logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/06/2014 lúc 11:58:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thưa quý bạn, năm ngoái có dịp sang chơi bên Úc, tôi thấy đời sống bên ấy thật sung sướng và êm đềm khác hẳn với bên Việt Nam. Tôi thầm nghĩ, sở dĩ mọi người sung sướng và có cuộc sống êm đềm bởi vì thứ nhất là điều kiện kinh tế bên Úc rất tốt so với bên Việt Nam, thứ hai là do trình độ văn minh. Một nước càng văn minh bao nhiêu thì con người đối xử với nhau càng có tình cảm bấy nhiêu và do đó tránh được những chuyện phức tạp không đáng có. Tôi xin lấy ví dụ, ở trong nước, cả ngoài Bắc lẫn trong Nam, có những người chuyên môn đi bắt trộm chó về bán cho người ta làm thịt. Ở ngoài Bắc và ngoài Trung đã có những trường hợp dân làng bắt được mấy người đi bắt trộm chó và cả làng tức giận hè nhau đánh chết một cách hết sức tội nghiệp. Rồi mới đây, ở Củ Chi, tức trong Nam, có 2 thanh niên chở nhau bằng xe Honda đi bắt trộm chó. Có 3 thanh niên khác tại địa phương nghe tin bèn đuổi theo định bắt lại. Cả 3 thanh niên này bị hai gã trộm chó kia bắn chết và chúng phóng xe chạy mất. Theo tôi nghĩ, ở các nước văn minh người ta không ăn thịt chó thì làm sao có chuyện bắt trộm chó rồi sinh ra giết hại lẫn nhau hết sức tàn nhẫn.
Đức Khổng Tử nói: “Loạn bang bất cư” – nghĩa là tránh không ở nơi có loạn. Hai tiếng “loạn bang” này không phải là nơi loạn lạc, đang có chiến tranh mà là nơi con người ta đối xử với nhau chẳng ra gì, gây nên rắc rối.
Sau đây xin mời quý bạn nghe hai câu chuyện riêng tư trong gia đình nhưng hết sức phức tạp giống như có… loạn. “Loạn” đó từ đâu ra? Quý bạn coi qua sẽ hiểu.

I. Một câu chuyện khá lạ
Kính thưa tòa soạn và quý vị độc giả,
Tôi quyết định kể lại câu chuyện này với mong muốn được quý báo và quý vị độc giả chia sẻ, chỉ dẫn lối thoát cho con gái tôi và gia đình tôi. Quý vị ạ, tôi là một người mẹ, chỉ những ai rơi vào hoàn cảnh thiếu may mắn của việc hiếm muộn thì mới hiểu được sự đau khổ mà tôi và con gái tôi đã trải qua.
Cuộc sống của gia đình tôi rất bình yên. Vợ chồng tôi sống hạnh phúc với hai đứa con, một trai một gái, cho đến ngày con gái tôi bước chân về nhà chồng.
Trước khi kết hôn, con gái tôi và chồng sắp cưới của nó có đưa nhau đi khám sức khỏe. Con gái tôi choáng váng muốn ngất xỉu do bệnh viện phát hiện là cháu bị dị tật về tử cung (dạ con bị teo), gần như không có tử cung. Tôi nghĩ, thế chả trách con gái tôi rất ít khi có kinh, hằng năm có khi chỉ có kinh vài ba lần. Tôi cũng đã giục cháu đi khám nhưng vì công việc bận rộn, với lại cứ nghĩ cháu mới dậy thì, việc không có kinh vài tháng là chuyện bình thường. Đến khi cháu sắp kết hôn, đi khám sức khỏe thì mới té ngửa là cháu bị chứng teo tử cung bẩm sinh, tôi cũng rất buồn.
Con gái tôi còn trẻ, cháu không hiểu gì nhiều về sự sinh sản. Cầm tờ giấy kết luận của bệnh viện trên tay, nghe bác sĩ giải thích về vấn đề teo tử cung có thể dẫn tới khả năng không có con làm cho cháu hoang mang và rất bị sốc.
Về nhà, cháu khóc rất nhiều. Tôi đưa cháu đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám lại và được vị bác sĩ ở đây tư vấn là phải mổ nội soi để tạo hình tử cung thì mới hy vọng có thai theo tự nhiên, hoặc phải tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm rồi đưa vào tử cung đã được tạo hình mới giải quyết được nhu cầu sinh con.
