logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 25/07/2014 lúc 06:41:11(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Ở thế kỷ 21, khó ai tưởng tượng có những cuộc hôn nhân hết sức bi hài. Nạn nhân thường là những bé gái ngây thơ. Vì đâu nên nỗi? Hiển nhiên không vì tình yêu, không phải người yêu nhau tìm tới nhau bất kể tuổi tác mà vì tập tục và tệ đoan. Từ đó diễn ra bi kịch mà nạn nhân thường là những cô gái khi tóc xanh chưa chấm ngang vai.
Không phải chuyện đời xưa bên Trung hoa, cô dâu bé nhỏ được cõng về nhà chồng trong lúc còn ngái ngủ mà chuyện ngày nay ở nhiều xứ như Ấn độ và Yemen.
Tạp chí địa lý National Geographic số tháng sáu, 2011, đã kể lại nhiều câu chuyện bi hài, hay nói đúng hơn là bi đát, do thứ hôn nhân được xếp đặt và cưỡng bức gây ra. Loại hôn nhân này đã đày đọa nhiều lứa tuổi thơ như thế nào sau những cuộc gán ghép chồng cao vợ thấp và thường là bí mật vì pháp luật không cho phép.
Tạp chí trên cho biết hằng năm có tới trên mười triệu bé gái, có đứa mới 5 tuổi đã bị gả bán cho những người lớn tuổi gấp nhiều lần tuổi chúng để làm vợ hay đúng hơn là làm nô lệ không công. Tệ đoan này đầy rẫy ở những nước đang mở mang như Ethiopia, Afghanistan, Yemen và ngay cả ở Ấn độ, một cường quốc ở Á đông, cũng thế.
Cũng tạp chí National Geographic kể lại một cô dâu còn khóc nhè, Tahani vào tuổi lên 6 đã phải lấy chồng là Majed, 25. Ban đầu gặp người chồng tương lai râu quai nón trông dữ tợn, cô bé khóc thét và không muốn nhìn anh ta. Sau này lấy nhau đã nhiều năm, cô dâu khôn lớn hơn vẫn hậm hực vì mối duyên tình vô lý nhưng đành cam phận làm thân con gái trong một xã hội hủ bại.
Vào 2011, một phóng viên tới Yemen đã chụp hình Tahani cùng với người chồng đứng tuổi, cao to hơn cô gấp bội, và xem ra giữa hai người chẳng có chút ân ân ái ái nào cả.
Tahani không phải trường hợp đặc biệt mà là câu chuyện quen thuộc ở vùng núi Yemen. Trong tấm hình chụp chung, ngoài vợ chồng Tahani, còn có Ghada cũng là một cô dâu miệng còn hơi sữa khi buộc phải về nhà chồng. Ghada bẽn lẽn đứng bên cạnh chồng ở quê nhà Hajjah, Yemen.
Tục lệ dã man còn kéo dài nếu xã hội chưa tiến triển. Những thiếu nữ thơ ngây khó lòng vùng vẫy ra khỏi gông cùm hủ tục. Sáu năm trước đây, vụ cô dâu nhí Nujood Ali đã khiến cả thế giới chú ý. Cô gái 10 tuổi người Yemen này đã trốn khỏi nhà ông chồng già đã ngoài ba mươi tuổi tới một tòa án và xin tòa cho phép ly dị đấng lang quân độc tài và vũ phu mà trước đây cha cô bé buộc cô phải gá nghĩa. Lý do: ở nhà chồng, cô thường bị đấng trượng phu cao niên này hành hạ. Tòa chấp nhận và cô gái thơ ngây được trả lại đời sống ngây thơ và tự do.
Nujood Ali trở thành một biểu tượng toàn cầu cho những đứa trẻ trong hoàn cảnh bị sớm ép duyên và mới đây một cuốn sách về cô gái đã ra đời và được dịch ra hàng chục thứ tiếng. Đó là cuốn “Tôi là Nujood, 10 tuổi và đã ly dị” (I am Nujood, Age 10 and Divorced – do Amazon phát hành). Hiện giờ, Nujood đã quay về với gia đình và lại cắp sách tới trường.
