logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 14/10/2012 lúc 10:21:44(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

UserPostedImage
Học sinh Campuchia cầm ảnh của cựu quốc vương Norodom Sihanouk trong ngày mừng Lễ Quốc Khánh Campuchia ở Phnom Penh, 9/11/2011
Truyền thông Trung Quốc đưa tin: cựu vua Norodom Sihanouk của Campuchia đã qua đời tại Bắc Kinh, năm nay ông 89 tuổi.

Ông Sihanouk lên ngôi vua năm 1941 khi 19 tuổi, tiếp tục khi lên khi xuống ở ngôi vua của Campuchia trong hơn 60 năm.

Trong thời gian ông trị vì, Campuchia đi từ giai đoạn giành độc lập từ tay người Pháp sang gia đoạn chiến tranh, diệt chủng để tạo ra một nền dân chủ mong manh.

Ông thoái vị năm 2004, nhường ngôi cho người con, Norodom Sihamoni, vì l‎ý do sức khỏe.
Source: VOA
khi  
#2 Đã gửi : 15/10/2012 lúc 08:39:08(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Cựu hoàng Cam Bốt Norodom Sihanouk qua đời tại Bắc Kinh
UserPostedImage
Cựu hoàng Norodom Sihanouk nhân một buổi lễ phật giáo ngày 12/12/2002 tại Phnom Penh. Ảnh AFP
Cựu hoàng Sihanouk từ trần tại Bắc Kinh vào sáng hôm nay 15/10/2012. Nhà lãnh đạo lâu đời nhất châu Á bị cơn bệnh tim mang đi ở tuổi 89.Toàn cõi xứ chùa tháp treo cờ rũ. Quốc vương Sihamoni và Thủ tướng Hun Sen đã tới Bắc Kinh để đem thi hài người được dân chúng mến mộ như một cha già về lại quê nhà.
Theo Tân hoa xã, cựu hoàng Cam Bốt trút hơi thở cuối cùng vào hôm nay, lúc 2 giờ sáng giờ Bắc Kinh thọ 89 tuổi do bệnh tim. Từ gần 20 năm nay, cựu hoàng Norodom Sihanouk thường xuyên sang thủ đô Trung Quốc để trị bệnh ung thư và những căn bệnh bình thường của tuổi già suy nhược : huyết áp cao và tiểu đường.

Theo AFP, Quốc vương Sihamoni và Thủ tướng Hun Sen đã đến thủ đô Trung Quốc ngay ngày hôm nay. Theo di chúc, cựu hoàng muốn được hỏa thiêu và tro được thờ trong cung điện.

Norodom Sihanouk là nhân vật lãnh đạo kỳ cựu nhất châu Á, nhường ngôi cho con trai Sihamoni vào năm 2004 với lý do sức khỏe. Tuy nhiên, cựu hoàng vẫn thường xuyên tuyên bố qua mạng internet những nhận xét riêng về tình hình chính trị xứ sở và không ngần ngại lên án tinh trạng tham ô, độc tài, thái độ xem thường dân chúng của chính quyền và tệ nạn phái hoại tài nguyên thiên nhiên.

Phó Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố là Trung Quốc « mất một người bạn lớn ». Trong khi đó từ Tokyo, chánh văn phòng thủ tướng Osamu Fujimura thẩm định Nhật Bản mất « một người bạn quan trọng ». Ông thay mặt nước Nhật và chính phủ Nhật chia buồn với hoàng gia.

Để tìm hiểu thêm về phản ứng của công luận xứ chùa tháp, mời quý thính giả theo dõi phần tường trình của thông tín viên Phạm Phan vào cuối bản tin.
Source: RFI
khi  
#3 Đã gửi : 15/10/2012 lúc 08:45:12(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Trung Quốc và cựu vương Sihanouk, một liên minh đặc biệt và lâu đời
UserPostedImage
Phó chủ tịch Trung Quốc Tạp Cận Bình chia buồn với Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk, ngày 15/10/2012, tại Bắc Kinh. REUTERS/Xinhua/Lan Hongguang
Cựu vương Cam Bốt Norodom Sihanouk, qua đời ngày hôm nay 15/10/2012, tại Bắc Kinh, đã từ rất lâu có quan hệ liên minh với Trung Quốc. Trong nhiều thập niên qua, Bắc Kinh là nơi ông tới khi có sóng gió về chính trị ở Cam Bốt, khi có vấn đề về sức khỏe.
Ngay sau khi có thông báo về việc Norodom Sihanouk từ trần, Bắc Kinh đã chính thức lên tiếng chia buồn, rằng Trung Quốc đã mất « một người bạn lớn ». Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người sẽ đảm nhiệm chức tổng bí thư đảng Cộng sản nhân Đại hội toàn quốc sẽ được tổ chức vào tháng tới, cũng tuyên bố là ông bị sốc và buồn khi biết tin cựu vương Sihanouk từ trần.

