logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/08/2014 lúc 06:32:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nếu cố ý giải thích một cách “vô tội vạ” chữ “kỳ” là lạ, như kỳ cục, kỳ quái hay kỳ quặc thì Hoa Kỳ quả là đất nước có nhiều sự “chẳng giống ai.” Ngay cả đến “ba tòa quan lớn” hay ngày nay còn gọi là tòa án, nơi “cầm cân nẩy mực” cho xã hội được “trăm hoa đua nở” về các lãnh vực; nơi “quản lý” pháp luật để mọi người dân được an tâm sinh sống và quyền lợi của mỗi cá nhân được tôn trọng... mà nay cũng không thiếu nhiều chuyện “lạ... kỳ,” điển hình cách nay không lâu, một vị chánh thẩm Hoa Kỳ đã tuyên phạt một thanh niên bằng một bản án vốn chưa từng có trong lịch sử tư pháp của hầu hết quốc gia trên thế giới: Đến nhà thờ hay còn gọi là “đi lễ” trong 10 năm! Đã bảo “kỳ” là lạ lùng rồi mà!
‘Hoặc ngồi tù 10 năm, hoặc đến nhà thờ 10 năm!’


Vâng, “sự cố” diễn ra cách nay khoảng vài tuần lễ, tại Mushogee, tiểu bang Oklahoma - (thành phố này vốn đã được siêu ca sĩ nhạc đồng quê Merle Haggard hát tưng bừng ca ngợi) - quan tòa trứ danh Mike Norman đã xét xử một nam nguyên cáo mà tuổi đời thuộc hàng ngũ thiếu nữ vốn các cụ ta xưa kia vẫn “đánh giá” là “bẻ gẫy sừng trâu” - 17 - về tội ngộ sát, nghĩa là lầm lỡ mà làm chết người hay không chủ ý giết. Cậu này đã ngoan ngoãn tự “thành khẩn khai báo” tội của mình là năm ngoái khi chính đương sự chưa có bằng lái nhưng đã cả gan “uống thuốc liều” chở 3 “hành khách” cũng ở độ tuổi choai choai trên một chiếc xế hộp. Tai nạn xẩy ra khiến một “hành khách” mà tuổi đời mới vừa chớm 16 xuân xanh hay trăng rằm, bị thiệt mạng.

Vụ án trên xét ra chỉ là “chuyện nhỏ” ớ cái xứ Cờ Hoa này, nhưng sở dĩ gây nên sự chú ý đặc biệt nhất trần gian là bởi bản án do chánh thẩm Mike Norman phán quyết. Theo đó án quyết buộc chàng tuổi trẻ này vốn chẳng thuộc “giòng hào kiệt” hay thuộc lớp “đẹp giai, học giỏi, con nhà giầu,” chỉ duy nhất nổi tiếng “chịu chơi” thôi, phải đều đặn đến nhà thờ trong suốt 10 năm; bằng không phải ngồi “bóc lịch” giữa bốn bức tường cũng trong vòng 10 năm chẵn, không bớt ngày nào. Điều kiện thứ hai để tránh thân phận “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngọai,” tội nhân vị thành niên này phải hoàn tất chương trình cưỡng bách giáo dục, nghĩa là phải tốt nghiệp cấp 3 (high school), sau đó phải “thừa thắng xông lên” mà leo lên bậc cao đẳng chuyên nghiệp hay đại học (college hay university) đồng thời phải cam kết tránh xa “các chước cám dỗ” về ma túy, ruợu chè và “cai” thuốc hút trong một năm.

Can phạm 17 xuân xanh này đã run khắp châu thân khi nghe vị chánh án đọc bản phán quyết - run vì tưởng như đang trong giấc mơ - và cậu cũng đã không giấu nổi cơn “suớng mé đìu hiu” lan từ nội tạng và ngoài “mặt bằng” cơ thể khi cậu vội vàng trả lời chấp nhận mọi điều kiện trong bản án quá ư độc đáo.
Vi hiến?
Thế nhưng, không phải ai cũng “nhất trí” với ông chánh án Mike Norman. Các chuyên gia tư pháp và cả những người tranh đấu cho nhân quyền đều ngỡ ngàng, có cảm giác vừa từ trời hạ cánh xuống mặt đất, bởi họ đồng xác quyết rằng trường hợp này rõ rệt là một vụ vi phạm các điều khoản trong hiến pháp nhằm phân biệt giữa giáo hội và quốc gia Hoa Kỳ.

