logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/07/2014 lúc 09:23:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mua xe hơi cũ coi chừng ôm nợ - Kỳ 1


WESTMINSTER (NV).- Hơn cả tháng sau khi mua xong chiếc xe Toyota Camry 2000, cô Thảo Triệu, người từ Việt Nam mới sang chưa đầy năm, hiện ở Anaheim, vẫn còn cảm thấy “bần thần”, ăn không ngon ngủ không yên vì “bao nhiêu tiền dành dụm dồn vào mua chiếc xe cũ làm chân cẳng đi làm, vậy mà khi hí hửng ra DMV làm thủ tục sang tên thì mới biết đó là xe phế thải – salvaged.”


Chẳng khác nào như sét đánh ngang tai.


Không chỉ là chuyện bị mua với giá quá cao hơn giá thật của một chiếc xe bị đóng dấu “Salvaged” mà quan trọng hơn, cảm giác bất an cùng tâm trạng của một người bị lừa khi mua nhầm xe “phế thải” hay xe không tốt như lời người bán giới thiệu, khiến cho Thảo Triệu cũng như nhiều người, nhất là những người lần đầu mua xe hay từ Việt Nam mới sang, chưa có kinh nghiệm, ở vào một hoàn cảnh dở khóc dở cười.


Kinh nghiệm đau thương của một số người từng trải qua tình cảnh này, cũng như lời khuyên của người có chuyên môn về xe cộ, về giấy tờ liên quan đến xe, hy vọng sẽ là bài học cho những người lần đầu làm chủ một chiếc xe cũ.

UserPostedImage
Hãy cẩn thận để không mua nhầm xe phế thải "Salvage title" mà mình không hề biết. (Hình: Thảo Triệu cung cấp)

Mua nhầm xe “phế thải” (Salvage title)




Thảo Triệu bắt đầu câu chuyện, “Khoảng cuối Tháng Tư, tôi đọc trên báo mẫu Rao Vặt ‘Bán xe Toyota Camry 2000, clean title, 120 miles, A/C. Giá $3,950. Liên lạc (714)...”


Thảo gọi điện thoại hỏi xem xe có bị đụng không, người bán trả lời “Không”, đồng thời cũng cho biết là “bán xe dùm một người em đang về Việt Nam chơi.”


Theo địa chỉ, Thảo đến ngã giá $3,300 mua chiếc Camry này và trả tiền mặt theo yêu cầu của người bán vì “không muốn nộp thuế.”


Người bán lấy lý do vì là “người trung gian, bán dùm em” nên bà không theo Thảo ra Nha Lộ Vận (DMV-Department of Motor Vehicles) mà chỉ giao giấy tờ xe có ký tên sẵn của “người em đứng chủ quyền” để Thảo tự đi làm thủ tục sang tên.


Sự thật thì giấy chủ quyền xe Thảo được giao khi đó là một “clean title”, không “tì vết.”


Thế nhưng, sau nhiều tiếng xếp hàng chờ đợi, đến phiên mình, Thảo được nhân viên DMV cho biết “xe này không thể sang tên bình thường mà phải làm thủ tục chuyển sang 'Salvage Title' vì nó được báo cáo bị tai nạn chuyển thành xe phế thải từ cuối Tháng Hai, 2014.”


Không thể trả xe để lấy tiền lại được vì “người bán nói gửi hết tiền về Việt Nam rồi, và bán dùm nên không biết gì hết,” Thảo chỉ còn cách tự bỏ tiền ra làm các thủ tục theo yêu cầu của DMV để tái đăng bộ cho chiếc xe “phế thải” này, từ việc làm 'smog check' đến kiểm tra thắng, đèn, lệ phí tái đăng bộ, mất trên dưới $300, chưa kể khổ chủ còn mất nhiều ngày đi xếp hàng để làm cho xong mọi việc. Bởi nếu không làm thì làm sao có xe mà chạy, mà bán thì cũng không xong!