Trong những tuần qua, Bắc Kinh đã điều nhiều chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tới chăm sóc sức khỏe cho ông tại Bệnh viện ở thủ đô Trung Quốc.

Trên website của mình, cựu vương Sihanouk không tiếc lời ca ngợi tài năng và sự tận tụy của các bác sĩ Trung Quốc.

Từ năm 1994, ông thường xuyên sang Bắc Kinh để chữa trị ung thư tiền liệt tuyến. Sau khi thoái vị, năm 2004, Norodom Sihanouk sống những năm tháng nghỉ hưu chủ yếu tại Bắc Kinh, và ông vẫn lên tiếng chỉ trích, tỏ thái độ bất bình đối với những tệ nạn chính trị, xã hội tại Cam Bốt như lạm dụng chức quyền, con ông cháu cha, tham nhũng, khinh thường người dân, khai thác cướp phá tài nguyên.

Trước đây, Norodom Sihanouk còn có quan hệ thân thiết với chế độ Bắc Triều Tiên của Kim Nhật Thành. Thế nhưng, sau này, ông không thiết tha với khu nhà 40 phòng ở Bình Nhưỡng và chuyển sang sống trong khu dinh thự mà thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai cấp cho ông từ những năm 1970.

Là một trong những nhân vật có hoạt động chính trị lâu đời tại châu Á, Norodom Sihanouk không chỉ ngưỡng mộ Trung Quốc, mà còn coi đây là một đồng minh nặng ký trong bối cảnh xung đột Đông Dương và Chiến tranh Lạnh.

Năm 1971, ông giải thích : « Tôi đã luôn luôn coi đất nước Trung Hoa như là tổ quốc thứ hai của tôi (…). Chỉ có Trung Quốc ủng hộ chúng tôi, chúng tôi những người Khmer kháng chiến, còn Liên Xô thì không muốn ».

Sau cuộc gặp với thủ tướng Chu Ân Lai ở Hội nghị Bandung, Indonesia, năm 1955, Norodom Sihanouk đã có quan hệ hữu hảo với nhiều lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản Trung Quốc, kể cả Mao Trạch Đông.

Đầu năm 1970, Norodom Sihanouk sang Bắc Kinh sống tỵ nạn chính trị, sau khi bị tướng Lon Nol, với sự ủng hộ của Mỹ, tiến hành đảo chính. Cũng chính từ thủ đô Trung Quốc, ông được biết là lực lượng Khmer đỏ mà ông đã từng liên kết trong những năm 1970 và sau này trở thành kẻ thù của ông, lên nắm quyền tại Phnom Pênh vào tháng Tư năm 1975.

Là người bảo trợ, Trung Quốc buộc Khmer đỏ chấp nhận để cho Norodom Sihanouk hồi hương và thúc ép ông phải hợp tác với những đồ tể này.

Theo AFP, nhờ có sự can thiệp của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai mà Sihanouk đã sống sót được trong thảm họa diệt chủng ở Cam Bốt.

Tuy vậy, những kẻ được Trung Quốc đỡ đầu đã biến Sihanouk thành một tù nhân sống cô đơn trong cung đài của mình ở thủ đô Phnom Penh hoang tàn, vắng bóng người do chính sách diệt chủng. Sihanouk thoát chết nhưng 5 trong số 14 người con của ông đã bị giết hại.

