logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 08/12/2014 lúc 12:46:40(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa Phật giáo 2012 tại Nghệ An, GS. Cao Huy Thuần từ Pháp về tham dự và đã có buổi

thuyết trình về đề tại “Tại sao Phật giáo ảnh hưởng ở Phương Tây” tại nhà Văn hóa Lao Động tỉnh Nghệ An. Buổi thuyết

trình đã thu hút hàng nghìn người tham dự, sau đây là toàn văn bài thuyết trình.

Tây phương biết Phật giáo từ hồi đầu thế kỷ 19. Nhưng hồi đó chỉ mới một số ít học giả và triết gia khám phá ra sức thu

hút của một tư tưởng đến từ phương Đông mà người ta không biết nên gọi là tôn giáo hay triết lý. Âm thầm, “im lặng,

Phật giáo lan ra xã hội, phát triển khắp nơi ở châu Âu” (1) từ giữa thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của trào lưu tiến hóa

mà ngày nay ta gọi là hiện đại. Âm thầm, im lặng như thế cho đến đầu những năm 60 của thế kỳ 20 thì Phật giáo bỗng

được tiếp nhận rộn ràng trong giới trẻ khi giới này phất lên một phong trào văn hóa phản kháng (contre-culture) chống lại

văn hóa tôn sùng kỹ thuật, vật chất và tiền bạc.

Giới trẻ khao khát một đời sống tâm linh mới giúp họ giải quyết những vấn đề tâm lý, hiện sinh, và họ nghĩ đã tìm được

nơi Phật giáo. Đó là lúc mà nhiều trí thức trẻ tìm đến Tây Tạng như tìm đến miền đất hứa. Nhanh chóng, trong vòng hai

mươi năm, tu viện và thiền viện mọc lên hàng trăm ngôi trên khắp Âu Mỹ. Giới trẻ – học thức và trung lưu – gặp một thứ

hạnh phúc mới mà họ thực chứng được bằng kinh nghiệm tu học bản thân trong các thiền đường.

Đến những năm 90 thì báo chí, truyền thông rộ lên cả một cao trào tin tức, bình luận, phóng sự, hình ảnh đầy cảm tình

với Phật giáo. Cùng lúc, Hollywood nồng nhiệt đưa lên màn ảnh phim truyện về cuộc đời của đức Phật, về ngài Đạt Lai

Lạt Ma, về Tây Tạng, nhiều ngôi sao màn bạc, nghệ sĩ, ca sĩ danh tiếng trở thành Phật tử, khiến dư luận, quần chúng,

càng có cảm tình hơn. Bây giờ thì Phật giáo đã mọc rễ, đã phát triển trong xã hội, trong đời sống văn hóa ở Âu Mỹ. Phật

giáo là môn học được ưa chuộng trong các trường đại học Mỹ danh tiếng, thu hút sinh viên ngày càng đông.

Thưa Quý Vị và các bạn thân mến, tôi rất vinh đự được nói chuyện với Quý Vị trong Tuần Lễ Văn Hóa này, và rất vui

mừng được đặc biệt làm quen với các bậc trí thức và các bạn trẻ. Trong mấy câu nhập đề sơ lược ở trên, chắc quý vị và

các bạn đã để ý: tôi nhấn mạnh đến giới trẻ và trí thức. Chẳng phải vì tôi thuộc vào thành phần ấy. Mà vì đó là khía cạnh

mà tôi muốn hạn chế trong đề tài của tôi.

Âu Mỹ đang mở lòng tiếp nhận một tư tưởng, một tôn giáo mà họ cho là rất trẻ và rất hiện đại. Hiện đại: đó là khía cạnh

của đề tài rộng lớn mà tôi sẽ nói chuyện với quý vị hôm nay: tại sao Phật giáo bành trướng được ảnh hưởng trên Âu Mỹ?

Bài nói chuyện của tôi sẽ gồm 4 điểm vây quanh chủ đề hiện đại.

Trong điểm thứ nhất, tôi sẽ cắt nghĩa thế nào là hiện đại. Trong điểm thứ hai, tôi trình bày: Phật giáo thích hợp với hiện

đại như thế nào. Trong điểm thứ ba, tôi sẽ nói: thế nhưng chính hiện đại đang bị khủng hoảng. Trong điểm thứ tư, tôi trả

lời: chính vì hiện đại bị khủng hoảng mà Phật giáo lại càng thích ứng. Trong suốt bài nói chuyện của tôi, và nhất là trong

phần kết luận, các bạn sẽ nhận ra rằng tôi nói chuyện phương Tây mà thật ra là tôi nói chuyện Việt Nam. Mở cửa nhìn ra

thế giới, chính là để biết mình là gì và biết mình phải làm gì.

