logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/10/2014 lúc 06:08:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,123

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người cầm bút viết cho ai? Thì cho người đọc! Câu trả lời thật đơn giản. Tưởng không ai có thể nói điều gì khác hơn được.

Nhưng vấn đề sẽ trở thành vô cùng phức tạp nếu chúng ta hỏi tiếp: Người đọc là ai?

Phức tạp vì thật ra không có cái gọi là người đọc chung chung và muôn thuở. Khái niệm "người đọc" chỉ là một cái gì rất mới,

một sản phẩm của xã hội hiện đại, hơn nữa, ngay trong xã hội hiện đại, khái niệm "người đọc" cũng chỉ là một khái niệm hàm

hồ, và vì tính chất hàm hồ ấy, nhiều người đã lợi dụng nó cho những trò chơi đầy gian lận.

Xin đừng quên là ở Việt Nam, trước thế kỷ 20, do sự kiểm soát của vua chúa quá nghiêm ngặt, do điều kiện kỹ thuật lạc hậu,

do nền kinh tế nghèo nàn và cũng do nhiều yếu tố tâm lý và văn hoá khác, số lượng tác phẩm được khắc in rất hiếm. Có,

nhưng hiếm. Cũng có cả trường hợp người ta mang tận sang Trung Quốc để thuê in nhưng trường hợp ấy lại càng hiếm. Hình

thức tồn tại phổ biến nhất của các tác phẩm văn học, dù bằng chữ Nôm hay chữ Hán, là dưới dạng viết tay. Tất cả tác phẩm

của những cây bút được xem là đại thụ của văn học Việt Nam thời trung đại, từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Du, từ Đoàn Thị

Điểm đến Hồ Xuân Hương, đều được viết tay. Những bản khắc in mà chúng ta sưu tầm được hiện nay thường xuất hiện rất

muộn sau khi tác giả đã mất. Muộn có khi đến cả mấy thế kỷ.

Người ta làm gì với các bản viết tay ấy? Thường là để tặng bạn bè hoặc "để ở nhà thờ", tức là để cho con cháu chuyền cho

nhau đọc. Hoạ hoằn cũng có trường hợp người ta dâng lên vua chúa, chắc là với hy vọng sẽ được lọt vào mắt xanh của vua

chúa, từ đó, may ra, được trọng dụng hoặc được triều đình tài trợ cho việc khắc in. Nhưng dù thế nào đi nữa thì số người

thực sự đọc các tác phẩm viết tay ấy cũng vô cùng ít ỏi. Ít ỏi đến độ không thành một "giới", như chữ "giới độc giả" chúng ta

hiện đang dùng.

May mắn, phần nhiều những người đọc ít ỏi ấy lại là những người ưu tú trong xã hội thời bấy giờ. Do vị thế xã hội, chính trị và

văn hoá của họ, những người đọc ấy có thể tác động đến quần chúng, những người chỉ nghe tác phẩm, hoặc thậm chí, chỉ

nghe-nói-về-tác-phẩm, để tác phẩm ấy dần dần trở thành một thứ tài sản văn hoá của cả xã hội và của lịch sử. Có thể nói hầu

hết những tác giả trung đại còn lưu danh đến ngày nay chủ yếu là nhờ sự "tiến cử" của số người đọc ít ỏi này. Chứ không phải

là quần chúng. Chẳng có quần chúng nào được đọc những Ức Trai thi tập hay ngay cả Quốc âm thi tập lúc Nguyễn Trãi còn

sống. Cũng chẳng có quần chúng nào được đọc những Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục hay

ngay cả Truyện Kiều lúc sinh thời của Nguyễn Du. Một phần vì họ không biết chữ. Phần khác, ngay cả khi họ biết chữ, họ cũng

không đọc được: không phải ai cũng có cơ hội cầm được trong tay những bản chép tay hiếm hoi ấy. Do đó, thời trung đại,

quần chúng bao giờ cũng là những kẻ đến muộn, khi mọi giá trị đã được khẳng định một cách chắc chắn. Nói cách khác, quần

chúng chỉ biết những tác giả ĐÃ nổi tiếng rồi mà thôi.