Sihanouk rơi vào tình cảnh tuyệt vọng, mất hoàn toàn vai trò chính trị sau khi Chu Ân Lai, rồi Mao Trạch Đông qua đời, trong lúc Trung Quốc đang bận tâm với « bè lũ bốn tên ». Thế nhưng, cũng chính Trung Quốc lại giúp ông thoát ra được khỏi Phnom Penh, khi quân đội Việt Nam tiến đánh Cam Bốt và lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ vào năm 1979.

Ba năm sau, năm 1982, dưới sự giám sát của Trung Quốc, Sihanouk đang sống lưu vong, đã chấp nhận hợp tác với Khmer đỏ, đứng ra làm chủ tịch Chính phủ Liên minh Dân chủ Cam Bốt, để chống lại sự chiếm đóng của quân đội Việt Nam. Năm 1991, hiệp đình về Cam Bốt được ký kết tại Paris và Sihanouk trở về nước. Sau cuộc bầu cử dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, năm 1993, Norodom Sihanouk được đưa trở lại ngôi vua vào lúc Cam Bốt vẫn phải đối mặt với những hậu quả của cuộc nội chiến và diệt chủng.

Nền hòa bình thực sự của Cam Bốt được tái lập vào năm 1998, sau cái chết của lãnh đạo Khmer đỏ Pol Pot.

Vậy phải chăng liên minh Sihanouk – Bắc Kinh là trái ngược với tự nhiên ? Về điểm này, AFP trích dẫn phát biểu của Mao Trạch Đông : « Một số người nói rằng những người cộng sản không ưa thích các ông hoàng. Thế nhưng, chúng tôi, những người cộng sản Trung Quốc, chúng tôi lại quý mến và đánh giá cao một ông hoàng như Norodom Sihanouk, ông luôn luôn rất gần gũi người dân và người dân rất tận tụy, trung thành với ông ».
Source: RFI
khi  
#4 Đã gửi : 15/10/2012 lúc 08:48:55(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Dân chúng Cam Bôt tiếc thương Vua Cha Sihanouk
UserPostedImage
Người dân để tang cựu hoàng Norodom Sihanouk tập họp trước Hoàng cung tại Phnom Penh ngày 15/10/2012. REUTERS/Damir Sagolj
Trong ngày lễ Vu lan của xứ chùa tháp 15/10/2012 người dân Cam Bốt nhận được tin cựu hoàng Sihanouk băng hà tại một bệnh viện ở Bắc Kinh vì bệnh tim, thọ 89 tuổi. Trong hơn nửa thế kỷ trị vì, cuộc đời của nhân vật Á châu có tiếng mưu lược này gắn liền với vận mệnh thăng trầm của Cam Bốt. Năm 1953, thái tử Norodom Sihanouk thành công đưa vương quốc Khmer ra khỏi 90 năm bảo hộ của Pháp. Tuy phải trả cái giá cay nghiệt nhất của chiến tranh lạnh nhưng trong mọi hoàn cảnh, Sihanouk không bao giờ bỏ rơi dân tộc của mình.
Từ Phnom Penh, thông tính viên Phạm Phan phân tích.

RFI : Người dân Xứ Chùa Tháp nhận tin cựu Hoàng qua đời ngay ngày lễ Vu lan Phchum Ben. Phản ứng của họ ra sao ?

Phạm Phan : Theo Tân Hoa Xã loan đi từ Bắc Kinh, vào sáng sớm hôm nay, cựu Hoàng Sihanouk đã qua đời vì bịnh tim và bịnh ung thư thọ 89 tuổi. Mặc dù biết cựu Hoàng tuổi già sức yếu, nhưng tin ông đột ngột ra đi trong ngày lễ Phchum Ben của dân tộc cũng gây nên sự sửng sốt cho nhiều người dân Cam Bốt. Dân chúng tôn kính ông Sihanouk và thường gọi ông là vị Vua Cha của đất nước.

Trung Quốc là nước đầu tiên gởi điện chia buồn, Phó Chủ Tịch Tập Cận Bình đã gặp Hoàng Thái Hậu Monique tại Bắc Kinh để bày tỏ nỗi buồn sâu sắc vì sự ra đi của một người bạn vĩ đại của nhân dân Trung Quốc.

