logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
coi  
#1 Đã gửi : 15/06/2014 lúc 08:45:28(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

WESTMINSTER (NV) - Như luật bất thành văn, không thể khác hơn, khi nói về cha mẹ, bao giờ người ta cũng được nghe những lời hoa mỹ, đẹp đẽ nhất từ những đứa con. Bởi, “Cha mẹ dù gì cũng là cha mẹ, con không thương cha mẹ là bất hiếu, sẽ bị trời đánh!”



Thế nhưng, cuộc đời không phải lúc nào cũng như sách vở. Có những đứa con phải lặng lẽ quẹt nước mắt khi nhìn thấy sự thương yêu trìu mến của ba người ta. Có những đứa con từng “vái trời cho ba chết đi để mình không phải bị đánh đến nỗi phải vào bệnh viện.” Hay có những đứa con mang cả ước mơ một lần được cha bảo bọc, chở che đi vào giấc ngủ.
Chính vì thế, trong Ngày Lễ Cha, nếu có ai đó náo nức, hướng lòng về người đã góp phần cho mình hình hài, vóc dáng thì cũng có những đứa con không biết phải diễn tả tình cảm đối với người mình vẫn gọi là cha như thế nào, bởi vì “nó trống rỗng và lạt lẽo, vô hồn.”

Như một trong những người được phỏng vấn bộc bạch, “Không ai muốn nói những điều không tốt về cha mẹ mình,” nhưng nói ra được những ẩn ức, những gút mắc cứ nằm bấy lâu trong lòng âu cũng là một cách để người tâm sự có dịp nhìn lại chính mình, và đâu đó, những người cha, có thể nghe được nỗi lòng của con mình, nhất là trong hôm nay, Ngày Từ Phụ.


‘Hùm dữ không ăn thịt con, nhưng ba tôi từng cầm dao đòi giết tôi’

“Không biết có phải do từ nhỏ đã phải chứng kiến quá nhiều chuyện không vui xảy ra xung quanh mình hay không mà gương mặt tôi không có vui, không có cười. Phải chăng vì điều này mà ba ghét tôi?” Henry Ngô, người đàn ông độc thân gần 40 tuổi, mở đầu câu chuyện.



Theo lời Henry, người hiện sống tại thành phố Santa Ana cùng cha mẹ, khi anh chưa tròn 1 tuổi thì ba anh đã “bị bắt đi học tập cải tạo.” Sau 6 năm tá túc nơi quê ngoại, ngày ba Henry ra tù cũng là ngày gia đình anh dọn lên Sài Gòn ở cùng bên nội.

“Tôi không hiểu vì sao ngày đó ba tôi thường mua quà bánh cho con của cô chú tôi, trong khi anh em tôi thì không có. Ngày đó còn nhỏ nhưng tôi đã hiểu được một điều gì đó đau khổ, hờn tủi trong lòng. Thành ra những khi ba cho mấy đứa kia đồ ăn thì anh em tôi bỏ đi chỗ khác, hay có khi dư ra, ba cho tôi thì tôi cầm rồi mang quăng đi.” Henry tâm sự.

Không chỉ vậy, cuộc sống chung đụng trong một ngôi nhà đông người, sự va chạm giữa những đứa trẻ dẫn đến sự xung đột của những người lớn, những tiếng cãi vả, “chửi lộn, đánh nhau” vô tình khắc sâu thêm trong tâm trí của một đứa trẻ như Henry một nỗi buồn dai dẳng.



Lúc dọn ra thuê nhà ở riêng, cuộc sống của gia đình anh dường như cũng không có tiếng cười. Henry cho rằng, “Tôi thật sự không biết do sự bức bối về kinh tế hay bởi tính gia trưởng, độc đoán, chỉ biết bản thân của ba tôi mà cuộc sống trong nhà tôi ngột ngạt lắm.”

Không biết cha Henry có còn nhớ hay không, nhưng với Henry, sự cau có, vẻ khó chịu của ba anh khi thấy anh quá ốm yếu không thể phụ bưng bê những thùng nước ngọt, những két bia trong công việc mua bán của gia đình, mãi là một nỗi gì đó hằn sâu trong anh.