Người yêu của con gái tôi biết rõ tình trạng sức khỏe của vợ sắp cưới nhưng vẫn yêu thương con gái tôi và dứt khoát tiến hành đám cưới với cháu. Cậu ta tuyệt đối giấu bố mẹ mình về tình trạng sức khỏe sinh sản của con gái tôi.
Sau khi kết hôn được hai tháng, chồng của con gái tôi và vợ chồng tôi đưa cháu lên Viện Phụ sản để mổ như tư vấn của bác sĩ. Cháu được đặt khuôn để tạo hình tử cung và phải điều trị mất một thời gian khá dài với tiên lượng của bác sĩ là cháu có hy vọng sẽ thực hiện được thiên chức làm mẹ. Mọi việc chữa trị của con gái tôi chồng cháu đều giấu bố mẹ đẻ của mình.
Sau khi mổ được một năm, con gái tôi vẫn không có thai tự nhiên. Cháu bàn với chồng là đi thụ tinh trong ống nghiệm vì cháu đã khám và kiểm tra đầy đủ rồi, bây giờ chỉ cần chồng cháu đi xét nghiệm tinh trùng nữa là xong. Nhưng chồng cháu gạt đi, bảo hai vợ chồng còn trẻ, cứ để thêm vài năm nữa biết đâu sẽ có thai tự nhiên.
Con gái tôi rất yêu chồng. Cháu bị mặc cảm rằng việc chậm trễ sinh con là do lỗi của cháu, thế nên khi chồng chần chừ không chịu đi khám, cháu rất buồn. Cháu tâm sự với tôi rằng cháu sợ hôn nhân của cháu sẽ đổ vỡ do cháu không đủ chức năng làm mẹ như mọi phụ nữ khác. Cháu nghĩ thầm rằng một ngày nào đó chồng cháu sẻ bỏ cháu mà kết hôn với người khác. Nghe cháu tâm sự, thương con tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong. Thân phận phụ nữ thật là khổ.
Mong mỏi và chờ đợi suốt 2 năm, một hôm con gái tôi sung sướng báo tin cho tôi biết là cháu đã có thai tự nhiên. Thật kỳ diệu, một việc tưởng như vô cùng khó khăn đối với con gái tôi nhưng trời thương nên đã ban phước. Cháu có thai tự nhiên trong sự ngỡ ngàng của gia đình và ê kíp bác sĩ mổ điều trị cho cháu. Cả gia đình đều mừng rỡ, bản thân vợ chồng cháu hạnh phúc lắm. Ngay từ khi có thai cháu đã qua bệnh viện gặp lại vị bác sĩ mổ tạo hình tử cung cho cháu để nhờ tư vấn, theo dõi và chăm sóc. Bác sĩ khẳng định trường hợp của cháu là rất kỳ diệu và hy hữu trong y khoa. Phải nói cả hai vợ chồng cháu rất sung sướng và hạnh phúc vì cuối cùng thì niềm mong mỏi có con đã trở thành hiện thực. Chồng cháu khuyên vợ nghỉ việc, ở nhà tĩnh dưỡng và chăm sóc bầu bì để việc thai nghén, sinh nở được mẹ tròn con vuông.
Đủ 9 tháng 10 ngày, con gái tôi sinh được một bé gái xinh xắn, khỏe mạnh, trông giống bố cháu như đúc. Cuộc sống của con gái tôi kể từ đó ngập tràn hạnh phúc. Chồng cháu có công ty riêng, kinh tế khá giả nên con gái tôi hầu như không phải làm gì mà chỉ ở nhà chăm sóc con. Niềm hy vọng có thêm một đứa con nữa tràn trề sau lần thụ thai tự nhiên đó. Vợ chồng con gái tôi hy vọng sẽ tiếp tục thụ thai tự nhiên.
Cách đây một năm, khi cháu bé được 3 tuổi, con gái tôi đã tiết lộ với tôi một bí mật kinh khủng khiến tôi bị sốc nặng. Làm cha làm mẹ, đứng trước tình cảnh của con gái mình, tôi thật sự hoang mang và rất lo sợ. Tôi vừa giận vừa thương con gái, thương con rể, thương đứa cháu ngoại của mình đứt ruột đứt gan. Bản thân tôi là người mẹ, tôi không biết phải làm sao, phải giúp đỡ ý kiến cho con gái thế nào để con tiếp tục được sống yên ổn.