Nhưng không phải nạn nhân tảo hôn nào cũng may mắn như Nujood Ali mà phần đông đành chôn vùi tuổi thơ và tuổi thanh xuân để làm cái máy đẻ, rồi bệnh hoạn (vì sinh sớm) và chết mòn mỏi trong lao tù gia đình.
National Geographic còn kể lại trường hợp đáng thương của Ayesha ở Yemen, mới 10 tuổi đầu phải lấy một vị trung niên 50 tuổi và mỗi lần chồng lại gần thì khóc thét lên vì sợ hãi nhưng không giám bỏ nhà trốn đi vì sợ sẽ bị hành hung hoặc bị sát hại.
Cũng vì hủ tục và mê tín dị đoan mà mới đây có một cuộc hôn nhân mà cả thế giới vừa buồn vừa cười. Buồn vì hủ tục còn đó, cười vì ngộ nghĩnh. Đó là câu chuyện một chú bé 9 tuổi đã chính thức làm lễ thành hôn với một bà mẹ 62 tuổi đã có con cái và có đứa lớn gấp ba tuổi cậu.

Sanele Masilela, chú rể trẻ nhất hành tinh
Nhà báo Emma Lowe trên tờ Daily Mail tháng 7, 2014 kể lại câu chuyện chú rể trẻ nhất thế giới, còn hỉ mũi chưa sạch và còn cắp sách tới trường tiểu học. Cậu này làm hôn lễ với cô dâu 62 tuổi lần này là lần thứ hai. Có lần thứ hai thì hôn nhân mới được coi như chính thức về mặt đạo lý dù không được pháp lý công nhận.
Lần này chú rể Sanele Masilela lớn hơn năm ngoái một chút nhưng mặt vẫn còn búng ra sữa dù đầu trọc lóc, đi giày đánh bóng và mặc bộ đồ lớn. Cậu bé đã quen với lễ nghi cưới hỏi, tỉnh bơ đan tay vào tay cô dâu Helen Shabangu khi họ trao nhẫn, thề ước bén duyên cầm sắt trong một đám cưới linh đình tại nhà cô dâu với sự chứng kiến của khoảng 100 khách khứa ở Ximhungwe, Mpumalanga, South Africa.
Như đã biết, cặp “chồng thấp vợ cao” này năm trước đã làm đám cưới nhưng lần đó chú rể và cô dâu còn sượng sùng chưa đóng trọn vai trò tân lang và tân giai nhân.
Lần này tất cả nhập cuộc. Khách khứa có dịp mở to mắt ra nhìn cô dâu Helen, đã 5 con, chia chiếc bánh cùng chú rể, rồi trao chén rượu hợp cẩn và tình tứ hôn chú rể Sanele. Đám cưới cử hành trang nghiêm, cô dâu chú rể thực hiện đầy đủ lễ nghi, người trong cuộc bày tỏ sự xúc động chân thành và khách khứa đều cảm thấy đây thực sự là một hỷ sự.
Tuy nhiên, bên cạnh cảnh thực như thế lại có nét hài hước vì có lúc cô dâu già chủ động hôn chú rể “nhí”, thì tay trái giơ ra vịn vào vai ông chồng già Alfred Shabangu, 66, cho “cụ ông” đỡ tủi.
Nực cười hơn nữa là ông chồng 30 năm của cô dâu cao niên, cùng đàn con 5 người, có người đã ở tuổi ngoài ba mươi, chứng kiến cảnh tân hôn này với vẻ hoan hỉ và bất cần đời. Khi được hỏi cụ ông nghĩ sao về bà vợ đi bước nữa với thằng con nít đáng cháu nội, thì cụ Alfred nhe hàm răng rụng gần hết ra nói với giọng tỉnh bơ: “Cưới cho vui chứ có thực đâu mà sợ. Mà có thực cũng chẳng hề hấn gì!”
Người biết chuyện kể lại, chú rể nhí Sanele cư ngụ tại Tshwane, muốn lấy cô dâu Helen vì tin rằng chính ông cố đã chết của cậu đã bảo cậu phải lấy vợ, dù chỉ là hình thức, mới thỏa vong linh người quá cố và nếu muốn hưởng phúc lộc dài dài.