Thi hài của của vị cựu Hoàng sẽ được đưa về Phnom Penh làm lễ tang nhiều ngày. Theo phong tục Khmer, người chết sẽ được hỏa thiêu, trước đây ông Sihanouk có mong ước Hoàng Gia mang tro cốt của ông chôn cất trong Hoàng Thành Phnom Penh.

Cách đây nhiều tháng, khi từ Bắc kinh trở về sau chuyến đi trị bịnh, ông Sihanouk đã tuyên bố trước quốc dân rằng: ông sẽ không đi Bắc Kinh nữa và nếu lâm trọng bịnh, ông muốn được chết ngay tại quê hương. Thế nhưng, không lâu sau đó, ông lại muốn đi Bắc Kinh trị bịnh theo định kỳ, và chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng của ông đến Bắc Kinh.

Ông Sihanouk từ nhiều năm trước đây đã mang trong người nhiều chứng bịnh như tiểu đường, ung thư, bịnh tim, sức khỏe ông suy yếu dần, những năm tháng cuối đời ông thường trú ngụ tại Bắc Kinh nhiều hơn là ở Phnom Penh .

Vì điều này, nhiều người không thích ông đã nói rằng, ông đã chọn Trung Quốc để sống chứ không muốn sống tại quê cha đất tổ.

RFI : Cuộc đời hoạt động chính trị của cựu Hoàng gây nhiều tranh luận về chủ trương tiền hậu bất nhất của ông, cụ thể có những sự kiện nào nổi cộm nhất ?

P.P. : Cựu Hoàng Sihanouk là một trong số các quốc vương ở trên ngôi lâu nhất tại vùng Đông Nam Á. Ông cũng có một sự nghiệp chính trị lâu dài và nhiều mâu thuẫn.

Lên nắm quyền từ đầu thập niên 1950 khi Cam Bốt còn thuộc Pháp, ông Sihanouk đã chứng tỏ là một nhà lãnh đạo trẻ tuổi năng động và tham vọng. Sau khi Cam Bốt giành lại được nền độc lập vào năm 1953, ông Sihanouk trở thành vị Quốc Trưởng đầu tiên và muốn đưa quốc gia của ông trở thành một đất nước giàu mạnh với sự phát triển nông nghiệp, kinh tế, và một thế hệ thanh niên cầu tiến khoa học kỹ thuật.

Để chứng tỏ không có bất kỳ đối thủ chính trị nào thách thức quyền lực tuyệt đối của ông, chế độ Sihanouk đã mạnh tay đàn áp tất cả những người hoạt động chính trị theo đường lối Cộng Sản.

Tuy nhiên vào đầu thập niên 1960, khi phong trào Khmer Đỏ trổi dậy mạnh với sự tiếp tay của Bắc Kinh, ông Sihanouk lại chuyển hướng, tự đặt Cam Bốt vào vị thế trung lập nhưng bên trong cái vỏ trung lập, ông lại thỏa hiệp với Bắc Kinh và biến Cam Bốt thành nơi ẩn náu và hoạt động tiếp vận lương thực, vũ khí của Cộng Sản trong vùng Đông Dương.

Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, với cuộc đối đầu Mỹ - Trung tại Đông Nam Á, cạnh đó là cuộc chiến dữ dội giữa hai phe Quốc - Cộng tại các nước Lào, Cam Bốt, Việt Nam, khiến Mỹ không thể chấp nhận vai trò trung lập giả hiệu của ông Sihanouk nên đã dùng Tướng Lon Nol thực hiện cuộc đảo chính tháng 3 năm 1970 khi ông Sihanouk đang ở nước ngoài.

Từ đó, vị thế lãnh đạo quốc gia của ông Sihanouk suy trầm mặc dù ông đã nhiều lần nỗ lực giành lại nhưng không còn như thời vàng son của đầu thập niên 1950.

Mặc dù tự phủ nhận vai trò của ông trong mối quan hệ với Khmer Đỏ, tuy nhiên, lịch sử ghi nhận rằng, sau khi bị đảo chính, ông Sihanouk đã có lần vào mật khu Khmer Đỏ và dưới áp lực của Đảng Cộng Sản Kampuchea do Pol Pot cầm đầu, ông Sihanouk đã kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Mỹ, tất nhiên lời kêu gọi này đã góp phần hữu ích cho làn sóng nổi dậy của loạn quân Khmer Đỏ.