Thưa quý anh chị em trong tòa soạn và quý vị độc giả,
Bí mật kinh khủng của con gái tôi thật đáng xấu hổ, chắc quý vị sẽ chê trách cháu lắm. Con gái tôi rất suy sụp và thú nhận với tôi rằng cách đây ít lâu, khi cháu tình cờ qua văn phòng công ty của chồng cháu thì vô tình thấy két của chồng không khóa. Là vợ, cháu tò mò xem trong két có gì bí mật giấu vợ hay không. Cháu phát hiện ra trong két có hai hồ sơ xét nghiệm sinh sản của chồng trước khi cháu sinh con gái gần một năm. Hai hồ sơ đó là của hai bệnh viện tư nhân VP và PS, đều xác nhận là chồng cháu bị vô sinh bẩm sinh do tinh dịch không có tinh trùng.
Con gái tôi choáng váng trước bí mật của chồng. Cháu lẩy bẩy đi taxi về nhà bố mẹ và hoảng loạn kể cho tôi nghe câu chuyện nói trên. Cháu cũng thú nhận với tôi rằng, do đi lại khám với vị bác sĩ nọ nên cháu đã nảy sinh tình cảm và có những giây phút xiêu lòng, đã sa ngã với vị bác sĩ này trong những lần đến khám trong phòng khám riêng của ông ta.
Chuyện tình cảm xảy ra trong một vài lần “say nắng”. Sau khi phát hiện mình có thai, cháu đã tỉnh ngộ và chấm dứt ngay với vị bác sĩ này vì cháu rất yêu chồng cũng như rất quý hạnh phúc gia đình mình. Cuộc sống sau đó cháu toàn tâm toàn ý với chồng mà không một chút tơ vương tới vài lần “say nắng” trong quá khứ. Đứa con gái sinh ra rất giống bố nên cháu hoàn toàn tin tưởng nó là đứa con sinh ra từ tình yêu đối với chồng mình. Cuộc sống của con gái tôi vẫn bình yên cho đến khi cháu phát hiện ra sự thật choáng váng là chồng bị vô sinh…
Nghe con gái thú nhận bí mật động trời này, tôi suy sụp tinh thần cực độ. Hai mẹ con chỉ biết ôm nhau mà khóc. Con gái tôi hoảng loạn vì lo lắng. Cháu hỏi tôi có lẽ nào đứa con của vợ chồng cháu lại là kết quả của vài lần lén lút “say nắng” với vị bác sĩ. Nếu không thế, liệu đứa con có thể là sự kỳ diệu do trời xếp đặt, vì cả hai vợ chồng cháu đều có vấn đề trong sự sinh sản. Nhưng biết đâu đấy, cơ quan sinh dục của chồng cháu vẫn có thể có một vài con tinh trùng hiếm hoi và do những con tinh trùng ít ỏi đó nên con gái tôi đã có thai một cách tự nhiên.
Về phía chồng mình, con gái tôi luôn hỏi tôi những câu hỏi hóc búa rằng tại sao chồng cháu đã biết chắc chắn rằng mình vô sinh nhưng khi biết vợ có thai anh ta lại không hề nghi ngờ chút gì về sự chung thủy của vợ? Nếu nghi ngờ, tại sao anh ta không ghen tuông và vạch ra sự thật, rồi ly hôn, rồi làm cho gia đình tan nát? Hay anh ta biết mình không thể có con nên lờ đi việc vợ quan hệ ngoài luồng, chấp nhận để vợ có đứa con với mục đích gia đình được hạnh phúc? Hay anh ta hoàn toàn tin tưởng vào lòng chung thủy của vợ nên tuyệt đối tin rằng việc có con là sự mầu nhiệm mà hai vợ chồng đã được trời Phật ban phước? Nếu không tin tưởng, tại sao anh ta lại có thể vui vẻ, hạnh phúc và rất mực chăm nom cho hai mẹ con? Song, con gái tôi cũng quay cuồng với sự nghi ngờ, hay chồng cháu đã biết rõ sự thật rằng đứa con không phải là con ruột của mình nhưng vẫn nhẫn nhục chịu đựng, chấp nhận số phận? Cháu cũng nghĩ, nếu cháu bé không phải con ruột của anh ta, tại sao cháu lại giống bố như đúc? Xét nghiệm y tế có thể không chính xác 100% khi kết luận rằng chồng cháu không có tinh trùng chăng? Hay trong tinh dịch của chồng cháu vẫn có thưa thớt ít con tinh trùng mà cơ quan y tế không tìm thấy chăng? Tôi nghe nói trong sự thụ tinh chỉ một tinh trùng kết hợp với một trứng cho ra đứa trẻ chứ đâu phải nhiều?