Trong khi đó ngược lại, tổ chức Think Progress lại viết trên trang mạng điện tử của họ là họ muốn tán dương bản án vốn có một không hai này trong lịch sử nhân loại, bởi vì theo quan niệm của họ, ngồi tù thường không đưa đến “cơ hội cho các cá nhân cải thiện bằng việc góp phần xây dựng vào xã hội”; tuy nhiên “lấy việc lui tới nhà thờ làm một phần hình phạt thật tình không phải luật pháp.” Tổ chức nói trên còn bày tỏ bạo hơn, kỹ hơn bằng cách nêu lại một phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ năm 1992, trong đó ghi minh bạch là hiến pháp bảo đảm rằng chính quyền không thể bắt buộc bất cứ ai tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng.”

Thêm một cú rờ-ve nữa phát xuất từ Giáo Sư môn Án Hình Sự, Randall T. Coyne thuộc University of Oklahoma khi chuyên gia này tuyên bố trên nhật báo New York Times rằng “bản án ấy bất hợp pháp.”
Phản pháo!


Tác giả của bản án, chánh thẩm Mike Norman cũng nhờ New York Times chuyên chở phản ứng của ông, “Ngạc nhiên đối với những lời phê phán, chỉ trích.” Ông chánh án giãi bày, “Tôi cho rằng nhà thờ rất quan trọng. Tôi phán quyết cậu ta phải đến nhà thờ trong 10 năm, bởi tôi xét là tôi có quyền... làm thế. Tôi hài lòng là cả hai bên gia đình liên hệ trong vụ án cùng quan niệm rằng tất cả chúng tôi đều đã có một sự lựa chọn chính xác.” Ông chứng minh bằng việc kể lại với nhật báo này việc người cha của thiếu niên bị thiệt mạng là ngay trước ba vành móng ngựa, đã ôm chánh phạm 17 xuân xanh vốn đã bị kết án về tội ngộ sát.

Trong bản án không có câu nào ghi loại nhà thờ nào - thí dụ Công Giáo, Tin Lành hay... Hồi giáo - mà tội phạm phải siêng năng lui tới trong vòng 10 năm. Vả lại, câu “đến nhà thờ đều đặn” trong phán quyết cũng mơ hồ quá. Thế nào là “đều đặn”? Chẳng hạn đối với Công Giáo, ngoài lễ hàng ngày ở tất cả nhà thờ, giáo luật còn buộc “con chiên” tham dự thánh lễ vào các Chủ Nhật và các ngày lễ buộc. Trong khi đạo Tin Lành chỉ kêu gọi tín đồ thường vào các Chủ Nhật, đến nhà thờ nghe giảng Thánh Kinh đồng thời tham dự “Bữa Tiệc Ly” của Chúa Giêsu. Còn Hồi Giáo dành đền thờ cho các buổi cầu kinh vào mỗi sáng Thứ Sáu hàng tuần. Người ta nhận thấy những người đến đây tuyệt đại đa số thuộc nam giới.

Đôi ba thí dụ kể trên cho thấy phần nào sự mập mờ của phán quyết mà kẻ thọ án có thể “qua mặt quan tòa mà không cần bóp còi.” Thế nhưng chánh án Mike Normann vẫn tỏ ra “ngon lành,” nhất là có một niềm tin “sáng chói hơn đèn ô tô” khi ông tuyên bố cũng với nhật báo New York Times, “Tuy nhiên tôi tin rằng Chúa Giêsu có thể giúp đỡ mọi người. Tôi biết là chính tôi cũng cần đến sự giúp đỡ hằng ngày.”
Không phải duy nhất


Vụ án kể trên không phải duy nhất trong lịch sử tư pháp của Hoa Kỳ. Theo nhật báo New York Times, trước kia đã có nhiều bản án khác nhau buộc các can phạm phải đến nhà thờ. Điển hình vào đầu thập niên 90, một vị thẩm phán ở Lousiana đã phán quyết hàng trăm người phải đến nhà thờ (đi lễ) hàng tuần trong suốt một năm; trong số tội nhân này hầu hết bị kết án vi phạm giao thông - nghĩa là thuộc án hộ - trong khi vụ án ở Muskogee, Oklahoma thuộc hình sự.

Để góp phần vào kho tàng “người thật, việc thật nhưng... lạ,” tổ chức Think Progress còn viết rằng hồi đầu năm 2012, một vị chánh thẩm ở South-Carolina đã phán quyết một người về tội say ruợu lái xe bằng hình phạt “học Kinh Thánh”!