Thảo tâm sự một cách đau khổ, “Gọi hỏi mấy chỗ thì họ nói xe đó chỉ tối đa $2,000-$2,500. Nếu biết trước xe bị phế thải thì tôi không mua. Họ đã gạt mình mà còn thách thức báo cảnh sát. Mình giao tiền mặt cho họ không có giấy tờ gì hết thì biết làm gì hơn.”


Xem giấy tờ xe và làm tờ cam kết khi bán xe


Liên quan đến vấn đề này, ông Michael Võ Đức Minh, Giám đốc Little Saigon Traffic School ngay tại khu Bolsa, đưa ra một số kinh nghiệm:


“Trước nhất, người đi mua xe phải đòi cho được giấy chủ quyền xe vì đây là bằng chứng quan trọng chứng minh người đó đang làm chủ chiếc xe. Thứ hai, phải nói chủ xe hay người bán xe đưa mình giấy đăng bộ xe để chứng tỏ là chiếc xe đó có đóng thuế lưu hành đầy đủ. Thứ ba, yêu cầu người bán viết giấy cam kết xe đó không phải là xe phế thải.”


Ông Michael Võ, người có hơn 20 năm điều hành trung tâm chuyên lo về các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc đăng bộ xe, bằng lái xe, giải thích: “Cần xem giấy chủ quyền xe vì nếu giấy chủ quyền không rõ ràng hay chủ quyền đó chưa qua tên người bán thì khi sang tên lại không được, thành ra làm cho người mua không được như ý nguyện.”
UserPostedImage
Ông Michael Võ Đức Minh, Giám đốc Little Saigon Traffic School, "Quan trọng là hiểu và nắm vững vấn đề khi đi mua xe cũ." (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Theo ông Michael, “trong trường hợp người bán xe không phải là người đứng tên chủ quyền xe, tức họ bán dùm ai đó, thì khi giao tiền cho ai nên yêu cầu người đó làm giấy cam kết cho mình. Giấy đó có thể viết bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Ghi đơn giản 'Tôi tên là, số bằng lái, địa chỉ, đại diện cho người chủ xe tên là, đứng ra bán dùm chiếc xe nhãn hiệu gì, biển số mấy. Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có điều gì liên quan đến chuyện tranh tụng chiếc xe này.'”


Giám đốc Little Saigon Traffic School cho rằng “Đây là một đòi hỏi hợp lý. Vì mình có thể tránh được trường hợp như một người chị đi tiểu bang khác, người em ở nhà xách xe chị đi bán. Người chị về la làng lên nói đây không phải là chữ ký của bả hay bả không bán. Trong những trường hợp mua bán nếu có sự lường gạt hay gian trá như thế thì chủ nhân thật sự của chiếc xe có quyền lấy lại chiếc xe và người mua sẽ là người bị mất tiền. Đó là những chuyện từng xảy ra.”


Cũng liên quan đến chuyện cần ghi những thỏa thuận gì trong lúc mặc cả chuyện mua bán xe là kinh nghiệm “xương máu” của ông Khang Lương ở Rosemead trong lần đầu mua xe.


Ông Khang kể, “Lúc đó là năm 91, tôi vô Nissan Dealer ở gần nơi tôi ở để mua chiếc Nissan Maxima 6 máy, xe cũ. Khi mua thì ănten xe không hoạt động, sunroof thì bị nứt. Người bán xe nói mua đi rồi vài ngày sau mang đến họ thay mới hết cho mình, ổng còn hứa sửa cho mình cái này cái kia đủ thứ.”


Cuối cùng ông Khang đồng ý mua xe với giá $6,000 ở thời điểm đó.


“Ba ngày sau tôi mang xe trở lại để họ làm những gì họ hứa thì tụi dealer nói người 'saleman' muốn bán nên hứa như vậy chứ dealer không hứa những điều kiện đó. Hơn nữa không có giấy tờ gì ghi xuống là họ hứa sửa gì, thay gì cho mình hết. Mình mới đi mua xe lần đầu tiên nên đâu biết những chuyện đó, cũng không ai chỉ vẽ. Chỉ còn biết hỡi ôi kêu trời, chứ làm gì được họ bây giờ!”


