logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/09/2014 lúc 08:54:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Theo một nghiên cứu năm 2010, có tới 34% phụ nữ có gia đình ở Việt Nam từng bị chồng đánh. Chính phủ Việt Nam chưa có các chương trình hữu hiệu nhằm bảo vệ phụ nữ. Trong tạp chí phụ nữ hai tuần sắp tới, Hoài Vũ tìm hiểu về nạn bạo hành gia đình, với phần đầu tiên là những câu chuyện đầy nước mắt về những cảnh đời khốn khổ của những phụ nữ Việt Nam dưới đòn roi của chồng.

Ngày vui ngắn
Năm 2009, Thảo nhận lời cầu hôn của một người đàn ông Na Uy yêu thương cô hết mực. Họ chuẩn bị chào đón đứa con đầu lòng. Cô bỏ việc ở Sài Gòn, chuyển về Hà Nội sống chung nhà với anh chồng người nước ngoài đẹp trai, tài giỏi.

Ngày vui ngắn chẳng tày gang. Sau chỉ một tháng sống chung, anh chồng bỗng đổi tính, quay sang rượu chè và đánh đập vợ. Thảo kể lại:

“Đầu tiên chỉ là một cái tát, hai cái tát, rồi anh tống cổ em ra khỏi nhà vào ban đêm. Dần dần anh ấy uống nhiều rượu hơn, anh ấy bắt đầu đi chơi với nhiều cô gái hơn, anh ấy bỏ em ở nhà nhiều hơn.”

Cuộc sống của Thảo dần dần biến thành những chuỗi đêm dài chờ chồng về đánh. Đến tháng bầu thứ 5, Thảo coi chuyện bị chồng đánh là chuyện bình thường:

“Em không biết làm thế nào, chỉ úp bụng để che cho cái bụng của con bình không bị đánh. Thế rồi, anh ấy đá vào lưng, đá khắp người em, lúc đó em bị động thai. Lúc đấy em rất là sốc, nó cảm giác như con dã thú. Mắt nó cứ long sòng sọc lên, cảm tưởng lúc đó mình là kẻ thù và nó chỉ muốn giết mình thôi.”
UserPostedImage
Sơ đồ mô tả về tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ ở các nơi trên thế giới. AFP.


Không chỉ bị đánh, Thảo còn bị anh ta cưỡng ép tình dục:

“Có nhiều đêm anh ấy về, em đang ngủ thì anh ấy giật người em ra, bắt đầu cởi quần áo của em, thậm chí có khi chỉ cởi quần em thôi. Em xin anh ấy đừng làm thế thì anh ấy cứ làm. Em cố đạp ra thì anh ấy tát em. Cái thời điểm ấy thì nó quá quen thuộc rồi. Cái cảm giác đánh đòn, nằm ở nhà chờ nó về, một là nó đành mình, hai là nó hiếp mình, ba là vừa đánh vừa hiếp ấy. Thôi thà để cho nó hiếp còn hơn.”

Đỉnh điểm về sự tàn ác của chồng Thảo là sau khi cô sinh con được 10 ngày. Thảo còn nhớ hai vợ chồng chuẩn bị kỷ niệm ngày yêu nhau. Chờ mãi chồng không về nhà như đã hẹn, Thảo gọi điện thoại thì biết anh ta đang uống rượu cùng bạn bè. Cô đến tận nơi tìm anh thì bị đám bạn người Việt Nam của anh chửi thậm tệ. Đêm hôm đó, cô lại bị một trận đánh lên bờ xuống ruộng nữa. Thảo kể lại mà giọng không giấu nối sự giận dữ:

“Nó kéo chân em ra, nó ngồi lên người em nhé. Một tay nó đấm, đầm thùm thụp vào mặt em ấy, nó đấm rất là mạnh, đến mức ngày hôm sau đầu em có một cục u to đùng, thành chấn thương sọ não.”

Trường hợp của Thảo không phải là hiếm. Mẹ của Tuyết, năm nay đã ngoài 50, cũng từng là nạn nhân của bạo hành gia đình. Mẹ của Tuyết là điển hình của những phụ nữ Việt Nam tần tảo chịu khó, quanh năm suốt tháng buôn bán ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc để nuôi chồng và ba con. Tuyết kể về những chuyến hàng đêm của mẹ:

“Mẹ em 3h sáng đã phải đi chợ rồi, mẹ em run run vì bê hàng nặng ấy. Một xe hàng nặng lắm, em nhớ là đi run lên đường leo dốc cao lắm. Mẹ em còn phải gánh hàng bộ đi 12 cây số. Kiếm được đồng nào thì bố em lấy đi đánh bạc.”
Tuyết còn nhớ như in các trận đòn của bố đối với mẹ từ năm cô mới 6-7 tuổi. Mọi chuyện bắt đầu khi bố cô được giới thiệu làm phó thôn. Tuyết kể:

“Suốt ngày bố em gọi bạn bè về ăn uống nhậu nhẹt, giết chó, giết mèo ăn cả đêm, bắt mẹ em phục vụ. Mẹ em đi làm cả ngày về, đêm mẹ em lại phải phục vụ, lo ăn uống cho mấy ông ấy. Không nấu thì lại đánh mẹ em cả đêm luôn. Lúc nào em cũng quỳ ở cửa, em cầu trời cầu phật cho bố em hôm nay về đừng đánh mẹ.”

