logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/11/2014 lúc 06:40:41(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
I. Giáo viên tự tử trước phòng hiệu trưởng
Bất mãn vì bị bà hiệu trưởng trường Tiểu học Trung An ở huyện Củ Chi (ngoại thành Sài Gòn) chèn ép, một nữ giáo viên 26 tuổi của trường đã uống thuốc trừ sâu để quyên sinh ngay trước cửa phòng hiệu trưởng. Sự việc đáng thương này xảy ra vào chiều ngày 27/10 vừa qua, khiến các giáo viên và học sinh trong trường hết sức xôn xao.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, có không ít dư luận khác nhau về ban giám hiệu trường này. Về sự việc tại trường Tiểu học Trung An, một người dân ngụ tại đây cho báo chí biết: “Khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, gần như tất cả điện thoại của các giáo viên trong trường đều nhận được tin nhắn của cô Quyên nói lời vĩnh biệt, chúc các thầy cô giáo ở lại công tác tốt, một lúc sau thì họ biết tin cô Quyên tự tử trước phòng hiệu trưởng”.
Một giáo viên trong trường Trung An kể: “Tất cả các giáo viên đều ngạc nhiên chưa hiểu chuyện gì thì nghe có người kêu: ‘Cô Quyên uống thuốc trừ sâu tự tử, mọi người nhanh ra giúp cô ấy!’…”. Ngay sau đó, cô Quyên được chuyển vào phòng y tế của nhà trường để sơ cứu.
Thông tin về việc cô Hồ Thị Bích Quyên quyên sinh nhanh chóng lan rộng, đám học sinh tiểu học trường này tuy chưa hiểu rõ sự tình nhưng cũng nhốn nháo chạy tới. Buổi chiều, nhà trường có tổ chức cuộc họp phụ huynh cho một số lớp nên không khí càng hỗn loạn. Người ta không ngừng đoán già đoán non nguyên nhân khiến cô giáo trẻ hành động dại dột như vậy.
Về phía cô Quyên, sau khi sơ cứu đã được các đồng nghiệp chở bằng xe Honda lên Phòng khám Đa khoa Tân Quy (huyện Củ Chi) trong tình trạng hôn mê sâu, toàn thân tím tái. Các bác sĩ và nhân viên y tế tại bệnh viện đã rửa ruột, khử độc, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhân Dân 115, Sài Gòn.
Hiện sức khỏe của cô Quyên đã có dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên cô vẫn còn phải nằm lại để được theo dõi đặc biệt tại Phòng Hồi sức và Cấp cứu của bệnh viện.
Chị X., một người dân tại ấp Chợ, xã Trung An, kể: “Khi mới về, cô Quyên được phân công dạy lớp 4. Nhưng không hiểu vì sao cô bị chuyển xuống phụ trách sinh hoạt học sinh. Được biết, cô Quyên đã nhiều lần bày tỏ với lãnh đạo nhà trường về việc bị đưa xuống phụ trách sinh hoạt trong khi đáng lẽ cô được đứng lớp. Song những lời than phiền của cô không có kết quả. Buồn bực về việc mình bị chuyển công tác không đúng với chuyên môn, cô Quyên nhiều lần nhịn ăn, tuyệt thực nên đã xỉu không ít lần tại phòng hiệu trưởng”.
Theo chị X., vì không thể làm gì để thay đổi được tình thế, có lần cô Quyên đã nhờ một phụ huynh học sinh đến nói với cô hiệu trưởng rằng cô Quyên không phù hợp với công việc phụ trách đội. Nhưng vị phụ huynh này chưa kịp nói thì đã xảy ra chuyện cô Quyên uống thuốc sâu tự tử.
Hiệu trưởng nói gì?
Nhiều đồng nghiệp của cô Quyên tâm sự, rằng do bị mặc cảm về chuyện bị chuyển công tác, cách đó hai hôm cô Quyên đã có ý định tự tử nhưng được bạn bè khuyên nhủ nên lại thôi. Giải thích về điều này, một giáo viên xin được giấu tên cho hay: “Cô Quyên phần vì bị áp lực về công tác phụ trách đội mà cô không quen, phần vì luôn cho rằng mình bị hiệu trưởng chèn ép nên cô mới hành động nông nổi như vậy. Sự thật, ở trường này không chỉ một mình cô Quyên mà nhiều giáo viên khác cũng bị đối xử như thế. Chúng tôi cũng bất mãn lắm nhưng không biết làm cách nào”.