Việc yêu cầu người bán đưa giấy đăng bộ xe là “để chứng tỏ chiếc xe đó có đóng thuế lưu hành đầy đủ. Nếu người mua mua nhầm xe đã trễ thuế lưu hành vài ba năm, khi sang tên mình phải chấp nhận đóng phạt số tiền đó.”


Trong trường hợp người bán không có giấy đăng bộ xe, người mua có thể gọi điện thoại đến các văn phòng dịch vụ về đăng ký xe hay gọi đến Nha Lộ Vận, đọc bảng số xe và số sườn xe để nhờ kiểm tra xem thuế lưu hành đó còn hiệu lực hay không.


“Người mua cũng có thể nhìn vào bảng số xe xem tháng và năm trên đó còn hiệu lực hay không. Nhưng thỉnh thoảng, trong vài trường hợp, người bán ma mãnh ở chỗ tháng và năm dán sau xe còn hiệu lực nhưng thực tế thì đăng bộ đã trễ rồi.” Ông Michael nói thêm.




Xe phế thải-salvaged




Lý giải về chuyện mua nhầm xe bị phế thải – salvaged như trường hợp cô Thảo Triệu, ông Michael cho biết: “Thông thường, nếu là xe 'total loss' hay 'salvaged' phế thải đã làm thủ tục tái đăng bộ và xin bảng số mới, giấy chủ quyền mới thì trong giấy chủ quyền xe phía trên cùng tay phải họ có ghi chữ 'SALVAGED', người mua nhìn vào sẽ biết ngay xe đó là xe phế thải.”


“Tuy nhiên có trường hợp chiếc xe bị đụng, người chủ nhận tiền bồi thường, mang xe đi sửa và rồi kêu bán gấp với giấy chủ quyền cũ, chưa ra DMV tái đăng bộ. Người mua nhìn vào giấy chủ quyền đó không thấy ghi 'salvaged' nên tưởng không bị đụng. Đến khi mang lên DMV làm giấy tờ thì mới lòi ra là xe này bị đụng nặng, hư hại đến 70%-80%, cần làm thủ tục phế thải.” Ông Michael lý giải.


Do một xe có “salvage title” chỉ trị giá bằng một nửa hay 2/3 giá một chiếc “clean title” nên nhiều người bán vì món lợi này mà giấu nhẹm chuyện lịch sử chiếc xe bị đụng của mình.


Làm sao để tránh được điều này?


Theo ông Michael, “Để tránh chuyện này, thứ nhất trong giấy tờ mua bán xe, người mua yêu cầu người bán viết xuống cam kết đây không phải là xe phế thải. Nếu thực sự đó là xe phế thải thì họ không dám viết điều đó xuống. Đây là một đòi hỏi hợp lý, quan trọng là mình có nhớ để đòi khi đi mua xe hay không thôi.”


Tuy nhiên, cũng có trường hợp “xui rủi” là sau khi ra Nha Lộ Vận sang tên, người mua không bị bắt tái đăng bộ (dù là xe phế thải), chủ quyền xe lúc đó vẫn là “clean title” nên người mua cứ ngỡ xe mình chưa bị đụng đến mức “total loss.” Mãi cho đến năm sau, khi đi đăng bộ xe mới thì chuyện này mới lòi ra. Lúc đó DMV mới bắt người mua đi làm thủ tục phế thải và tái đăng bộ lại xe phế thải.


Ông Michael giải thích trường hợp này như sau, “Khi hãng bảo hiểm đền và đưa thủ tục phế thải đến cho người chủ xe yêu cầu tái đăng bộ thì đồng thời hãng bảo hiểm sẽ phải báo lên cho DMV biết chiếc xe đó bị phế thải vì hư hại đến trên 70%. Khi đó DMV mới mở hồ sơ và gửi thư đến cho chủ xe yêu cầu chủ xe đi tái đăng bộ lại.”