I. Vậy thì, điểm thứ nhất:
Thế nào là hiện đại? Hiện đại là gì? Từ ngữ này đã trở thành quá phổ thông, đã bị pha loãng ra trong ngôn ngữ thường

ngày, ở ta cũng như ở Âu Mỹ, cho nên phải trở về lại với lịch sử để tìm bản chất của nó. Thông thường, ta dùng từ hiện

đại để nói cái gì là mới, ngầm ý tán thưởng: mới là hơn cũ, nay là hơn xưa. Thì cũng đúng thôi! Nhưng có người sẽ nói

trái lại: chắc gì mới đã hơn cũ, chắc gì nay đã hơn xưa! Ở thời nào cũng vậy, và ở xã hội nào cũng vậy, hai khuynh hướng

cứ đối chọi nhau: một muốn đi tới, một muốn kéo lui, một cách tân, một hoài cổ, bên nào cũng muốn biện minh khuynh

hướng của mình, và nếu biện minh có hệ thống thì trở thành ý thức hệ, trở thành chủ nghĩa, “chủ nghĩa hiện đại” chống lại

“chủ nghĩa truyền thống”. Để tránh cả hai cực đoan, cực đoan của phe mới cũng như cực đoan của phe cũ, tôi lần theo

chiều lịch sử phân tích đâu là những yếu tố tạo thành cái mà ta gọi là hiện đại.

Yếu tố quan trọng nhất là tự chủ, là con người tự chủ, con người tự mình làm chủ mình. Làm chủ là thế nào? Kant đã cắt

nghĩa bằng một câu bất hủ khi được hỏi: “Khai Sáng là gì?” Ông trả lời: “Là con người bước ra khỏi tình trạng vị thành

niên”. Trước khi tư tưởng Khai Sáng bừng nở, con người hãy còn thơ ấu, phải vịn vào tay người lớn mà đi, bây giờ đi

được một mình.

Chữ Pháp, chữ Anh làm rõ hơn nghĩa đó. Autonomie có gốc Hy Lạp là autos (tự mình) và nomos (luật) : con người tự

mình cai trị mình theo luật tự mình làm lấy, chứ không phải luật do người khác làm ra và bắt mình phải theo. Và luật do

mình làm ra dựa trên cái gì? Dựa trên lý trí, lý tính mà đã là người thì ai cũng có. “Hãy có can đảm sử dụng lý tính của

chính mình!”: đó là châm ngôn của Khai Sáng và cũng là châm ngôn của con người hiện đại. Đừng dựa nữa vào bất cứ

cái gì ở ngoài con người, nhất là ở trên cao. Hãy đứng dậy, đừng vịn nữa vào Thượng Đế!

Từ yếu tố quan trọng nhất đó, từ tự chủ, cả một loạt các yếu tố khác sáng rõ ra, bắt đầu là sự giải phóng của lý tính phê

phán, bởi vì phê phán là chức năng của lý tính. Không có gì được thoát ra khỏi phê phán, không có đối tượng nào được

xem là Tuyệt Đối, là húy kỵ, kể cả Thượng Đế, kể cả Nhà Thờ. Kant hô to: “Hãy dám tư tưởng!” Không có lĩnh vực nào là

lĩnh vực riêng của bất cứ quyền uy nào: tất cả đều phải bước qua “tòa án của lý tính”.

Trước tòa án đó, bị cáo mà tư tưởng hiện đại nhắm đến trước tiên là lòng tin tôn giáo. Phải giải phóng lý tính ra khỏi lòng

tin. Phải giải phóng Galilée ra khỏi lòng tin nô lệ, tin rằng mặt trời xoay chung quanh trái đất. Với lý tính, khoa học sẽ phát

triển, và khoa học có khả năng vén những tấm màn bí mật của vũ trụ mà lòng tin cố cản. Khoa học, tư tưởng khoa học,

đó là ánh sáng dẫn đường cho tính hiện đại, giúp con người tự mình biến đổi thế giới, làm thành thế giới của con người,

đập tan mọi xiềng xích của mê muội. Khoa học sẽ phát triển không ngừng, do đó tiến bộ cũng đi tới không ngừng, tiến

bộ giống như mũi tên bắn ra, chỉ bay thẳng phía trước, không ngoằn ngoèo, vòng vo.

