logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 27/05/2012 lúc 07:27:53(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Ông Hồ Chí Minh sinh ra đã được tròn 122 năm, ngày 19 tháng 5 năm 1890.

Vừa rồi một blogger trẻ ở Sài Gòn gửi «meo» cho tôi hỏi rằng tôi đánh giá về ông Hồ ra sao? Rằng năm nay, gần đến ngày 19 tháng 5, ông tuyên giáo thành ủy Sài Gòn vẫn còn kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh, nghe sao lạc lõng quá.

Tôi liền nghĩ đến câu chuyện cách đây đúng 20 năm, về một bài báo tôi còn nhớ mãi, coi là một tuyệt tác của nền văn học – thông tin báo chí thời hiện đại. Đó là bài báo xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ, cơ quan của Hội Nhà Văn Việt Nam, số 27, ra ngày 4 tháng 7 năm 1992. Số báo này được nghiêm lệnh «tuyệt mật» của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đảng CS hồi đó «triệt để thu hồi» ngày 8 tháng 7, sau khi ra được 4 ngày.

Các bạn trẻ ngày nay chắc chưa biết gì về hiện tượng văn hóa - chính trị lý thú này.

Đó là bài Linh Nghiệm, rất ngắn, chỉ chừng 2 ngàn chữ, hơn một trang báo khổ nhỏ. Bài báo nói về một con người, về tham vọng và “học thuyết” của con người ấy, về quần chúng bị con người ấy mê hoặc, và về sự kết thúc là công toi, là trắng tay, nhưng vẫn còn nhiều người bị cám dỗ đi theo hoài. Tác giả là nhà văn Trần Huy Quang, trong tòa soạn báo Văn nghệ, lúc ấy ở tuổi 49, tuổi vận hạn. Anh bị đuổi khỏi báo, bị treo bút 3 năm. Nhà văn Hữu Thỉnh, chủ bút báo bị khiển trách.

Bài báo vừa kín đáo như đánh đố bạn đọc, vừa gợi mở, với giọng điệu diễu cợt hóm hỉnh, lại vừa nghiêm trang triết lý, nói về cuộc đời của một anh thanh niên gốc nông dân lại không muốn tu tỉnh học hành. Anh ta chỉ muốn xuất dương tìm một nguồn học thuyết thần bí để tiến thân thành lãnh tụ. Do thủ thuật tinh ma, anh ta mê hoặc và lôi kéo vô vàn con người, lũ lượt theo chân mình để đi tìm “cái ấy”, nhưng không bao giờ tìm thấy Vườn hoa Mùa Xuân – Thiên đường trên trái đất.

Anh ta là ai vậy?

Ngay chữ đầu tiên của bài báo đã nêu rõ tên anh ta, vậy mà rất ít người nhận ra. Nhà văn Trần Huy Quang thật khôn khéo, có thể nói vui là tinh ranh. H…INH là tên. H rồi 3 chấm, rồi INH, ai cũng đọc là Hinh, nhưng không phải, đó là tên “Hồ Chí Minh» được cô gọn lại. Kín mà hở, hở mà vẫn kín, vì thời trẻ ông Hồ mang tên Nguyễn Sinh Coong, rồi Nguyễn Tất Thành. Chả thế mà qua mắt được 2 người duyệt, có chữ ký duyệt của thủ trưởng ban biên tập và của thư ký tòa soạn trước khi đưa in. Không ai nghĩ H…INH là Hồ Chí Minh cả. Và lọt lưới suốt 4 ngày, rồi cả Ban Tư tưởng - Văn hóa mới giật bắn mình, thốt lên: Thằng này láo quá, dám vuốt râu cụ Hồ, tội đáng chết, đáng xử trảm. Nhưng chậm quá rồi. Lệnh thu hồi, phá hủy không mấy có hiệu quả. Không thể ra lệnh công khai, càng kích thích tò mò và gây chú ý, sẽ bất lợi to. Cho nên quả sơ xuất này cay, cay hơn ớt chỉ thiên.

Ngày 19-5 năm nay, nhân dịp trong nước Ban Tuyên huấn của đảng CS lại kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh tôi xin có vài lời nhắc đến bài báo Linh nghiệm vừa đúng 20 năm trước,để các bạn trẻ biết.

Từ những năm 1980 Trần Huy Quang đã có những phóng sự Ông Vua Lốp, Lời khai của bị can, Người làm chứng, Chiếc áo màu lửa rất được chú ý, vì luôn bênh vực những người bị cường quyền áp bức..

Được biết sau Linh nghiệm anh được bạn bè gọi yêu là «Người dám vuốt râu Ông Cụ”.
Bùi Tín
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.030 giây.