Thưa quý vị, suốt thời gian qua cả tôi và con gái tôi đều sống trong hoang mang, sợ hãi. Sự thật chuyện đó là gì? Có những lúc con gái tôi đòi đi xét nghiệm DNA để có câu trả lời chính xác và cháu sẵn sàng chấp nhận số phận. Nhưng thấy chồng mình vẫn yêu thương hai mẹ con, cuộc sống vẫn êm đềm, nên cháu không dám đi tới tận cùng. Việc không dám quyết định đó khiến cháu luôn sống trong ray rứt, lo nghĩ, hoang mang. Cháu không biết chồng cháu đang nghĩ gì. Phải chăng cuộc sống bình yên hiện tại chỉ là một thứ bình yên giả tạo mà con gái tôi không thể hình dung ra được sắp tới chồng cháu sẽ hành động ra sao khi đã nghi ngờ là bị phản bội? Biết đâu chồng cháu đang đợi con gái lớn lên chút nữa rồi sẽ đi xét nghiệm DNA và làm cho to chuyện?
Là mẹ của cháu, tôi cũng cảm thấy lo lắng, bất an. Giận con nông nổi đã đành nhưng tôi tự hỏi mình phải làm gì bây giờ? Có giải pháp nào tốt nhất để con gái tôi có thể yên tâm sống với gia đình của nó và vẫn giữ được hạnh phúc với chồng? Con cái thường làm phiền lòng bố mẹ như thế đấy. Tôi cầu xin quý tòa soạn và quý vị độc giả chỉ dẫn cho tôi một con đường.
Kính thư,
Một người mẹ xin được giấu tên

II. Lời than của một đứa con tội nghiệp
Kính thưa các cô các chú trong tòa soạn,
Thực sự cháu rất buồn khi phải nói ra nỗi khổ tâm của mình. Cháu sống rất cô đơn và ít giao thiệp. Cháu hầu như không có bạn bè, không chia sẻ cùng ai. Cháu tự thấy cháu là đứa trẻ bất hạnh. Cháu luôn muốn bỏ nhà ra đi. Cháu muốn ra đi mãi mãi, biến mất khỏi căn nhà của bố mẹ cháu, biến mất khỏi cuộc sống này mà không để lại dấu vết gì cả. Cháu muốn ra đi, đi thật xa, thoát khỏi gia đình.
Nhiều khi cháu còn nung nấu ý nghĩ là cháu sẽ chết. Cháu không tìm thấy niềm vui nào để sống, một hy vọng nào cho cuộc đời của mình, tương lai của mình. Thưa các cô chú, có thể khi đọc đến đây các cô chú sẽ nghĩ là cháu tiêu cực, điên rồ, hay thiểu năng trong suy nghĩ. Tại sao một thanh niên trẻ như cháu lại có suy nghĩ tiêu cực đến vậy. Tại sao một người con như cháu lại phải trốn thoát khỏi gia đình, trốn thoát khỏi vòng tay của bố mẹ. Có nơi nào an toàn hơn chính ngôi nhà của mình. Có ai có thể yêu thương và lo lắng cho mình hơn ngoài bố mẹ.
Nhưng sự thực không phải thế đâu các cô chú ơi. Cháu rất khổ tâm khi phải nói ra chuyện của cháu. Cháu xin được kể từ đầu đến cuối câu chuyện của cháu để các cô chú hiểu rõ sự tình.
Cháu là con trai đầu lòng của bố mẹ cháu. Bố mẹ cháu sinh được hai trai một gái. Em kế cháu là em gái, năm nay cũng đã tốt nghiệp lớp 12 và là sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học lớn. Em trai út cháu đang học lớp 10 ở một trường chuyên của thành phố. So với hai em thì cháu không được sáng dạ bằng.