Với tự chủ của con người trưởng thành, với lý tính được giải phóng ra khỏi lòng tin, với khoa học vén màn bí mật, các

bạn thấy lịch sử của tư tưởng Âu châu cứ dần dần đi vào chiều hướng củng cố địa vị của con người, bắt đầu từ thời

Phục Hưng (thế kỷ XIV-XVI). Chiều hướng đó, khuynh hướng đó, cao trào đó, tên của nó là nhân bản chủ nghĩa

(humanisme).

Không thể hiểu được tư tưởng Âu châu nếu không thấy cái hướng đi đó của chủ nghĩa nhân bản, và cũng không thể hiểu

được hiện đại là gì nếu trước hết không hiểu sự giằng co, có khi âm thầm, có khi dữ dội, giữa Thiên chúa giáo và nhân

bản chủ nghĩa (2). Cố gắng, cố gắng không ngừng để phát triển, phát triển không ngừng tất cả những khả năng của con

người để đừng làm mất đi bất cứ cái gì làm con người lớn lên, làm con người vinh thăng. Lớn lên bằng cách nào trong

lịch sử Âu châu? Bằng cách làm bớt đi, làm nhỏ dần Thượng Đế. Cho đến thế kỷ 19 thì Nietzsche loan báo: “Thượng Đế

chết rồi! Chúng ta đã giết!”

Sự thực là Thượng Dế vẫn còn đấy thôi, nhưng thay hình đổi dạng, không còn là Thượng Đế nhân dạng nữa. Mà cũng

chẳng còn thống trị nữa trong tư tưởng, trong đời sống xã hội, trong luật pháp, trong chính trị, trong sinh hoạt thường

ngày của người Âu châu. Thế kỷ 20 không còn đặt vấn đề giết Thượng Đế nữa, bởi vì người ta sống ngoài vòng cương

tỏa của Thượng Đế, chẳng cần biết Thượng Đế là ai, có hay không, và chính thái độ dửng dưng đó làm các người bênh

vực Thượng Đế bực mình còn hơn là thái độ chống đối Thượng Đế. Xã hội ngày nay ở châu Âu đi vào tình trạng mà các

nhà xã hội học gọi là thế tục hóa. Thế tục hóa: đó cũng là một trong những yếu tố đặc trưng của hiện đại. Trên quá trình

hiện đại hóa đó thì Tây phương gặp đạo Phật.

http://thuvienhoasen.org...nao-truoc-mat-tay-phuong

II. Đạo Phật hiện đại như thế nào trước mắt Tây phương?
Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tây phương

đang chối từ Thượng Đế thì đạo Phật giải thích không có Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Darwin để cắt nghĩa rằng vũ

trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày thì đạo Phật đã nói cách đây hơn 2500 năm rằng thời gian

là vô thủy vô chung, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế thì

Phật giáo nói: không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi.

Tây phương trăn trở về những vấn đề siêu hình thì Phật giáo kể chuyện mũi tên: khi anh bị mũi tên độc bắn vào thân thì

anh phải rút nó ra ngay hay anh ca vọng cổ hỏi mũi tên do ai bắn, lý lịch thế nào, hộ khẩu ở đâu. Rút mũi tên ra: đó là nhu

cầu giải phóng con người ở Tây phương và họ thấy nơi Phật giáo một đáp số hợp với lý tính, đặt nặng trên kinh nghiệm,

trên thực hành, và kiểm chứng được bằng kết quả bản thân, ở ngay đời này, chứ không phải đợi đến khi lên thiên đường,

xuống địa ngục.

Hợp với lý tính: người Tây phương ngưỡng mộ nét đặc biệt đó của Phật giáo, làm Phật giáo khác với các tôn giáo khác.

Phật giáo từ chối lòng tin nếu không đặt cơ sở trên trí tuệ. Bởi vậy, trong Phật giáo không có tín điều. Tây phương

ngưỡng mộ kinh Kâlâma khi Phật dạy: Đừng vội tin một điều gì dù điều đó được ghi trong kinh điển hay sách vở. Hãy

quan sát, suy tư, thể nghiệm, thực chứng rồi mới tin. Tinh thần đó xuyên suốt kinh kệ Phật giáo. Người trí thức Tây

phương thấy tinh thần đó hợp với khoa học, hợp với đầu óc phê phán. “Phật giáo là tôn giáo duy nhất thích ứng với khoa

học hiện đại”, Einstein đã phát biểu như vậy.