Không biết cha Henry có còn nhớ hay không, khi anh dùng tiền ăn sáng chắt chiu dành dụm mang đi mua những tấm hình diễn viên Hồng Kong về sưu tầm - một thú vui của nhiều đứa trẻ lúc bấy giờ - lại bị ba anh nghi ngờ, chửi mắng vì “ba nghĩ tôi ăn cắp tiền của ba đi mua”, đã như một vết sẹo tinh thần đến giờ vẫn chưa lành trong Henry.



Nhưng có lẽ không thể nào phai nhạt được trong ký ức của người đàn ông này là lần “Ba tôi cầm dao muốn giết tôi, năm đó tôi 16, 17 tuổi gì đó. Tôi không nhớ mình đã làm gì, chỉ nhớ hình ảnh ba cầm dao và thoáng trong đầu tôi là chữ ‘chạy’. Mẹ tôi giữ ba tôi lại cho tôi chạy trốn.”


“Tôi cũng nhớ ngày đó mẹ tôi làm ăn thua lỗ, bị người ta giựt nợ mà không dám cho ba hay, cứ mượn đầu này đầu kia để trả. Đến khi chị tôi trúng số, được số tiền khá lớn, mẹ tôi đã lấy một phần tiền đó đi trả nợ. Ba tôi biết được, ông điên tiết lên đi tìm mẹ tôi để giết. Mẹ trốn khắp nơi không dám về nhà. Vài ngày sau, vô tình tôi nhìn thấy mẹ nằm trốn ngay dưới giường của tôi.” Henry lắc đầu, cố xua đi những hình ảnh đen tối ngày nào.

Henry cười một cách mỉa mai khi nhớ lại, “Ngày gia đình đi xuất cảnh, tôi mang theo rất nhiều hình diễn viên Hồng Kong và tạp chí điện ảnh, ba tôi nói hành lý nhiều quá, tôi phải đưa cho ba tôi một số tiền thì ông mới đồng ý cho tôi mang chúng theo.”

Henry cho rằng hiện tại anh không ghét ba anh, cũng không giận, không hờn, mà chỉ là một sự trống rỗng, hiếm nói chuyện với nhau, dù vẫn sống chung nhà.



“Nếu hỏi tôi có thương ba tôi không. Tôi không có câu trả lời. Tôi chỉ kể chị nghe chuyện này. Vừa mới đây thôi, khi chở ba vào bệnh viện thăm mẹ, tôi hỏi ba, ‘Lúc chị hai bệnh nặng, nếu không có tiền thì ba làm sao?’ Ba tôi không trả lời. Tôi kể cho ba nghe hồi đó mẹ đã phải chạy mượn tiền để cứu chữa cho chị hai thì ngay lập tức ba tôi nói ‘Mượn tiền vậy rồi lấy đâu mà trả!’ Tôi chưng hửng, rồi nói ‘Ba nghĩ sao nói tụi con cũng làm y như vậy khi ba bệnh nặng?’ Ba tôi làm thinh.” Henry kể trong sự ngao ngán.

Trả lời câu hỏi của người phỏng vấn, “Sau này có con, anh sẽ đối với con anh như thế nào?”, Henry chậm rãi trả lời, “Người ta nói mình bị gì không tốt lúc tuổi thơ thì sẽ hành hạ con mình như vậy. Tôi thì nghĩ khác. Tôi muốn làm cho cuộc sống của con tôi phải tốt hơn những gì tôi đã trải qua.”

Hồi nhỏ thì ghét, lớn lên thì giận vì ba cố chấp quá!



“Em nhớ hôm đó là sinh nhật lần thứ 12 của em. Em đã ngồi chờ từ sáng đến tối khuya mà vẫn không thấy ba gọi điện thoại về, trong khi mọi năm trước ba vẫn làm. Sau này thì em biết, thời gian đó ba từ Mỹ về Việt Nam cưới vợ khác.” Hạnh Lưu, hiện sống tại Riverside, nhớ lại thời khắc mà cô bắt đầu cảm thấy ghét ba của mình.



Ba Hạnh khai “độc thân” để đi xuất cảnh cùng ông bà nội khi Hạnh được 3 tuổi. Từ ngày đó, cô sống ở Sài Gòn cùng mẹ, chỉ chuyện trò với ba qua điện thoại, thư từ.



