logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/07/2014 lúc 09:26:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Để sinh tồn, người ta sẽ làm tất cả những gì có thể. Kể cả chuyện sự sinh tồn đó là cho bản thân họ hay cho những thế hệ con cháu tương lai. Đó là lý do nhiều bậc cha mẹ ở những nước đang phát triển, những nước gặp nhiều bất ổn chính trị, những nước nạn tham nhũng hoành hành tiếp tay cho giới quan chức trục lợi… Những người kiếm được tiền sẽ tìm mọi cách gởi con cái đến Hoa Kỳ sinh sống, học tập. Còn với những nước nghèo, đặc biệt là tại Trung Mỹ, nhiều đứa trẻ đã phải lên đường tìm tự do trên đôi chân của chính mình để đến Hoa Kỳ. Chúng là những đứa trẻ vượt biên không có cha mẹ đi theo.

Với chính phủ Hoa Kỳ, chúng là những đứa trẻ nằm trong danh sách trẻ nhập cư (immigrant children) – Một thách thức mà Hoa Kỳ đang phải đối phó. Chúng đến từ Honduras, Guatemala và El Salvador (thuộc Trung Mỹ), băng qua Mexico đến với thiên đường tự do này. Mỗi năm có đến hàng ngàn những đứa trẻ như thế. Tuy nhiên càng gần đây con số này càng tăng lên nhiều hơn, lên tới vài vạn trẻ một năm. Chúng hy vọng được sống trong những thành phố ở Mỹ, được cắp sách đến trường, và sau này là cơ hội có công ăn việc làm ở xứ sở tự do phồn thịnh này.

Tại sao trẻ em vượt biên không cha mẹ đến xứ Mỹ nhiều như vậy? Theo hãng tin Asociated Press, sở dĩ có hiện tượng này vì những kẽ hở của hệ thống luật di trú Mỹ ban hành năm 2002 với chính sách bảo vệ quyền lợi của trẻ em (to protect children’s welfare) đã tạo cơ hội để các em có lý do để vượt biên hơn.

Các em nhỏ này đã vượt qua những chặng đường gian nan nguy hiểm, vượt sông, vượt đèo, đói khát và bệnh tật, đôi khi đến cả người lớn còn phải bỏ mạng. Chúng bỏ lại sau lưng một quê hương với những nỗi ám ảnh kinh hoàng để đến với một xứ sở hoàn toàn xa lạ (được tô vẽ, thổi phồng như một thiên đường đầy hứa hẹn). Cộng thêm những câu chuyện về luật bảo vệ trẻ em ở Hoa Kỳ rất tuyệt vời một khi các em vượt biên trót lọt được kể lại cho bố mẹ các em nghe, (thế là) chỉ cần trẻ vị thành niên đặt chân đến biên giới Mỹ, không có cha mẹ, các em sẽ được luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ ở mức tối ưu nhất, do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh HHS (Health and Human Services Department) đảm trách.

Nội các của Tổng thống Obama cho biết đến tháng Chín (tức cuối năm tài khóa 2013) có 90.000 trẻ em cố tình vượt biên không có cha mẹ vào nước Mỹ băng qua biên giới Mexico đang được tạm giữ. Trong khi đó năm ngoái chính phủ Hoa Kỳ chỉ gởi khoảng 2.000 trẻ em về các nước nguyên quán. Đứng trước tình hình con số các em đến Mỹ mỗi năm một tăng, nội các của Tổng thống Obama đã yêu cầu Quốc hội chi viện số tiền 2 tỷ Mỹ kim để giải quyết vấn đề gay cấn này.
Theo lời Gary Mead, cựu Giám đốc cơ quan ICE (Immigration and Customs Enforcement), người đảm trách vấn đề tìm kiếm và trao trả những đứa trẻ vượt biên đến sống ở Hoa Kỳ về các nước nguyên quán: Những đứa trẻ này không bao giờ đi khỏi Hoa Kỳ. Và những gì Hoa Kỳ đang thực hiện không phải là hướng giải quyết dứt khoát, rõ ràng để chấm dứt tình trạng này.

Với dư luận chung, việc tạm giữ các em tại những dãy nhà tập trung do cơ quan Tuần hành Biên phòng BP (Border Patrol) kiểm soát hiện đang là một vấn đề xã hội đầy bức xúc. Tình trạng sinh hoạt của các em tại đây khiến các nhà hoạt động nhân đạo (humanitarian) băn khoăn. Họ cho rằng đây là một khủng hoảng nhân sinh vì điều kiện sinh hoạt tại khu nhà tập trung ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico không hội đủ những tiêu chuẩn tối thiểu. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Obama yêu cầu Bộ Quốc phòng mở cửa lại những căn cứ quân sự tại Texas, Oklahoma, hoặc California để có chỗ cho các em sống với điều kiện sinh hoạt tốt hơn; tương tự như dạo năm 1975 Căn cứ Fort Chaffee của Arkansas từng là nơi dành cho những di dân Việt Nam đầu tiên rời bỏ quê nhà sau biến cố 30-4-1975 sống tạm trước khi chọn lựa một nơi mới để định cư.

