logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 15/06/2014 lúc 06:28:31(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage

Thưa quý bạn, không hiểu ở các nước bên ấy ra sao, còn ở trong nước, kể từ năm 1975 đến nay, gần 40 năm qua rồi nhưng tình trạng dân chúng – nhất là ở những nơi thôn quê và các vùng cao – vẫn còn kém lắm. Nhiều khi người ta cư xử với nhau một cách cổ điển, lạc hậu đến đáng thương. Lỗi đó tại ai? Chẳng tại ai cả, chỉ do sự kém văn minh và thiếu hiểu biết mà thôi.
Xin mời quý bạn xem qua và bạn không ngờ đấy là sự thực…

I. Chuyện ông bố vợ và 3 con trâu
Hai trăm triệu đồng để cưới bông hoa núi rừng
Anh Hà Văn Tình, nhân viên kỹ thuật của một nhà máy tại huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa, kể lại câu chuyện khá đặc biệt của mình như sau:
Ông Hà Hán Thưởng – bố vợ anh – nổi tiếng là một người đàn ông có tính gia trưởng, tham lam, ích kỷ. Gia đình ông thuộc loại khá giả, trâu bò, lợn gà đầy chuồng, thóc úa đầy bồ. Ông còn “có tài” hơn nhiều người khác ở chỗ, không có con trai nhưng ông có 5 cô con gái vô cùng xinh đẹp, cô nào cũng nết na, ngoan ngoãn, đặc biệt là cô út Hà Thị Thỏa, sinh năm 1994, tức năm nay 20 tuổi, đúng là một bông hoa rừng không thua gì mấy cô hoa hậu miền dưới.
UserPostedImage

Thỏa học hết lớp 12 trường huyện thì nghỉ, ở nhà phụ giúp công việc gia đình, lên rẫy, dệt vải. Cả bản Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa ai cũng quý mến Thỏa. Các cậu trai bản nhìn Thỏa ước ao, thèm khát, còn các bà mẹ thì thầm thì nói chuyện với nhau: “Đứa nào lấy được con Thỏa thật có phước, nó hiền lành như con thỏ, ngoan ngoãn như con chim bồ câu”.
Nhưng ông Thưởng rất khó tính trong việc chọn rể. Ông thường nói ra miệng rằng cậu trai nào muốn làm rể ông, gia đình phải giàu có, đủ khả năng lo được các lễ vật mà ông đưa ra. Ông lý luận: “Vợ chồng tôi già rồi, nhà toàn mấy con “vịt giời”. Bốn con lớn đã bay đi hết, chỉ còn lại có mỗi một mình con út, nó vừa đảm đang lại vừa xinh đẹp nhất huyện. Cậu nào muốn lấy nó phải có cho tôi 20 con gà, 50 cân rượu, 5 tạ gạo ngon, 5 cân thuốc lào, 3 con trâu đực khỏe mạnh, cộng với 30 triệu đồng tiền mặt”. Tại sao ông lại đòi trâu đực chứ không đòi trâu cái? Ông giải thích rằng trâu đực cho người ta thuê kéo xe, kéo gỗ, kéo đá, thu lợi mau hơn nuôi trâu cái.
Những thứ mà ông Thưởng đòi tính ra có giá tới hơn 200 triệu đồng (tức khoảng hơn 10 ngàn đô-la Mỹ theo giá hiện nay – ĐD), một con số quá lớn đối với đời sống dân chúng trong bản, không phải gia đình nào cũng có thể có được. Nghe những lễ vật ông luôn miệng nói ra toang toang ấy, các bà mẹ nói ngầm với nhau rằng đòi như vậy thì con gái ông sẽ ế chồng, mặc dầu các bà rất quý mến cô gái Tày khao (Thái trắng) cùng gốc dân tộc thiểu số với họ.
Sự thật, Thỏa và Hà Văn Tình đã yêu thương nhau thắm thiết. Tình là cậu trai cùng bản, sinh năm 1992, tức hơn Thỏa 2 tuổi. Tình cũng học hết cấp 3 nhưng sau đó thi vào trường Cao đẳng Kỹ thuật ở tỉnh, học thêm 3 năm nữa, sau khi ra trường xin được làm chuyên viên kỹ thuật trong một nhà máy tại huyện Như Thanh.