Độc giả, với tư cách một tầng lớp xã hội cũng như với tư cách một trong những thành tố quan trọng làm nên sinh hoạt văn học

chỉ thực sự xuất hiện khi ngành báo chí và xuất bản đã phát triển. Khi thơ văn trở thành một thứ hàng hoá, người đọc mới có

cơ hội làm một thứ khách tiêu thụ, những người, thứ nhất, có thói quen đọc sách khá đều đặn, ít nhất trong một thời gian nào

đó; thứ hai, giữ một khoảng cách nhất định với tác giả, chỉ tiếp xúc với tác phẩm và, trong phần lớn các trường hợp, thưởng

thức tác phẩm như một công trình nghệ thuật thuần tuý. Một tầng lớp độc giả như thế chỉ có thể thực sự ra đời tại Việt Nam

vào đầu thế kỷ 20.

Trong mấy thập niên đầu, khối độc giả ấy tương đối thuần nhất. Trong khi chưa có những tài liệu xã hội học văn học cụ thể, chỉ

dựa vào những kiến thức lịch sử và văn hoá chung chung, chúng ta cũng có thể hình dung đại khái diện mạo của tầng lớp độc

giả mấy chục năm đầu tiên của thế kỷ 20, như độc giả của Tản Đà chẳng hạn, như sau: đại đa số đó là những công chức cấp

trung từ quận, huyện lên đến tỉnh, thành; đó cũng là những trí thức đã học chữ Hán một thời gian rồi sau đó chuyển sang học

tiếng Pháp và chữ quốc ngữ; những người ở buổi giao thời của hai nền văn hoá Đông và Tây. Họ có chút vốn Hán học đủ để

có thể cảm thụ những tác phẩm được sáng tác theo hệ mỹ học của thơ Đường, thơ Tống; hơn nữa, để tự xem mình không

phải chỉ là kẻ tiêu thụ mà còn là một thứ tri âm của tác giả, từ đó, dẫn đến những hành động liên tài đầy ưu ái như hành động

của nhiều người đối với Tản Đà. Họ lại có chút vốn Tây học để dễ dàng đồng cảm và ủng hộ một số tìm tòi, từ phương diện

thể loại đến phương diện ngôn ngữ và tư tưởng của các tác giả hiện đại như Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh,

Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh, v.v...

Độc giả thuộc thế hệ 1932-45 cũng tương đối thuần nhất. Hầu hết đó là những thị dân và trí thức. Dù thuộc giới nào thì họ

cũng đều khá trẻ. Tôi cho đây là một sự may mắn lớn cho nhóm Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới. Nói cách khác, theo

tôi, lý do chính khiến nhóm Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới thành công một cách dễ dàng và nhanh chóng trong việc

đánh bại nền văn học cũ không phải chỉ ở tài năng của họ mà còn nhờ họ gặp được một tầng lớp độc giả lý tưởng. Đó là

những người đang hăm hở với cái mới và đã từng ít nhiều được làm quen với cái mới qua các tác giả hiện thực và lãng mạn

chủ nghĩa trong văn học Pháp thế kỷ 19 từ trong ghế nhà trường. Với một kiến thức văn học và một quan điểm mỹ học như

thế, họ không hề có chút ngỡ ngàng gì khi tiếp cận với các tác phẩm được xem là cách mạng của các cây bút tiên phong thời

bấy giờ ở Việt Nam. Họ yêu thích ngay cái vẻ lẳng lơ táo bạo của Thế Lữ, sự cuồng nhiệt mang dáng dấp Tây phương của

Xuân Diệu, sự phê phán gay gắt của Nhất Linh và Khái Hưng đối với chế độ đại gia đình và lễ giáo phong kiến, lời kêu gọi

theo mới, "hoàn toàn theo mới không chút do dự" của Hoàng Đạo, v.v...

