logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 22/09/2014 lúc 05:41:09(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phim tài liệu 'Last Days in Vietnam'


UserPostedImage
Từ trái qua: Mark Famiglio, Bridget Kennedy-Bailey, Rory Kennedy, Jennie Famiglio và Tướng John F. Kelly tại Khai mạc Liên hoan phim Sarasota, Florida với Last Days In Vietnam của Rory Kennedy hôm 4/4/2014.
AFP photo


Phim tài liệu Last Days in Vietnam của đạo diễn Rory Kennedy mô tả lại những giờ khắc cuối cùng trước khi Mỹ rút khỏi Việt Nam miêu tả hàng nghìn người chen lấn trước cửa sứ quán Mỹ ở Sài Gòn; đoàn người rồng rắn lên nóc một toà nhà để lên trực thăng rời khỏi Việt Nam. Sài Gòn hỗn loạn trong 24 giờ trước khi quân đội Bắc Việt tấn công vào Sài Gòn. Bộ phim đã được trình chiếu rộng rãi vài ngày trước đây tại Mỹ.

Tháng 4 năm 1975, những đồn đoán về quân đội Bắc Việt bao vây Sài Gòn khiến nhiều người lo lắng muốn di tản khỏi Việt Nam. Lúc này, quân đội Mỹ đã rút khỏi miền Nam sau khi hiệp định đình chiến Paris được ký kết. Tổng thống Richard Nixon, từng hứa sẽ đưa quân Mỹ tái tham gia chiến tranh nếu miền bắc phá vỡ lệnh ngừng bắn, thì lại từ chức vì bê bối trong vụ nghe lén có tên Water Gate.

Người dân Mỹ lúc này không còn sức để theo đuổi cuộc chiến đã chia rẽ sâu sắc cả đất nước. Quốc hội Mỹ không mặn mà gì trước đề nghị của Tổng thống Gerald Ford về việc cấp hàng chục triệu đôla để di tản người Việt Nam làm việc cho các cơ quan Mỹ.

Trong khi đó, một vài quan sĩ quan trong sứ quán Mỹ tự mình tìm cách đưa những người Việt Nam giữa thời điểm nước sôi nửa bỏng này để di tản. Đạo diễn Rory Kennedy tái hiện những sự kiện trên trong bộ phim tài liệu mới có tên “Last Days in Vietnam”.

Nói với chúng tôi đạo diễn Rory Kenedy chia sẻ cảm nghĩ của bà ngay vào lúc này, khi cuốn phim đã hoàn tất:

Ngay cả bây giờ khi tôi xem phim tôi vẫn nóng ruột không biết điều gì sẽ xảy ra với những người Việt Nam đó: ai sẽ di tản được, ai sẽ phải ở lại. Tôi nghĩ những ký ức đó sẽ đọng lại trong tôi mãi mãi.

Khoảng 11h sáng ngày 29/4/1975 trước khi Sài Gòn bỏ ngõ, đài phát thanh của Mỹ phát đi bản nhạc White Christmas, báo hiệu chiến dịch sơ tán công dân Mỹ khỏi Sài Gòn bắt đầu. Chỉ trong vòng 24 tiếng, những người Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Hơn một trăm nghìn người Việt Nam làm việc cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà được di tản trong đợt này.

Bộ phim Last Days in Vietnam có những cảnh hiếm hoi về tàu khu trục hộ tống USS Kirk tiếp nhận 17 chuyến trực thăng chở người tị nạn Việt Nam. Tàu USS Kirk lúc đó đang đậu gần đảo Côn Sơn. Đạo diễn Rory Kennedy cho biết thêm vê khúc phim này:

Chiếc trực thăng Chinook, chở đầy người Việt Nam và trẻ em không thể hạ cánh vì nó có thể phá huỷ con tàu [USS Kirk]. Vì thế, những người trên trực thăng phải nhảy xuống tàu cách nó nửa mét. Em bé 18 tháng tuổi cũng được thả từ đây.

“Last Days in Vietnam” là phim tài liệu mới nhất của đạo diễn Kennedy, một người trong dòng họ nổi tiếng Kennedy. Ở tuổi 45 tuổi nhưng bà có nhiều duyên nợ với Việt Nam. Bà là cháu của cố tổng thống Mỹ John Kennedy, người ký lệnh đưa những binh sĩ Mỹ đầu tiên tham chiến ở Việt Nam. Bà cũng là người con thứ 11 của cố thượng nghị sĩ Robert Kennedy, người từng đưa ra đề xuất các con đường nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam vào năm 1968.

Chúng ta không mấy trân trọng những gì xảy ra trong những ngày cuối đó mặc dù nó là một chương quan trọng trong lịch sử Mỹ. Tôi cảm thấy có rất nhiều bài học được rút ra từ thời điểm đó, nhất là trong hoàn cảnh chúng ta rút quân khỏi Iraq và Afghanistan và cũng như việc chống lại lực lượng Hồi giáo ISIS hiện nay.

Nguyễn Sơn Tùng, tuy không phải là một nhân vật trong phim nhưng sau khi biết cuốn phim được dựng lại trong bối cảnh ông cũng là một trong những người có mặt ở thời khắc lịch sử ấy đã viết cho trang web của đài Á châu Tự do những giòng sau đây:

Nửa giờ sau đó căn nhà chỉ huy bốc cháy. Chắc người Mỹ đốt cháy căn nhà và các tài liệu trước khi cuộc di tản kết thúc. Một chiếc trực thăng đáp xuống. Chúng tôi nhốn nháo và muốn ra khỏi xe. Khoảng 10 thuỷ quân lục chiến Mỹ cuối cùng bước lên máy bay, tay cầm súng nhằm chĩa vào xe chúng tôi và nói: “Mọi người ngồi im, chúng tôi trước”. Máy bay cất cánh trong khi lính Mỹ luôn chĩa súng vào chúng tôi.

