logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 14/11/2012 lúc 09:39:00(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Chị Trần Thị Hiền - cựu du học sinh tại Pháp - tác giả của cuốn "Vì cuộc đời là những chuyến đi."
Ở Việt Nam, du học nước ngoài dường như chưa khi nào được coi là một hiện tượng, một trào lưu, nổi lên nhanh và tắt đi cũng nhanh. Thực tế, du học nước ngoài có lẽ lại là một lựa chọn được nhiều gia đình cứu xét cho con em mình từ nhiều năm qua, và hiện giờ xu hướng này ngày một trở nên phổ biến với nhiều sự lựa chọn quốc gia du học, chương trình du học rất đa dạng. Tuy phổ biến, nhưng những ý kiến, quan điểm trái chiều, thậm chí là cả những định kiến về du học sinh vẫn còn tồn tại. Ban Việt ngữ đài VOA đã có một cuộc trao đổi ngắn qua email với tác giả cuốn sách “Vì cuộc đời là những chuyến đi,” chị Trần Thị Hiền, một cựu du học sinh tại Pháp. Chị Hiền viết sách để chia sẻ lại những trải nghiệm của riêng chị và mong xóa bớt những hiểu nhầm của xã hội về du học sinh.
Trong số những cựu du học sinh được biết đến nhiều trên mạng, phải kể đến chị Trần Thị Hiền, chủ nhân của trang fan page trên facebook “Vì cuộc đời là những chuyến đi – Tôi đi du học.” Chị Hiền là cựu du học sinh chuyên ngành quản lý sản xuất công nghiệp, trực thuộc trường đại học Nancy2, thành phố Nancy, Pháp.

Chị được biết đến qua những bài viết chia sẻ những trải nghiệm trong thời gian du học của chị trên trang facebook. Gần đây, chị đã vừa xuất bản cuốn sách cùng tên với trang facebook, tổng hợp đầy đủ các bài viết của chị và đón nhận được sự ủng hộ của rất nhiều độc giả. Trong cuộc trao đổi ngắn với ban Việt Ngữ đài VOA qua email, chị Hiền chia sẻ:

“Sách viết về cuộc sống của du học sinh không ít, nhưng dưới một cái nhìn hóm hỉnh, hài hước và vui vẻ thì có vẻ hơi hiếm. Chính vì vậy mục đích của mình khi viết sách là làm thế nào đăng tải được cuộc sống thực sự của những du học sinh thông qua những mẩu chuyện nhỏ hài hước, dở khóc, dở cười giúp bạn đọc vẫn hiểu được những nỗi vất vả, bươn trải của sinh viên xa nhà, mà vẫn cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi đọc chúng. Và vì vậy mình chọn những câu chuyện mang tính chất vui nhộn là chính.”

Trong cuốn sách đầu tay của mình, không chỉ đơn thuần kể lại những câu chuyện vui nhộn để độc giả cùng cười, cùng chia sẻ, mà chị Hiền còn đưa độc giả cùng bước vào thế giới của một du học sinh qua những trang sách. Chị nói:

“Cuốn sách của mình kể chủ yếu về cuộc sống du học của mình, thêm một phần về một số nơi tiêu biểu mình đến. Điều khiến mình tự hào nhất về những chuyến đi đó là mình đi bằng chính sức lao động hay chính xác là bằng tiền mình tự kiếm ra. Trước là sinh viên mình chỉ nghĩ là đi để thăm thú, sau này mình thay đổi quan niệm đi là để khám phá không những cảnh đẹp, mà cả văn hóa của vùng đất nơi mình tới.”

Mặc dù những câu chuyện mà chị trải nghiệm được kể lại từ góc nhìn hóm hỉnh, hài hước, vui vẻ, nhưng con đường du học của chị Hiền không thiếu những khó khăn. Chị Hiền nói rằng:

“Mình không may mắn như những người bạn khác. Mình không có sự giúp đỡ về mặt vật chất của gia đình. Nhưng lúc nào mình cũng nhận được sự động viên tinh thần từ phía gia đình, bạn bè thân. Mình bước chân ra đi, trong đầu chỉ nghĩ rằng mình sẽ phải làm một điều gì đó để trở về có bằng cấp trong tay. Mình không thể trở về với hai bàn tay trắng. Và quyết tâm khẳng định mình, chứng tỏ mình đã giúp mình vượt qua những khó khăn đó. “
Những khó khăn mà chị Hiền nhắc đến đó, đối với nhiều du học sinh, thì không mấy lạ lẫm. Tuy nhiên, đối với nhiều người chưa có cơ hội trải nghiệm thì những điều này còn rất mới lạ. Chị nói:

“Mục đích của mình khi viết sách đó là giúp những người đã từng đi du học tìm lại được một phần của họ trong những câu chuyện nhỏ của mình, giúp những độc giả ở Việt Nam hình dung được cuộc sống của những sinh viên ở nước ngoài như thế nào? Cũng có những khó khăn, vất vả, cũng có những thành công và thất bại, mồ hôi, nước mắt chứ không phải chỉ có thảm lụa đỏ trải sẵn trên con đường họ đi. Và mình thực sự mong muốn sau khi đọc sách của mình, độc giả có cái nhìn đúng hơn về du học sinh, các bạn trẻ có thể sống tự lập, chủ động trong những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của mình."

