logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 16/11/2014 lúc 01:49:34(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Người Mỹ có nhiều ban kịch bỏ túi, với 5, 7 diễn viên, trình bầy kịch nghệ trên những sân khấu bỏ túi, chiều dài, chiều rộng, chiều cao, không chiều nào trên 5 thước; sân khấu không có phông cảnh, mặc khán giả tự do tưởng tượng cảnh núi non hùng vĩ, hay cảnh biển cả mênh mông; sân khấu cũng không có màn, để kéo lên đánh dấu phút khai diễn, hạ xuống chấm dứt vở tuồng vào phút lâm li nhất, hay vui nhộn nhất.
Người Mỹ lại còn có nhiều sân khấu rộng mênh mông, sâu thăm thẳm, để diễn viên tự do trình diễn mọi hình thức kịch nghệ, ca, vũ, nói lên nhiều quan điểm văn hóa đông, tây,trình bầy mọi sắc thái cổ, kim khác biệt. Điểm tuyệt vời của sân khấu cuộc đời là không diễn viên nào biết mình đang đóng tuồng.
Bà Rachel Abrams đóng vai một ký giả yêu nghề, hãnh diện với ngòi bút bà múa rất đẹp. Bà viết, "Gia đình cụ Jean Averill nói với tôi là nếu tờ The New York Times không tiết lộ, họ không biết họ có quyền đòi hãng xe hơi G.M. tối thiểu 1 triệu bạc."
UserPostedImage
Hai người con trai cụ Jean Averill trước ngôi mộ


Một triệu mỹ kim! Số tiền đủ lớn để phát động nhiều màn hỉ, nộ ái, ố.
Abrams viết bài báo đó đăng trên tờ The New York Times ngày thứ Hai, mùng 10 tháng 11, 2014, Abrams kể lại tai nạn xảy ra từ 11 năm trước, giết chết cụ bà Averill, 81 tuổi, trong lúc cụ lái một chiếc Saturn Ion; chiếc xe đâm vào một gốc cây, bong bóng an toàn không bung ra, không che chở cụ trong những va chạm với mặt cứng bên trong lòng xe, do đó cụ thiệt mạng. Hãng bảo hiểm đòi GM bồi thường nạn nhân, đòi hỏi đó bị bác; và bốn người con cụ Averill yên phận, nghĩ là cụ bị stroke trước khi tai nạn xảy ra, do đó cụ không kiểm soát được tay lái, không đạp được thắng mà cứ để mặc trớn xe không giảm bớt trước khi đụng vào gốc cây.
Tờ The New York Times cho gia đình cụ biết cụ là 1 trong 13 nạn nhân đầu tiên, chết vì xe đang chạy ngon trớn, chìa khóa contact tự động quay ngang, khiến máy xe tắt, thắng hơi mất, điện cũng mất, và mất cả hệ thống tự động điều khiển bằng điện xe, do đó bong bóng an toàn không bung ra.
Trong hồ sơ lưu trữ của GM, bà Abrams tìm ra lần chót GM liên lạc với gia đình nạn nhân Averill là năm 2004, chỉ lần đó rồi thôi.
Nhưng tuần trước -tuần đầu tiên của tháng 11/2014- gia đình cụ nạn nhân, nghe theo khuyến cáo của tờ The New York Times, tiếp xúc và hỏi National Highway Traffic Safety Administration -Sở An Toan Xa Lộ- để được cơ quan này xác nhận cụ bà Averill là một trong số những người tử nạn vì sản phẩm không an toàn của GM.
Tên cụ Averill nằm trong những hàng cuối trang 103 -trong tập hồ sơ "báo cáo nội bộ" của hãng GM dầy 315 trang. Cụ là một trong những nạn nhân đầu tiên chết vì xe GM, và là người chót đứng ra đòi quỹ bồi thường, trong lúc sắp đáo hạn nạp đơn đòi bồi thường -được ấn định là ngày 31 tháng Chạp, ngày cuối cùng của năm nay.
Nói cách khác, nếu không được báo chí khui ra, gia đình Averill đã vô cùng yên phận, vì không biết cụ Averill chết vì bị xe GM giết, và cũng không bao giờ xáo trộn với viễn ảnh triệu bạc người khuất mặt sắp lì xì cho họ.