Để báo ơn cựu Hoàng, khi Khmer Đỏ tiến chiếm được Phnom Penh ngày 17/4/1975, Pol Pot đã hạ lịnh tạm giam cả Hoàng Gia trong Hoàng Cung nhiều năm trời. Trong cái gọi là cuôc cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa do Khmer Đỏ tiến hành làm thí điểm trên đất nước Cam Bốt theo mô hình Trung Quốc, gần 2 triệu lương dân vô tội đã bị thảm sát, trong Hoàng Tộc cũng đã có 5 người trong số 14 người con của ông Sihanouk bị Khmer Đỏ sát hại.

Năm 1979, sau khi Khmer Đỏ bị bộ đội Hà Nội đánh bại và tháo chạy về vùng biên giới Thái – Cam Bốt, vai trò của ông Sihanouk lại được quốc tế chú ý. Nỗ lực của cựu Hoàng nhằm giành lại vị thế lãnh đạo trong quốc gia đã có kết quả, khi Hiệp Định Hòa Bình Paris về Cam Bốt được ký kết năm 1991 thì lực lượng Bảo Hoàng thân ông Sihanouk đã chiếm được một vai quan trọng trong xã hội Cam Bốt, tuy nhiên vào lúc này, ông Sihanouk lại muốn để người con ông là Hoàng Tử Ranaridh đứng ra lãnh đạo đất nước thay cho ông.

Từ năm 1993, với bản hiến pháp mới theo chế độ quân chủ lập hiến, vị Quốc Vương không có thực quyền và từ đó Hoàng Gia Cam Bốt chỉ đóng vai trò lễ nghi.

RFI : Quốc Vương Sihanouk để lại hình ảnh như thế nào trong tâm tưởng của người dân ?.
Mặc dù không còn thực quyền chính trị, đại đa số người dân Cam Bốt vẫn hằng tỏ lòng kính trọng vị Vua Cha và Quốc Vương Sihamoni được lên ngai vàng năm 2004.

P.P. : Ngày nay tại Cam Bốt, mọi người đều quen thuộc với hình ảnh vị Vua Cha Sihanouk cùng Hoàng Thái Hậu Monique đi thăm dân hay cho xe về miền quê chở những gia đình nghèo khó lên tận Hoàng Cung để ông bà thăm hỏi và phát quà, quần áo, chăn mền, gạo, tiền bạc. Những hình ảnh gây sự cảm động cho thị dân Phnom Penh , khi người dân nghèo quỳ mọp sát đất tạ ơn ông đã nghĩ đến và cứu giúp họ qua cơn nghèo túng.

Quốc Vương Sihamoni là một người đam mê văn hóa, ông không có tham vọng chính trị. Lên nắm quyền, ông đã tỏ thái độ khiêm cung với những người lãnh đạo chính trị ở mọi phe phái tại Cam Bốt. Công luận được chứng kiến nhiều nhất về hoạt động giúp đỡ dân tại nông thôn. Đoàn xe của Quốc Vương đi về mọi miền quê, ông đến đâu là tặng quà, thăm hỏi và chỉ dạy người dân quê hiền lành chân thật.

Sự ra đi vĩnh viễn của cựu Hoàng Sihanouk là tổn thất to lớn cho dân tộc và đất nước Chùa Tháp dù ông không phải là nhân vật lịch sử được tôn kính trọn vẹn.
Source: RFI
khi  
#5 Đã gửi : 15/10/2012 lúc 09:01:18(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Cựu Quốc vương Sihanouk qua đời ở Bắc Kinh
Cựu Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk đã qua đời vào ngày 15/10 ở Bắc Kinh, hưởng thọ 90 tuổi.

UserPostedImage
AFP. Thái thượng hoàng Sihanouk băng hà là tổn thất to lớn của Campuchia


Sáng ngày 15/10, Quốc vương Norodom Sihamoni và Thủ tướng Hun Sen đã bay tới Trung Quốc để đưa thi thể cựu Quốc vương Norodom Sihanouk về Campuchia an táng theo truyền thống. Dự kiến, thi thể ông Sihanouk sẽ đưa về Campuchia vào ngày 17/10/2012.


