logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 31/10/2012 lúc 09:30:25(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Một ngày sau phiên xử án hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ở Sài Gòn, tôi gọi điện cho một anh bạn nhà văn và hỏi đùa “Nghe án tù cho nghệ sĩ chưa? Sợ không?”.

Tôi nghe bên kia đầu dây bật lên một tiếng cười sảng khoái, một giọng cười miền Nam an nhiên.

Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình cũng đã an nhiên nhận những mức án rất nhiều năm cho các bài hát của họ, những bài hát hoàn toàn phản ánh hiện thực đời Việt Nam hơn là thù địch, chống phá gì đó như lời của những vị quan tòa không rõ mặt đã nêu trong buổi sáng ngày 30-10-2012.

Những bài hát đã vụt nổi tiếng bất ngờ ngay sau tiếng búa tòa, vượt quá tầm kiểm soát của những người căm ghét nó, hoặc đang giả vờ căm ghét nó.

Đây không phải là lần đầu tiên giới nghệ sĩ Việt Nam chứng kiến những án tù cho đồng nghiệp của mình.

Từ những năm xa xôi của thế kỷ 20, người ta đã chứng kiến án tù cho Hoàng Hưng, Phan Đan, Đặng Đình Hưng… những lưu đầy của Phùng Quán, Văn Cao… Sau năm 1975, đã lần lượt có các án tù cho Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Nhã Ca, Dương Nghiễm Mậu…

Nhưng rất lâu rồi, chuyện bắt tội một nghệ sĩ với quyền tự do sáng tác của họ đã là chuyện xa xưa, tưởng chừng như đã chỉ còn trong những ngày tháng mông muội nào đó.

Lao tù không phải là chuyện lạ Nói như vậy, để hiểu rằng trong lịch sử riêng của giới văn nghệ sĩ Việt Nam, lao tù không phải là chuyện lạ. Nhưng dường như bất chấp những nguy nan đó, việc phản ánh những hiện thực của giới nghệ sĩ bằng cách viết, cách hát, vẫn xuất hiện một cách rất an nhiên.

Việc bắt giữ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã tạo nên một làn sóng phản ứng khó lường. Thậm chí với cộng đồng người Việt đã xa quê hương và xa những con người Việt thế hệ mới trong nước, họ cũng đã bày tỏ sự sửng sốt của mình, khi nghe có những con người đang đối diện với lao tù chỉ vì ca hát, bằng cách xuống đường và chia sẻ những chữ ký hết sức ấn tượng.

Nhưng đâu chỉ là chuyện người Việt với nhau, tuy xa cách địa lý, nhưng dường như sợi dây vô hình của nền văn minh loài người đều tạo ra những phản ứng nối kết giống nhau, như cái cách thế giới đã phản ứng trước việc cô bé Malala Yousafzai bị Taliban bắn vào đầu hay việc Putin cho giam giữ nhóm nhạc Pussy Riot.

Đôi khi những phán quyết đưa ra, nó không chỉ làm hủy hoại đời của một con người, mà ngược lại còn có thể tạo ra một lực phản hồi, phá hủy mọi danh tiếng và sự bền vững của hệ thống đưa ra bản án đó.
Chưa bao giờ viên đạn như của phe Taliban bắn vào đầu cô bé Malala 14 tuổi lại trở thành viên đạn bắn thẳng vào lương tâm thế giới như lúc này. Chưa bao giờ người ta nhìn ra sự tồi tệ của chính quyền công an trị Putin ở nước Nga như lúc này, qua song sắt của ba cô gái nhóm Pussy Riot.

Và ở Việt Nam, chưa bao giờ những kẻ bị kết án là Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại được chia sẻ và cảm mến như bây giờ.

Đôi khi, tôi tự hỏi không biết những người soạn bản án cho Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình có thật sự lắng nghe những bài hát của họ hay không? Vì nếu chỉ dựa trên những con chữ để định đoạt số phận, tôi nghĩ công bằng nhất là nên mở một loạt phiên tòa nghiên cứu tái xét xử tất cả các nghệ sĩ, hay dễ dàng hơn là với các nhạc sĩ Việt Nam, từ Trịnh Công Sơn đến Phạm Duy và nhiều người khác nữa.

Dĩ nhiên, trong đó có cả tôi.

Quyền của người nghệ si
̃Nói tới lắng nghe, tôi chợt nhớ đến nhiều tình huống khó quên.

Trong phim Schindler’s List của đạo diễn Steven Spielberg, những tên lính phát xít Đức đang rầm rộ tiến vào các ngôi nhà của người Do Thái, đã đứng sững và lặng yên nghe đến dứt khúc nhạc dương cầm của một người đánh đàn tuyệt vọng.
Hoặc trong phim the Pianist của đạo diễn Roman Polanski, viên sĩ quan Đức Quốc Xã đã lột bỏ toàn bộ trạng thái thù địch để lắng nghe một nghệ sĩ Do Thái đàn những khúc nhạc được sáng tác các quốc gia đang đối đầu như Nga hay Ba Lan.