Giữa năm 2008, theo lời khuyên của mẹ “hãy đi để có một tương lai tốt đẹp hơn”, Hạnh một mình sang Mỹ với sự bảo lãnh của ba, trong khi mẹ cô vẫn ở lại Sài Gòn.



Những tưởng nỗi hờn ghét trẻ con ngày nào sẽ tan biến khi được sống bên cạnh cha ruột của mình, nhưng ai ngờ những xung đột trong vấn đề cách nghĩ, lối sống, kiểu hành xử đã đẩy hai cha con Hạnh ngày càng đi xa nhau hơn, đến mức không còn nói chuyện với nhau nữa.



Hạnh kể, “Sang Mỹ sống cùng ba và dì được 4 tháng là em không thể nào chịu đựng thêm được nữa. Ba không cho em giao tiếp với bạn bè ở trường, không cho xài điện thoại, internet thì phải thật hạn chế.”



Theo lời kể Hạnh vì không thể chịu được sự gò bó trong cách sống như vậy, cô xin ba cô cho dọn qua tiểu bang khác ở với gia đình bạn của mẹ cô, người nhận cô làm con đỡ đầu để “tự do, thoải mái hơn.” Ba cô đồng ý.



Thế nhưng ngày Hạnh xách hành lý chuẩn bị ra phi trường thì “ba lấy passport, khóa cửa và chửi mẹ em bằng những lời nặng nề lắm, cho rằng mẹ xúi biểu em. Chưa hết, ba còn đẩy em xuống cầu thang như muốn giết chết em vậy đó. May là em kịp vịn lại. Em không nghĩ là ba em vô tình, vì cho đến bây giờ, ba vẫn chưa bao giờ tỏ ra hối hận về việc đó.”



Chưa hết, cảm xúc “ghét ba” trở nên nhiều hơn là khi cha mẹ nuôi Hạnh chờ nơi phi trường để đón cô nhưng không thấy cô đâu. Điện thoại ba cô không nghe, họ bèn phải gọi cảnh sát giúp đỡ. Cảnh sát đến nhà trong lúc hai cha con hãy còn đang giằng co. Do có thể bị qui vào tội giam giữ người trái phép nên theo yêu cầu của cảnh sát, ba Hạnh phải đồng ý cho cô ra khỏi nhà vì Hạnh đã trên 19 tuổi.

Tuy nhiên, “Trước khi đi, ba em bắt phải mở hết vali ra cho ba xét, nói sợ em lấy đồ của ba. Ngày em mới đến, ba có cho em một số tiền và cái headphone. Hôm đó ba bắt phải trả lại hết, ngay cả mấy đồng tiền xu ba cũng lấy lại cho bằng hết rồi mới để em đi.” Hạnh kể.



Cũng từ đó, Hạnh không nhận được bất cứ lời hỏi thăm nào từ ba của mình. Không chỉ vậy, “Sinh nhật các con sau của ba, em mua quà gửi cho tụi nó nhưng ba gửi trả lại tất cả.”



Hạnh tâm sự, “Dù ba chưa một lần gọi thăm em, nhưng năm 2011 em có trở lại thăm ba, mời ba đi ăn trưa.”



Thế nhưng, theo lời người con gái này thì “Ba em đã nói thẳng với em rằng ba không cần em nữa, coi như không có em trong đời, ngoại trừ khi em phải xin lỗi ba, nhận là em sai. Nhưng mà em có làm gì sai đâu. Trước khi đi em có xin phép ba mà.”



Kể từ ngày đó, Hạnh và ba mình không còn có thêm một cuộc nói chuyện nào nữa. Và để diễn tả cảm xúc hiện tại của mình về ba, Hạnh cho rằng “Em giận.”



“Em giận gì ba cố chấp quá. Ai đúng ai sai đâu phải là điều quan trọng nhất. Tình cảm cha con mới quan trọng chứ. Ba không liên lạc với em mà em vẫn về thăm, vậy mà ba vẫn đối xử với em như vậy.” Hạnh trách.



“Theo em, điều gì có thể hàn gắn tình cảm giữa em và ba em?” Tôi hỏi.