Cháu học vất vả, khó khăn, đì đẹt mãi mà học lực vẫn yếu. Suốt mấy năm học cấp một cấp hai cháu gần như đội sổ trong lớp. Cháu không hiểu sao lại như vậy mặc dù cháu cũng rất muốn cố gắng để học giỏi bằng bạn bằng bè, bằng các em. Ngoại hình của cháu cũng rất khác so với hai em. Em gái cháu giống bố như đúc, xinh xắn, cao ráo, da trắng. Em vừa học giỏi, vừa xinh đẹp lại vừa ngoan ngoãn, bố mẹ cưng chiều em vô cùng. Em trai cháu có gương mặt giống mẹ, nhưng lại thừa hưởng dáng người to cao mạnh khỏe của bố. Nhìn hai đứa em khôi ngô tuấn tú của cháu, không ai nói rằng cháu là anh ruột của chúng.
Bố mẹ cháu đều trắng trẻo, cao ráo, gương mặt thanh thoát thì cháu lại da đen, cơ thể mập phì, gương mặt to bẹt chẳng giống bố cũng chẳng giống mẹ tí nào. Nếu cháu xuất hiện cùng cả nhà đi đâu đó thì những ai không biết gia đình cháu trước, thế nào cũng tưởng cháu là xe ôm hay người ăn kẻ ở trong nhà.
Có người tò mò còn hỏi bố mẹ cháu rằng cháu là cháu bên nội hay bên ngoại, là con ai ở quê mới lên à? Mỗi lần như vậy bố mẹ cháu lại ngượng nghịu bảo cháu là con lớn trong nhà. Mọi người nghe thấy thế ồ à ra vẻ ngạc nhiên sao nhìn cháu chẳng giống bố mẹ hay các em tẹo nào.
Ngoại hình đã mang lại cho cháu những mặc cảm tủi thân, việc học hành của cháu cũng chẳng sáng dạ. Có lẽ cả hai nguyên nhân đó đã làm cho cháu càng tự ti và chán ghét bản thân mình vô cùng. Chính vì những mặc cảm ngại ngùng đó mà ngay cả với bố mẹ cháu cũng rất ít khi mở lòng. Cháu hay cáu gắt, bẳn tính, và đôi lúc rơi vào trạng thái bướng bỉnh, lì lợm một cách vô cảm.
Cháu biết thế là sai nhưng không làm sao thoát được khỏi tình trạng đó. Bố mẹ cháu không chịu hiểu cháu, giúp đỡ cháu mà luôn tỏ vẻ chán nản với cháu. Bố mẹ dồn hết yêu thương, cưng chiều cho hai em bao nhiêu thì càng đối xử với cháu lạnh lùng, khó chịu bấy nhiêu. Từ nhỏ đến lớn, cháu toàn bị bố mẹ la mắng, đánh đập mỗi khi chơi cùng các em mà làm các em khóc.
Mặc dù lỗi không phải do cháu nhưng hễ các em khóc thì đương nhiên là lỗi tại cháu và cháu sẽ bị ăn đòn. Đòn roi đau đớn đã đành, bố mẹ cháu còn gằn hắt cháu bằng những câu mắng chửi khiến cháu thấy chạnh lòng, buồn tủi vô cùng. Những khi mẹ vắng nhà, cháu làm điều gì đó không vừa ý bố, là bố cháu lại buông những lời lẽ làm tổn thương cháu.
Câu mà bố cháu thường mắng chửi cháu là: “Mày là nòi nhà ai lạc vào chứ nhà này đâu có cái giống vừa lì, vừa dốt như mày. Mặt mũi cứ như quân móc cống. Tao cũng đến lạ, không hiểu mẹ mày ăn cái gì, đi với ai mà đẻ ra cái giống đần độn như mày!”. Và điệp khúc lặp đi lặp lại chát chúa, đau đớn trong tâm khảm cháu là bố cháu vừa đánh cháu, vừa hét lên: “Mày không phải con tao! Đúng là cái giống lạc loài!”.
Cháu đau đớn vô cùng trước những lời lẽ mạt sát của bố mỗi khi mắc lỗi. Mẹ cháu không chửi cháu là không phải con như bố, nhưng mẹ luôn rủa cháu mỗi khi bà tức giận phừng phừng: “Tại sao tao lại đẻ ra cái thứ đần độn như mày”, hay là: “Mày có phải con tao không hay tao bế nhầm mày từ nhà hộ sinh về, hả? Mày xem hai đứa em của mày, có đứa nào vừa ngu vừa xấu xí như mày đâu”.