Ngày 28/10, các phóng viên đã gặp trực tiếp bà Phạm Thị Kỳ Trân, hiệu trưởng trường Tiểu học Trung An. Bà Trân cho biết: “Sáng 27/10, như thường lệ, nhà trường tổ chức chào cờ toàn trường. Tuy nhiên, sáng hôm đó cô Quên với nhiệm vụ tổng phụ trách học sinh nhưng đã không hoàn thành nhiệm vụ, không gửi kế hoạch, chương trình lên cho ban giám hiệu duyệt trước. Chính vì vậy lãnh đạo nhà trường đã mời cô lên để chỉ rõ cái sai cái đúng cho cô ấy”.
Theo bà Trân, ngay khi bị khiển trách vì không chuẩn bị chu đáo cho việc chào cờ, cô Quyên nói với hiệu trưởng là chiều nay sẽ làm đơn xin nghỉ việc. Giải thích về vấn đề này, bà Trân cho hay: “Thấy cô ấy có vẻ căng thẳng, bất mãn, tôi đã nói là cô hãy suy nghĩ thật kỹ lại đi, cô còn rất trẻ. Đến chiều cùng ngày, nhà trường đang tổ chức cuộc họp phụ huynh cho một lớp 3 thì tôi thấy cô ấy đi qua đi lại nhiều lần. Sau khi phụ huynh họp xong, ra về, cô Quyên bước vào trong phòng đưa cho tôi một tờ giấy gì đó rồi ngã xuống đất. Lúc cô Quyên ngất xỉu, tôi phát hiện có một chai thuốc trừ sâu bị văng ra ngoài cùng với chiếc điện thoại di động của cô ấy”.
Bà Trân kể tiếp: “Sự việc xảy ra quá bất ngờ khiến bản thân tôi không kịp trở tay. Tôi hô hoán mọi người đưa cô ấy vào phòng y tế trong trường để kiểm tra, vì trước đó cô ấy cũng hay bị xỉu. Tuy nhiên, thấy tình hình không ổn, tôi đã cùng mọi người đưa cô Quyên lên bệnh viện đa khoa huyện, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhân Dân 115 trên thành phố (Sài Gòn). Theo thông tin từ các bác sĩ, hiện sức khỏe của cô Quyên tương đối đã ổn định và đang được các bác sĩ theo dõi. Nhà trường cũng đã cử người thay nhau xuống bệnh viện chăm sóc cho cô Quyên”.
Trả lời thắc mắc của các phóng viên về thông tin cho rằng cô Quyên tự tử vì bị chèn ép, bà Trân nói rằng năm 2012, lúc cô ấy mới về, nhà trường phân cho cô ấy dạy lớp 4. Tuy nhiên, sau một năm giảng dạy, “Chúng tôi phát hiện năng lực của cô Quyên chưa phù hợp để đứng lớp cho hơn 40 học sinh, bởi vì cô Quyên tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm về khoa Sử. Nếu đúng chuyên môn thì cô ấy phải dạy cấp 2 chứ không phải cấp 1. Chính vì vậy chúng tôi chuyển cô ấy xuống làm tổng phụ trách đội để tạo điều kiện cho cô ấy có thời gian đi học, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn tại lớp Cử nhân Sư phạm ngành Tiểu học của huyện. Cô Quyên cũng đồng ý với việc phân công đó nên đã đi học được hơn năm nay. Nhà trường đã tạo điều kiện cho cô Quyên vừa đi làm vừa đi học chứ không hề chèn ép cô ấy như dư luận bàn tán”.
Phía sau chuyện cô giáo tự tử trước phòng hiệu trưởng
Cô Hồ Thị Bích Quyên tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm khoa Sử. Thời điểm cô tốt nghiệp, các trường cấp 2 đều đã đủ biên chế, cô chấp nhận dạy cấp 1 và được bố trí về trường Tiểu học Trung An.
Năm đầu về trường, cô được giao đứng lớp. Nhưng vào đầu năm học 2013-2014, nhà trường chuyển cô sang làm phụ trách đội – công việc mà cô thấy không phù hợp, nên đã nhiều lần xin đổi công tác song không được nhà trường đáp ứng.