Tại sao Phật giáo hợp với khoa học? Tại vì Phật giáo không nói điều gì mà không có kiểm chứng. Phật giáo nói: sự vật là

vô thường. Hãy nhìn chung quanh với mắt của mình, kinh nghiệm của mình: có cái gì là thường còn đâu? Cái thường còn

duy nhất là khoảnh khắc này đây. Vậy thì tìm thiên đường ở đâu nếu không phải nơi chính cái khoảnh khắc này? Hạnh

phúc nằm ngay nơi mỗi khoảnh khắc: đó là bài học hiện đại quý giá nhất mà Phật giáo đem đến cho người Tây phương.

Và hãy nhìn thêm nữa: mọi sự mọi vật đều tương quan lẫn nhau mà có và tương quan lẫn nhau mà diệt. Màu hồng nơi

đóa hoa kia có phải tự nó mà có không? Đâu phải! Nếu không có mặt trời thì nó đâu có hồng thắm như vậy? Nhưng mặt

trời có phải là tác giả duy nhất của màu hồng kia không?

Không! Vì nếu không có mưa thì làm sao hoa sống? Nhưng mưa có cũng là do mây, mây có cũng là do hơi nước. Cái

này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia cũng không. Đó là luật vô ngã của Phật giáo và cũng là luật tương quan

tương sinh. Ai đọc sách của nhà vũ trụ vật lý học Trịnh Xuân Thuận đều biết: những luật đó có nhiều điểm hội tụ với khoa

học vũ trụ vật lý.

Áp dụng được luật đó vào đời sống bản thân, đời sống gia đình, đời sống xã hội, cam đoan không cần tìm thiên đường ở

đâu xa. Đó là chưa kể đến luật nhân quả mà ai cũng có thể dễ kiểm chứng. Từ đó, người Tây phương đi đến một cái

nhìn hiện đại hơn nữa vào bản chất của cuộc đời để hiểu chữ “khổ” trong Phật giáo. Họ chất vấn Thượng Đế: Nếu

Thượng Đế là toàn năng thì sinh ra làm chi thiên tai, động đất, triều cường, dịch này dịch nọ giết hại phút chốc hàng trăm

ngàn người như vậy? Nếu Ngài là nhân từ thì sao con người khổ thế, con người khổ thế thì Ngài ở đâu?

Phải chăng, người Tây phương hỏi, khổ nằm ngay trong bản chất của cuộc đời như muối nằm trong biển, mà sinh lão

bệnh tử chỉ là những khía cạnh dễ thấy nhất? Từ đó, Tây phương hiểu chữ “niết bàn” của Phật giáo đúng hơn hồi thế kỷ

19: niết bàn là hết khổ, mà hết khổ là tự mình. Bản thân tôi, mỗi khi tôi nghe ai cầu cho người chết được siêu thoát, tôi

không khỏi cười thầm, bởi vì “siêu” là vượt lên, “thoát” là giải thoát, vượt lên trên tham sân si thì giải thoát, vậy thì nên cầu

cho cả người sống được siêu thoát. Tôi không dám đùa đâu, người Tây phương hiểu điều đó hơn ta, bởi vì họ hiểu tư

tưởng nhân bản của chính họ: nhân bản nghĩa là con người vượt lên trên con người, con người có đủ khả năng để vượt

lên trên chính mình.

Nhưng vượt lên như thế nào, cụ thể bằng cách nào? Đây là cái mới mà Phật giáo đem đến cho Tây phương và đem đến

trong tinh thần khoa học. Trong lịch sử, Tây phương đã vượt quá ta hằng mấy thế kỷ nhờ khám phá thế giới bên ngoài.

Nhưng đến một lúc họ bỗng giật mình thấy rằng khám phá thế giới bên ngoài không đủ để đem lại hạnh phúc như họ

tưởng bởi vì con người còn có đời sống ở bên trong.