Cuộc tranh đấu cho ‘cẩu quyền’
Trong tuần vừa rồi, nhiều bạn đọc đã tỏ ra “chịu đời hết nổi” khi đọc câu chuyện “hàng ngàn người Na Uy thắp nến tưởng niệm một con chó bị một nông dân bắn chết vì đã chơi trò khủng bố đàn trừu của ông ta.” Cách riêng một số quí độc giả đàn ông đã viết e-mail, than, “Thời thế thế thời phải thế: Mình thua chó rồi!” - đồng thời đe dọa trả thù... chó bằng kế hoạch, “Ông mà về Việt Nam bây giờ, chỉ tối ngày ăn... cầy tơ thôi!”

Câu chuyện lai rai “thắp nến tưởng niệm chó” tưởng đã chứng minh quá đủ sự vinh quang tột đỉnh của loài cẩu rồi, nào ngờ Thứ Ba tuần truớc, ngày 12-08-2014, cũng ở Na Uy, diễn ra một cuộc rước đuốc với cả ngàn người tham dự để tranh đấu cho “cẩu quyền.”

Đúng vậy, một cuộc rước đuốc rất “ấn tượng” đã được tổ chức ở thành phố Sandnes, miền Nam Na Uy, nhân danh con chó tên Truls (2 xuân xanh). Số là dân chúng địa phương đã bị “sốc” mạnh hơn là bị điện cao thế giật sau khi một bản báo cáo được phổ biến; theo đó chó Truls “bị cầm giữ như một nô lệ trong một gia đình trong thị xã này.” Jorgen Berge Asland, người có “sáng kiến” tổ chức rước đuốc, trình bày nguyên nhân, “Con chó này đã bị tước đoạt tất cả quyền lợi; và chủ nhân buộc Truls phải nghe theo mọi mệnh lệnh. Chó này chỉ được ra khỏi nhà vào ban ngày, trong vài tiếng đồng hồ thôi; còn thì nó bị nhốt trong nhà của gia đình này.”

Liên Hiệp Thú Vật NOAH (for animal rights) cũng đưa ra những tài liệu để chứng minh rằng chú chó Truls 2 tuổi này “bị kiểm soát bằng sợi dây xích quanh cổ buộc vào một sợi dây. Ban đêm Truls bị bắt buộc ngủ trong một cái cái rổ.” Phát ngôn viên của NOAH, bà Siri Martinsen bằng một giọng nghẹn ngào kể, “Nhiều lần Truls từ chối ngủ trong cái rổ này, liền bị chủ la mắng nặng nề và bị gọi là “bad” (xấu, ác độc) trước mặt nhiều người lạ. Bữa trưa, Truls phải ăn trong một cái tô đặt dưới sàn nhà.”

Rồi bà Siri tỏ ra lo lắng cho Truls, cách riêng về trình trạng sức khỏe, “Trong vòng hai năm qua, chó Truls chỉ được đưa đến bác sĩ thú y có một lần; và để bị thiến. Những lần được tiếp cận với thế giới bên ngoài là những khi nó sủa qua hàng rào người hàng xóm đi làm về, hoặc khi nó đi dạo ở thiên nhiên và ngửi háng chó lạ.”

Asland, truởng ban tổ chức cuộc rước đuốc, còn so sánh sự bạc đãi chó Truls với những tội ác của Josef Fritzl ở Áo quốc (người cha độc ác đã nhốt con gái của mình trong suốt 25 năm duới một căn hầm để lạm dụng tình dục), “Thật không thể nghĩ được rằng thảm kịch lại có thể xẩy ra ở Na Uy. Thiên hạ nói chó là bạn thân quí nhất của loài nguời. Thế nhưng loại ‘bạn thân’ nào đây khi thiên hạ chỉ biết đứng dửng dưng nhìn, cùng lắm là nhặt cục phân để nhét vào một cái túi nhỏ, trong khi ‘bạn thân’ này bị tước đoạt tất cả. Ôi, quá sức đồi bại và nhục nhã đến độ tôi chẳng còn lời nào nói nữa.”

Vâng, tôi cũng “chẳng còn lời nào” để kể nữa về “sự thật phũ phàng” giữa chó và người ở các đất nước giàu mạnh này nữa. Mai này dám có người bị mắng, “Đồ chó!”- lại “mừng hết lớn” cho mà xem!
Hoài Mỹ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.