Một sự mất mát lớn đối với Campuchia

Hoàng tử Sisowath Thomico cho biết cựu Quốc vương Norodom Sihanouk đã qua đời tại một bệnh viện ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông qua đời do bệnh tim.

Hoàng tử Sisowath Thomico nhấn mạnh rằng đây là sự mất mát lớn đối với Campuchia. Cựu Quốc vương là một vị vua tuyệt vời mà tất cả người dân tôn trọng và yêu quý.

Còn Hoàng tử Sisowath Serey Roth phát biểu: “Sự qua đời của cựu Quốc vương là một sự mất mát không chỉ riêng của gia đình Hoàng gia nhưng đối với tất cả người dân Campuchia. Ông là vị vua tuyệt vời, đáng kính yêu đối với gia đình Hoàng gia, nhân dân Campuchia và những bạn bè quốc tế.”


Cựu Quốc vương Norodom Sihanouk sinh ngày 31/10/1922. Từ năm 1930 đến năm 1940, ông học tiểu học tại trường Pháp ở Phnom Penh. Học trung học tại trường Pháp tại Sài Gòn.

Năm 1946-1948, ông học tại trường binh bị Saumur, Pháp. Sau khi vua Sisowath Monivong (ông ngoại của ông) mất vào ngày 23/4/1941, Hội đồng Tôn vương đưa ông Sihanouk lên ngôi.

Quốc Vương Sihanouk lên ngôi ngày 28/10/1941, khi 19 tuổi. Ông giành được độc lập cho Campuchia từ thuộc địa Pháp năm 1953. Ông thoái vị lần đầu theo mong muốn của cha ông Norodom Suramarit để theo đuổi sự nghiệp chính trị vào ngày 2/3/1955.
Năm 1960, sau khi bố ông mất, ông lại được bầu làm Chủ tịch nhà nước nhưng với danh vị Hoàng thân. Khi chiến tranh Việt Nam xảy ra ác liệt, ông được người ta biết đến có chủ trương Campuchia trung lập, đứng ngoài cuộc chiến, cùng đồng thời đứng về phía Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Năm 1970, ông bị phế truất trong một cuộc lật đổ do Lon Nol tiến hành được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Sau cuộc đảo chính, ông sống lưu vong ở Bắc Kinh và kêu gọi nhân dân Campuchia lật đổ chính phủ Lon Nol.

Ông Sihanouk lên ngôi lần hai vào ngày 2/9/1993. Sau đó, ông thoái vị lần thứ hai vào ngày 7/10/2004.

Ông Sihanouk qua đời vì bệnh tim tại một bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc vào lúc 01giờ 20phút ngày 15/10/2012 theo giờ địa phương.

Hỏa táng theo truyền thống dân tộc Campuchia

Ông Nguyễn Văn Định, người Việt kiều sống tại Campuchia nhận xét: “Nói chung không chỉ riêng dân Campuchia, dân Việt Nam cũng thương tiếc bởi vì cựu Quốc vương đã tạo điều kiện và chia sẽ với dân Việt Nam… Sự qua đời của cựu Quốc vương đã làm người Việt sống tại Campuchia rất thương tiếc, dù sao ông cũng có sự đóng góp lớn, tạo điều kiện cho dân Việt Nam sống ở đây. Ông cũng chia sẻ khó khăn với cộng đồng, chia sẻ tình hữu nghị giữa hai đất nước.
Năm 1960, sau khi bố ông mất, ông lại được bầu làm Chủ tịch nhà nước nhưng với danh vị Hoàng thân. Khi chiến tranh Việt Nam xảy ra ác liệt, ông được người ta biết đến có chủ trương Campuchia trung lập, đứng ngoài cuộc chiến, cùng đồng thời đứng về phía Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Năm 1970, ông bị phế truất trong một cuộc lật đổ do Lon Nol tiến hành được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Sau cuộc đảo chính, ông sống lưu vong ở Bắc Kinh và kêu gọi nhân dân Campuchia lật đổ chính phủ Lon Nol.