Trong suốt quãng thời gian dài du học, thật khó để có thể kể hết những trải nghiệm hay những kỷ niệm khi đi du học. Như đã chia sẻ, chị Hiền chủ yếu chọn những câu chuyện mang tính hài hước, vui nhộn để đưa vào sách; nhưng điều này không có nghĩa là chị chưa từng gặp những câu chuyện buồn. Chị tâm sự:

“Có những chuyện buồn, những va chạm với những người đồng hương ở xứ người. Rồi cả chuyện tình yêu đổ vỡ, thậm chí thất tình. Mình đã suy nghĩ rất nhiều là có đưa vào sách hay không? Cuối cùng mình quyết định không đề cập đến những vấn đề này. Những gì đã qua thì nên cho qua, nhất là nó trở nên nhạy cảm với nhiều người. Khi mình viết bao giờ mình cũng viết, đánh giá dưới con mắt chủ quan của mình. Và mình đâu dám chắc những gì mình viết không làm ảnh hưởng, tổn hại đến người khác. Do vậy mình đã giữ những chuyện này lại cho riêng bản thân mình mà không chia sẻ với bạn đọc.”

Tạm gác lại những chuyện không vui, dường như cơ hội du học đã giúp chị có được nhiều hơn là mất khi mà chuyến du học đã thay đổi chị theo chiều hướng tích cực. Từ một người rất sợ va chạm với cuộc sống, sợ tự lập một mình, thụ động và phụ thuộc vào gia đình (phần lớn sinh viên ở Việt Nam khi đi học đại học vẫn được cha mẹ nuôi); nhờ có cơ hội này, mà chị đã trở thành một người dạn dĩ hơn, tự lập hơn, và cái chính là chị hoàn toàn độc lập, chủ động trong những quyết định có liên quan đến tương lai của mình cũng như tự nuôi sống mình khi mới 20 tuổi đầu ở một đất nước xa lạ. Chị chia sẻ thêm:

“Ở tuổi 19 - khi mình bước chân lên máy bay ra đi đến một đất nước xa lạ, trong đầu mình chỉ nghĩ đơn giản là mình đi học. Mình chưa hề có khái niệm trải nghiệm, khám phá, hay được đi đó đây. Lúc đó, hành trang của mình là một tinh thần quyết tâm học xong để trở về làm việc, ở cạnh bố mẹ, gia đình và sau đó là lập gia đình rồi có con cái như một người phụ nữ bình thường khác. Sau này khi đã bắt đầu chủ động về mặt kinh tế, thì lúc đó mình mới nghĩ đến những chuyến đi. So với những người khác mình không phải là một người đi nhiều, nhưng tất cả những chuyến đi của mình đều rất ý nghĩa và nhiều kỉ niệm. Dần dần mình thích được đi, được dịch chuyển và nhận ra rằng ‘cuộc đời là những chuyến đi.’ Ngay cả việc đi du học cũng là một chuyến đi lớn trong cuộc đời mình.”

Và sau chuyến đi lớn kéo dài chín năm đó, chị Hiền tự hào chia sẻ rằng:

“Con người ai sinh ra cũng có lòng tham. Ai cũng muốn làm nhiều điều hơn những gì mình đã làm được. Nhưng đôi khi cũng nên dừng lại để cảm nhận và hài lòng với những gì mình đã có. Chuyến đi định mệnh từ Việt Nam sang Pháp du học với một vốn sống rất ít, một số tiền quá nhỏ ở một độ tuổi quá trẻ đã là một chuyến đi quá lớn đối với mình. Chuyến đi đó quyết định và mở đầu cho tất cả những chuyến đi sau này của mình. “

Với tư cách là một cựu du học sinh, chị Hiền cho rằng:

“Du học sinh thường gặp khó khăn về hòa nhập với người bản địa do hạn chế về ngôn ngữ và sự khác biệt về văn hóa. Chuẩn bị thật kỹ hành trang cho mình là một điều nên làm với những bạn mong muốn hoặc sắp bước vào cuộc sống du học xa nhà. Hành trang đó gồm vốn kiến thức, vốn tiếng, khả năng hòa nhập, thích ứng với môi trường mới, sự tự lập, quyết đoán, chủ động trong mọi tình huống, cũng như chuẩn bị tư tưởng rằng có những lúc các bạn sẽ rất cô đơn, tủi thân vì bên cạnh không có gia đình, bạn bè, và người thân...”
Source: VOA
xuong  
#2 Đã gửi : 02/01/2013 lúc 10:25:07(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam chi hàng tỷ đô la cho nhu cầu du học
Chỉ riêng trong lĩnh vực du học, người Việt Nam đã chuyển ít nhất 1,5 tỷ USD mỗi năm ra nước ngoài.
Ông Nguyễn trường Giang, Phó vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp Bộ Tài chính cho biết như vậy sáng nay trên báo chí.

Giới chức này nhận định rằng, tổng lượng ngoại tệ cho nhu cầu du học có thể còn cao hơn rất nhiều, vì con số 1,5 tỷ USD ước tính chỉ dựa vào những chi tiêu hạn chế nhất của sinh viên du học và tính theo mức học phí 10.000 tới 15.000 USD một năm. Trong niên học 2011-2012 có khoảng 106.000 sinh viên Việt nam du học ở nước ngoài.

Theo ông Nguyễn Trường Giang, để giảm việc chi tiêu ngoại tệ từ du học, chỉ có cách duy nhất là nâng cao chất lượng gíao dục đại học và sau đại học trong nước, cũng như khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài mở trường Đại học tại Việt nam
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.