logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/10/2014 lúc 08:32:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
WESTMINSTER, California (NV) - Văn hóa Nam Hàn sau khi chinh phục và chiếm lĩnh thị trường nhiều quốc gia lớn nhỏ, nay tiến vào Hoa Kỳ. Người ta có thể thấy hàng trăm ngàn khán giả của mạng phim DramaFever là người Mỹ, thấy các bà nội trợ Little Saigon chờ xem DVD phim Hàn chuyển âm tiếng Việt, hay nhận ra vô số gương mặt non nớt gốc Việt trong các đại nhạc hội Nam Hàn diễn ra ở New York, Los Angeles…
UserPostedImage
Người hâm mộ trong vùng Nam California chờ đợi ca sĩ Nam Hàn đến Los Angeles. (Hình: Getty Images)

“Dù ghế em ngồi khá xa, đây vẫn là một dịp thật tuyệt với. Trước giờ em theo dõi qua màn hình, giờ mới thỏa mơ ước được xem họ trình diễn trên sân khấu. Cách họ nhảy, cách họ hát, từng nốt nhạc đó em sẽ không bao giờ quên…,” Tiffany Võ, một sinh viên đại học UC Irvine đến dự lễ hội Nam Hàn tại Los Angeles hồi cuối Hè, vui vẻ nói.

Tiffany đi xe cùng bốn người bạn gốc Việt khác. Thay vì chỉ đến xem nhạc hội vào buổi chiều, họ và hàng ngàn thanh niên thiếu nữ thuộc đủ màu da, đến từ sáng sớm để tham dự các sinh hoạt đa dạng của lễ hội, về ẩm thực và game điện tử.

Có người chỉ mê nhạc Nam Hàn như Tiffany Võ, chỉ mê trò chơi Nam Hàn như Đăng Trần, chỉ phim Nam Hàn như cô Mai Nguyễn, cũng có những người trở nên si mê tất cả những gì về Nam Hàn như Haley Nguyễn, một sinh viên học tiếng Triều Tiên để được du học ở Nam Hàn và thăm nơi làm việc của các thành viên nhóm Super Junior mà cô hâm mộ.

Giới trẻ gốc Việt không là thành phần duy nhất đang bị văn hóa Nam Hàn chinh phục.

Diễn viên Dakota Fanning là “fan” của G-Dragon, diễn viên Will Smith khen ngợi nhóm nữ Wonder Girls, ca sĩ nhạc pop nổi tiếng Lady Gaga mời Crayon Pop trình diễn khai mạc, ca sĩ nhạc rap Will.i.am hâm mộ 2NE1… là một vài ví dụ cho sức lôi cuốn của văn hóa Nam Hàn đối với rất nhiều người Mỹ.

“Ngày xưa khi tôi nói về gốc gác Nam Hàn của mình, người ta hỏi tôi đất nước đó ở đâu, bây giờ thì chẳng ai phải hỏi nữa,” ông Chung Taewon, từng giúp làm chương trình cho nữ danh ca Celine Dion và cố danh ca Michael Jackson ở Los Angeles và Seoul trước khi là người sản xuất thành công bộ phim Iris, chia sẻ với báo giới.

“Cơn sóng Nam Hàn,” được biết đến với cái tên “Hallyu,” vậy là sau khi cuốn theo biết bao người trên lộ trình chinh phục thế giới, nay đang tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên thị trường Mỹ.

UserPostedImage
Một góc phòng cũng đủ cho thấy tình cảm của Haley Nguyễn cho âm nhạc Nam Hàn. (Hình: Haley Nguyễn cung cấp)


Theo nghiên cứu "Introduction: Conceptualizing the Korean Wave” của Ravina Mark, thuật ngữ “Hallyu” hay “Hanliu” lần đầu được sử dụng khi báo chí Trung Quốc viết về “cơn sóng” của văn hóa Nam Hàn du nhập như vũ bão vào quốc gia này trong những năm cuối thập niên 1990.

Trong vỏn vẹn chưa đầy hai thập niên, cơn sóng Nam Hàn ập vào thị trường quốc tế, từ các nước Á Châu láng giềng như Trung Quốc, Việt Nam, Phillipines, hay thậm chí vào cả Bắc Hàn, đến các nước ở Âu Châu, Nam Mỹ, và Trung Đông.

Qua báo chí, người ta có thể đọc những tin về phụ nữ Iran sắp xếp giờ ăn uống và nấu nướng để theo dõi được phim Hàn, số du khách từ Nhật sang Nam Hàn tăng 40% sau phim “Bản Tình Ca Mùa Đông,” dân chợ đen Bắc Hàn liều mình bán phim Nam Hàn dù sẽ bị phạt nặng, dân Pháp mua sạch hàng ngàn vé xem đại nhạc hội Nam Hàn chỉ trong vòng 15 phút…

Chẳng phải quốc gia nào cũng làm được những điều này như Nam Hàn. Đất nước này mới đây thôi có kinh tế thua xa Ghana, gần đây đã làm gì để thành công như thế?

Phim Hàn là sản phẩm chính mà công ty Vina Entertainment trụ sở tại Orange County chuyển âm sang tiếng Việt. (Hình: Thiên An/Người Việt)


Một điều có thể chắc chắn là “cơn sóng Nam Hàn” không chỉ do tài năng của một ca sĩ hay diễn viên.

Câu chuyện ông Choe Junho, giám đốc Trung Tâm Văn Hóa Nam Hàn ở Paris từ 2007 đến 2011 và là người mở đại nhạc hội Nam Hàn đầu tiên tại Pháp, là một ví dụ cụ thể cho sức mạnh tổng thể đằng sau “cơn sóng” vũ bão này.

