chan hòa. Tôi nghĩ nếu mẹ còn thì mẹ cũng vui nếu biết Randy đã viết 'Hỏi mẹ giờ đây có nhớ không, hay đã quên con từ thuở nào, Mẹ hãy về đây con vẫn chờ, Thương mẹ nhiều đêm nhớ ngày mong.”


Đứa con mồ côi này tin chắc “nếu mẹ còn sống thì sẽ cầu trời, nhớ đến mình, cầu trời cho mình sống bình an.”


Nói thêm về những biến động xảy ra trong cuộc đời không bằng phẳng của mình, Randy mượn lời bài hát Cõi Lòng để nói thay:


“Nếu ai có lòng vẽ một dòng sông, mà dòng sông đó trong hơn cõi lòng, tôi sẽ âm thầm ra sông lén uống, cho dòng đời trong tựa dòng sông.”


“Tôi xem lời bài hát này là liều thuốc giải độc mỗi khi mình bị ngộ độc tinh thần: Bài hát này thay đổi tôi, làm tôi không kép mình nữa, không tự nhốt mình trong vỏ ốc của chính mình nữa. Tôi không ân hận về tất cả những gì đã qua, có chăng chỉ một chút tiếc nuối. Giả sử nếu giờ có những cơ hội tốt thì mình sẽ biết nắm giữ và làm cho nó tốt hơn chứ không có kiểu chơi xả láng sáng về sớm như xưa.”


Và, Randy, người ca sĩ “da màu”, vẫn đang chờ đợi một cơ duyên nào đó sẽ đến với mình, để được tiếp tục đắm mình trong niềm hạnh phúc được hát, hát thật nhiều, cho quên đi những khó khăn luôn đến với anh trong cuộc đời này.


Ngọc Lan/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.130 giây.