Là một trong một vài trăm người bị bỏ lại trong cuộc sơ tán của Mỹ ông Sơn Tùng kể:

Nếu cuộc rút lui này xét theo nghĩa tháo chạy thì người Mỹ đã hoàn toàn thành công vì họ đã ra đi bình an vô sự. Nhưng nếu xét theo nghĩa một cuộc di tản thì họ đã thất bại vì họ đã bỏ lại một trăm người gồm phụ nữ, trẻ em rất muốn di tản nhưng không được dù hoàn cảnh vô cùng thuận lợi về thời gian, phương tiện vận chuyển, an ninh hầu như tuyệt đối. Sao người Mỹ có thể tự hào về sức mạnh, lòng nhân đạo, lý tưởng tự do, nhân quyền trong một hoàn cảnh nếu như trên!

Bộ phim tài liệu Last Days in Vietnam đang được trình chiếu ở một số rạp khắp nước Mỹ. Quý thính giả của RFA có thể xem trailer giới thiệu phim trên website của chúng tôi tại www.rfa.org/vietnamese.

Trailer phim Last Days in Vietnam



Theo RFA

Sửa bởi người viết 30/09/2014 lúc 05:43:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 30/09/2014 lúc 05:44:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ngày Cuối Cùng Ở Việt Nam đang được chiếu ở Quận Cam

UserPostedImage
(Hugh Doyle American Experience)

WESTMINSTER – Bà Rory Kennedy là con út của cố nghị sĩ liên bang Robert F. Kennedy. Bà là thành viên đầu tiên trong gia đình chính trị nổi tiếng này đã trở thành một nhà làm phim tài liệu thuộc đẳng cấp quốc tế. Đa số giới phê bình phim đều nói rằng đây có thể là phim tài liệu hay nhất của bà Kennedy trong những phim có giá trị mà bà đã thực hiện.
Phim “The Last Days in Vietnam” (Ngày Cuối Cùng Ở Việt Nam) được khởi chiếu vào hôm thứ Sáu tuần qua tại Quận Cam, nơi có đông người Việt tị nạn nhất trên thế giới.
Phim đang được chiếu tại rạp Edwards University Town Center 6, số 4245 đường Campus Drive, ở Irvine, ít nhất là đến hết thứ Năm tuần này, 2 tháng 10. Rạp có thể chiếu thêm ngày nếu có nhu cầu. Xuất chiếu mỗi ngày là 1:30 p.m., 4 p.m., 6:30 p.m. và 9 p.m.. Cần thêm chi tiết, gọi (949) 854-8818.
Đối với những ai nghĩ rằng không có gì nữa để xem hoặc nói về cuộc chiến Việt Nam, họ sẽ khám phá phim tài liệu mới này rất đáng chú ý và đáng xem. “Ngày Cuối Cùng Ở Việt Nam” nói về cuộc di tản năm 1975 ở Sài Gòn. Tuy đây là một phim tài liệu nói về một kết cục đáng buồn, nhưng phim cũng mô tả khí phách anh hùng của những con người có thật, gây xúc động mạnh cho khán giả.
Bà Kennedy không quan tâm đến việc tạo điểm chính trị hoặc tỏ bày cảm xúc. Bà đem lại một cái nhìn rõ ràng về thất bại của Mỹ trong việc thực hiện kế hoạch di tản người Việt Nam trong lúc quân cộng sản Bắc Việt đang chuẩn bị xâm lăng và đánh chiếm thành phố này. Đây là một thời điểm nguy hiểm nghiêm trọng cho các viên chức tòa đại sứ Mỹ lẫn các công dân của Sài Gòn thân với Mỹ.
Phim ghi lại theo thứ tự thời gian tình trạng hỗn loạn xảy ra vào chương cuối cùng của cuộc chiến. Trong lúc Sài Gòn sắp rơi vào tay cộng sản miền Bắc, các nhà ngoại giao và các quân nhân Mỹ đã được chính phủ Hoa Kỳ ban chỉ thị rằng họ chỉ đưa các công dân Mỹ ra khỏi nước này mà thôi. Liệu họ sẽ bỏ qua chỉ thị ấy và tìm cách giúp đỡ những người bạn đồng minh Việt Nam Cộng Hòa đang tuyệt vọng muốn thoát khỏi hay không?
Bà Kennedy đã sử dụng các đoạn phim lịch sử, trong đó có một số hình ảnh đáng chú ý của những chiếc máy bay trực thăng trống rỗng đang bị xô xuống biển, để cho phép những chiếc trực thăng chở đầy những người tị nạn đáp xuống trên một chiếc tàu thủy của Mỹ. Bằng cách ấy, bà Kennedy nhìn lại một chương lịch sử của cuộc chiến Việt Nam, với tất cả sự đau đớn, khí phách anh hùng cá nhân và những vấn đề đạo đức u ám của toàn bộ cuộc xung đột ấy.
Nhà làm phim pha trộn những thước phim lưu trữ làm say mê lòng người, và hầu hết những đoạn phim tài liệu này ít được biết đến trước đây, cộng với những hoài niệm của những người Mỹ và một số người Việt Nam được bà cho xem những đoạn phim ấy. Những người này đã trực tiếp chứng kiến “ngày cuối cùng” của Sài Gòn. Tuy nhiên, có một hình ảnh sẽ được nhận ra ngay lập tức: đó là một chiếc trực thăng Mỹ chơi vơi bên trên một tòa nhà ở Sài Gòn, với một đám đông tuyệt vọng xô lấn nhau để leo vào chiếc máy bay.
Trước đây, đa số những ai từng thấy hình ảnh ấy đã cho rằng biến cố xảy ra tại Tòa Đại Sứ Mỹ. Thế nhưng bộ phim này cho thấy rằng tòa nhà ấy thực ra là nơi cư trú của trưởng trạm CIA.
Có lẽ nhân vật hấp dẫn nhất ở đây là Đại Sứ Mỹ Graham Martin. Phim này dường như lúc đầu mô tả ông như là một nhân vật phản diện. Ông Martin thuộc trường phái cũ, có con trai riêng của vợ ông bị giết chết ở Việt Nam. Đại Sứ Martin gần như kiên trì chống lại ý tưởng cho rằng Việt Nam Cộng Hòa sẽ thất thủ, ngay cả khi chuyện sụp đổ đã trở nên hiển nhiên đối với tất cả những người khác.
Ông Martin sau đó chuộc lại chính mình khi ông trì hoãn việc ông rời khỏi Tòa Đại Sứ, để nhìn thấy được càng nhiều người Việt Nam càng tốt có thể được di tản ra ngoài thành phố đang rơi vào tay cộng sản.
Phim cung cấp những cuộc phỏng vấn với một số anh hùng chân chính. Họ là các quân nhân Mỹ, chẳng hạn như Đại Tá Bộ Binh Stuart Herrington. Họ đã đánh liều sự nghiệp, và có lẽ đánh liều cả tự do của họ nữa, để giúp cho nhiều người miền Nam Việt Nam lên được những chiếc máy bay trực thăng chở họ ra tới các tàu Mỹ đang chờ ở ngoài khơi.
Khán giả cũng được nghe Richard Armitage kể chuyện. Ông là một sĩ quan hải quân rất dễ mến, sau này sẽ trở thành thứ trưởng ngoại giao.
Trong số những người này, có một ít phi công thủy quân lục chiến. Họ đã cứu được vô số sinh mạng, nhưng một số vẫn còn bị ám ảnh bởi hình ảnh của hàng trăm người Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ lại phía sau trong sân tòa đại sứ.
Một trong những người không dễ mến lắm được ghi nhận trong phim tài liệu là Henry Kissinger. Ông là cựu bộ trưởng ngoại giao và là người từng lãnh giải Nobel Hòa Bình. Cách hai năm trước đó, ông tham gia đàm phán Hiệp Định Hòa Bình Paris, để cho cộng sản lợi dụng hiệp định này và thôn tính miền Nam Việt Nam.