Khi ông Choe Junho làm việc tại Pháp, Nam Hàn chỉ có ba trung tâm văn hóa trên thế giới. Hiện nay, con số này là 25.

Trong “triều đại” của ông Junho, dân Pháp đã biết qua một số phim Nam Hàn từng chiếu tại đây như Oldboy và The Host. Ông Junho thành lập tổ chức vô vụ lợi Korean Connection, thu hút khoảng 100,000 người tham dự trong vòng hai năm.

Trước khi rời nhiệm vụ và trở lại Nam Hàn vào năm 2011, ông quyết định mở một đại nhạc hội tại Paris. Ông Choe trở về Nam Hàn, yêu cầu chính phủ tài trợ để tổ chức. Chính phủ từ chối, ông nói “tổ chức đại nhạc hội ở Paris, 'hallyu' sẽ phát triển tại Âu Châu.” Chính phủ đồng ý cấp cho 250,000 Euro, một số tiền quá ít ỏi so với chi phí thuê mướn ca sĩ và sân khấu.

Ông Choe liên lạc với công ty giải trí của Nam Hàn là SM Entertaiment, xin họ cung cấp ca sĩ. Ngược lại, SM Entertainment được toàn quyền về nội dung chương trình và lợi nhuận. Công ty đồng ý tổ chức một buổi nhạc tại Paris.

Chương trình được xếp lịch tổ chức. Hơn 6,000 vé được bán sạch trong vòng 15 phút.

Ông Choe quyết định tìm cách tăng thêm một buổi diễn. Ông âm thầm kêu gọi các “fan” tập trung ở các nơi khác nhau, biểu tình đòi mở thêm đại nhạc hội. Ông sắp xếp cho báo giới có mặt. Để mọi việc như tình cờ xảy ra, ông chỉ dẫn cho từng nhóm biểu tình phải có những hành động khác nhau, nhóm hát bài của Super Junior, nhóm thì nhảy theo điệu của Girls' Generation.

Khi ca sĩ từ Nam Hàn đến phi trường Paris, số người tụ tập vì hâm mộ đông đến mức khiến cảnh sát phải thốt lên “chưa bao giờ thấy đám đông lớn đến vậy.”

Câu chuyện của ông Choe, nay là giáo sư tại một đại học ở Nam Hàn, được kể lại cho tác giả sách The Birth of Korea Cool, chỉ là một ví dụ cho thấy những gì chính phủ, giới nghệ sĩ và các công ty, phải bỏ ra và thành công của họ trong quá trình đưa văn hóa Nam Hàn ra thế giới.

Và để trả lời cho câu hỏi: “Nam Hàn đã làm gì để có thể thành công như thế,” sách The Birth of Korea Cool của tác giả Euny Hong cũng nêu ra nhiều vấn đề khác.

Từ các luật bảo hộ nghệ thuật buộc và bảo vệ người trong nước tự sản xuất, số tiền hàng tỉ đô để đầu tư cho “xuất khẩu văn hóa,” những cuốn sách hướng dẫn người dân cách xuất khẩu sang từng khu vực trên thế giới, đến tính “sĩ diện” và vượt khó của người Hàn, thói quen làm việc được huấn luyện từ khi đi học, những hợp đồng huấn luyện ca sĩ trong nhiều năm ròng, và cả yếu tố ngoại quốc như sự xuống dốc của việc “xuất khẩu văn hóa” của Nhật và thói quen xem phim tiếng nước ngoài của nhiều quốc gia không nói tiếng Anh…, thành công của Nam Hàn không phải ngày một ngày hai mà có được.

UserPostedImage
Những người hâm mộ anh chàng ca sĩ G-Dragon tại lễ hội KCON ở Los Angeles. (Hình: Getty Images)

Và nếu thành công tại mục tiêu cao nhất, là vượt qua được Hoa Kỳ về sức ảnh hưởng văn hóa, Nam Hàn có thể xem như công cuộc chinh phục thị trường thế giới đã hoàn tất.

Văn hóa Nhật một thời ồ ạt du nhập vào Mỹ từng được xem là “đối thủ đáng gờm” của Mỹ trên thị trường quốc tế. Nay với sự xuống dốc của các công ty lớn, như Hello Kitty giảm thu liên tục từ năm 1999 đến 2010 hay ngành trò chơi điện tử “đã hết thời” theo lời nhà thiết kế trò chơi nổi tiếng của Nhật, ông Keiji Inafune, “cơn sóng Nam Hàn” đã chiếm vị trí của Nhật.

Hãy nhìn vào các đợt chính phủ tài trợ cho đầu bếp Mỹ sang Nam Hàn học làm kim chi, những đại nhạc hội Nam Hàn tại miền Đông và Tây nước Mỹ có hàng chục ngàn người tham dự, hay những căn phòng ngập tràn “poster” ca sĩ Nam Hàn của các học sinh sinh viên gốc Việt, vô số phim Nam Hàn được các đài truyền hình Việt ngữ ở Orange County trình chiếu cả sáng lẫn chiều…

Có hay không, một ngày nào đó người Mỹ chuộng Samsung hơn Apple, quần áo Nam Hàn , hơn Levis, Huyndai hơn Ford, nhạc và phim Nam Hàn hơn ca sĩ và tài tử Hollywood?

Người ta khó mà đưa ra một dự đoán chính xác khi cố gắng cân đong đo đếm, giữa một bên là văn hóa Mỹ với sức ảnh hưởng có thể nói là thống trị thế giới trong nhiều thập niên qua, và một bên và “cơn sóng Nam Hàn” đang tiến sang như vũ bão.


Thiên An/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.