“Tuy nhiên thời gian hãng bảo hiểm báo lên DMV có thể kéo dài từ 60 đến 90 ngày. Như vậy, chiếc xe mới bị đụng, bị phế thải và chủ xe được đền bù. Họ sửa lẹ và mang đi bán gấp. Thành ra người mua trong trường hợp này cũng không biết là xe đó đã bị 'salvaged' vì DMV chưa nhận được thông báo từ hãng bảo hiểm. Lúc đó, đăng bộ xong, chủ quyền xe vẫn 'clean' nhưng đến sang năm khi đi đăng bộ xe mới thì chuyện này mới lòi ra.” Giám đốc Little Saigon Traffic School lý giải những rủi ro khi mua nhầm xe “phế thải.”


Ông Michael nhấn mạnh, “Người chủ xe dứt khoát phải biết chuyện xe mình bị rơi vào tình trạng ‘salvaged’ phế thải, vì họ chính là người nhận chi phiếu bồi thường từ hãng bảo hiểm chứ không ai khác.”


Cũng theo ông Michael, sự che giấu nguồn gốc bị đụng của chiếc xe đến mức phế thải chỉ xảy ra với những cuộc mua bán kiểu “private party', tức tự mua bán với nhau. “Còn luật lệ của tiểu bang California dành cho những 'dealer' bán xe cũ ràng buộc chặt chẽ hơn. Nếu 'dealer' không báo cho người mua biết tình trạng rõ ràng của chiếc xe thì Nha Lộ Vận có quyền coi lại bằng hành nghề của họ, vì họ không được phép qua mặt khách hàng.”


“Như vậy hãy cẩn thận khi mua qua người 'private party.' Giá rẻ thì nguy cơ rủi ro cũng cao hơn. Quan trọng là hiểu và nắm vững vấn đề khi đi mua xe cũ.” Ông Michael Võ nhắn nhủ.

Ngọc Lan/Người Việt
phai  
#2 Đã gửi : 24/07/2014 lúc 09:27:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mua xe hơi cũ coi chừng lãnh nợ (Kỳ 2)
WESTMINSTER (NV).- Nếu Thảo Triệu là người cảm thấy buồn bực vì bị mua nhầm xe phế thải “Salvage title” thì An Nhiên Đoàn ở Santa Ana hay Khang Lương ở Rosemead lại đau khổ khi rước phải chiếc xe “chạy ba bữa sửa bốn bữa,” tiền bỏ ra để nay sửa chỗ này mốt tu bổ chỗ kia đôi khi còn hơn cả tiền đã bỏ ra mua chiếc xe cũ.

Kinh nghiệm “hời hợt” khi đi mua xe của An Nhiên hay không đủ tỉnh táo trước những lời hứa suông khi đi tậu xe của ông Khang Lương cũng là điều không ít người mắc phải khi mới lần đầu đi sắm cho mình chiếc xe cũ làm phương tiện đi làm đi học, thực hiện giấc mơ Mỹ Quốc.
Không rành máy móc, cũng “gồng mình” đi mua xe
UserPostedImage
An Nhiên Đoàn ở Santa Ana, "Tôi khổ sở vì chiếc xe này ngay từ lúc mới mua." (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Chỉ vào chiếc Toyota Camry đời 97 bạc thếch, An Nhiên nói, “Tôi khổ sở vì chiếc xe này ngay từ lúc mới mua.”

An Nhiên kể, “Cách đây hai năm, tôi dọn từ miền Bắc xuống Nam California, thấy cần phải mua một chiếc xe để đi làm đi học. Lúc đó để dành được $3,000. Đọc Rao Vặt trên báo, thấy có người kêu bán chiếc Toyota Camry 1997 với giá $3,500, cũng gần với số tiền mình có nên tới coi.”

Cô cùng mẹ của mình đi coi xe. An Nhiên và mẹ cô đều “không biết gì về máy móc xe cộ” nên “lái xe sang nhờ ông chú coi dùm.”