Sự việc có lẽ sẽ tiếp tục bí bách nếu không có chuyện xảy ra buổi chiều ngày 27/10. Một phụ huynh học sinh chứng kiến từ đầu thuật lại: “Tôi có việc cần gặp hiệu trưởng. Làm việc xong, tôi đứng dậy định ra về thì thấy cô giáo Quyên lảo đảo đi tới, trên tay cầm chai thuốc trừ sâu loại nhỏ đã gần hết và một tờ giấy gì đó. Đến trước mặt cô hiệu trưởng, cô đưa tờ giấy, kêu to lên một tiếng rồi ngã vật xuống đất. Cô hiệu trưởng bất ngờ trước sự việc nên hô hoán mọi người đến cứu chữa. Thầy hiệu phó bế xốc cô Quyên lên, đưa vào phòng y tế nhà trường thì phát hiện có mùi thuốc trừ sâu từ miệng cô toát ra. Cô Quyên được các giáo viên đưa lên xe gắn máy đến phòng khám đa khoa khu vực Tân Qui cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ cứu chữa rồi sau đó cho xe chuyển ngay lên Bệnh viện 115, thành phố Sài Gòn”.
Theo vị phụ huynh này, cô Quyên là một giáo viên hiền lành, vui vẻ, có năng lực dạy dỗ học sinh.
“Việc cô giáo Quyên tự tử trước mặt hiệu trưởng làm cho chúng tôi rất bứt rứt nhưng cũng không lạ lẫm gì. Chuyện gì đến thì phải đến vậy thôi” – một số phụ huynh có mặt trưa hôm ấy nói như vậy. Những phụ huynh này cũng than phiền về tình trạng lạm thu tiền trường, về các bữa ăn quá kém của các cháu bán trú, về điều kiện vệ sinh không bảo đảm của nhà trường, v.v…
Những dấu hiệu báo trước
Rời trường Tiểu học Trung An, các nhà báo đến nhà cô giáo Hồ Thị Bích Quyên ở xã Phú Hòa Đông. Căn nhà rất vắng, chỉ có hai phụ nữ tương đối còn trẻ ở nhà. Một người đang có con mọn và một người đang có thai gần ngày sinh. Người có con mọn là chị ruột cô Quyên, còn người có thai là em ruột cô Quyên.
Cô Hồ Thị Tuyết Mai tức người có con mọn, chị của cô Quyên, buồn rầu nói: “Quyên là đưa em ngoan ngoãn trong nhà. Nó sống khép kín, từ nhỏ chỉ biết lo học. Tốt nghiệp, ngoài giờ làm việc ở trường, nó còn theo học lớp Cử nhân Sư phạm ngành Mẫu giáo. Bởi thế mặc dầu đã 26 tuổi – cái tuổi ở nông thôn đã có chồng con – thì đến giờ này Quyên vẫn chưa có người yêu”.
Thương em, cô Tuyết Mai kể lại cho các phóng viên nghe những dấu hiệu của cô Quyên trước khi quyết định quyên sinh: “Khoảng 9 giờ sáng ngày 27/10, Quyên từ trường về nhà, khóc tức tưởi kể lại việc bị hiệu trưởng gọi vào phòng họp ban giám hiệu. Hiệu trưởng đọc bản phê bình Bích Quyên, hiệu phó lập biên bản rồi bắt Quyên ký nhận việc không làm tròn trách nhiệm tổng phụ trách đội”.
“Trưa nó không ăn uống gì mặc dầu cả nhà cố ép nó ăn. Nó chỉ chú tâm cắt móng tay móng chân sạch sẽ, tắm gội và giặt giũ quần áo. Tóc còn ướt mà nhà cúp điện không dùng được máy sấy, nó ra ngoài nắng đứng phơi tóc cho khô rồi vào nhà chọn bộ đồ đẹp nhất mặc vào. Đứng trước gương săm soi, nó hỏi tôi: “Chị thấy hôm nay em có đẹp không?” Tôi rất ngạc nhiên vì bình thường không bao giờ nó hỏi như thế. Nó ôm chặt đứa cháu, con của tôi, tức gọi nó bằng dì, hôn tới tấp vào má rồi lấy xe đi. Nó nói nó vào trường nộp đơn xin nghỉ việc. Ai ngờ, chỉ một lúc sau cả nhà rụng rời nghe tin nó đã tự tử”.