Ngài Đạt Lai Lạt Ma nhắc họ: “Những vấn đề của chúng ta, dù đến từ bên ngoài, như chiến tranh, như bạo lực, như tội

ác, hay đến từ bên trong dưới hình thức khổ đau về tâm lý hay tình cảm, đều sẽ không tìm ra giải pháp chừng nào chúng

ta còn không hiểu chiều sâu nội tâm của ta” (3). Đó là lúc mà ngài và các vị sư đắc đạo của Tây Tạng đến Âu Mỹ, mang

theo một ánh sáng khoa học mới rọi soi vào nội tâm của con người, để làm một cuộc cách mạng thứ hai mà người Tây

phương gọi là “cách mạng ở bên trong”, bổ túc cho “cách mạng ở bên ngoài” mà Tây phương đã từng làm, từng biết với

khoa học.

Chìa khóa của hạnh phúc không nằm ở đâu khác hơn là trong nội tâm mỗi cá nhân. Mà muốn nhìn thấy cái chìa khóa đó

thì phải rọi soi vào bên trong bằng những kỹ thuật thiền định mà các nhà sư Tây Tạng đã thực chứng do chính kinh

nghiệm của họ. Trong lĩnh vực này, đừng hòng các lang băm đến làm ăn bịp bợm: khoa học Âu Mỹ đã đặt nền móng

vững chắc cho cuộc thám hiểm vào não bộ của con người. Các nhà sư Tậy Tạng đã đem chính bản thân để các máy

móc tối tân trong các đại học danh tiếng nhất của Mỹ đo lường ảnh hưởng của thiền định trên não bộ.

Họ không phải chỉ đem lời nói, họ đem thực hành, họ đem kỹ thuật, phương pháp cụ thể để các nhà khoa học quan sát,

phán xét tính hiệu nghiệm của thiền định, góp phần lớn vào sự phát triển của ngành sinh học thần kinh. Tôi xin thú thực:

bản thân tôi có tính đa nghi, khi đọc lịch sử đức Phật, tôi không hiểu làm sao Phật có thể ngồi thiền định dưới bóng cây

bồ đề trong suốt 49 ngày.

Bây giờ thì tôi hiểu: mỗi người chúng ta đều có một sức dự trữ tâm linh mà ta không ngờ bởi vì chưa bao giờ sử dụng.

Tôi sẽ trở lui lại điểm này – cuộc hành trình của ta tìm ta để chữa bệnh cho chính ta và chữa bệnh cho thời đại.

Bây giờ, tiếp tục vấn đề nhân bản và khoa học, có phải sức quyến rũ của Phật giáo chỉ nằm ở tính khoa học của Phật

giáo mà thôi hay không? Tôi không nói đến chiều sâu của triết lý Phật giáo ở đây, cũng không nói đến tính minh triết mà

Tây phương đang tìm lại. Tôi chỉ hạn chế trong một vấn đề nữa thôi: đạo đức. Đạo đức học ở Tây phương là những răn

cấm, những mệnh lệnh.

Người Tây phương hiện đại có cảm tưởng như có ngón tay chỉ vào trán và ra lệnh: mày không được thế này, mày không

được thế kia, mày làm là phạm tội. Phạm tội với ai? Tại sao như thế là phạm tội? Tại sao tội đó phải nhờ một người khác

giải tội với Trên Cao? Đạo đức đó, con người hiện đại chối bỏ vì họ cảm thấy như vậy là hãy còn vị thành niên. Đạo đức

của Phật giáo trái hẳn, bắt nguồn từ con người. Không ai ra lệnh, không ai răn cấm.

Phật giáo nói: tham thì khổ, sân thì khổ, si thì khổ. Từ thì vui, bi thì vui, hỷ thì vui, xả thì vui. Từ bi hỷ xả, cứ thực hành sẽ

thấy vui. Tham sân si, cứ mắc vào sẽ thấy khổ. Đừng giết hại, đừng nói dối, đừng trộm cắp, đừng tà dâm, đừng say

rượu: đó là năm điều tôi tự nguyện với tôi, làm được đến đâu chính tôi nhẹ nhàng đến đó. Đạo đức của Phật giáo là thực

nghiệm, nhắm mục đích làm cho con người tốt hơn đã đành, nhưng cốt nhất là làm nội tâm thanh thản, bởi vì thanh thản

chính là hạnh phúc.
nga  
#2 Đã gửi : 08/12/2014 lúc 12:47:43(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Hơn thế nữa, đạo đức Phật giáo còn thức tỉnh con người hiện đại ở Tây phương ở chỗ nới rộng lòng từ bi và ý thức liên

đới ra khắp chung quanh, không những giữa người với người, mà còn giữa người với thú vật, với thiên nhiên. Dưới ảnh

hưởng của tôn giáo cổ truyền của họ, Tây phương đã cổ vũ, huy động từ thế kỷ 17 mọi cố gắng để chinh phục, cai trị

thiên nhiên. Chiến công đó, nhân loại cám ơn. Xẻ sông, lấp núi: cái gì con người cũng làm được, thiên nhiên đã bị nhân

hóa.