Mỗi tuần một lần, Tình được nghỉ về nhà chơi vào chiều Thứ bảy và ngày Chủ nhật, đến sáng Thứ hai lại đi sớm. Tính Tình siêng năng, cần mẫn, ngoài ra chàng còn biết chơi đàn ghi-ta và hát khá hay nữa. Gia đình Tình tương đối cũng có bát ăn bát để, bởi vậy nên chàng mới có điều kiện ăn học suốt 3 năm liền ở tỉnh.
Suốt tuần Thỏa chỉ mong được gặp người yêu. Tuần nào Tình có công chuyện không về được, Thỏa buồn như cả núi rừng cũng buồn theo. Họ đã bàn tính đến chuyện hôn nhân, rồi Tình sẽ đưa Thỏa xuống thị trấn, thuê nhà ở tạm, Thỏa sẽ mở hàng nước, đặt chiếc máy may để sửa quần áo cũ, dần dần khi nào dành dụm được tiền mua nhà thì sẽ mở tiệm may. Nhưng đó chỉ mới là ước mơ của đôi trẻ, muốn đến với nhau, bố mẹ Tình phải lo được cái khoản lễ vật cho gia đình ông Thưởng đã. Đối với ông Thưởng, tiền là trên hết, cả bản ai cũng biết rõ như vậy.
UserPostedImage

“Cái gì cũng phải đủ, riêng trâu thì cho trả dần!”

Tình về nhà bàn với bố mẹ. Cha mẹ cậu cũng rất quý mến Thỏa nên mong cho đôi trẻ sớm nên duyên chồng vợ. Nhưng ông Thưởng đòi lễ cao quá, trong chuồng cũng có hai con trâu song một con đực, một con cái, đem đi nộp sính lễ hết thì cũng không đủ 3 con, mà chắc ông Thưởng không chịu nhận trâu cái.
Tuy nhiên, dù nghèo cũng nhất quyết cho đứa con trai duy nhất của mình lấy được vợ, bố mẹ Tình chạy vạy khắp nơi, lo đầy đủ phần lễ vật ông Thưởng đòi hỏi, duy 3 con trâu đực thì trừ một con đã có sẵn trong chuồng, còn thiếu hai con nữa chưa biết xoay xở ra sao.
Bất đắc dĩ bố mẹ Tình phải muối mặt sang nhà ông Thưởng năn nỉ rằng mình đã cố gắng hết sức nhưng chưa lo đủ. Ông Thưởng cũng biết chuyện hai đứa trẻ thương yêu nhau, song những quy định về lễ vật ông đưa ra thì không thể bớt được. Sau nhiều lần “đàm phán” căng thẳng – con gái thì do lo nghĩ quá, sợ mình không lấy được người yêu nên ốm lên ốm xuống – ông Thưởng bàn với vợ rằng nếu làm găng quá, lỡ con Thỏa đâm liều, bỏ nhà đi theo thằng kia hoặc chúng nó ăn nằm với nhau có thai thì lúc ấy không cho cưới không được, đâm mất cả chì lẫn chài mà lại thêm mang tiếng với bà con trong bản. Cuối cùng, ông quyết định cho nhà trai… nợ hai con trâu, phải làm giấy khất nợ đàng hoàng, sáu tháng phải trả một con, trong vòng một năm phải trả đủ cả hai con, nếu sai hẹn, bằng mọi cách ông sẽ đòi lại con gái.
Sau hết, đôi trẻ cũng lấy được nhau mặc dầu phía bên họ nhà trai hết sức bất mãn.

Kế hoạch đòi lại con gái
Lấy nhau về, hai vợ chồng thực hiện đúng với những gì họ đã dự định. Tình tiếp tục làm nhân viên trong nhà máy. Chàng thuê một căn nhà trọ trong khu lao động, dọn cho vợ chỗ đặt mấy cái bàn nho nhỏ bán cà phê và nước trà đá; kê bên cạnh đó một chiếc máy may. Thỏa vừa xinh đẹp lại vừa giỏi may vá, quán đông khách mà hàng may cũng tấp nập người ra vào. Kinh tế hai vợ chồng vì thế cũng ổn định.
Nhưng dù tiết kiệm thế nào chăng nữa họ cũng chưa thể có đủ 30 triệu đồng để mua con trâu (cỡ 1.500 đô la, bằng với chiếc xe Honda – ĐD), trong khi đó, ngày trả nợ một trong hai con trâu còn thiếu đã đến gần. Lúc này, con trâu cái còn lại của gia đình Tình đã đẻ được một chú nghé con, may mắn là nghé đực, tương đối đã lớn, rất đẹp. Bố mẹ Tình lại lật đật sang nhà ông thông gia, đề nghị thay vì trả con trâu đực thì họ trả bằng con nghé đó. Ông Thưởng cũng đồng ý nhưng bắt phải có thêm mười triệu đồng, bởi vì ông nói rằng con nghé thì không thể bằng con trâu được. Bố mẹ Tình đành phải bấm bụng chịu đựng.