UserPostedImage
Trường có nhiều sai phạm
Bà hiệu trưởng trường Tiểu học Trung An xác nhận sự việc xảy ra đúng như mọi người đã biết. Bà Trân nói, vào buổi chào cờ sáng thứ Hai, cô Quyên không làm tròn trách nhiệm trong công việc được giao và đã được trao đổi, góp ý. Cô Quyên đã nhận khuyết điểm của mình, nhưng ngay sau đó cô nói buổi chiều sẽ nộp đơn xin nghỉ việc.
“Sau khi cô Quyên bị ngất xỉu, tôi đã huy động các thầy cô trong trường nỗ lực đưa đi cấp cứu. Chúng tôi đã tạm ứng trước một khoản tiền để trang trải chi phí bệnh viện”.
Ông Sen, Trưởng phòng Giáo dục huyện Củ Chi, cho biết đã yêu cầu nhà trường làm bản tường trình. Hiện nay, huyện đã giao sự việc cho công an thụ lý, nên mọi việc chỉ được giải quyết sau khi có kết quả điều tra.
Được biết, trong thông báo về việc kiểm điểm trách nhiệm do hiệu trưởng trường Tiểu học Trung An đưa lên, ông Sen đã nhấn mạnh: Những thắc mắc của giáo viên bắt đầu từ cuối năm 2013, phòng Giáo dục đã tiến hành kiểm tra, xác minh, trao đổi với các giáo viên và nhân viên nhà trường. Phòng đã ban hành công văn kiểm điểm, phê bình cán bộ, giáo viên trong công tác chăm sóc học sinh, trong đó có công tác của hiệu trưởng.
Những thiếu sót của trường tập trung ở khâu quản lý tài chính, chưa thực hiện công khai tài chính rõ ràng, đầy đủ và kịp thời. Ngoài ra, công tác thi đua không đúng qui trình, chưa công khai minh bạch và nhất là thực hiện chính sách cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, giáo viên chưa kịp thời, qui chế dân chủ trong nhà trường chưa tốt.
Ông Sen còn nói những sự việc nêu trên không chỉ có cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà truờng phản ảnh mà cả phụ huynh cũng rất quan tâm.
Trước đó, vào cuối năm 2013, tập thể giáo viên trường Tiểu học Trung An đã gửi đơn tố cáo bà Phạm Thị Kiều Trân lên Phòng Giáo dục huyện Củ Chi vì những sai phạm trong điều hành, quản lý nhà trường, có hành vi trù giập giáo viên. Phòng Giáo dục huyện Củ Chi cũng đã có văn bản xử lý các sai phạm đối với vị hiệu trưởng này.
Trong thông báo về việc kiểm điểm, phê bình trách nhiệm hiệu trưởng trường Tiểu học Trung An của Phòng Giáo dục huyện này, bà Trân bị nhắc nhở về quản lý tài chính không minh bạch, thường xuyên để xảy ra sai sót. Thêm vào đó, việc công khai tài chính trong trường thực hiện chưa rõ ràng, đầy đủ và không kịp thời. Ngoài ra, công tác thi đua không đúng qui trình, chưa minh bạch, và nhất là thực hiện chính sách cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, giáo viên chưa kịp thời, qui chế dân chủ của cơ quan chưa tốt.
Ý kiến Đoàn Dự: Thiệt, chẳng ra sao cả, hiệu trưởng một trường tiểu học ở xã mà chèn ép người ta đến nỗi phải tự tử thì không xứng đáng là người làm nghề dạy học.
II. Chuyện thầy trò “hỗn chiến” ở Bình Định
Nguyên nhân
Theo học sinh lớp 11A1 trường Trung học Phổ thông Nguyễn Huệ (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), trong giờ học môn Hóa, thầy Trần Anh Tuấn thấy lớp ồn nên nhắc nhở nhiều lần nhưng không được. Sau khi đuổi một số học sinh ra ngoài, thầy hỏi cả lớp rằng em nào đã nói với cô giáo chủ nhiệm là mấy hôm trước có một học sinh trong lớp bị thầy đánh rất “dã man”.
Em Nguyễn Phúc Nghĩa đứng dậy, nói: “Cả lớp ai cũng nói như vậy”. Thầy hỏi Nguyễn Phúc Nghĩa: “Em có muốn thử độ dã man của tôi không?”, rồi gọi em này lên bảng và tát liên tiếp.