Thưa các cô các chú, cháu đã quen với sự ghẻ lạnh và sự đối xử thô bạo, thiếu công bằng của bố mẹ từ còn bé tí nên gần như lì lợm, vô cảm trước mọi đòn roi. Cháu chán học, cũng vì thế chẳng bao giờ được bố mẹ động viên hay dạy dỗ mà chỉ có chửi và chửi. Cháu cũng chẳng buồn cố gắng, bởi vì có cố gắng bao nhiêu cũng không cải thiện được tình cảm của bố mẹ đối với mình như đối với hai em.
Cháu không hiểu vì sao bố mẹ cháu đều là trí thức, đối xử với các em cháu rất văn minh, lịch sự, dịu dàng mà với cháu dường như bao nhiêu dồn nén, bực bội, thậm chí cộc cằn, thô lỗ phía sau cái vỏ bọc văn minh lịch sự đều trút hết lên đầu cháu – một đứa con lạc loài trong căn nhà hạnh phúc của các em.
Cháu không biết trên đời này có bao nhiêu gia đình phân biệt đối xử với con cái một cách thậm tệ như gia đình cháu. Có bao nhiêu đứa trẻ bất hạnh vì sự yêu ghét quá tàn nhẫn của bố mẹ như cháu. Chắc chắn là không ít đâu cô chú ạ, vì hằng ngày cháu lên mạng thấy những vụ án trong gia đình, những cách hành xử thiếu kiểm soát của thanh thiếu niên cho thấy họ là những đứa trẻ lớn lên trong một nền tảng thiếu cân bằng, nếu không nói là bị bạo hành, bất hạnh trong chính gia đình của mình.
Nhiều khi cháu hận bố mẹ cháu. Càng ý thức được sự tàn nhẫn của bố mẹ dành cho mình, cháu càng sống cô đơn, thui thủi, hầu như chẳng giao tiếp với ai. Đến năm lớp 11, cháu kiên quyết bỏ học, không đi học nữa vì sợ phải đến lớp, phải đối diện với sự kém cỏi trong học tập của cháu, sợ phải tiếp xúc với bạn bè, nghe bạn tâm sự chuyện bố mẹ yêu thương, chiều chuộng, hay sợ bạn hỏi về tình cảm của bố mẹ cháu đối xử với cháu ra sao, v.v… Cháu không muốn đến lớp vì thấy đến lớp là một cực hình, ở đó cháu luôn phải đối diện với sự kém cỏi và nỗi bất hạnh mà cháu luôn muốn che giấu.
Quyết định bỏ học giữa chừng của cháu đã làm cho bố mẹ cháu điên lên. Bố đánh cháu hộc cả máu mồm và bắt mẹ đưa cháu vào khoa tâm thần để khám xem thần kinh của cháu có vấn đề không. Cháu thề là cháu không bị tâm thần. Thần kinh cháu không có vấn đề gì cả, thế nhưng cháu vẫn phải nhập viện hơn một tháng với chứng bệnh mà bác sĩ kết luận là “rối loạn trầm cảm”. Từ đó, bố mẹ cháu coi cháu như một bệnh nhân thần kinh, như một thể loại tàn phế, không bình thường. Từ đó trở đi, thay vì đổi cách cư xử với cháu, bố mẹ cháu coi cháu như một kẻ bỏ đi, không đáng quan tâm mà cũng không hy vọng gì.
Cháu ước cháu đừng sinh ra trên cõi đời này. Cháu ước cháu không phải là con của bố mẹ cháu để gánh nặng hôm nay bố mẹ cháu khỏi phải mang vì có một đứa con chậm tiến như cháu. Cháu bỏ nhà ra đi mấy lần. Lần nào bố cháu cũng tìm được cháu về và đánh cho một trận hộc máu. Bố cháu luôn đe dọa sẽ nhốt cháu vào nhà thương điên ở Trâu Quỳ và cháu sẽ phải ở đó vĩnh viễn. Cháu rất sợ hãi, vì thế các cuộc trốn nhà bỏ đi của cháu lại càng dày đặc hơn.