Nhưng thiên nhiên cũng đã bị khai thác, bóc lột đến kiệt quệ, rừng trọc đầu, mưa hóa chất, nước nhiễm độc, chúng ta

biết rõ hơn ai hết. Và rốt cục, con người ăn trong miếng ăn những chất độc do chính con người thải ra. Đạo đức đối với

thiên nhiên trở thành trách nhiệm của chính con người. Các tôn giáo khác nói: không được giết người. Phật giao nói: tôi

nguyện không sát sinh, nghĩa là không giết sự sống, và sự sống đó, thú vật đều có, cây cối thiên nhiên đều có, vũ trụ, khí

quyển, trái đất đều có, tất cả đều liên đới với con người, phải yêu thương nhau như một thì mới sống còn với nhau.

Tôi vừa động đến một vấn đề hiện đại có tính tiêu cực: vấn đề môi trường. Bởi vì hiện đại không phải cái gì cũng hay.

Hiện đại cũng có lắm tiêu cực. Hiện đại cũng đang gặp khủng hoảng. Bởi vậy, sau khi tán thưởng hiện đại và giải thích

Phật giáo hiện đại như thế nào, tôi bắt qua điểm thứ ba, trình bày những khủng hoảng của hiện đại.

III. Khủng hoảng của hiện đại.
Khủng hoảng quan trọng nhất của hiện đại là khái niệm về Tiến Bộ. Hồi thế kỷ 19, với sự phát triển thần kỳ của khoa học,

ai cũng lạc quan về tương lai. Cha đẻ của môn xã hội học, Auguste Comte, xây dựng cả một hệ thống lý thuyết cắt nghĩa

rằng lịch sử của nhân loại là lịch sử của tiến bộ, tiến bộ của đầu óc con người từ giai đoạn thần linh qua giai đoạn siêu

hình để cuối cùng đến giai đoạn khoa học.

Đó là một sự tiến bộ không ngừng và giai đoạn sau tốt đẹp cho con người hơn giai đoạn trước về phúc lợi, vật chất cũng

như tinh thần. Lạc quan đó, Tây phương đã thấy đổ vỡ phũ phàng với chiến tranh thế giới thứ hai. Một nước văn minh

như nước Đức trở thành một nước dã man, phi nhân, trong học thuyết cũng như trong hành động.

Nước Đức quốc xã đưa ra hình ảnh ghê rợn của một phá sản tinh thần, khi phá sản đó xảy ra trong chính niềm tin vào

“tiến bộ đạo đức” mà người ta chờ đợi ở hiện đại. Rồi bom nguyên tử, rồi Hiroshima, rồi chiến tranh lạnh, rồi leo thang vũ

khí tận diệt nhân loại, đâu là Tiến Bộ, đâu là đạo đức của khoa học?

“Khoa học mà không có lương tâm là đổ nát của linh hồn”, câu nói ấy trở thành thời sự trước mắt. Khoa học là mục đích

nhưng lương tâm phải là người bạn đồng hành. Nói là nói thế, nhưng trên thực tế người bạn đồng hành của khoa học lại

là chiến tranh, buôn bán vũ khí, chiến tranh làm phát triển khoa học, khoa học phục vụ chiến tranh.

Khái niệm “tiến bộ” cũng được cảnh báo cả khi khoa học làm đúng nhiệm vụ của khoa học là tìm tòi, nghiên cứu, phát

minh, vén màn bí mật của vũ trụ và đời sống. Không có gì quý hóa cho con người hơn là những phát minh càng ngày

càng nhiều trong y khoa. Khám phá về tế bào gốc chẳng hạn là một trong những phúc lợi lớn mà nhân loại chờ đợi.

Nhưng lương tâm có cho phép ta tạo ra đồng loạt vô số những người y chang giống nhau trong tương lai?

Chẳng lẽ khoa học cũng bắt chước Tôn Hành Giả nhổ một sợi lông, thổi một cái, để biến ra thành cả trăm con khỉ giống

hệt nhau, chẳng biết con nào là khỉ gốc họ Tôn? Hiện đại đang gặp phải vấn đề của “đạo đức sinh học”, mà đạo đức

sinh học không thể không liên quan đến cái nhìn của tôn giáo.