Em Nguyễn Thanh Long thấy bạn bị đánh bèn đứng dậy hỏi: “Tại sao thầy đánh bạn Nghĩa?” Long cũng bị thầy gọi lên và bị tát méo mặt giống như Nghĩa. Long và Nghĩa tức giận bèn xông vào đánh lại thầy. Ba thầy trò “hỗn chiến” ầm ĩ, bất phân thắng bại vì trò thì trẻ và có hai người còn thầy thì khỏe. Màn tam đấu chỉ được dừng lại khi thầy hiệu phó chạy sang can ngăn.
UserPostedImage
Tường trình lại sự việc, thầy Tuấn nói rằng, sau khi đuổi vài em ra khỏi lớp do các em làm ồn, thầy có nhắc lại chuyện thầy đánh học sinh tên An mấy hôm trước và hỏi ai đã mách lại với cô giáo chủ nhiệm thì em Nguyễn Phúc Nghĩa đứng dậy nói leo với giọng khiêu khích: “Cả lớp ai cũng nói như vậy”, từ chuyện đó sinh ra cớ sự.
Thầy Tuấn cũng xác nhận thầy có tát em Nguyễn Thanh Long khi em này đứng lên hỏi tại sao thầy lại đánh bạn Nghĩa. Rồi thầy nói với ban giám hiệu: “Tôi sai, tôi xin lỗi”.
Phản ứng của phụ huynh
Theo ông Nguyễn Phúc Nguyên (phụ huynh em Nguyễn Phúc Nghĩa), nghe con trai nói với mẹ: “Chắc con nghỉ chứ không đi học nữa đâu mẹ ạ”. Ông hỏi lý do tại sao nhưng Nghĩa không nói, nên ông tìm hiểu và được biết Nghĩa bị thầy Tuấn tát trước mặt các bạn trong lớp.
Ông nói: “Xem vidéo tung trên Internet do bạn bè nó quay bằng điện thoại di động, thấy thầy Tuấn đánh cháu Nghĩa khiến tôi rất buồn bực. Con tôi đến trường học chữ, học làm người chứ không phải để bị thầy làm nhục như vậy”.
Trước sự việc này, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định đã yêu cầu ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn Huệ mau chóng hoàn tất hồ sơ để báo cáo lên Giám đốc Sở Giáo dục gấp.
Sở Giáo dục tỉnh Bình Định xác định đây là trường hợp vi phạm đạo đức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xác minh vụ việc để xử lý nghiêm.
Cuộc đấu khẩu trước khi thầy trò “hỗn chiến”
Tường thuật lại sự việc thầy tát trò trên bục giảng, một học sinh kể lại câu nói đáng ghi vào… Quốc văn Giáo khoa thư của thầy Tuấn: “Em có muốn thử độ dã man của tôi không?”.
Trong bản tường trình của thầy giáo Trần Anh Tuấn và các học sinh lớp 11A1, nguyên cớ của vụ “hỗn chiến” là dù đã được thầy nhắc nhở nhưng nhiều học sinh không giữ trật tự mà tiếp tục làm ồn.
Mấy hôm trước, một học sinh tên An trong lớp đã từng bị thầy Tuấn bạt tai và thầy dặn đi dặn lại học sinh cả lớp không được mách với cô giáo chủ nhiệm.
Việc em Nguyễn Phúc Nghĩa nói cả lớp đã mách với cô chủ nhiệm chính là nguyên nhân gây nên cuộc “thầy trò hỗn chiến”. Thầy Tuấn xác nhận là thầy có nhắc lại chuyện thầy tát em Nguyễn Văn An mấy hôm trước và nói: “Bị đánh không sợ hay sao mà còn làm ồn? Em nào đã mách với cô chủ nhiệm là tôi đánh em An dã man?”. Em Nguyễn Phúc Nghĩa ở bên dưới “nói leo”: “Cả lớp đều nói như vậy”. Thầy gọi em Nghĩa lên, tát Nghĩa tới tấp. Em Nguyễn Thanh Long ngồi bên dưới, bênh bạn, nói với lên: “Tại sao thầy đánh bạn Nghĩa?”. Thầy lại gọi Long lên, tát Long và cuộc “hỗn chiến” xảy ra như đã kể trên.
UserPostedImage
Theo tường trình của học sinh, chính các em đã thông báo với cô chủ nhiệm về vụ thầy bạt tai bạn An.
Khi ba thầy trò đang thân ái nện nhau tới nơi tới chốn, thầy Vương Trường Quân là hiệu phó đang dạy ở phòng bên cạnh, nghe tiếng bôm bốp, huỵch huỵch, và tiếng nữ sinh la ó nên bèn chạy sang can thiệp, bấy giờ cuộc chiến mới tạm ngừng.