“Chú tôi nói xe tốt, tôi chạy thấy cũng ok, giấy xe cũng là ‘clean title’ nên tôi trả giá $3,200 rồi đặt cọc mua liền, hẹn hôm sau lấy xe.” An Nhiên tiếp tục câu chuyện.

Hôm sau, An Nhiên được mẹ chở tới nhà người bán xe ký giấy tờ, chung tiền và lái xe về.

Thế nhưng, niềm vui của người vừa tậu được cho mình một “đôi chân” để dễ dàng trong việc đi làm đi học chỉ kéo dài có… 5 phút!

“Mới chạy ra khỏi nhà đó có 5 phút, trong khi mẹ tôi còn chưa lái xe đến chỗ làm, thì tôi đã phải gọi cho mẹ vì cái xe giở chứng, đèn vàng ‘check engine’ hiện lên.” An Nhiên đau khổ. “Mang xe ra tiệm thứ nhất, rồi tiệm thứ hai, tiệm nào cũng nói sửa mất $600.”

Những người thợ nơi tiệm sửa xe còn cho rằng cô “mua xe bị mắc, vì trị giá của nó chỉ khoảng $2,500 thôi.”

Trở lại nhà chủ xe mắng vốn “chiếc xe vậy làm sao “pass smog check’ để mà đi sang tên?” thì An Nhiên được hứa “sẽ dẫn đi làm ‘smog check’ và sẽ ‘pass’.

“Mà quả nhiên là nó ‘pass smog check’ thiệt. Cái đèn ‘check engine’ tắt.” An Nhiên nói.

Tuy nhiên, khoảng một tháng sau thì đèn vàng lại hiện lên!

Chưa hết. “Đang lái xe mà nghe toàn là mùi gas nồng nặc, phải hạ hết các cửa xuống.” Cô nói một cách hóm hỉnh. “Đến giờ này tôi vẫn có thói quen hạ hết cửa xuống khi lái xe là vì như vậy đó, sợ chết ngộp vì mùi gas trong xe.”

An Nhiên than thở, “Đi làm bao nhiêu cứ để dành sửa xe suốt cả hai năm nay, mỗi lần vài chục, có khi cả trăm. Riêng vụ mùi gas thì thợ đề nghị sửa $1,000, mắc quá nên tôi không sửa. May sao có người quen sửa dùm, tốn chỉ $100. Mừng quá trời!”

Ước mơ của An Nhiên bây giờ là ráng để dành tiền mua xe mới chứ nhất định không mua xe cũ nữa.


Hãy mang xe cho thợ coi trước khi quyết định mua


“Khi đi mua xe cũ nên bỏ ra $30 hay $50 kiếm một người thợ máy nào đó đến kiểm tra xe là tốt nhất vì người thợ máy họ rành, còn mình biết gì đâu mà coi.” Đó là lời khuyên của anh Toàn Lý, chủ nhân tiệm sửa xe Khoa Auto Repair ở Austin, Texas dành cho người đi mua xe cũ.

Chủ nhân tiệm sửa xe Khoa Auto Repair kể, “Mới đây có một anh chàng khách sửa xe của tiệm mang đến đây một chiếc xe mới mua, nói thấy giấy tờ 'clear blue title,' tức chưa có đụng nên mua liền vì giá rẻ lắm. Nhưng tôi coi thì biết ngay xe đó thuộc loại bị tai nạn nặng, lăn lộn móp méo dữ lắm. Mặc dù nó đã được sửa sang lại hết rồi nhưng nhìn gớm lắm!”
UserPostedImage
Anh Toàn Lý, chủ nhân Khoa Auto Repair ở Austin, Texas, "Hãy kiếm một người thợ máy nào đó đến kiểm tra xe là tốt nhất vì người thợ máy họ rành, còn mình biết gì đâu mà coi.” (Hình: Toàn Lý cung cấp)

“Dĩ nhiên vì tôi là thợ nên mới nhìn ra, cứ còn người mua chỉ căn cứ trên giấy tờ xe nguyên thủy thì chiếc xe này không bị gì hết. Mang đến thấy hư tùm lum, tức là anh chàng đó bị mua lầm rồi.” Anh Toàn nói.