Ông Sihanouk lên ngôi lần hai vào ngày 2/9/1993. Sau đó, ông thoái vị lần thứ hai vào ngày 7/10/2004.

Ông Sihanouk qua đời vì bệnh tim tại một bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc vào lúc 01giờ 20phút ngày 15/10/2012 theo giờ địa phương.

Hỏa táng theo truyền thống dân tộc Campuchia

Ông Nguyễn Văn Định, người Việt kiều sống tại Campuchia nhận xét: “Nói chung không chỉ riêng dân Campuchia, dân Việt Nam cũng thương tiếc bởi vì cựu Quốc vương đã tạo điều kiện và chia sẽ với dân Việt Nam… Sự qua đời của cựu Quốc vương đã làm người Việt sống tại Campuchia rất thương tiếc, dù sao ông cũng có sự đóng góp lớn, tạo điều kiện cho dân Việt Nam sống ở đây. Ông cũng chia sẻ khó khăn với cộng đồng, chia sẻ tình hữu nghị giữa hai đất nước.
Sự qua đời của cựu Quốc vương là một mất mát lớn đối với người dân và các dân tộc đang sống ở Campuchia, một người anh hùng xây dựng đất nước, tạo sự hòa bình, ổn định cho đất nước. Bất cứ trong chế độ, cựu Quốc vương vẫn là một người anh hùng dân tộc, tạo hòa bình cho nhân dân. Quốc vương một nước mất đi, mọi người đều đau xót. Dù trong hoàn cảnh nào, Campuchia vẫn có sự đóng góp của ông rất lớn.”

Còn vị sư sãi Khmer Krom tên Thạch Văn Bình, đến từ Sóc Trăng phát biểu: “Đối với quá trình xây dựng đất nước của Đức Quốc vương Sihanouk, kể cả dân tộc Khmer, Khmer Krom, người dân đủ thành phần đều tôn vinh, thờ phượng ông 100%. Có nghĩa đã tôn kính như một vị thiên thần vì đã mang lại cuộc sống cho một dân tộc hưởng được niềm tự do, độc lập, sống trong toàn diện hạnh phúc.”


Quốc Việt: Vâng, thưa Sư có nhận xét gì về sự qua đời của cựu Quốc vương Norodom Sihanouk?

Sư Thạch Văn Bình: “Đây là một cảm tưởng rất sâu sắc đối với người dân Campuchia và riêng bản thân tôi thương tiếc vô cùng. Kể khi được tin cựu Quốc vương đã viên tịch vào lúc 01giờ 20phút ngày 15/10/2012, đối với người dân tộc Campuchia rất là thương tiếc.


Đối với các vị vua, kể từ Chey Chetha II cho đến ông Sihanouk thì tôi nhận thấy chỉ có cựu Quốc vương Sihanouk là một người đáng tôn trọng, đáng kính cẩn và thật đáng thương tiếc không sao kể nổi những đau buồn của người dân Campuchia nói chung, bản thân tôi nói riêng.”

Cựu Quốc vương Norodom Sihanouk đã được yêu mến và kính trọng tại Campuchia nói chung, nói riêng đối với người Khmer Krom đang sống ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ảnh của ông được chính phủ Campuchia treo ở nhiều nơi công cộng thuộc thủ đô Phnom Penh và trong nhiều gia đình.

Trong thông điệp được Bộ Hoàng cung công bố ngày 6/1/2012, cựu Quốc vương thể hiện nguyện vọng muốn được hỏa táng theo truyền thống dân tộc Khmer sau khi mất. Ông muốn được giữ tro trong bình đựng di cốt làm bằng vàng hay bình đựng di cốt bình thường giữ ở bên trong Cung điện hòang gia.

Cựu Quốc vương Norodom Sihanouk trở thành Thái Thượng Hoàng để nhường ngôi cho Quốc vương Norodom Sihamoni vào ngày 7/10/2004. Ông là con trai của cựu Quốc vương Norodom Suramarit và Hoàng hậu Sisowath Kossamak.

Sách kỷ lục Guiness đã đưa ông Sihanouk vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất, bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần làm chủ tịch nước, 2 lần làm thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia cùng nhiều chức vụ khác.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 15/10/2012 lúc 09:03:43(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.233 giây.