Có thể nói các cây bút tiên phong thời 1932-45 không cần chinh phục độc giả: những người vốn là những độc giả của Hugo,

của Lamartine, của Baudelaire trong các nhà trường trung học theo chương trình giáo dục của Pháp đã chờ đợi sẵn để làm

những độc giả nhiệt thành của các cây bút Việt Nam. Sự đồng cảm gần như tức khắc giữa các tác giả và độc giả của họ thời

1932-45 là sự đồng cảm của những người học cùng một thầy, cùng được trang bị một số tiền đề văn hoá và thẩm mỹ khá

giống nhau. Họ đã là những tri âm của nhau ngay cả trước khi động tác đọc được khởi sự.

Các thế hệ cầm bút sau này không còn bao giờ được hưởng những sự may mắn như thế nữa.

Như thế hệ nhà văn sau năm 1954 ở cả hai miền Nam và Bắc, chẳng hạn. Ở cả hai miền, sau năm 1954, chương trình giáo

dục các cấp đều được Việt hoá. Sự thay đổi này là điều hoàn toàn hợp lý. Người ta không thể phản đối và cũng không nên

tiếc nuối. Tuy nhiên, ngay cả khi rất mực hợp lý, sự thay đổi ấy cũng có cái giá của nó. Ví dụ, trong bộ môn văn học, tuy học

sinh và sinh viên có cơ hội đào sâu hơn về văn học Việt Nam, nhưng kiến thức về văn học thế giới, cụ thể là văn học Pháp, sẽ

mỏng hẳn đi. Hậu quả là, thứ nhất, học sinh và sinh viên - và cũng là người đọc nói chung - thường biết khá kỹ về văn học

trong quá khứ nhưng lại rất lờ mờ và đầy hoang mang đối với nền văn học đương đại; thứ hai, từ đó, người đọc luôn luôn đi

sau giới sáng tác, nhất là những người sáng tác có nhiều khát vọng cách tân, thích phiêu lưu vào các sự tìm tòi và thử nghiệm

mới mẻ. Điều này, theo tôi, có thể là nguyên nhân chính làm cho một số cây bút tiên phong của Việt Nam trong nửa thế kỷ vừa

qua cảm thấy khá lạc lõng và vì cảm giác lạc lõng ấy mà hầu hết, kẻ sớm người muộn, dần dần bỏ cuộc.

Độc giả Việt Nam sau năm 1954 không những bị đánh mất cơ hội song hành với những cây bút tiên phong mà còn bị phân

hoá nghiêm trọng. Phân hoá về tuổi tác: nhờ các phong trào xoá nạn mù chữ, nhờ chính sách cưỡng bách giáo dục và nhờ hệ

thống phát hành cũng như hệ thống thư viện được mở rộng, độc giả không còn dừng lại ở lứa tuổi thanh niên hay trung niên

như thời 1932-45 mà xê xích từ chín, mười tuổi đến bảy, tám chục tuổi. Phân hoá về tầng lớp xã hội: cũng nhờ các yếu tố kể

trên, độc giả văn học hiện nay không phải chỉ giới hạn ở thành thị và trong giới tiểu tư sản mà còn mở rộng đến nông thôn, lan

xuống tận những thành phần bần cùng nhất. Ngoài ra, còn có sự phân hoá về văn hoá: xưa, chúng ta chỉ chịu ảnh hưởng văn

hoá của Trung Hoa, sau, của Pháp; hiện nay, ngoài hai nền văn hoá ấy, một số không ít độc giả còn chịu ảnh hưởng của Nga,

của các xứ Đông Âu và các quốc gia nói tiếng Anh, v.v...