Với gần 20 năm kinh nghiệm trong việc sửa chữa xe hơi, anh Toàn nêu ra một số rủi ro khi đi mua xe cũ mà người mua không có chuyên môn sẽ khó lòng biết được.

“Ví dụ như xe bị hư hộp số chẳng hạn,” anh Toàn dẫn giải. “Khi bị hư thì xe sẽ nổi lên đèn màu vàng báo lỗi. Người ăn gian bán tháo cọc bình điện ra, 'reset computer' lại thì cái đèn đó sẽ tắt. Khi mình thử xe, nổ máy leo lên chạy thử một vòng trong xóm thì không thấy nó hiện gì bị gì, nghĩ là ok, nhưng khi mình chạy thử ngoài đường khoảng 50 miles trở lên thì lòi bệnh ra, vác về thì mới biết xe hư hộp số rồi.”

Hoặc trường hợp khác, theo người thợ sửa xe lâu năm này, là “trên xe có hệ thống đèn báo ‘airbags’ hay đèn báo ‘engine,’ khi xe bệnh thì đèn báo nổi lên. Ví dụ một chiếc xe bị đụng, hư hệ thống airbags, nếu sửa phải tốn mấy ngàn đồng, nếu không sửa thì đèn ‘SAS’ sẽ sáng lên. Người mua xe thấy đèn đó sáng thì không dám mua. Giờ người bán tháo luôn bóng đèn đó ra thì mình đâu có thấy đèn báo, mình đâu có biết nó hư. Trong trường hợp bị tai nạn, airbags hư không bung ra được. Khi đó mình thật sự trong tình trạng nguy hiểm vô cùng mà mình không biết.”

Hay một trường hợp khác mà người mua có thể “ôm hận” là mua nhầm xe bị ngập nước.

“Xe bị ngập nước dĩ nhiên là bị total loss, bị phế thải. Nhưng đôi khi tụi bảo hiểm không báo qua DMV kịp, người mua xe cứ nhìn thấy xe ‘clean title’ thì mua. Mà xe bị ngập nước thì dàn điện hư hết.” Toàn Lý giải thích. “Cái này cũng khó biết lắm vì họ mang về hút bụi, giặt thảm, làm sạch sẽ hết rồi, nhưng bên trong những hộp điện bị ngâm nước hết, là chết khi mua.”

Chính vì những điều như thế có thể xảy ra, nên việc cần phải có một người thợ chuyên môn giúp coi xe trước khi mua là vô cùng quan trọng.

Anh Toàn chia sẻ, “Hãy mang chiếc xe muốn mua đến một tiệm sửa xe nào đó nói rằng mình muốn mua xe và muốn tiệm làm ‘buyer check,’ kiểm tra toàn bộ dùm. Tùy theo tiệm họ sẽ tính trong khoảng vài chục đồng.”

Người thợ làm những việc gì?

“Người thợ sẽ mang xe chạy thử một vòng coi thắng thế nào, có tiếng động gì lạ, hộp số sang có êm không. Sau đó họ mang xe đội lên coi có bị đụng chỗ nào không. Xả dầu nhớt dầu thắng coi còn ngon không, có nứt bể gì không. Tiếp đó, họ sẽ cắm computer vô xem hết các hệ thống của xe. Nếu có lỗi thì sẽ có code cho mình biết bệnh nằm ở đâu. Còn nếu xe không lên đèn là mình biết xe có lỗi mà người bán đã nhổ mất bóng đèn rồi. Người thợ chuyên môn sẽ biết được hết những điều đó.” Toàn giải thích những việc người thợ máy sẽ làm khi kiểm tra xe.

Dĩ nhiên, không ai dám cam kết 100% mọi chuyện, nhưng “mang ra cho thợ kiểm tra thì xác suất rủi ro của mình sẽ giảm đi được 80%.” Chủ nhân Khoa Auto Repair xác nhận.