Theo tường thuật của các phóng viên, trong cuộc gặp gỡ chiều ngày 19/2, bà hiệu trưởng Quách Nguyễn Huyền Trân cho hay: “Nhà trường đã báo cáo Sở Giáo dục ngay trong ngày về sự việc đáng tiếc xảy ra. Chúng tôi cũng đã làm việc với thầy Tuấn và các em học sinh, đồng thời cử giáo viên chủ nhiệm tới xin lỗi gia đình các em và họp hội đồng nhà trường để xem xét, kỷ luật”.
Về phần thầy Tuấn, tiếp xúc với các phóng viên, thầy nói: “Tôi sai, tôi xin lỗi! Bây giờ đang có tiết dạy, tôi xin phép lên lớp”.
Ý kiến Đoàn Dự: Thầy với bà, chán quá. Nguyên tắc sư phạm dạy rằng giáo viên (ngày trước gọi là giáo sư), dù học sinh lớn hay nhỏ cũng không bao giờ được đánh hoặc nhục mạ các em, mà phải ôn tồn giải thích cho các em hiểu. Thời buổi này gần như chẳng ai để ý tới nguyên tắc đó bởi vì… ngay chính những người dạy sư phạm cũng không biết tới các nguyên tắc sư phạm.
III. Chuyện thầy giáo tạt a-xít bốn đồng nghiệp
Công an huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp hiện tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Minh Tiên, giáo viên trường Trung học Cơ sở (trường Cấp II) Tân Phú, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, để điều tra hành vi ra tay tàn độc bằng cách tạt a-xít, gây thương tích trầm trọng cho bốn giáo viên.
Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Chiến, Hiệu trưởng trường THCS Thanh Bình, và cô Nguyễn Thị Minh Trang, giáo viên trường này, cùng với hai ông Đỗ Phước Vĩnh, Đinh Văn Cạn (Trưởng và Phó phòng Giáo dục huyện Thanh Bình).
UserPostedImage
Diễn biến sự việc
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp cho biết, Nguyễn Minh Tiên trước đây công tác tại trường THCS Thanh Bình. Do có những mâu thuẫn nội bộ, nên Tiên được chuyển về dạy tại Trường THCS Tân Phú từ đầu niên khóa 2013-2014.
Kết quả điều tra cho biết, khoảng 16 giờ ngày 21/3, Nguyễn Minh Tiên tới phòng làm việc của ông Đỗ Phước Vĩnh, Trưởng phòng Giáo dục, tạt a-xít thẳng vào mặt ông này. Nghe tiếng ông Vĩnh kêu la thảm thiết, ông Đinh Văn Cạn, Phó phòng Giáo dục, chạy sang xem chuyện gì xảy ra thì cũng bị Tiên tạt a-xít trúng người gây bỏng nặng.
Trong lúc mọi người đang loay hoay tìm cách chở hai vị lãnh đạo đi cấp cứu thì Nguyễn Văn Tiên chạy về trường Thanh Bình – ngôi trường mình dạy trước đây – tạt a-xít vào người ông hiệu trưởng Nguyễn Văn Chiến và cô giáo Nguyễn Thị Minh Trang.
Do bị bỏng nặng, nên cả bốn nạn nhân được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy ở thành phố Sài Gòn để điều trị, với tình trạng hết sức nguy kịch, ông Đỗ Phước Vĩnh có thể bị mù.
Hiện công an huyện Thanh Bình đang tiến hành điều tra, chuẩn bị hồ sơ khởi tố can phạm ra tòa.
UserPostedImage
Nguyễn Minh Tiên ra tòa
Do mâu thuẫn cá nhân và bất mãn về việc bị chuyển trường, vợ bị cách chức từ hiệu trưởng trường mẫu giáo xuống làm giáo viên, nên vào ngày 21/3, Tiên đã dùng a-xít gây thương tích cho bốn cán bộ và giáo viên ngành Giáo dục huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp, gồm Đỗ Phước Vĩnh – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Bình, bị thương tật 25%; Đinh Văn Cạn – Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, bị thương tật 28%; Nguyễn Văn Chiến – Hiệu trưởng trường Thanh Bình, bị thương tật 17%; Nguyễn Thị Minh Trang – giáo viên trường Thanh Bình, bị thương tật 15%.