Kẻ thù vẫn biết lắng nghe nhau, chẳng lẽ những người chung dòng máu và khát vọng dân tộc lại câm điếc với nhau?

Trong các tuyên bố chính trị ở Việt Nam lúc này, người ta hay đọc thấy cụm từ “nhóm lợi ích”.

Rõ ràng là phải có những nhóm lợi ích kinh tế bí mật nào đó đang đục khoét quốc gia và đang bị đánh động. Nhưng có hay không những nhóm lợi ích bí mật về chính trị nào đó cảm thấy bị bối rối và tức giận trước những cảnh báo về hiện thực tổ quốc của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, nên đã vội vàng khép tội họ?

Nếu không, tôi tự hỏi, họ đã phạm tội gì khi hát bằng tình yêu tổ quốc mình?

Quyền phản ánh hiện thực – không phản bội lại nhân cách của mình, là một giá trị tuyệt đối của người nghệ sĩ. Quyền đó được nhìn nhận bằng lương tâm và giá trị văn minh của con người, bất chấp một thể chế chính trị nào phủ nhận nó.

Chà đạp và từ chối quyền đó, cũng đồng nghĩa vinh danh giá trị của người nghệ sĩ và khẳng định thêm về sự trì trệ và lạc hậu của chính hệ thống đương trị.

Nhạc sỹ Tuấn Khanh gửi cho BBC từ TP HCM
xuong  
#2 Đã gửi : 31/10/2012 lúc 09:45:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hai nhạc sỹ bị buộc tội gì?
UserPostedImage


Báo trong nước dẫn cáo trạng tại phiên tòa hôm 30/10 nói hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã có 'hoạt động chống phá' qua trang mạng Tuổi trẻ Yêu nước.

Hai ông đã bị tòa án tại TP Hồ Chí Minh xử 4 và 6 năm tù giam, cộng thêm 2 năm quản chế mỗi người, vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Sau khi phiên tòa diễn ra, các báo cung cấp thêm chi tiết dựa vào cáo trạng của Viện Kiểm sát.

Truyền thông nhà nước cũng nói ngoài hai nhạc sỹ, ba người liên quan vụ án là Nguyễn Thiện Thành, Trần Thành và Nguyễn Thiện Khánh hiện đang bị truy bắt để 'xử lý'.

Phe công tố cho hay ông Trần Vũ Anh Bình, 38 tuổi, làm quen với một 'đối tượng' có tên là Vũ Trực qua mạng internet.

Ông Trực bị cho là chiêu dụ người ở trong nước tham gia 'hoạt động chống phá' thông qua lớp học lập trình web trên mạng do ông giảng dạy miễn phí.

Trong chương trình dạy học, ông 'đã lồng ghép vào những nội dung chống phá nhà nước'.

Cũng chính ông Vũ Trực bị cho là thành lập nhóm Tuổi trẻ yêu nước vào tháng 4/2011.

Báo Người Lao động nói: "Mục tiêu của nhóm này là tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, gây mất ổn định chính trị, khi có thời cơ thì nổi dậy xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ".

Gây mất ổn định Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình bị nói đã được ông Vũ Trực cấp tiền và phương tiện, trở thành nhân vật hoạt động đắc lực cho ông Vũ Trực.

Ông cũng bị cáo buộc tạo lập và quản trị blog nhacviet.tuoitreyeunuoc.com, song song với trang web tuoitreyeunuoc.com do ông Vũ Trực lập ra.

Ngoài việc đăng các bản nhạc tự sáng tác, cáo trạng nói ông Bình còn 'phát tán các bài viết có nội dung chống phá nhà nước' và hình ảnh cờ vàng của chính thể Việt Nam Cộng hòa.

Ông còn bị buộc tội cắm và rải truyền đơn tại các tỉnh Thái Nguyên, Long An, Đồng Tháp và TPHCM.

Nhạc sỹ Việt Khang (tên thật là Võ Minh Trí), 34 tuổi, bị buộc tội đã sáng tác hai bài hát 'có nội dung chống nhà nước' đăng trên tuoitreyeunuoc.com và móc nối "phát triển lực lượng cho nhóm Tuổi trẻ Yêu nước”.

Các báo nói tại tòa, hai ông Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã "nhận tội, ăn năn hối cải và xin hưởng lượng khoan hồng".

Trong khi đó có tin luật sư của ông Việt Khang nói thân chủ của ông sẽ kháng án.

Trước đó, ông Hải khẳng định nhạc sỹ Việt Khang 'không làm chính trị'
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.