Cuối cùng, khái niệm “tiến bộ” còn được đặt lại khi tiến bộ vật chất đưa đến xã hội tiêu thụ trong đó con người bị tha hóa,

nghĩa là mất địa vị chủ. Đây là mê lộ trong đó con người Âu Mỹ nhởn nhơ sa vào. Muốn phồn thịnh kinh tế, phải sản xuất.

Muốn sản xuất, phải có tiêu thụ. Muốn có tiêu thụ, phải kích thích nhu cầu, không có nhu cầu cũng phải kích lên cho có.

Nhu cầu này được thỏa mãn, phải kích lên nhu cầu khác, nhu cầu phải luôn luôn mới để đáp ứng sản xuất phải mới luôn

luôn. Hiện đại đòi hỏi những con người có lý tính. Đâu còn là lý tính nữa trước cuộc chạy đua không ngừng đuổi theo nhu

cầu giả tạo, đuổi theo tiêu thụ phù du?

Con người trở thành nô lệ của quảng cáo, và quảng cáo, tuyên truyền, có đủ mánh lới để tước bỏ phê phán ra khỏi đầu

óc người nghe. Lúc nhỏ, ở lớp 11, 12, tôi học câu thơ của Nguyễn Công Trứ: “Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc”. Biết đủ

thì đủ, tìm đủ thì biết đến bao giờ mới thấy đủ! Ấy là câu thơ dí cái chìa khóa vào tay ta để mở cửa thoát ra khỏi mê lộ

tiêu thụ. Nhưng cái tài của quảng cáo là mê hoặc, đưa con người tiêu thụ vào siêu thị mà làm người ta tưởng vào chốn

đào nguyên!

Tha hóa: con người hiện đại thoát ra khỏi tha hóa đối với Trên Cao thì lại rơi vào tha hóa ở dưới đất. Tha hóa trước sản

phẩm, hàng hóa. Tha hóa trước thị trường. Bởi vì cái gì bây giờ cũng trở thành thị trường, cái gì cũng bị thị trường khai

thác, kể cả lĩnh vực tâm linh. Phật giáo cũng bị thôi, và bị chính vì sự thành công của mình.

Tôi chỉ lấy một ví dụ thôi: cái nhãn hiệu “Nirvana” trên một sản phẩm sắc đẹp của quý bà. Thoa kem ấy vào, lập tức thấy

cực lạc! Cực lạc bỗng trở thành nạn nhân của tha hóa. Tôi nhấn mạnh điểm này để giải thích cho các bạn về sự biến đổi

của lòng tin ở Tây phương.

Đúng là người Âu châu có vấn đề với Thượng Đế. Đúng là nhà thờ vắng tín đồ. Đúng là linh mục khan hiếm, phải cầu

viện đến tận các linh mục Phi châu. Đúng là người Âu châu không đi tìm nữa trong tôn giáo truyền thống của họ câu giải

đáp lớn cho những khắc khoải của tâm linh, mà đi tìm những phương thuốc tức thì trên hạ giới này, trên đời sống này, ở

đây và bây giờ, here and now. Đúng như quy luật của thị trường, ở đâu có cầu thì ở đấy có cung. Hàng loạt tín ngưỡng

lang băm, chính tà lẫn lộn, xuất hiện trên thị trường tâm linh, tranh nhau giành khách. Và khách ở đây là những người có

đời sống vật chất đầy đủ, nhưng bơ vơ, cô đơn, mất tập thể, mất phương hướng, mất ý nghĩa sống.

Ngày trước, con người Âu châu cũng yếu đuối trước Thượng Đế, nhưng họ có cái gì để tin, họ có cái chắc chắn. Bây giờ

họ cũng yếu đuối, nhưng không có cái gì để tin nữa, họ mất chân đứng, họ mất quân bình, họ mất chiều cao lẫn chiều

ngang, họ lung lay. Và vì họ lung lay, họ tưởng cần phải củng cố cái “tôi” của họ, cái “tôi” mà một chủ nghĩa cá nhân quá

đà đã đề cao lên thượng đỉnh. Các bạn hiểu tại sao ngành phân tâm học phát triển như thế ở Âu Mỹ, tại sao các bác sĩ

phân tâm học đông khách nhà giàu và trí thức: họ đi tìm cái “tôi” của họ! Nhưng cái “tôi” của họ trốn ở đâu? Một số người

đi tìm trong cùng tận thâm sâu bí ẩn của ý thức dưới ánh đèn pin của ông Freud. Một số, nông cạn hơn, nghĩ rằng cái

“tôi” của mình là cái thân này đây, phải làm cho nó mạnh, khỏe, đẹp, và nhất là trẻ mãi, để “cực lạc” mãi.