Mỗi lần trốn nhà đi, cháu phải lấy trộm một ít tiền của bố mẹ để mua đồ ăn. Hành động trộm tiền đó của cháu càng làm cho bố mẹ cháu khinh bỉ cháu như một thứ tồi tệ không thể cải tạo được. Cháu biết tất cả, nhưng lì lợm trước tất cả. Cháu chỉ muốn ra đi nhưng không biết phải đi đâu, làm gì. Trong thâm tâm, cháu chỉ muốn ra khỏi nhà để giải thoát khỏi nỗi khổ đau làm đứa con lạc loài trong gia đình mình. Hai em cháu rất ngoan và học giỏi, đó là niềm tự hào của bố mẹ cháu. Còn cháu, đó là nỗi tủi hổ của bố mẹ cháu. Cháu rất ít khi nói chuyện với các em. Phần vì mặc cảm, phần vì từ nhỏ tới lớn cháu đã bị mặc định dưới mắt bố mẹ là đứa chậm tiến, lạc loài. Hai em cháu cũng không gần gũi với cháu nhưng không đối xử tệ với cháu như bố mẹ, không làm cho cháu bị bệnh hoạn về tinh thần, ít nhất là như vậy.
Thưa các cô chú. Cháu luôn có tâm trạng khước từ gia đình, khước từ bố mẹ, khước từ các em. Những trận bỏ nhà đi liên miên của cháu khiến bố mẹ cháu càng thêm điên đầu. Tìm được cháu về, bố cháu xích cháu trong nhà còn mẹ cháu thì coi cháu như đứa đã bỏ đi. Không một ai hỏi cháu cần gì, suy nghĩ ra sao, mong muốn điều gì và tại sao lại bỏ nhà đi như vậy.
Bố mẹ coi cháu như đứa con có vấn đề về thần kinh nên càng ngày càng đối xử không công bằng với cháu. Thậm chí càng ngày càng thô bạo khi đe dọa đưa cháu vào nhà thương điên trong khi biết cháu không điên. Cháu chưa một lần hé miệng tâm sự hay bày tỏ thái độ phản đối của mình trước bố mẹ. Bố mẹ cháu đều là trí thức, lẽ ra họ phải hiểu hơn ai hết các con của mình cần gì, muốn gì, khả năng của chúng đến đâu. Bố mẹ cháu không thể đòi hỏi cháu phải đẹp trai, giỏi giang như hai em của cháu khi mà tạo hóa không ban cho cháu những đặc ân đó.
Phải làm một đứa con kém cỏi trong một gia đình hoàn hảo, cháu cũng khổ tâm lắm chứ có sung sướng gì đâu. Tại sao là những bậc trí thức, có địa vị xã hội mà bố mẹ cháu lại đối xử với cháu không khác gì những người vô học, thiếu hiểu biết và thiếu nhân ái.
Thực sự, những chuyện cháu đã kể khó ai có thể tin đó là sự thật, nhưng đó lại là sự thật mười mươi ngay trong gia đình cháu các cô chú ạ. Cháu tin rằng trong xã hội này còn có biết bao nhiêu những đứa trẻ bất hạnh như cháu do sự đối xử thiếu công bằng đến mức tàn nhẫn của bố mẹ. Thật ra, mặc dầu cháu là kẻ ít giao tiếp với bên ngoài, là đứa ít bộc lộ cảm xúc và không chia sẻ với ai, nhưng cháu có một người bạn tâm giao luôn chung thủy và lắng nghe cháu, đó là chiếc máy tính nối mạng internet.
Cháu lên mạng đọc nhiều, nghiên cứu nhiều và cháu có tham gia các mạng xã hội bằng những nickname ảo. Trong cái thế giới ảo đó, cháu được phép sống rất thật với cuộc đời, số phận và những nỗi bất hạnh của mình dưới gương mặt khác. Ở đó, những người bạn ảo của cháu đã lắng nghe, chia sẻ và khuyên cháu hãy một lần nói chuyện với bố mẹ và đối diện với vấn đề của cháu. Chính vì vậy mà cháu đã viết thư gửi cho các cô chú để hỏi ý kiến các cô chú, cháu nên làm gì để giải thoát khỏi tình trạng đau khổ này. Cháu rất mong nhận được hồi âm của các cô chú.
Kính thư,
Kẻ trầm uất nặng

Đoàn Dự ghi chép
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.144 giây.