Trước tòa, bị cáo Tiên đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Trong lời nói sau cùng, Nguyễn Minh Tiên đã bật khóc và gửi lời xin lỗi, mong cả bốn người bị hại tha thứ và hứa sẽ cải tạo tốt để sớm trở về lao động khắc phục hậu quả và nuôi dạy hai con nhỏ.
UserPostedImage
Xét thấy hành vi của Tiên là nguy hiểm và có ảnh hưởng xấu đến uy tín ngành Giáo dục và Đào tạo, nhưng do Tiên chưa có tiền án, tiền sự và có thái độ tự thú sau khi gây án nên Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Minh Tiên 4 năm tù giam, đồng thời chấp nhận sự thỏa thuận bồi thường về chi phí điều trị cũng như tổn thất tinh thần đối với bốn nạn nhân với tổng số tiền là 173,9 triệu đồng.
IV. Kết luận: Hậu quả của nền giáo dục phi giáo dục
Người ta nói nền giáo dục thế nào thì sẽ tạo nên những con người như thế. Tại sao những năm gần đây Việt Nam mang tiếng mang tăm về các chuyện ăn cắp vặt, giựt đồ, lừa đảo, giết người cướp của, v.v… Thậm chí ở Thái Lan có nhiều tiệm buffet treo bảng “thông cáo” viết bằng tiếng Việt chứ không phải bằng tiếng Thái, tiếng Anh hay tiếng của các nước khác: “Xin quý khách ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, nếu bỏ mứa hoặc cho vô túi xách đem về sẽ bị phạt 200 bahts”. 200 bahts tức tương đương với 130.600 đồng tiền Việt thôi, nhưng quá nhục cho khách du lịch Việt Nam. Sau đây xin mời quý bạn xem thêm một câu chuyện nho nhỏ đã xảy ra ở Hà Nội, thủ đô của nước CHXHCNVN. Chuyện nhỏ thôi, nhưng có bao giờ có nước nào người ta đến thi đấu tại nước mình rồi mình nhào vô cướp giựt cây vợt trên tay người ta ngay trước mắt mọi người hay không? Vâng, chỉ có ở Việt Nam. Đây, mời quý bạn coi…
“Cướp vợt trắng trợn rồi còn hả hê khoe trên Facebook”
(Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 30/10/2014, và nhiều báo khác)
Một sự việc xảy ra mới đây nhất cho thấy hình ảnh đáng lên án của một thanh niên Việt Nam trong ngày thi đấu cầu lông Quốc tế giải Ciputra mở rộng, diễn ra vào cuối tháng 3/2014 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy, Hà Nội. Theo đó, trong trận chung kết vào chiều ngày 30/3/2014, sau khi kết thúc trận đấu với kết quả giành chiến thắng, nữ vận động viên Yano đến từ Nhật Bản đã ném cây vợt lên khán đài tặng khán giả, một hành động thay lời tri ân đến những khán giả đã cổ vũ cô suốt giải vừa qua. Tuy nhiên, khi vợt vừa ném lên, nhiều khán giả đã nhào vào giành giật, thậm chí suýt xảy ra ẩu đả để được sở hữu cây vợt.
Còn một cây vợt khác nữa nhưng vận động viên Yano quyết định không tặng sau khi chứng kiến những hình ảnh trên và định cất vào túi xách. Tuy nhiên, một thanh niên đã lao xuống sân, xin vợt không được đã nhào vào cướp vợt ngay trên tay tuyển thủ Yano trước sự ngỡ ngàng của cô.
UserPostedImage
Hình ảnh này được ghi lại và đăng tải trên các diễn đàn cầu lông và fanpage trên mạng xã hội, đã dấy lên làn sóng phản đối gay gắt hành động được cho là “nhục nhã”, “đáng xấu hổ” của thanh niên kia.
Chưa hết, sau khi “cướp” thành công cây vợt từ tay nữ vận động viên, người thanh niên này còn hả hê lên Facebook cá nhân khoe “chiến tích” vừa đạt được của mình một cách tự hào: “Hên quá. Quả là không uổng công mình đi xem giải. Hôm qua thì được chụp ảnh với thần tượng Nguyễn Tiến Minh. Hôm nay được nữ vận động viên xinh đẹp Yano của Nhật Bản tặng cây vợt Yonex”.
Thật đúng là nền giáo dục như thế nào thì sản xuất ra những con người như thế ấy.
Đoàn Dự ghi chép
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.201 giây.