logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/11/2012 lúc 10:30:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phỏng vấn nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh
UserPostedImage
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh nói chuyện tại hội nhiếp ảnh Việt Nam trong thủ đô Washington
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và phát giải thưởng cho các học viên có những tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc vào ngày Chủ Nhật 4 tháng 11 vừa qua, Hội Nhiếp ảnh Việt Nam vùng Hoa Thạnh Đốn đã mời nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh từ miền bắc California sang tham dự buổi lễ đồng thời trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc đời làm phóng viên chiến trường của ông với những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới.


Tải để Nghe bài phỏng vấn


Trong chuyên mục Câu chuyện nước Mỹ tuần này, mời quý thính giả theo dõi những thăng trầm của nhiếp ảnh viên quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh.

Nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh học về nhiếp ảnh tại Pháp năm 1956 và sau khi về nước đến năm 1961 ông được thuyên chuyển làm việc ở phòng 5 Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam Cộng Hòa với nhiệm vụ làm phóng sự về nếp sống của các các binh chủng để đúc kết lại thành một cuốn sách có tên là “Việt Nam khói lửa.” Sách này và những hình ảnh khác được gởi ra triển lãm ở các nước gây ngạc nhiên cho các người thưởng ngoạn và đạt được nhiều giải thưởng cao quý của các hội nhiếp ảnh trên thế giới.

Ông đã đi qua 4 vùng chiến thuật tại miền Nam Việt Nam, trải nghiệm nhiều hào hùng cũng như đau thương của người lính và dân chúng trong các vùng lửa đạn. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cũng như các sĩ quan khác của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông đã bị cầm tù hơn 8 năm trong các trại cải tạo miền nam cũng như miền bắc Việt Nam. Ông được trả tự do nhờ sự can thiệp của các hội nhiếp ảnh cũng như của các tổ chức nhân quyền quốc tế:

“Những hình ảnh mà tôi gởi đi lúc bấy giờ mới ảnh hưởng. Ân xá Quốc tế can thiệp bằng được cho tôi ra. Tôi chụp những hình ảnh về chiến tranh nhưng không phải khơi động chiến tranh nhưng để tắt lửa chiến tranh vì cả hai bên đều là anh em, chém giết nhau thật là vô lý. Đó là chủ thuyết của tôi và tôi làm cho họ thấy được bằng hình ảnh nên họ đã can thiệp và đúng như thế tôi được thả ra. Có một sự đổi chác nào với cộng sản hay không tôi không biết. Tôi không tin được nhưng sự thật khi về tôi thấy những thơ của Ân xá Quốc tế viết cho tôi.”

Sau khi được thả, nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh được hội nhiếp ảnh thành phố mời cộng tác nhưng ông từ chối và kiếm một nghề tay chân để sinh sống trước khi vượt biên tìm tự do:

“Đi tù về được có một năm thôi tôi thì tôi vượt biên được. Tôi vượt biên được là nhờ tôi đi đạp xích lô rồi gặp những anh em trong tù bắt bồ với họ. Bắt bồ thì dễ nhưng bắt bồ lầm với công an thì chết vì công an đầy rẫy trong Sài Gòn. Tôi vượt biên đến được Phi Luật Tân. Qua Phi Luật Tân, ở trại được 9 tháng thì tôi được chấp thuận cho đi vì tôi có hình ảnh, có cuốn sách ‘Việt Nam Khói lửa’ họ thấy tôi là sĩ quan thứ thiệt nên cho tôi đi Mỹ theo dạng đặc biệt.”

Ông Trần Định, phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Việt Nam vùng Hoa Thạnh Đốn học trò của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh ngay từ lúc còn ở Việt Nam, trong buổi lễ trao giải thưởng cho các học viên có những bức ảnh xuất sắc nhắc đến những kỷ niệm vui buồn với thầy Hạnh trong giai đoạn khó khăn này:

“Sau năm 1983, sư phụ, nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh đi cải tạo về thì đã được Hội Nhiếp ảnh thành phố mời đến cộng tác nhưng nhiều lần thầy từ chối khéo. Sau đó thầy mướn một chiếc xích lô để đạp vì nhu cầu cuộc sống. Có một hôm thay vì đi đạp, thầy nói nhỏ với trò là hôm nay đi săn ảnh, thầy đạp trò ngồi rất là vui. Tới hiện trường lúc cầm máy lên chụp, hỏi thầy máy đâu. Thầy nói có gì thì mượn máy của trò vì máy của thầy tất cả đều bị lấy hết rồi, không còn gì nữa. Đang đi giữa đường thì thầy ngừng lại bảo, xuống, xuống, xuống. Học trò cứ tưởng bị cảnh sát bắt, nhưng không phải, học trò vừa xuống quay lại thì thầy đã rước khách chạy đi rồi. Đứng giữa đường chờ mấy tiếng đồng hồ. Sau cùng thầy trở về, học trò với thầy được một bửa ăn ngon. Nhưng sau đó xích lô của thầy bị tịch thu vì không có đủ tiền trả.”

