logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/09/2014 lúc 07:40:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng. Reuters

Trả lời báo Đức, ngày 07/09/2014, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, tuyên bố ông muốn là nhà lãnh đạo tâm linh cuối cùng của định chế Lạt Ma hóa thân. Việc từ bỏ định chế Lạt Ma hóa thân có thể là một giải pháp cho phép Tây Tạng gia tăng dân chủ hóa và thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Nói chuyện với báo Đức « Welt am Sonntag », ấn bản Chủ nhật của nhật báo « Die Welt », Đức Đạt Lai Lạt Ma nói : « Định chế Đạt Lai Lạt Ma tồn tại đã gần 5 thế kỷ. Truyền thống này có thể chấm dứt với vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rất được yêu mến ». Theo lời thuật của tờ báo, với nụ cười, lãnh tụ Tây Tạng 79 tuổi giải thích : « Giả như vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 xuất hiện và gây ảnh hưởng xấu trên cương vị này, thì toàn bộ định chế Đạt Lai Lạt Ma sẽ bị khinh rẻ ».

Giải Nobel Hòa bình hiện đang sống lưu vong nhấn mạnh : « Định chế Đạt Lai Lạt Ma quan trọng chủ yếu vì (nắm được) quyền lực chính trị. Trong khi đó, tôi đã hoàn toàn từ bỏ quyền lực vào năm 2011, lúc tôi quyết định về nghỉ ». Ông khẳng định rõ : « Định chế Đạt Lai Lạt Ma đã hết thời ».

Theo nhiều nhà quan sát, ngay từ những năm 1990, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso đã có những bước chuẩn bị để « dân chủ hóa » triệt để định chế chính trị-tâm linh của chính quyền Tây Tạng lưu vong, đặc biệt với việc để cho cộng đồng bầu ra nhà lãnh đạo chính trị, tách sinh hoạt tôn giáo khỏi hoạt động chính trị. Tháng 3/2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 chính thức từ bỏ cương vị lãnh đạo chính trị.

Định chế tiếp nối quyền lực chính trị và tôn giáo tại Tây Tạng thông qua sự hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma qua các thế hệ bắt đầu vào khoảng thế kỷ XVII, khi Tây Tạng còn phụ thuộc vào đế chế Mông Cổ. Đứng đầu định chế này là Đạt Lai Lạt Ma, người nắm cả quyền hành thế tục lẫn uy quyền tâm linh. Tuy nhiên, một nhân vật quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình này là Ban Thiền Lạt Ma. Đây chính là người lãnh đạo cuộc tìm kiếm một « hóa thân » mới của Đạt Lai Lạt Ma, sau khi « hóa thân » trước qua đời.

Năm 1995, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã chỉ định một cậu bé 6 tuổi làm hóa thân thứ 11 của Ban Thiền Lạt Ma, nhằm chuẩn bị trước cho việc tìm người kế vị. Tuy nhiên, chỉ ba ngày sau, chính quyền Trung Quốc đã bắt cóc người được chỉ định. Cũng cùng năm đó, Bắc Kinh chọn một cậu bé khác (cùng tuổi và cùng làng với cậu bé kể trên) làm Ban Thiền Lạt Ma tương lai. Theo chính quyền Trung Quốc, ông Gyancain Norbu được coi là Ban Thiền Lạt Ma « chính thức » thứ 11 của Tây Tạng. Tuy nhiên, Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng không thừa nhận người này.

Tháng 07/2011, trả lời phỏng vấn của kênh truyền thông NBC Hoa Kỳ, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, đã tuyên bố sẽ đích thân chủ trì việc lựa chọn người kế nhiệm. Tiếp đó, trong chuyến công du Úc hồi tháng 6/2013, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố không loại trừ khả năng một vị nữ tu kế vị.

Tuyên bố hôm qua của nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng càng khẳng định thêm ông muốn từ bỏ hẳn một truyền thống xa xưa của dân tộc mình, để mở cửa cho quá trình dân chủ hóa và cũng là cách để thoát hoàn toàn khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh, muốn tiếp tục dùng truyền thống « lạt ma hóa thân » chi phối người Tây Tạng.

Chấm dứt truyền thống Lạt Ma hóa thân không có nghĩa là chấm dứt các truyền thông tâm linh Tây Tạng nói chung. Năm 2012, báo chí từng đăng tải phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo đó, nhiều sư tăng trẻ tuổi có thể trở thành các lãnh đạo tâm linh của Phật giáo Tây Tạng.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.037 giây.