Từ bỏ trách nhiệm với xe đã bán

Trong vấn đề mua bán xe cũ, ông Michael Võ, giám đốc Little Saigon Traffic School ngay tại khu Bolsa lưu ý ngoài chuyện người mua cần làm giất sang tên chủ quyền xe thì người bán cũng cần làm ngay thủ tục từ bỏ trách nhiệm với xe đã bán.

Ông Michael nói, “Trước nhất cả người chủ xe lẫn người bán xe đều sợ là sợ trách nhiệm. Trách nhiệm trong việc mua bán xe rất quan trọng vì nếu mình làm không đúng thì có thể nhiều chuyện rắc rối sẽ xảy ra, từ nhỏ đến lớn.”

UserPostedImage
Little Saigon Traffice School có những dịch vụ sang tên và giấy đăng bộ lấy liền y như đến Nha Lộ Vận. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Ông diễn giải, “Theo luật, khi không còn làm chủ chiếc xe thì trong vòng 5 ngày, mình phải báo cho Nha Lộ Vận biết. Nếu trong 5 ngày mình không báo, thì người mua có làm gì trong thời gian họ giữ chiếc xe đó thì mình phải chịu trách nhiệm những chuyện có thể xảy ra.”

“Cho nên, ký tên bán xe xong rồi chưa phải là xong chuyện mà còn phải ký giấy từ bỏ trách nhiệm đối với chiếc xe đó. Trong giấy chủ quyền xe, phía trên có phần cho mình xé ra, đó là giấy báo cáo từ bỏ trách nhiệm. Nhiều người có làm việc này gửi lên Nha lộ vận nhưng không điền đầy đủ chi tiết hay điền sai thì coi như chuyện báo cáo cũng không hiệu quả.”

Hiện nay, công việc này có thể làm qua máy điện toán và gửi đi rồi in bản 'confirm' đó giữ lại từ 3 đến 5 năm để sau này có chuyện gì thì mình đưa giấy đó ra để cho biết mình không còn trách nhiệm với chiếc xe đó nữa, trong trường hợp người chủ mới không sang tên. Ông Michael khuyên.

“Vậy làm sao để biết mình hoàn toàn hết trách nhiệm và không còn phải chứng minh gì nữa trong tương lai?”

Theo giám đốc Little Saigon Traffice School, “Cách tốt nhất là cả người mua lẫn người bán cùng đến Nha Lộ Vận hay những nơi chuyên về dịch vụ đăng lý xe để sang tên. Khi sang tên thì giấy đăng bộ có tên người mua rồi thì coi như mình hết trách nhiệm, không phải lo lắng gì hết.”

“Hiện nay ở Little Saigon Traffice School có những dịch vụ sang tên và giấy đăng bộ lấy liền y như đến Nha Lộ Vận. Người mua hết trách nhiệm, người bán cũng yên tâm, nếu đó là xe phế thải thì nó cũng hiện lên luôn cho biết. Như thế lợi cho bán và cả người mua. Trừ trường hợp rủi ro duy nhất là người bán bán xe quá nhanh trước khi DMV nhận được báo cáo xe bị 'salvaged' từ hãng bảo hiểm.” Ông Michael giới thiệu thêm.

Ngoài ra, ông Michael cũng khuyên những người mới mua chiếc xe đầu tiên, chưa có bảo hiểm nào về xe thì nên nhờ một người đã có sẵn bảo hiểm một chiếc xe nào đó lái chiếc xe mới mua về giúp, trong khi chờ đợi mua bảo hiểm. “Như vậy, nếu có chuyện xui rủi gì xảy ra trên đường lái xe về nhà thì đã có bảo hiểm của người kia lo.”

Mua xe cũ là chuyện hầu như ai cũng một lần trải qua khi sinh sống tại Mỹ. Vì thế, để có thể cảm thấy lòng nhẹ nhàng, bình an mỗi ngày khi mở cửa xe, đề máy bắt đầu cho một ngày mới, thì hãy nên thật cẩn thận trước khi mang về nhà một “người bạn đường tốt bụng”.


Ngọc Lan/Người Việt

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.304 giây.