Mức độ hạnh phúc đi xuống mức thấp nhất khi con người đạt độ tuổi trung niên, nhưng điều đó chỉ đúng ở các xã hội thịnh
vượng phương Tây, theo các chuyên gia.
Dựa trên các số liệu khảo sát toàn cầu, các tác giả bản nghiên cứu đăng trên Lancet chỉ ra rằng người ta có thể dự đoán
được mức độ hài lòng về cuộc sống dựa trên khu vực sinh sống.
Ở những quốc gia như Anh, Mỹ, mức độ hạnh phúc diễn ra theo hình U, tức là giảm mạnh ở tuổi trung niên.
Ở châu Phi, độ hài lòng luôn ở mức thấp, trong lúc ở Đông Âu, ở các nước thuộc Liên Xô cũ và ở Mỹ La-tin, càng có tuổi
người ta càng khó chiều.
Có nhiều lý do phức tạp để giải thích cho xu hướng này, tuy nhiên, có một số cách diễn giải có vẻ hợp lý và có những bài
học quan trọng có thể rút ra, theo giáo sư Andrew Steptoe và đồng nghiệp từ đại học University College London, Anh
Quốc.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu này là một trong loạt nghiên cứu về y tế và tình trạng lão hóa được đăng trên tạp chí y khoa
The Lancet, theo đó cảnh báo về gánh nặng ngày càng tăng về các bệnh mãn tính và tình trạng suy giảm sức khỏe ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi.
Độ hài lòngCác nhà nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng với cuộc sống dựa trên số liệu của Gallup World Poll, được thu thập từ hơn
150 quốc gia với tổng dân số hơn 98% dân số toàn cầu.
Bên cạnh sự khỏe mạnh và đau đớn thể xác, các nhà nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng dựa trên ba yếu tố:
- Sự đánh giá - mọi người hài lòng với cuộc sống của họ như thế nào
- Hưởng thụ - các cảm giác hay tâm trạng, chẳng hạn như vui vẻ, buồn bã hay tức giận
- Nguyên do dẫn đến hạnh phúc – những nhận định về ý nghĩa, mục đích cuộc sống
Ở các quốc gia phương Tây, độ hài lòng về cuộc sống tụt xuống mức thấp nhất trong độ tuổi từ 45 đến 54, rồi lại tăng trở
lại.
[Tuổi trung niên] là lúc con người ta ở độ tuổi có thể đạt mức thu nhập cao nhất, là thời gian làm việc sung sức nhất và
kiếm được nhiều tiền nhất, cho dù có thể họ phải trả giá bằng sức khỏe hiện tại, cốt sao tích lũy được về mặt tài chính cho
cuộc sống sau này.Angus Deaton, Đại học Princeton, Hoa Kỳ
Angus Deaton, người cùng nghiên cứu chủ đề này từ Đại học Princeton, Hoa Kỳ nói rằng kinh tế có thể là lý do chính.
“Đây là lúc con người ta ở độ tuổi có thể đạt mức thu nhập cao nhất, là thời gian làm việc sung sức nhất và kiếm được
nhiều tiền nhất, cho dù có thể họ phải trả giá bằng sức khỏe hiện tại, cốt sao tích lũy được về mặt tài chính cho cuộc sống
sau này,” ông nói.
Điều đó cũng giải thích tại sao khi có tuổi hơn, người ta sẽ cảm thấy hài lòng hơn, tuy sức khỏe đi xuống khiến độ vừa lòng
ở người già có phần giảm. Nói cách khác, độ hài lòng với cuộc sống dường như khiến người ta bớt chú ý tới chuyện sức
khỏe giảm sút.
Ở các nước đang trong giai đoạn chuyển tiếp, như khối các nước thuộc Liên Xô cũ, khi càng lớn tuổi, người ta càng bớt
hài lòng với cuộc sống; nhìn chung mức độ hài lòng thấp hơn so với các nước phương Tây.
Điều này một lần nữa có thể giải thích là có liên quan tới kinh tế, các nhà nghiên cứu nói. Người cao tuổi ở các nước này
đã mất đi một hệ thống dẫu chưa hoàn hảo nhưng từng đầy ý nghĩa sống đối với họ. Trong một số trường hợp, họ còn
mất cả tiền hưu bổng và chế độ chăm sóc y tế.
Tại khu vực hạ Sahara ở châu Phi, độ hài lòng luôn rất thấp, trong lúc họ bị nhiều áp lực và lo toan cuộc sống.
“Rõ ràng là những kết quả nghiên cứu này cho thấy những gì diễn ra gần đây ở khu vực này đã tác động ra sao tới người
cao tuổi”, giáo sư Deaton nói.
Giáo sư Steptoe nói rằng tuy tiền bạc không tương đồng với hạnh phúc, nhưng điều kiện kinh tế khá lên sẽ có tác động
nhất định tới mức hài lòng với cuộc sống.
“Điều đó cũng cho thấy hạnh phúc đi liền với sự thịnh vượng trên thế giới,” ông nói.
Theo BBC