Theo báo Viễn Đông
song  
#3 Đã gửi : 01/10/2014 lúc 09:16:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tình người trong những ngày cuối cuộc chiến Việt Nam

WESTMINSTER (NV) - Chiếc trực thăng trên một chiến hạm bị đẩy xuống biển. Một dòng người bất tận chờ leo lên một máy bay trực thăng của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã đầy ắp người trên một sân thượng. Ðám đông xô đẩy nhau tìm cách trèo qua tường để vào Tòa Ðại Sứ Mỹ. Người tị nạn chồng chất lên nhau như cá mòi trên những con tàu lênh đênh trên biển. Ðó là những hình ảnh người ta thường nghĩ đến khi nhắc đến kết cục của chiến tranh Việt Nam.

UserPostedImage
Poster phim tài liệu “Last Days in Vietnam” do Rory Kennedy đạo diễn. (Hình: ww.lastdaysinvietnam.com)

Ðã 40 năm, cuộc chiến đã là câu chuyện của quá khứ, những tưởng chẳng ai nghĩ còn điều gì để nói.

Thế nhưng khi đạo diễn Rory Kennedy, “nữ hoàng” của phim tài liệu, với hơn 30 cuốn phim, và từng đoạt giải Emmy về loại phim này, tìm hiểu về cuộc chiến này, thì kết quả là “Last Days in Vietnam,” một cuốn phim vừa trình chiếu đã nhận được biết bao nhiêu lời khen ngợi của mọi nơi, mọi giới.

Nói chuyện với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, ông Mark Bailey, chồng của đạo diễn Rory Kennedy, cũng là người viết kịch bản cho phim “Last Days in Vietnam,” kể, “Ý tưởng làm cuốn phim này đến từ ông Mark Samels, người điều hành của chương trình lịch sử nổi tiếng “American Experience” của PBS (Public Broadcasting Service).

Cách đây hơn một năm, ông Samels tìm đến Rory và đề nghị nhà tôi làm một phim về cuộc chiến Việt Nam. Thoạt đầu họ e ngại đã có quá nhiều tài liệu và phim ảnh nói về cuộc chiến này, và sợ không tìm được gì mới để nói, nhưng sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng về những ngày cuối Tháng Tư, 1975, thì Rory khám phá ra nhiều điều ít ai biết, và điều này làm nhà tôi hứng khởi. Và thế là chúng tôi bắt tay vào việc.”

Người viết kịch bản sát cánh với Mark Bailey, ông Keven McAlester, thì chia sẻ, “Ðiều mà Rory thích làm là kể những câu chuyện về con người, tập trung vào con người và những nhân vật tham dự trong sự kiện bà muốn tường trình. Cách thực hiện phim (tài liệu) của Rory, ngay từ đầu đã được định hướng là phải để cho các nhân vật kể chuyện của họ.”