Gia đình cậu bé tin vào nguyện vọng của cụ cố và gắng làm vừa lòng kẻ khuất mày khuất mặt, nên đề nghị biếu Helen 500 bảng Anh và dùng 1.000 bảng Anh để lo đám cưới. Thế là Helen và chồng con sau khi bàn tính đã vui vẻ chấp nhận.
Bà mẹ của Sanele là Patience Masilela, 46 tuổi, khi được hỏi tại sao bà lại lẩm cẩm cho thằng bé ngây thơ lấy người đáng tuổi bà nội, bà ngoại như thế? Bà này cho tờ Huffington Post biết việc tổ chức đám cưới chẳng có gì khó hiểu cả vì con trai út của bà chọn lựa đối tượng và đòi cho được lấy người đã chọn. Bà tiết lộ thêm là chính ông cụ cố chết đã chục năm rồi, yêu cầu bé lập gia đình thay mình, “Đây là lần đầu tiên gia đình có chuyện này. Thằng bé Sanele đặt tên theo tên cụ cố. Cụ cố sinh thời chưa bao giờ được làm đám cưới đàng hoàng nên muốn Sanele làm việc này cho nguôi lòng mong muốn ở suối vàng. Nó chọn Helen vì nó thương bà ta. Chúng tôi tổ chức hôn lễ để vui lòng người quá cố. Nếu chúng tôi không làm theo yêu cầu của con trai tôi thì sợ sẽ có việc không hay sẽ xảy ra cho gia đình.”
Hiển nhiên xóm làng phần đông cười bể bụng vì đám cưới ngược đời. Nhưng gia đình chú rể vẫn khăng khăng bênh vực việc làm của mình là cần thiết và hoàn toàn có tính cách thiêng liêng và tượng trưng chứ “đôi lứa” không hề có chút bó buộc nào về pháp lý. Có người hỏi cắc cớ, thế tân lang và tân nhân có ở chung nhà không, có ngủ chung giường hay không, thì bà Patience Masilela khẳng định rằng “không” vì sau đám cưới thì ai về nhà nấy.
Như đã trình bày, nguyên nhân dẫn tới các cuộc hôn nhân bất đắc dĩ đày đọa các trẻ thơ có khá nhiều và rất phức tạp. Do tục lệ gả bán vì lợi lộc, nạn nhân bị bắt cóc, hiếp dâm, có khi nạn nhân bị cưỡng hôn và không ít là hậu quả của mê tín dị đoan.
Trong trường hợp đám cưới giữa chú rể Sanele và cô dâu Helen ở Nam phi bắt nguồn từ một sự mê tín khó tin là có thể còn tồn tại trong tân thiên niên. Không biết vì đâu bà mẹ của Sanele lại nghĩ rằng phải lấy vợ cho cậu con trai út dù nó mới 9 tuổi vì tổ tiên muốn thế mới bảo đảm được bình yên? Người quá cố không biết bằng cách nào đã cho con cháu biết rằng nếu không làm hài lòng cụ thì tai họa sẽ giáng xuống gia đình?
Bà mẹ tin ngay những gì con thơ thỏ thẻ, nhưng bà không khỏi lo lắng, con mình còn quá nhỏ biết chọn ai làm cô dâu tạm. Sự chọn lựa phải không gây phiền lụy về sau. Bà nghĩ tới một người quen là bà Helen thường gặp nơi làm việc ở một công ty vệ sinh. Bà Helen tuy có tuổi nhưng tính tình dễ chịu hay đùa cợt với trẻ nhỏ nên thằng bé Sanele khoái trò chuyện với bà ta. Patience, mẹ bé Sanele, bèn đề nghị với Helen làm dâu tạm thời với một số điều kiện vật chất gọi là đền bù. Helen về bàn với chồng và ông chồng Alfred Shabangu không phản đối. Bầy con lớn nhỏ của Helen cũng cười và cho biết mặc mẹ muốn làm sao thì làm, có mất mát gì đâu. Thế là đám cưới diễn ra.
Sau đám cưới, chú rể Sanele và cô dâu Helen tiếp tục cuộc sống bình thường như hàng xóm láng giềng.
Bé Sanele cho biết giờ đây chăm chỉ học hành để khi lớn sẽ chọn một đối tượng hợp với mình và quên câu chuyện “hôn nhân” có tính cách hoang đường thuở còn thơ.

Chu Nguyễn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.