Sự phân hoá trầm trọng ấy làm cho khái niệm "độc giả" trở thành rộng rãi đến độ vô nghĩa. Làm thế nào để chữ "độc giả" có

thể bao gồm cả một em bé ngồi đọc truyện tranh với một ông lão miệt mài bên cạnh các trang sách Hán Nôm? một chị bán

vải ngoài chợ khi nào rảnh thì đọc tiểu thuyết khi nào khách tới thì nhét cuốn tiểu thuyết xuống đít với một người để hết cả tâm

hồn của mình vào âm vang của từng chữ, vào sự chuyển động của từng hình ảnh trong thơ? một người lâu lâu mới đọc một

cuốn sách và cũng chỉ đọc một cách ơ hờ với một kẻ nghiền ngẫm cả hàng ngàn cuốn sách và mỗi lần đọc là một lần nghĩ

ngợi, đào sâu, so sánh, cân nhắc? Tất cả hầu như chỉ giống nhau ở mỗi một động tác: đọc. Là hết. Còn cách đọc của họ, mục

tiêu đọc của họ, những sự tương tác xuất hiện trong quá trình đọc của họ, mức độ cảm thụ của họ thì khác hẳn nhau.

Sự phân hoá của khái niệm độc giả cũng làm cho không người nào còn có thể hy vọng trở thành thần tượng của mọi độc giả

được nữa. Không ai có thể làm thoả mãn mọi thị hiếu và mọi trình độ thẩm mỹ của khối đông đảo lên đến cả mấy chục triệu

người gọi là "độc giả" Việt Nam hiện nay. Thành ra, trong thời đại hiện nay, nhà văn nào cũng là nhà văn của một giới độc giả

nhất định: ví dụ, có người viết cho thiếu nhi; có người viết cho người lớn. Cho người lớn, có người nhắm vào những độc giả

chỉ đọc để giết thì giờ; có người nhắm vào những độc giả đọc vì một nhu cầu thẩm mỹ.

Viết cho hạng độc giả thích những lý tưởng thẩm mỹ ổn định không khó. Những lý tưởng thẩm mỹ ấy đã thành quy phạm và

khuôn sáo rồi. Người ta chỉ cần có chút tài hoa để mô phỏng một bậc thầy nào đó. Người đọc thích những câu thơ tình tứ và

mộc mạc như ca dao ư? Thì họ mô phỏng theo thơ Nguyễn Bính. Người đọc thích những tiểu thuyết vạch trần những mặt trái

xấu xa dơ dáy của hiện thực ư? Thì họ mô phỏng theo cách viết của Nguyễn Công Hoan hay Vũ Trọng Phụng. Vân vân. Cứ

thế, để tiếp cận được với hạng độc giả này, người cầm bút phải quá giang các tác giả lớn thời trước. Quá giang Nguyễn Du rồi

quá giang Xuân Diệu. Quá giang Nhất Linh rồi quá giang Nam Cao. Có điều, con đường đến với hạng độc giả này cũng là con

đường đi ngược về quá khứ. Về một thời đã qua.

Như vậy, người cầm bút không thể viết cho toàn thể người đọc, cho "độc giả" nói chung. Đó là điều bất khả. Người cầm bút

cũng không nên ăn theo những độc giả của người khác. Đó là con đường rất ít tính sáng tạo. Người cầm bút chỉ có một con

đường để lựa chọn: viết cho những độc giả của mình.

Nhưng những độc giả ấy ở đâu? Không ai biết chắc cả. Họ không có sẵn như một lực lượng. Họ rải rác đâu đó, nằm mai phục

trong đám đông vô danh và vô hình. Họ được tập hợp một cách tự động và tự phát theo tín hiệu phát ra từ một tác giả nào đó

mà họ cho là đồng điệu.

Lịch sử văn học, nhìn từ một góc độ nào đó, một phần là lịch sử vận động của các nhóm độc-giả-đồng-điệu như thế. Sự tồn

tại của một tác phẩm lớn không phải chỉ là sự chiến thắng của một tài năng sáng tạo mà còn là sự chiến thắng của một hệ

thẩm mỹ, và đồng thời là sự chiến thắng của một nhóm độc-giả-đồng-điệu nào đó.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.194 giây.