Trong khi đó, đạo diễn Rory Kennedy thổ lộ với Người Việt, càng tìm hiểu, bà càng ngạc nhiên khi biết được “những câu chuyện rất cảm động, đầy tình người mà rất ít ai biết đến,” và thấy là “những điều này cần phải được ghi lại.”

Hơn một năm sau, “Last Days in Vietnam” ra đời.
Ôn lại quá khứ

Căng thẳng, bi thương, nhưng cũng hào hùng và đầy cảm hứng, cuốn phim tài liệu của đạo diễn Rory Kennedy không xét xem sự tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc chiến Việt Nam đúng hay sai, mà kể lại tỉ mỉ cuộc di tản hoảng loạn của người dân Việt Nam vào những ngày cuối Tháng Tư, khi ngày thất thủ của miền Nam Việt Nam đã gần kề.


UserPostedImage
Trên boong tàu của USS Kirk, các thủy thủ ra dấu cho chiếc trực thăng Chinook thả người xuống tàu. (Hình: Hugh Doyle)

Bằng cách pha trộn những khúc phim tài liệu sống động, nhiều chi tiết chưa từng được phổ biến, phối hợp với hồi ức của những người Mỹ và Việt Nam từng có mặt ở Sài Gòn những ngày cuối cùng, đạo diễn Rory vẽ nên một bức tranh tình người sống động, giữa những người Việt đang tìm cách ra đi, và người Mỹ tìm cách giúp họ lánh nạn.

Hãy cùng nhau bước chân vào một rạp Edward Theaters ở Irvine, hiện đang chiếu “Last Days in Vietnam” cho đến hết ngày 2 Tháng Mười.

Khán giả ở đây gồm nhiều thành phần. Ða số, không ít thì nhiều, dính dáng đến Việt Nam hay cuộc chiến Việt Nam. Có những cựu chiến binh Việt Nam, trông đã lớn tuổi lắm, và cũng có những người trẻ tò mò đi xem vì “có bạn là người Việt Nam.” Trong số khán giả gốc Việt, có những gia đình cả ba thế hệ cùng dẫn nhau đi xem.

“Có phải hồi đó bố mẹ đi từ chỗ này không?”

Khi cảnh một số người tìm cách đưa nhau lên những chiếc tàu của Hải Quân Việt Nam bên bến Bạch Ðằng trong một đêm tối trời vừa hiện lên màn ảnh, một cậu bé trẻ tuổi thì thầm hỏi người đàn bà ngồi cạnh.

Người đàn bà lặng yên, xiết tay cậu bé, gật đầu xác nhận, mắt không rời màn hình.

Trước đó, hình ảnh của những cuộc pháo kích dữ dội nhắm vào phi trường Tân Sơn Nhất sáng sớm 29 Tháng Tư, 1975, khiến bà và nhiều người khác âm thầm nhỏ lệ. Cùng lúc, một cuốn phim khác, lồng lộng ký ức tưởng đã ngủ yên, cũng đang kéo họ vượt thời gian trở về với những ngày cuối cùng ấy.

Quang cảnh trên màn ảnh lúc rõ mồn một, lúc nhạt nhòa cũ kỹ, như biến cố xảy ra đã 40 năm.

Màn hình lại có cảnh nhiều người với những đôi mắt thất thần, đang chen chúc nhau cố gắng trèo lên, vượt qua hàng rào kẽm gai để lọt vào khuôn viên tòa Ðại Sứ Mỹ, mọi hy vọng đặt vào con đường duy nhất có thể giúp họ rời khỏi Việt Nam.

Khi ống kính phóng to vào khuôn mặt một thanh niên, trong rạp có tiếng kêu nhỏ: “Trời ơi trời, đó là tôi, là tôi...”

Và tiếp theo câu nói ngắn ngủi đó là tiếng khóc vừa bật lên đã nghe âm u như bị bàn tay ai vội vàng bịt lại.

Ở một đoạn phim khác, phóng viên Bruce Dunning của đài CBS kể lại cảnh những chiến sĩ và người dân Việt Nam tìm cách trèo lên các chiến hạm đang chạy đi, trong đoạn tường trình nổi tiếng: “Ở đây có cả biển người, chúng ta đang kéo đi, bỏ họ ở lại, họ đang rơi xuống các bậc thang giữa lưng trời.”

Không khí trong rạp chùng xuống theo từng tiếng thở dài, và đọng lại trên những nét mặt căng thẳng của khán giả khi màn hình điểm từng giờ, từng giờ, của ngày 30 Tháng Tư, 1975, với những tiếng súng nổ xa xa và những đoàn xe tăng của quân đội Bắc Việt ngày càng kéo gần vào thành phố.


UserPostedImage
Ðại Tá Stuart Herrington trong buổi phỏng vấn cho phim “Last Days in Vietnam.” (Hình: Moxie Firecracker Films)

Giữa người và người
Sài Gòn cuối Tháng Tư, 1975 ở tình trạng bi đát lắm. Những đợt pháo kích và xe tăng CSVN ồ ạt kéo vào, sự thất thủ của miền Nam là điều không thể tránh khỏi.

Nhưng ông Graham Martin, vị Ðại Sứ Mỹ có toàn quyền quyết định về việc di tản, nhất định không chấp nhận viễn ảnh đen tối này, tiếp tục bám giữ một hy vọng mong manh là sẽ có một giải pháp nhiệm màu nào đó cho phần đất mà con trai ông đã hy sinh tính mạng để bảo vệ.