Thời gian thấm thoắt qua đi. Sau gần sáu tháng, lại sắp đến kỳ hạn trả nợ con trâu thứ hai. Kỳ này thì vợ chồng Tình đã để dành được khoản tiền gần đủ để mua trâu.
Nhưng đùng một cái, tai họa xảy đến với gia đình Tình. Em gái Tình tự nhiên mắc căn bệnh suy thận quái ác. Bao nhiêu tiền bạc dành dụm được phải dồn vào với cha mẹ lo việc trị bệnh cho đứa em. Tình đau đớn chấp nhận sự việc là anh sẽ không còn đủ tiền mua trâu để trả nợ cho đúng kỳ hạn. Ông Thưởng vốn nổi tiếng là người keo kiệt, không biết tình hình rồi sẽ ra sao.

Đến kỳ hạn, bên nhà thông gia sang đòi trâu. Dù năn nỉ gãy lưỡi xin khất lại ít lâu nữa nhưng ông Thưởng nhất định không chịu. Ông nói: “Chẳng lẽ tôi gả không con tôi cho nhà các người à? Nếu tôi nhân nhượng, sau này vợ chồng tôi về già lấy gì mà sống?”. Sự quá đáng của ông Thưởng khiến cho hai bên lời qua tiếng lại, trở thành cãi cọ. Phía bên gia đình nhà Tình quyết định không trả thêm con trâu nào nữa, bởi vì con gái ông Thưởng dù sao cũng đã là con dâu trong gia đình mình rồi, có đăng ký kết hôn đàng hoàng, dù ông Thưởng có kiện ra tòa thì tòa cũng không xử, không ai bắt nhà trai phải nộp sính lễ tới 3 con trâu và một lô các thứ khác cho phía nhà gái.
Biết được quyết định của gia đình Tình, ông Thưởng giận lắm. Người đàn ông luôn luôn coi đồng tiền trên hết này quyết định đưa ra một kế hoạch để bắt con gái về. Một tháng sau, chờ cho câu chuyện đã yên yên, mẹ của Thỏa gọi điện thoại cho con gái, bảo phải về ngay kẻo bố đang bệnh nặng, không biết sống chết thế nào. Thỏa tất tưởi trở về. Ông Thưởng nằm rên hừ hừ, thều thào cho biết mình bệnh nặng, trong người suy nhược, không ăn uống gì được, đã đi bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh nhưng các bác sĩ không tìm ra chứng bệnh. Ông lo rằng mình sắp chết nên phải gọi cả 5 cô con gái về để ông trối trăng mọi việc. Trong lúc ông đang thều thào thì cô con gái lớn nhất nói rằng hay là bố bị ma làm? Nếu vậy phải mời thầy mo đến cúng để giải tà ma thì mới khỏi bệnh được.

Lúc đó cả vùng nổi tiếng nhất là thầy mo Vi Văn Lử. Thầy cúng ê a, gõ leng beng và cắt cổ một con gà, lấy máu bôi khắp nơi rồi phán rằng ông Thưởng bị ma rừng làm, muốn giải được thì trong nhà phải có một cô con gái trẻ chưa chồng ngày đêm ở bên cạnh trông nom cho bố thì con ma rừng mới không làm gì được. Bà Thưởng khóc và nói rằng tất cả các con gái của ông Thưởng đều đã có chồng rồi, làm sao bây giờ? Thầy mo nói nếu vậy thì phải có một cô chưa có con cái chăm sóc bố mới được, còn không thì vô phương cứu chữa. Tất cả các chị em chỉ một mình Thỏa là còn son trẻ và chưa có con, bởi vậy cả nhà xúm lại yêu cầu Thỏa chăm lo cho bố, Thỏa đành nghe theo.

Tình rất nhớ vợ. Anh thừa biết cái trò thầy mo và việc cúng cấp đều là do ông Thưởng bày ra. Ông thuê thầy mo “phán” như thế với mục đích giữ Thỏa ở lại làm con tin, bắt gia đình Tình phải nộp con trâu. Tình kể: “Tôi nhớ vợ quá, mà chắc Thỏa cũng nhớ tôi nữa. Tôi đành phải mượn giấy tờ nhà cửa của bố mẹ, đem thế chấp cho ngân hàng mượn 30 triệu đồng với lãi suất 10% một năm, mua con trâu đem đến trả cho bố vợ, bấy giờ ông ấy mới cho vợ tôi về”. Và Tình nói thêm: “Tôi căm hận ông ấy lắm nên đã thề là sau này ông ta có chết tôi cũng không thèm đến đưa tang”.
Thế đấy, bố vợ, hết chỗ nói!