Do hệ thống luật di trú Hoa Kỳ thiên về bảo vệ trẻ em quá nhiều nên các bậc phụ huynh ở Trung Mỹ an tâm hơn trong quyết định cho các con vượt biên một mình. Nếu phải ở lại đất nước của họ; các em có thể bị ép gia nhập các băng đảng thuộc quyền kiểm soát của Mafia hoặc những tổ chức phiến quân (nếu kháng cự, các em sẽ bị xử ngay) hoặc các em sẽ phải sống trong một môi trường xã hội đầy nguy hiểm với tỷ lệ tội phạm rất cao. Vì vậy trong số các em nhỏ vượt biên, nhiều em chỉ mới 5-7 tuổi. Điều này đã khiến các giới chức Mỹ, trong đó có bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa (Homeland Security), nội các tổng thống, viên chức chính sách hộ tịch, và ủy viên của Hải quan và Bảo vệ Biên phòng CBP (Customs and Border Protection) vắt óc tìm cách giải quyết đời sống cho các em như phúc lợi giáo dục, tìm công việc, hoặc bảo đảm những nhu cầu an toàn một khi các em vượt qua biên giới Mexico đi vào đất Mỹ.

Nếu thẳng thừng với các em này thì không ai nỡ. (Mà) không thẳng thừng thì tình trạng này mỗi lúc một xấu thêm. Nói khác đi, nếu tình hình các nước Trung Mỹ càng xấu, các bậc cha mẹ càng nghĩ đến chuyện cho các con mình vượt biên nhiều hơn. Họ hy vọng con em họ sẽ có một tương lai an toàn. Điều này gần giống với không ít người Việt sau biến cố 30-04-1975 đã cho con mình vượt biên trước bằng đường biển và đường bộ vì tin tưởng rằng đó là cách tốt nhất để các em có được một tương lai tốt đẹp hơn.

Phát ngôn viên Josh Earnest của Nhà Trắng cho biết: Nếu như Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật mới, nới lỏng biên giới hơn, điều này sẽ khiến làn sóng các em nhỏ vượt biên vào Mỹ sẽ tăng lên. Bởi các em (và cha mẹ các em) khi nắm rõ không ai nỡ xử tệ với trẻ vị thành niên trong những hoàn cảnh đáng thương. Vì thế Hoa Kỳ phải có một cách dứt khoát để các bậc cha mẹ ở Trung Mỹ hiểu không phải con họ cứ đi một mình đến biên giới Hoa Kỳ thì sẽ tự động được hưởng những quy chế tị nạn dễ dàng.

Trong năm tài khóa 2013, riêng tại Rio Grande Valley, Texas đã tạm giữ 26.000 trẻ vị thành niên. Các em đến đây gồm đủ mọi thành phần. Có nhiều em cha mẹ đến Mỹ trước (bỏ lại các em ở nhà) nhưng họ hiện không có giấy tờ hợp pháp để bảo lãnh nên các em phải vượt biên để đoàn tụ với cha mẹ. Có em bỏ lại cha mẹ ở nhà để ra đi tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn. Nhiều em mồ côi nghe chúng bạn rủ đi là đi.

Năm 2014, tình hình trẻ vượt biên không cha mẹ đến Hoa Kỳ càng tệ hại hơn. Từ tháng 10 năm 2013 tới nay, BP đã tạm giữ 52.000 trẻ em. Thông thường các em được tạm giữ 1 tháng dưới sự giám sát của Văn phòng Tỵ nạn Tái định cư ORR (Office of Refugee and Resettlement) trực thuộc Bộ Y tế và Phục vụ Nhân sinh Hoa Kỳ HHS trước khi đoàn tụ với cha mẹ hoặc người thân ở Mỹ, bất luận những người thân này có giấy tờ hợp pháp hay không. Trước đó, vào thời Tổng thống George W. Bush (Bush con), thì trẻ đi một mình bị tạm giữ tại biên giới sẽ phải giao cho HHS thụ lý tối đa trong vòng 3 ngày.

Về mặt lý thuyết, trẻ vị thành niên nhập tịch lậu (vượt biên trái phép) sẽ bị trục xuất, song trên thực tế thì đây là một thủ tục kéo dài nhiều năm. Hiện nay các hồ sơ tồn đọng lên tới 30.000 ca. Nhiều ca tồn đọng lâu quá nên bị thất lạc. Nhiều ca chưa giải quyết tới thì các em đã có đủ điều kiện hợp thức thường trú (như kết hôn với công dân Mỹ). Nhiều vị quan tòa không nỡ thẳng tay, bảo các em về nhà tìm một luật sư biện hộ rồi năm sau hãy tới xử lại. Vì thế nhiều bậc cha mẹ ở Trung Mỹ tin rằng chuyện trục xuất thực hiện cho có lệ. Họ nghĩ Hoa Kỳ không giải quyết xuể với lượng hồ sơ tồn đọng như hiện nay. Nên con em họ cứ việc vượt biên. Vô tình càng khiến cho số lượng hồ sơ tồn đọng nhiều hơn.

Trong tương lai gần, những đứa trẻ vượt biên không cha mẹ vẫn tiếp tục đến Mỹ. Ít nhất cho tới khi chính quyền Mỹ đưa ra một biện pháp cứng rắn hơn. Tuy nhiên đây vẫn là một vấn đề khó. Có người nói chính quyền Mỹ không nên quá dễ dãi. Có người nói nên có lương tâm với những đứa trẻ đáng thương này. Ai cũng có lý do riêng. Một điều không thể chối cãi: Hiện tượng này đang là vấn đề nóng mà Hoa Kỳ hoàn toàn không hề muốn. Nhất là tài chánh Hoa Kỳ hiện đang trong cảnh lực bất tòng tâm, ngân sách mỗi ngày một khó khăn. (Nên) tạm thời số phận những đứa trẻ vượt biên không cha mẹ vẫn hưởng những quy chế tỵ nạn tương đối thoáng. Nhưng đến lúc chính phủ Mỹ không thể duy trì chính sách này được nữa (thẳng tay từ chối, không tiếp nhận bất cứ một trẻ nào); thì các bậc cha mẹ ở Trung Mỹ mới thay đổi quyết định để cho con mình vượt biên một mình đến Mỹ.

Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.