Trước hoàn cảnh đó, những viên chức và chiến binh Hoa Kỳ các cấp đối diện với một lựa chọn khó khăn: Hoặc tuân lệnh Tòa Bạch Ốc, chỉ di tản người Mỹ, hoặc bất tuân lệnh trên, cố gắng cứu tối đa mạng sống của hàng trăm ngàn người Việt làm việc mật thiết với chính phủ Hoa Kỳ, những người mà nếu kẹt lại tính mạng sẽ bị đe dọa.

Và họ đã chọn con đường thứ hai, bất chấp nguy hiểm và nguy cơ có thể bị buộc tội phản quốc, để làm điều mà họ cho là đúng.

Giải thích sự chọn lựa đó, Ðại Tá Stuart Herrington, bày tỏ, “Cũng có lúc vấn đề không phải là hợp pháp hay bất hợp pháp, mà là đúng hay sai.”

Nếu Ðại Tá Stuart Herrington và một số đồng đội của ông giúp người di tản bằng cách phát động một chiến dịch lén đưa từng nhóm người Việt rời đất nước bằng những chuyến bay chở hàng đến Philippines, thì Ðại Sứ Graham Martin, sau khi đã nhận lệnh phải di tản trong vòng 24 giờ đồng hồ, đã cố tình ở lại Việt Nam cho đến giờ phút chót. Chiến thuật của ông là chỉ cho 1, 2 người Mỹ lên mỗi chuyến trực thăng chứa được 40 người đến đón người Mỹ ra khỏi tòa đại sứ, đưa thẳng ra đệ thất hạm đội. Trong khi đó, ông Richard Armitage (sau này trở thành thứ trưởng Ngoại Giao, dưới quyền Ngoại Trưởng Colin Powell), thuộc tình báo Hải Quân Hoa Kỳ, “bắt tay” với Ðại Tá Hải Quân Việt Nam Đỗ Kiểm để đón hơn 30,000 người Việt lên những chiến hạm Mỹ mà không cho bộ quốc phòng biết.

Nén giọt nước mắt khi tả lại cảnh làm lễ hạ cờ Việt Nam trên chiến hạm USS Kirk để được vào Philippines, Ðại Tá Ðỗ Kiểm kể lại, “Chúng tôi đứng nghiêm hát quốc ca và cử hành lễ hạ cờ. Ai cũng khóc. Tôi 42 tuổi đời, lúc ấy cũng là một con cáo già trên biển rồi, đã từng dự biết bao nhiêu lần lễ hạ cờ, nhưng không bao giờ buồn bằng hôm ấy, thấm thía nỗi mất mát, mất nước, mất tất cả.”

Ông Miki Nguyễn, con trai một phi công lái chiếc Chinook, lúc ấy mới 6 tuổi rưỡi, nhớ lại cảnh gia đình mình nhảy ra khỏi chiếc máy bay Chinook sắp hết xăng, nhưng vì lớn quá không thể đáp xuống boong tàu USS Kirk:

“Từng người một, chúng tôi nhảy ra ngoài. Tôi nhảy ra, anh trai tôi nhảy ra. Mẹ tôi đang ôm đứa em gái nhỏ. Vâng, hiển nhiên là chúng tôi rất sợ. Và mẹ tôi chỉ biết phó thác, với một tay - với bàn tay phải, còn tay trái để giữ cho mình khỏi sợ, thả em gái tôi xuống.”

Một lính thủy quân lục chiến kể, sau hơn 40 giờ đồng hồ không ăn không ngủ, đánh điện đi xin trợ giúp vì “đã quá mệt mỏi,” nhận được câu trả lời, “Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ không bao giờ mệt.”

Còn ông Phó Bình, lúc ấy là một sinh viên trẻ thuộc nhóm 420 người bị kẹt lại tại Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ sau khi chuyến trực thăng cuối cùng của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ rời Việt Nam, kể lại, “Sáng hôm sau tôi thức dậy thì vẫn thấy người ta từ bên ngoài cố gắng trèo vào bên trong, nhưng điều đầu tiên tôi chú ý là không thấy những người lính Mỹ đâu cả? Một lúc thì tôi đoán họ đã bỏ đi hết rồi.”

Trước đó, sinh viên Phó Bình đã được Ðại Tá Herrington hứa là sẽ không bao giờ bỏ rơi họ.

Và tâm trạng của Ðại Tá Herrington khi nhận lệnh phải lập tức cùng 10 người lính thủy quân lục chiến cuối cùng rời Việt Nam trong chuyến bay cuối cùng: “Một chiếc trực thăng CH-46 đáp lên nóc, hạ thang xuống và chúng tôi leo lên. Khi trực thăng cất cánh, cửa còn mở. Nhìn xuống bãi đậu xe, tôi có thể nhìn thấy nhóm 420 người bị bỏ lại bên đám cỏ. Tôi cảm thấy hết sức bất nhẫn trước sự phản bội này.”

Trung Úy Phạm Hữu Ðàm nhớ lại “giây phút lịch sử” vào trưa ngày 30 Tháng Tư, sau khi lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh vang trên đài phát thanh, ông và nhiều người lính đủ binh chủng cởi bỏ quân phục đang mặc ngay trên đường phố, trong khi màn hình chiếu cảnh nhiều thanh niên trẻ tuổi, ngơ ngác, cởi trần hay mặc áo lót, đi lang thang trên phố và những đôi ủng nhà binh nằm la liệt giữa lòng đường: “Tôi tự hỏi các bạn tôi đã hy sinh nằm xuống để làm gì, có phải để được ngày hôm nay? Tôi tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra cho họ, và cho bản thân tôi nữa. Tôi không có câu trả lời.”