Khi đến định cư tại nước Mỹ, nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh bắt tay ngay vào việc tổ chức các lớp nhiếp ảnh và thành lập Hội Nhiếp ảnh Việt Nam tại San Jose vào năm 1990, đến năm 2000 trở thành Hội Nhiếp ảnh Việt Nam Bắc California.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh giải thích về lý do thành công của ông tại các cuộc triển lãm ở nước ngoài:

“Từ trước đến giờ trong bộ môn nhiếp ảnh, người ta sống trong thanh bình, người ta đưa ra các hình ảnh thanh bình. Các quốc gia đều làm như thế, chỉ có Việt Nam mình là khói lửa tơi bời. Tôi đã đưa ra những bức ảnh sống động nhất, thật nhất và cảm xúc nhất là vì tôi sử dụng máy ở ngoài mặt trận. Hơn các nhiếp ảnh gia khác, tôi có dịp được sát cận thực sự, nhiều khi trong gang tấc với các chiến binh Việt Nam thành ra tất cả những hình ảnh đó khác với hình ảnh các quốc gia khác sống trong thanh bình nên được các giám khảo chú ý tới liền.”

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh nhận được nhiều huy chương cũng như những giải thưởng cao qúy khác của các hội nhiếp ảnh thuộc nhiều quốc gia. Những bộ ảnh của ông cũng chiếm được giải thưởng đặc biệt của nước Mỹ trong thời kỳ trước năm 1975:

“Nước Mỹ có một giải thưởng độc đáo mỗi năm là họ tổng kết những hình ảnh các quốc gia khác gởi tới nước Mỹ. Họ chỉ chọn có 10 người có điểm cao nhất trong số 60.000 đến 70.000 bức ảnh gởi tới. Lọt vào cái đó là mơ ước của tất cả mọi người. Việt Nam Cộng Hòa lọt vào hàng top ten năm 1973.”

Với những thành công đó ông được dành cho nhiều thì giờ tại hậu cứ để hoàn tất những bức ảnh nói lên thực trạng của chiến tranh Việt Nam.

Nhiều người cho rằng phần lớn những bức ảnh được giải thưởng của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh được dàn dựng ở hậu phương, không thực. Tuy không thực nhưng qua bàn tay phù thủy của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, những bức ảnh này đều sống động gây nên những cảm xúc sâu đậm trong lòng người xem như những bức ‘Tiếc Thương’, ‘Tấn công’, ‘Hạnh phúc trong tầm tay’, ‘Người lính công binh’, ‘Vá cờ’ v…v…Hơn nữa tất cả những bức ảnh này đều được gợi ý từ những gì tác giả chứng kiến tại chiến trường. Ông nói:

“Khi ra chiến trường cảm xúc do sự nhìn thấy thôi, những lúc đó người ta bắn tới bắn lui anh không thể đứng đó tự ý muốn làm gì thì làm. Nhưng tôi nhìn thấy, tôi bắt vào máy ảnh một cách hết sức lộn xộn, nhiều đường nét. Chỉ có riêng mình tôi có thể dàn dựng lại mặt trận vì tôi ở cấp Thiếu tá, tôi đến binh đoàn đó với lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu yêu cầu binh đoàn đó dàn dựng theo ý muốn của tôi đến nỗi có những phi đoàn bắn đạn thật. Tôi đứng ở bên kia để chụp lại. Ai có được hạnh phúc đó? ”

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh cho rằng trong tình hình hiện tại của Việt Nam các nhiếp ảnh gia ngoài việc nắm bắt được các cảnh đẹp của quê hương, con người, còn phải có nghĩa vụ cảnh tỉnh mọi người về những đe dọa đối với tương lai của đất nước:

“Lời nhắn của tôi sau chót hết, là yêu ảnh phải đồng nghĩa với yêu quê hương đất nước. Quốc gia ta đang cần gì trong giai đoạn này? Quốc gia đang cần những trang thanh niên có tấm lòng son dạ sắt hòng nâng đỡ quốc gia đang nghiêng ngã. Tôi xin nhắn lại quý vị nhiếp ảnh gia của VNPS vùng Hoa Thạnh Đốn rằng một cái click máy ảnh của quý vị có thể cứu quê hương trong 5 phút cuối cùng. Xin quý vị quan niệm như vậy và tôi nhắn đi nhắn lại ban quản trị rằng phong cách của một người nhiếp ảnh phải đi kèm theo phong cách của một người Việt Nam yêu nước vì quốc gia ta đang nghiêng ngã. Tâm huyết của tôi là các anh đã được trời phú cho nhìn ra cái đẹp, những cái đẹp của quê hương, của cô gái đồng ruộng, của thành phố. Tốt! Nhưng phải kèm theo cái đẹp điêu linh của quê hương hiện tại. Mất nước đến nơi rồi, thức tỉnh lại vì một cái click của anh cứu được quê hương hay mất quê hương.”

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, năm nay 85 tuổi hiện sống tại San Jose, bắc California trong một khu apartment giản dị bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật, những đứa con tinh thần của ông.
Source: VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.