Thế nhưng, lời cầu khấn của cô dường như không bao giờ đến được tai Đức Phật. Bố cô cứ hôm nào đi uống rượu về là đánh mẹ. Ngày nào ông cũng uống rượu, có “10 ngày thì 9 ngày rưỡi” say túy lúy. Hễ cứ say là về đánh vợ. Mẹ cô sau khi bị đánh là lại tìm tới đường tự tử, khiến tuổi thơ của Tuyết toàn những ngày rình mẹ đi tự tử để ngăn cản. Tuyết nhớ lại:

“Mẹ em khổ lắm. Em nhớ mãi không quên: Mẹ em cứ cựa cái là treo cổ, cựa cái là mẹ em lại nhảy xuống giếng, cựa cái là mẹ em lại uống thuốc sâu, làm em lúc nào cũng trong tình trạng đi theo mẹ. Bố về giờ nào, đánh mẹ giờ nào là em canh giờ ấy. Có hôm mẹ em bỏ đi làm em phải đi tìm cả đêm. Trời tối mà có mỗi em thôi, lúc nào em cũng thấy em khổ.”

Bỏ đi không đành
Bị đánh thừa sống thiếu chết mấy chục năm trời, thế nhưng mẹ Tuyết không nỡ bỏ đi nơi khác sinh sống. Vì sau mỗi lần đánh như vậy, bố Tuyết lại tỏ ra ăn năn hối lỗi và làm lành. Nhiều lần Tuyết khuyên mẹ bỏ đi nơi khác sinh sống nhưng đi được chỉ vài ngày là mẹ cô lại trở về. Tuyết nói:

“Em thương mẹ em nhiều nhưng mẹ em không nghe em nói. Mẹ em bỏ đi được có một hai hôm thì mẹ em về. Em rất bực. Nếu mẹ em cứ cố chịu ở đây thì thôi, mẹ em lại cứ dọa chết làm cả ngày em lo, cả ngày em khấn trời khấn đất.”

Còn Thảo có anh chồng Na Uy gặp tình huống khó xử khác. Tuy có con với nhau nhưng cô và anh chồng người Na Uy không làm lễ cưới chính thức.

“Cái lúc đấy em nghĩ là thà cho nó đánh, một là nó đánh chứ nó không hiếp, hai là nó hiếp chứ nó không đánh còn hơn vì nếu bây giờ đi về nhà thì cũng không ai thực sự ra tay giúp đỡ em cả. Tại vì đã có con hoang với người nước ngoài, không kết hôn với lại chẳng đám cưới, đi đâu ai cũng dị nghị.

Chạy về nhà thì bố mẹ cũng chỉ cưu mang được ngày một ngày hai thôi, đến nhà anh chị thì cũng không giúp được gì. Thôi thà để nó đánh còn hơn là bị người khác nói cũng nhục. Cảm giác của em là thà bị nó cho ăn đòn, thà bị nó hiếp còn hơn là bị chửi, bị nhục. Thời điểm đấy em thấy nhục lắm, chứ chẳng thấy gì cả.”

Xã hội ngó lơ
Bị chồng đánh, ban đầu Thảo không dám nói gì với ai, cũng không dám đi đâu vì “ra ngoài đường là người ta biết ngay mình bị đòn”. Khi bị chồng đánh dữ dội quá, cô cầu cứu hàng xóm nhưng thậm chí những người ở cùng nhà cô cũng không ai đoái hoài tới.

Thậm chí, ngay chính bạn bè người Việt Nam của chồng Thảo còn xúi giục chồng cô đánh vợ để cho chừa. Thảo cay đắng kể lại:

“Anh ấy đi tâm sự với bạn đồng nghiệp người Việt Nam. Thì các anh ấy nói với chồng của em là đàn bà Việt Nam lấy chồng thì phải theo chồng, vợ mày mất dạy thế thì phải về đánh vợ mày, mày phải cho nó biết điều, mày phải cho nó biết tay, mày phải dạy nó không là nó sẽ đè đầu cưỡi cổ mày.”

Thảo gọi điện thoại đến đại sứ quán Na Uy cầu cứu cũng không nhận được được sự giúp đỡ nào do cô là người Việt Nam. Cô nhiều lần đề nghị giúp đỡ từ các tổ chức quốc tế, tuy nhiên, kết quả vẫn là con số không:

“Sau đó em có liên hệ với Vinawomen nhưng họ cũng chẳng giúp đỡ được gì cả. Vì thực ra, cuộc sống của em cũng không đến nỗi bị chồng đánh rồi phải đi ăn xin. Em vẫn có thể chu cấp cho con em và có thể ăn ở đàng hoàng.”

Mẹ Tuyết cũng gặp trường hợp tương tự. Hàng xóm, hội đoàn dù biết cảnh bố cô đánh mẹ cô như cơm bữa nhưng không hề can thiệp. Tuyết kể:

“Ở ngoài đó ai mà chẳng biết. Mẹ em bị bố em đánh thì sưng cả mặt lên nhưng chẳng ai giúp được gì cả. Có lần cậu em dọa bố em không được đánh mẹ em nữa nhưng cũng chẳng nên cơm nên cháo gì.”

Trong tạp chí phụ nữ tuần sau, Hoài Vũ sẽ tìm hiểu tại sao những phụ nữ này dù bị đánh tàn nhẫn nhưng vẫn không chịu ly dị chồng và chính phủ Việt Nam có những biện pháp gì giúp những phụ nữ như thế này.


Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.