UserPostedImage
Tổng Thống Gerald R. Ford và Ngoại Trưởng Henry A. Kissinger bàn luận về cuộc di tản khỏi Sài Gòn hôm 29 Tháng Tư, 1975. (Hình: Gerald R. Ford Presidential Library)

Dù không chủ tâm phê phán chính sách, hay bào chữa cho ai, nhưng biến hóa tài tình, và cái nhìn đầy ắp tình người của Rory nằm ở chỗ, qua hình ảnh và lời kể trong phim, bà cho khán giả thấy được một hình ảnh tận tụy hy sinh của Ðại Sứ Graham Martin, bên cạnh ấn tượng trước đó của khán giả về ông - một con người bướng bỉnh đến mù lòa trước thực tại.

Còn Tổng Thống Gerald Ford, qua lời kể của các nhân chứng, cũng được thấy đã vì lo lắng cho người dân miền Việt Nam mà hết lòng “xin tiền” Quốc Hội để cứu họ, bất chấp hậu quả chính trị với bản thân.

Một cuốn phim cần xem
Phim hết, mọi người ra khỏi rạp, nhiều khán giả Việt còn nấn ná với nhau để bàn tán.

Họa sĩ Ann Phong, đôi mắt đỏ hoe, cho biết bà khóc vì “lại một lần phải sống lại cảnh Tháng Tư, đến khi thấy cảnh trong phim lá cờ Việt Nam hạ xuống để treo cờ Hoa Kỳ vào Phi Luật Tân, tôi khóc òa, vì cảm xúc mất nước tôi đã trải qua nay lại phải đối diện một lần nữa!”

Nhưng bà cũng nói: "Cám ơn Last Days in Vietnam cho tôi nhìn lại những phút đau lòng trong lịch sử bằng những đoạn phim nói về tình người. Từ những người có quyền lực tại Hoa Kỳ đến những người lính Mỹ đứng gác tòa đại sứ. Một số họ ray rứt vì không giữ được lời hứa.”

Một khuôn mặt quen thuộc trong sinh hoạt cộng đồng ở quân Cam, muốn được gọi là “Facebooker” Lạc Việt, cho rằng đây là cuốn phim rất đáng xem, “không chỉ cho những thế hệ sau này để tìm hiểu về Việt Nam, mà còn cho cả người lớn đã từng sống qua những ngày đen tối nhất của giai đoạn lịch sử này.”

Bà nói, “Tôi đã biết những chính sách của Hoa Kỳ để giúp người Việt di tản, nay tôi biết thêm được những cố gắng riêng lẻ của những quân nhân Hoa Kỳ. Họ, bằng mọi cách, ở lại để cứu giúp người Việt Nam, đưa đi được người nào hay người đó. Tình người trong lúc lâm nguy thật cảm động.”

Em Uyên Thao Trần, 21 tuổi, theo gia đình đi xem phim, tâm sự, “Cả bố mẹ của em đều thực sự trải qua 'những ngày cuối ở Việt Nam,' vì thế em được biết nhiều về sự kiện lịch sử trong cuốn phim này qua chuyện bố mẹ kể, và những bài học lịch sử khác. Vì thế phần đầu của phim với em hơi chán. Nhưng khi xem đến cảnh người dân miền Nam Việt Nam phải đối diện với bao khó khăn để tìm cách rời đất nước, những khó khăn mà chính bố mẹ em đã phải đương đầu, em thấy người mình như dính trên ghế, hồi hộp theo dõi. Nửa phần sau của cuộn phim với em rất cảm động và gây tác động mạnh.”

Bà Phạm Kim Duyên, một người di tản từ Tòa Ðại Sứ sáng 30 Tháng Tư, nói, “Phim hay quá, thoạt tiên tôi do dự không muốn đi xem vì không muốn nhắc lại những kỷ niệm buồn, nhưng phim buồn mà không làm mình thấy tuyệt vọng."

Mới được trình chiếu sang tuần thứ tư, “Last Days in Vietnam” đã nhận được không biết bao nhiều điểm phim, đa số đều là những lời khen ngợi.

Ðược hỏi về thông điệp chính của mình trong phim, đạo diễn Rory Kennedy trả lời, “Bất kể chính sách có tốt hay xấu, trong hoàn cảnh đau thương nhất, tình người vẫn chiến thắng, đó là khía cạnh mà tôi nhận thấy và muốn ghi lại trong những ngày cuối của cuộc chiến này. Còn thông điệp, nếu có thì có lẽ trước khi mình dấn thân vào một cuộc chiến, phải nghĩ cách làm sao để chấm dứt chiến tranh đó.”

Bà Rory Kennedy là ái nữ của cố Nghị Sĩ Robert F. Kennedy. Bà gọi cố Tổng Thống John F. Kennedy bằng bác ruột.