II. Chuyện ông bố chồng có “tài” bấm độn
Cô con dâu quý giá

Năm 2005, cô Nguyễn Thu Dung (24 tuổi, gia đình thường trú tại quận Phú Nhuận, Sài Gòn) lên xe hoa về nhà chồng. Chồng cô Dung tên Hà Minh Nhật, hơn Dung 3 tuổi. Nhà Dung và nhà Nhật ở gần nhau, hàng xóm láng giềng thân thiết. Ngay từ lúc nhỏ hai đứa trẻ đã chơi đùa với nhau, và người lớn thường nói giỡn chúng là vợ chồng. Đặc biệt, ông Tuấn – cha của Nhật – không có con gái nên rất quý Dung, ông thường nói với ông Tích – cha của Dung – tụi mình là hàng xóm láng giềng, sau này nếu thành thông gia thì tôi mừng hết lớn.
Vào năm 2000, ông Tuấn tự dưng bị một căn bệnh lạ, khắp người nổi mụn lở loét, đi chữa khắp nơi không khỏi. Rồi tứ chi ông tê liệt không đi đứng được nữa, thân hình ốm nhom chỉ còn da bọc xương và nằm một chỗ, không ăn uống gì được. Ông đã nghĩ đến chuyện gần đất xa trời.

Không hiểu ông Tích – ba của Dung – nghe ai mách hay kiếm ở đâu được ông cụ thầy lang rất giỏi từ ngoài Bắc vào chơi với con cái. Cụ coi mạch, bốc thuốc và cho một gói thuốc bột để bôi bên ngoài. Các chỗ lở khô dần và ông đi đứng được, sau đó hoàn toàn bình phục.

Ông Tuấn như người đã bước một chân xuống huyệt lại được cụ lang lôi lên. Ông biết ơn cụ đồng thời ăn chay trường và đọc các sách về tử vi đẩu số, các thuật phong thủy, bói toán, bấm độn. Ông tin rằng mình là người có căn tu và có bổn phận giúp đỡ người khác. Ông nói: “Người ta có 12 nhân duyên và 10 điều thiện. Tôi là người coi như đã chết mà được sống lại do cái “duyên” trời ban, đã từng thấy cửa địa ngục và quỷ canh cổng địa ngục. Nói tóm lại, tôi là người của thế giới bên kia nên phải hành thiện giúp đời cho đúng cái duyên cái nghiệp”.
Không hiểu cái duyên cái nghiệp của ông Tuấn thế nào nhưng sau khi trở thành ông thầy bấm độn, ông tính đốt ngón tay, coi ngày giờ ra đời của Dung và Nhật – con trai ông – thì cả quyết rằng nếu hai người lấy nhau, nhất định sẽ sinh quý tử là một thần đồng, danh tiếng vang dội.

Cái gì chứ lấy nhau thì Dung và Tuấn đồng ý là cái chắc. Họ được “lệnh” hai bên cha mẹ, làm đám cưới vào năm 2005.
Trở thành dâu con nhà ông Tuấn, Thùy Dung được bố mẹ chồng thương yêu chiều chuộng hết mực. Ngoài việc đi làm, cứ về đến nhà là Dung được mẹ chồng giục tắm rửa, nghỉ ngơi, mọi việc cơm nước đã có bà lo liệu. Ngay đến rửa bát bà cũng không cho Dung rửa nữa. Dung rất áy náy. Vốn là con nhà có giáo dục, được mẹ dạy dỗ từ nhỏ, Dung không thể để cho mẹ chồng cái gì cũng làm thay cho mình như thế. Cuối cùng, nàng nhất định giành lấy rửa nhưng mẹ chồng ngồi tráng giùm. Hai mẹ con vừa làm vừa chuyện trò đủ thứ hết sức thân mật.