Hạnh đáp, “Chỉ cần ba suy nghĩ thoáng hơn, không cố chấp nữa.”

“Vậy em có nghĩ một lúc nào đó sẽ gọi cho ba em không?” - “Em có gọi hỏi thăm dì, nhưng với ba thì không. Em có lòng tự trọng của mình. Em đã về thăm ba, nhưng ba xua em đi, em mà gọi nữa chắc ba nghĩ em xin tiền hay muốn gì nữa thì mệt.” Hạnh dứt khoát.

“Thế nếu ba gọi cho em thì em làm gì?” Tôi nêu giả thuyết.

“Ba gọi thì em nghe. Nhưng mà ngày đó chắc không đến đâu.” Hạnh lắc đầu.


Giận ba vì ba hay đánh đòn


Không đến nỗi căng thẳng hay lạt lẽo như hai trường hợp trên, nhưng những trận đòn ngày thơ bé đã làm nên lằn ranh khiến Tom Nguyễn không thể nào gần ba của mình được.

Tự nhận xét về tình cảm của cha con mình, Tom chia sẻ, “Nói rằng ghét ba thì không đúng hẳn. Giận thì đúng hơn, tại vì ba hay đánh tôi, dùng vũ lực để răn đe tôi từ nhỏ cho đến tận năm tôi học lớp 11.”

Lý do để bị đòn là gì? “Khi ba đi nhậu về, nghe mẹ méc thì ba đánh, làm bài tập sai cũng bị đánh, viết chữ xấu cũng bị đánh, em tôi làm sai thì tôi cũng bị lôi ra đánh luôn.”

Đánh như thế nào? “Bộp tay, đánh vào đầu. Đánh từ nhà ngoại sang nhà nội, chửi nặng lời trước mặt dòng họ, bạn bè, không cần nể nang gì hết, đó là cách ba tôi hay làm với tôi.”

Tom cười nhớ lại, ‘Khi tôi còn ở Việt Nam, ông nội từ Mỹ viết thư về cho tôi lúc nào cũng bắt đầu câu ‘Ba còn đánh con không?’”

Theo lời Tom, năm anh 3 tuổi, một lần ba anh đánh mặt anh sưng cả lên phải vào bệnh viện.

“Chuyện tưởng nhỏ vậy thôi nhưng ảnh hưởng đến tâm lý rồi có khoảng cách với ba hồi nào không hay. Đến giờ ba hình như cố gắng muốn gần các con nhưng sao tôi cứ cảm thấy ngượng ngượng. Thực sự thì hỏng có biết cảm giác là ghét hay giận hay thương ba nữa.” Tom giải thích.

Vì bị đòn quá nhiều như vậy, nên “có lần tôi nghĩ dại là cầu ba chết quắc cho rồi để không còn ai đánh đập mình nữa.”

Tuy nhiên, những trận đòn của Tom đã dừng lại khi Tom học lớp 11. “Khi đó tôi tỏ thái độ giận ba, mấy ngày liền tôi không ăn cơm với ba, ba la tôi cũng không ăn. Mà hình như lúc đó ba cũng nhận ra là tôi đã lớn, không đánh nữa nhưng chửi nặng thì vẫn còn đến giờ.”

Tom từng mơ ước được ba dẫn đi chơi, như cách nhiều ông bố vẫn làm trong các bộ phim mà Tom được xem vì “từ trước đến giờ chưa một lần nào ba dẫn tôi cũng như cả nhà đi chơi. Có đi là tôi chỉ đi ké bên nhà nội ngoại thôi.” Rồi lại mơ ước được bố thương bằng cách không đánh chửi nữa.

Dù vậy, với Tom, “Ba tôi là người có trách nhiệm với gia đình nhỏ và gia đình nội ngoại, nhưng rất ư là sĩ diện, không bao giờ cho mình là sai. Tôi nghĩ là tôi có thương ba tôi, nhưng không gần được.”

Từ hình ảnh người cha của mình, Tom suy ngẫm, “Tôi nghĩ cha mẹ dạy con thì cũng có thể đánh con nhưng quá đáng lắm mới đánh và phải đánh vào mông. Nhưng đánh là thể hiện sự bất lực của mình đối với con.”

Ngọc Lan/Người Việt

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.148 giây.