Hà Giang/Người Việt

phai  
#4 Đã gửi : 20/10/2014 lúc 06:07:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chuyện bây giờ mới kể

Có lẽ trong số khách đi xem cuốn phim tài liệu “Last Days In Vietnam” (Những ngày cuối cùng ở Việt Nam) tại rạp University 6 ở Irvine hôm 1 tháng 10 vừa qua, ba đứa cháu ngoại của tôi là những khán giả trẻ nhất. Mặc dầu cuốn phim được giới phê bình Mỹ đánh giá rất cao, 96% trên Rotten Tomatoes, tôi vẫn có chút ngại ngần không muốn rủ bọn trẻ đi xem, sợ chúng chán với cuốn phim tài liệu kể về những sự kiện xảy ra lúc chúng chưa sinh ra đời. Tôi cũng không muốn chúng phải kinh nghiệm những khổ đau thế hệ trước đã trải qua dù là gián tiếp. Nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn tha thiết muốn cho chúng hiểu được tại sao cha ông chúng đã có mặt trên đất nước Hoa Kỳ này và tại sao thế hệ tôi vẫn còn khắc khoải và lo nghĩ về những gì đang xảy ra nơi cố quốc.

Trong hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, cuốn phim kể lại những nỗ lực tuyệt vọng và bi tráng của thủy quân lục chiến và nhân viên tòa đại sứ Hoa Kỳ nhằm di tản những công dân Việt Nam Cộng Hòa có khả năng bị trả thù khi quân đội Bắc Việt chiếm lấy miền Nam. Cảnh tượng cả Mỹ lẫn Việt hốt hoảng chen lấn tìm đường di tản trước cuộc tiến quân của Bắc Việt trong những ngày cùng tháng tận của miền Nam đã làm người xem phim như sống lại những ngày tháng bi thảm đó, đau đớn như một lần nữa mất nước.

Đạo diễn Rory Kennedy đã cố gắng xây dựng một đánh giá khá quân bình về trách nhiệm và đặc biệt là tư cách của những người Mỹ và Việt, ở cả vai trò quyết định hay nạn nhân của cuộc chiến. Tổng thống Nixon cam kết sẽ trả đũa bất kỳ cuộc tấn công vi phạm hiệp định hòa bình nào của Cộng Sản Bắc Việt và bảo đảm tiếp tục chi viện cho Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ chế độ dân chủ của miền Nam. Nhưng những lời hứa trên văn bản này cũng chỉ là giấy lộn khi chế độ dân chủ tại Hoa Kỳ không chấp nhận một Tổng Thống như Nixon lạm quyền đi nghe lén đối thủ chính trị của mình.

Đại Sứ Martin cứng đầu không chịu chuẩn bị kế hoạch di tản vì mãi hy vọng về một giải pháp chính trị cho miền Nam và cũng không muốn thông tin về di tản sẽ làm dân miền Nam hoảng loạn. Nhưng trong vài ngày cuối, ông Martin lại ra lệnh cho thủy quân lục chiến Mỹ cho phép mỗi chuyến bay rời tòa đại sứ ra hạm đội 7 chỉ được chở một số ít nhân viên Mỹ còn lại là người Việt Nam để di tản được càng nhiều người Việt càng tốt. Chính ông Martin đã chỉ lên chuyến trực thăng kế cuối rời tòa đại sứ khi biết rằng đã tận lực, không thể làm gì hơn cho số người Việt còn kẹt lại.

Tổng thống Henry Ford cũng đã không quay lưng lại với Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn khi vào ngày 10-4-1975 đã đọc diễn văn trước quốc hội Mỹ về tình hình Việt Nam và yêu cầu quốc hội chấp thuận một ngân khoản 722 triệu đô la để viện trợ khẩn cấp cho miền Nam Việt Nam. Và quốc hội Mỹ, mà nhiều người Việt Nam tỵ nạn sau này đã đổ lỗi cho đảng Dân Chủ lúc đó đang chiếm đa số, đã không đồng ý cấp viện trợ theo yêu cầu của Ford. Không phải vì họ thiên tả hay chủ hòa nhưng vì cả nước Mỹ đã quá mỏi mệt với cuộc chiến; họ không tin vài trăm triệu đô có thể thay đổi tình thế khi trong hơn 15 năm Mỹ đã đổ hàng tỷ đô la và 58 nghìn mạng sống con dân của họ mà vẫn không đạt được kết quả.

Cuốn phim cũng phần nào giải thích vì sao dân miền Nam lại hoảng loạn chạy trốn Cộng Sản. Chỉ trong 15 phút đầu, cuốn phim đã kể lại vắn tắt vụ thảm sát tại Huế trong Tết Mậu Thân, khi hàng ngàn người dân cố đô vô tội bị trói tay từng chùm và dẫn đi mất tích, và sau đó là cảnh những thân nhân vật vã than khóc trước những nấm mồ tập thể và những thi hài bó trong mảnh poncho. Nỗi ghê sợ của vụ thảm sát Mậu Thân và sau này là biến cố trên “đại lộ kinh hoàng” vào mùa hè 1972 đã khiến người dân miền Nam bất chấp mọi giá phải bỏ chạy càng xa Cộng Sản càng tốt. Nỗi ám ảnh đó đã khiến người chạy loạn trao cho người thân hay thậm chí người lạ những đứa con còn nhỏ của mình để mong chúng được đem đến vùng đất an toàn và tự do mà bố mẹ chúng đã chọn để sống. Sự hy sinh trong chia ly đó đã bắt đầu từ 1954, đến 1972, 1975, cho đến suốt thập niên 80, người Việt vẫn tiếp tục ra đi, dấn thân vào mọi hiểm nguy chết chóc băng rừng vượt biển để tìm đến những đất nước mà họ tin có thể tiếp tục được sống trong tự do và nhân phẩm.