Về làm dâu trong gia đình nhà chồng, Dung thấy thoải mái không khác gì sống với cha mẹ và anh em ruột. Tuy nhiên, dù được thương yêu, chiều chuộng nhưng có một điều bắt buộc Dung phải theo ý bố chồng, đó là chuyện chăn gối của hai vợ chồng. Dung tiết lộ: “Nói ra thì mọi người lại bảo là tôi đặt chuyện. Nhưng sự thật là lấy chồng, hơn một tháng sau tôi với chồng mới có đêm tân hôn. Bố chồng tôi bảo ông đã tính ngày, giờ cẩn thận, đó là giờ tốt nhất cho việc đậu thai, sinh con thần đồng, lừng lẫy danh tiếng cho cả dòng họ”. Dung nói tiếp: “Mới đầu tôi cũng cho rằng bố biết về tử vi đẩu số, nên hết lòng làm theo. Sau, tôi thấy việc đó hết sức phiền phức. Ai lại vợ chồng ăn nằm với nhau mà cũng phải theo “lệnh” của ông già. Đã vậy, trước khi có được giờ lành để các con gần gũi nhau, ông còn thắp hương khấn vái, xin tổ tiên phù hộ độ trì cho hai đứa thành công, sinh ra quý tử”.

Ấy vậy mà cho tới nay, đã gần 10 năm Dung vẫn chưa có con chứ đừng nói là sinh được “thần đồng”. Dung cho biết: “Thật ra không phải tôi chưa đậu thai lần nào, mà sự thực là đã có một lần vào năm 2007. Khi phát hiện ra mình có thai, tôi mừng không thể tưởng tượng được. Ông già cũng rất vui vẻ. Ông cho tôi uống thuốc dưỡng thai, nói là sinh con cho được khỏe mạnh. Thế rồi khi cái thai được hai tháng, tự nhiên nó hư chứ không phải tại tôi ốm đau, bệnh tật gì cả. Sau này, nghe chồng kể chuyện, tôi mới biết là ông già đã chủ ý phá vì cái thai không đậu đúng “giờ tốt” như ông đã tính toán. Ông cho tôi uống thuốc gì đó để trục cái thai nhưng lại nói là thuốc dưỡng thai nên tôi không biết gì cả, cứ uống một cách “vô tư”, đã vậy lại còn biết ơn về sự chăm sóc của ông nữa. Sau khi hiểu rõ sự việc, tôi hận ông lắm. Đẻ ra đứa con “thần đồng” thì để làm gì? Tôi mong có đứa con ngoan ngoãn, kháu khỉnh như mọi đứa trẻ khác chứ đâu cần thần đồng”.

Kể từ đó Dung không có thai thêm một lần nào nữa. Ông Tuấn vẫn khẳng định chắc nịch: “Hai đứa không phải lo lắng gì hết. Đứa nào cũng khỏe mạnh, bình thường, tại chưa tới giờ thì trời chưa cho vậy thôi”.
Tuy nhiên, lời nói của ông Tuấn dần dần mất hiệu nghiệm, cả nhà không còn ai tin tưởng ở ông nữa. Riêng bà mẹ chồng, vốn mong có cháu bế, suốt ngày bà cứ thở ngắn than dài rằng cái số bà vất vả, lấy phải ông chồng “cám hấp” mà ông cứ tưởng là mình hay lắm, giỏi lắm, nay bấm mai độn, chẳng ra gì hết. Chính bà cũng biết tại ông đã lừa cho con dâu uống thuốc trục thai nên mới ra cớ sự như vậy. Còn về phần Dung, giữa cô với chồng thường xuyên sinh ra cãi vã. Cô cho rằng tại chồng nhu nhược, đến việc ăn nằm với vợ cũng nhất nhất nghe theo lời bố nên mới xảy ra chuyện nọ chuyện kia, vợ chồng lấy nhau gần 10 năm mà chưa có được đứa con.

Sau hơn 10 năm chịu đựng những trò mê tín dị đoan của ông bố chồng có “căn”, có “mệnh”, Dung quyết định làm đơn xin ly hôn. Cô nói: “Nếu chờ thêm vài năm nữa thì tôi đã già, sinh đẻ sẽ khó khăn. Tôi mong có con để được làm mẹ. Thà lấy anh cu ly cu leo mà có đứa con bế ẵm còn hơn sống với ông chồng cù lần, suốt ngày chỉ biết tuân theo lời bố”.
Trước khi chia tay, Dung khuyên chồng là nếu lấy người khác thì nên bỏ cái nguyên tắc của ông Tuấn là cái gì cũng bấm độn, làm như mình giỏi tử vi đẩu số lắm. “Anh phải biết thương mẹ. Mẹ rất mong có cháu bế. Nếu anh cứ sống hiền lành như vậy thì dù lấy ai cũng khó có được đứa con”. Nhật im lặng. Dung vừa nói vừa khóc. Tuy phải chia tay nhưng cô vẫn còn yêu chồng và nhớ hồi nhỏ hai đứa chơi thân với nhau, Nhật luôn luôn nhường nhịn cô, chàng hiền như một cục đất.

Đoàn Dự ghi chép
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.