UserPostedImage
Di ảnh của cụ Jean Averill


Triệu bạc lì xì không tự động đến trong cái phong bao mầu đỏ, mà còn nằm trong quỹ bồi thường; quỹ đó do ông Kenneth Feinberg, một viên chức Liên Bang chuyên môn quản trị nhiều quỹ bồi thường, trong đó quỹ bồi thường của GM là một. Feinberg đã xuất quỹ này bồi thường cho gia đình của 32 người tử nạn, và bồi thường 35 người khác bị thương do tai nạn xe GM gây ra.
Gia đình Averill biết câu tục ngữ Việt Nam "đồng tiền nối liền khúc ruột," biết đồng tiền có khả năng trị bệnh đau ruột, đau gan vì cái chết đau đớn của cụ bà Averill. Vì đau đớn hơn nhiều gia đình nạn nhân khác nên họ quyết định sẽ đòi nhiều hơn con số trung bình $1 triệu, trong lúc đang lo không đủ thời gian hoàn thành mọi thủ tục cần thiết. Họ định đưa vấn đề ra tòa, nhưng lại vấp phải quy chế khai phá sản của GM năm 2009; tòa sẽ không xử bồi thường cho những tai nạn xảy ra trước ngày đó. Cánh cửa gõ tiền duy nhất là quỹ bồi thường.
Ông Sam Averill, 68 tuổi, một trong 4 người con của cụ Jean Averill, nói cả gia đình đã họp bàn nhiều lần về phương thức nào giúp họ làm hồ sơ kịp trước ngày Quỹ Bồi Thường khóa sổ. Có người đề nghị xin quỹ gia hạn thời gian nạp đơn. Con trai ông Sam, cậu Tyson Averill, 29, nói, "Vô phương; họ đã cố tình kín tiếng để mình không biết và trễ hạn, thì họ cũng không điên mà cho mình thêm vài tháng nữa để đủ thời giờ hoàn tất hồ sơ."
The New York Times hỏi GM về khả năng triển hạn, giúp gia đình Averill đủ thời gian hoàn tất hồ sơ đòi tiền bồi thường; viên chức GM trả lời là họ vô thẩm quyền; người duy nhất có thể gia hạn cho gia đình Averill là ông Feinberg.
Mọi việc trong tay ông Kenneth Feinberg -một luật sư chuyên ngành trọng tài hòa giải; ông là trọng tài của quỹ bồi thường nạn nhân 9/11 -September 11th Victim Compensation Fund- sử dụng 7 tỉ bạc bồi thường cho mấy ngàn nạn nhân qua 1,600 vụ hearing (điều trần); tính trung bình, mỗi gia đình nạn nhân được lãnh $1.8 triệu.
Feinberg còn chịu trách nhiệm điều hành nhiều ngân khoản lớn lao khác nữa, như quỹ TARP (The Troubled Asset Relief Program), có quyền sử dụng đến $700 tỉ để mua lại những cơ sở tài chánh gặp khó khăn; tóm lại quyền hạn của ông Feinberg rất lớn trong việc quyết định trợ cấp hay bồi thường.
Gia đình Averill muốn đòi GM bồi thường nhiều hơn $1 triệu, GM bảo họ đòi ông Feinberg; The New York Times tìm cách gọi điện thoại cho nhân vật kỳ bí này, nhưng không liên lạc với ông ta được, vì người nắm nhiều tiền cũng nắm rất nhiều quyền phép, kể cả phép tự mình biến mất.
Hãng GM đã đóng tròn vai trò thượng tôn luật pháp, chịu đựng mọi búa rìu pháp lý, búa rìu dư luận vì chiếc Saturn Ion tạo ra cái chết của cụ Averill; tính đến giờ này họ đã phải thu hồi tổng cộng 26 triệu chiếc xe để sửa chữa.
Bà Mary T. Barra, giám đốc điều hành GM công nhận, "Ngoài trách nhiệm pháp lý, chúng tôi còn có trách nhiệm dân sự với quần chúng khách hàng."
Trách nhiệm đó khiến GM mướn ông biện lý liên bang Anton R. Valukas, đóng vai điều tra viên hầu khám phá và công bố căn nguyên của trọng tội cẩu thả. Sau nửa năm lọ mọ điều tra, ông biện lý đi đến kết luận xe GM bị tai nạn vì ổ khóa công tắc tuột, chứng tuột công tắc không được sửa chữa suốt mười mấy năm, và 2 nguyên nhân của thái độ ù lì này là bệnh thư lại và thói bất lực.
Không mấy người hiểu cái bệnh thư lại và cái thói bất lực đó nó giống con giáp nào trong 12 con giáp âm lịch. Nhưng sau việc khám phá nguyên nhân của bất cẩn, hãng GM được lệnh lập ra một quỹ bồi thường cho nạn nhân, giống như quỹ bồi thường cho những người bị Bin Laden giết trong ngày 9/11, hoặc quỹ giúp những ngân hàng suy sụp vì đánh cắp tiền trả down mua nhà của vài chục triệu thân chủ.
Mộ cụ bà Averill cũng đã 11 lần xanh cỏ, với 11 lần xuân về; và tuồng "quỹ bồi thường của GM" cũng chỉ còn trình diễn thêm một tháng nữa là chấm dứt vì đáo hạn, chứ không vì hạ màn.
Vai tận tụy, yêu nghề cầm bút, được nữ ký giả Rachel Abrams trình diễn xuất sắc, vai Bao Công không bao tư, bao túi không bồi thường quá đáng cho ai cả cũng được ông Kenneth Feinberg đóng tròn trịa.
Không có màn để "hạ màn, dứt tuồng," đạo diễn sắp biểu diễn thuật fadeout làm cho sân khấu cuộc đời mờ đi, rồi tối xẫm lại, tạo quên lãng, để GM sản xuất xe khác, cậu Tyson Averill mua xe khác, lái xe khác, và không bao giờ nghĩ là cái chết vì tai nạn xe cộ của bà nội cậu lại có thể tái diễn.
Vài ngàn năm trước, tác giả Tây Du Ký đã viết chuyện Tôn Ngộ Không tài ba xuất chúng, nhảy múa từ bên Tầu sang đến bên Ấn, nhưng vẫn chỉ nhảy trong lòng bàn tay của Phật Bà. Sân khấu cuộc đời không tái diễn tuồng Tam Tạng Thỉnh Kinh, nhưng mọi diễn viên cũng chỉ diễn ra trong chu vi hạn hẹp dưới ánh đèn mầu đó thôi.

NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.