Khi ra khỏi rạp, cô cháu hỏi tôi: “Trong những giờ phút cuối cùng ấy, người ta chen chúc nhau để được ra đi, thì ông ngoại ở đâu?” Tôi nói cho cháu rõ vào những “last days” ấy tôi phải ở lại với đơn vị cùng với những người lính của tôi. Không phải ai cũng có cơ hội ra đi, và đi được. Cũng như số phận một sĩ quan trong quân đội VNCH trong phim là Trung úy Phạm Hữu Đàm bị kẹt lại phải đi “học tập cải tạo”13 năm trong nhà tù Cộng Sản, tôi cũng ở lại với 7 năm tù từ Nam ra Bắc. Còn đứa cháu trai nhỏ nhất thì ôm tôi và nói, “Con cám ơn ông ngoại!” Tôi không hỏi xem cháu nó cám ơn tôi về điều chi! Nhưng tôi cám ơn chúng đã “chịu khó” nghe tôi bỏ cả buổi tối đi xem cuốn phim này.

Để biết thế hệ cháu tôi nghĩ gì về những gì đã xảy ra cho thế hệ cha ông của chúng sau khi xem phim, tôi có một yêu cầu là tất cả đều phải viết cho tôi một vài dòng cảm tưởng. Dưới đây là “bài thu hoạch”(!) của chúng, lẽ cố nhiên bằng Anh ngữ, xin tạm dịch:

– “Thật là một kinh nghiệm không tưởng tượng được khi ngồi và xem cuốn phim này trong một rạp hát với các cá nhân và cựu quân nhân đã có mặt tại miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó. Khi xem phim, tôi gần như có thể cảm thấy sự hoảng sợ mà tất cả người miền Nam đã trải qua khi họ cố gắng một cách tuyệt vọng để chạy trốn khi quân Bắc Việt đang tiến dần vào thành phố. Cuốn phim tài liệu này đã thực sự mở mắt cho tôi, một người Mỹ gốc Việt, để thấy rằng một sự kiện bi thảm như vậy đã xảy ra và để biết dù muốn hay không gia đình tôi đã phải sống qua tấn bi kịch này.” (HDP, 25 tuổi, 24 năm ở Mỹ)

– “Cuốn phim “Những Ngày Cuối ở Việt Nam” đã cho tôi biết về những ngày cuối cùng của cuộc chiến đã xảy ra như thế nào cho những người liên quan. Trước khi xem phim, tôi thực sự không biết những gì đã xảy ra trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc chiến, nhưng bây giờ, tôi cảm thấy như tôi hiểu nó rõ ràng hơn. Điều khiến tôi cảm động là xúc cảm mạnh mẽ của ông tôi đối với những cảnh miêu tả trong phim. Việc ông tôi khóc khi xem cảnh hạ cờ Việt Nam trên những chiếc tàu hải quân Việt Nam tại vịnh Subic, cùng với cảnh mọi người hát quốc ca miền Nam Việt Nam đã giúp tôi hiểu sự quan trọng của cuộc chiến đối với những người liên quan. Thay vì chỉ là một phần của lịch sử mà tôi đã đọc trong các cuốn sách giáo khoa, cuộc chiến vẫn còn rất mới để còn có những ảnh hưởng đến ngày hôm nay. Tôi đã học được rằng ngay cả bây giờ, những ảnh hưởng của chiến tranh vẫn còn tồn tại và tác động đến cộng đồng Việt Nam, điều mà tôi đã không thực sự chú ý đến trước khi xem cuốn phim này.” (LKN, 19 tuổi, sinh ở Mỹ)

– “Trước khi xem phim, tôi không biết thời điểm của những biến cố dẫn đến việc Việt Nam trở thành một quốc gia Cộng Sản. Tôi lớn lên chỉ biết rằng đảng cộng sản nắm quyền vào tháng Tư năm 1975; họ đã phá vỡ hiệp định hòa bình giữa miền Bắc và miền Nam và miền Nam đã thua trận. Cuốn phim tài liệu rất có giá trị thông tin. Tôi đã biết được những thông tin mà trước đây tôi không thể tưởng tượng đã có ảnh hưởng đến cuộc chiến như thế nào, chẳng hạn như việc cộng sản đã thấy một cơ hội xuất hiện khi Nixon từ chức tổng thống! Cuốn phim đã đào sâu các chi tiết như vậy, nhưng nó vẫn rất dễ hiểu. Tôi thậm chí đã khóc khi xem đoạn thuyền trưởng của một tàu hải quân Việt Nam đã phải hạ lá cờ quốc gia thua cuộc của mình để Cộng sản khỏi nhìn thấy.” (HCP, 15 tuổi, sinh ở Mỹ)

Đọc những dòng cảm tưởng của ba đứa cháu, tôi lấy lại niềm tin vào thế hệ trẻ lớn lên sau cuộc chiến và ở nước ngoài; chúng vẫn đủ tri thức và tấm lòng để hiểu những gì đã xảy ra cho quê hương và ông bà cha mẹ của chúng 40 năm trước. Có những điều tuổi trẻ cần quên, như lòng căm thù hay sự phản bội. Nhưng có những điều tuổi trẻ cần nhớ, như lý do chúng có mặt trên đất Mỹ này và nỗi khổ đau dân tộc của chúng vẫn đang gánh chịu trên quê hương Việt Nam. Tôi đã không đủ sức để kể một phần đời của mình cho chúng, thì thôi mượn cuốn phim của người để nói hộ những điều mình muốn nói với thế hệ mai sau.

Có những điều không nhớ thì sẽ không “lớn nổi thành người”… Việt Nam.

Huy Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.252 giây.