Tất nhiên họ biết: cung cấp món ăn cho cái thân thì cũng phải cung cấp món ăn cho cái tâm, vì tâm không yên thì thân

cũng khó khỏe. Nhưng họ ăn gì trên mâm cơm tinh thần của họ? Ăn lẫu. Nghĩa là hổ lốn. Chút tôm, chút mực, chút thịt gà.

Chút Chúa chút Phật. Bác ái lộn xà ngầu với từ bi. Lấy một chút chỗ này, một chút chỗ kia, cái gì mà cá nhân mỗi người

thấy hoặc tưởng thích hợp cho riêng mình thì gắp bỏ chung vào cái lẫu nước xúp tâm linh. Người Pháp gọi cách thực

hành tân thời này là “bricolage” – lắp ghép thủ công.

Trong chiều hướng đó, ngồi thiền phát triển khắp nơi tại Âu Mỹ. Tất nhiên là hay. Nhưng trong cái hay đó, coi chừng cái

dở. Cái dở là thị trường tâm linh đánh đúng vào tâm lý con người thời đại, quảng cáo ngồi thiền như một kỹ thuật để gìn

giữ sức khỏe và chỉ như một kỹ thuật mà thôi. Như một kỹ thuật, quảng cáo biến ngồi thiền thành một thứ kem xức mặt,

xức vào thì da mặt mát ra, nhìn vào gương thấy cái “tôi” của mình như gái một con trông mòn con mắt.

Chắc các bạn biết thần thoại Hy Lạp về anh chàng Narcisse. Anh chàng mê mình đến độ ngất ngây soi bóng mình trên

mặt nước, soi gần, thật gần, môi chạm môi, và anh chàng lộn cổ xuống ao. Con người hiện đại ở Tây phương cũng mê

cái “tôi” của mình như thế, ve vuốt nó, hôn nó, tưởng nó có thật trong một dòng sông ảo. Nhà sư danh tiếng Tây Tạng

Chögyam Trungpa gọi đùa khuynh hướng đó là “chủ nghĩa duy vật tâm linh” (“spiritual materialism”).

Nhưng đó đích thực là một vấn đề, một thách thức đối với hiện tại và tương lai của Phật giáo tại Âu Mỹ. Bởi vì ngồi thiền

không phải chỉ là một kỹ thuật, lại càng không phải để phục vụ cho cái “tôi”. Ngồi thiền, chính là để thấy cái “tôi” là không

có. Và như vậy là tôi bắt qua điểm thứ tư: Phật giáo trong thời hiện đại bị khủng hoảng.

IV. Phật giáo và khủng hoảng của hiện đại.
Nhiều tác giả gọi thời đại này là “hậu hiện đại”. Tôi không đồng ý với khái niệm này nên chỉ đề cập ở đây hiện tượng

khủng hoảng thôi. Và tôi cũng chỉ xin hạn chế vấn đề vào một khủng hoảng thôi là khủng hoảng của cái “tôi”.

Trước hết, tôi không phủ nhận phúc lợi của việc ngồi thiền, dù cho ngồi thiền chỉ để tăng cường sức khỏe. Ai đã ngồi

thiền và ngồi thiền đúng kỹ thuật rồi đều nói: không phải chỉ sức khỏe được tăng cường, tâm hồn cũng được thư thái.

Bản thân tôi không phải chỉ chứng nghiệm một lần mà cả ngàn lần: chỉ cần biết nén giận trong một giây thôi, đừng cho nó

nổ ra, đã là khóa được cái cửa của địa ngục. Huống hồ ngồi thiền không phải chỉ trong một giây! Bởi vậy, người Tây

phương biết đưa việc ngồi thiền vào nhiều lĩnh vực: bệnh viện, nhà tù, trường học, công sở, xí nghiệp… Họ làm có

phương pháp, bài bản, làm việc gì cũng phải làm cho đến nơi đến chốn.

Nhưng thiền không phải chỉ là thế. Thiền là tự biết mình, và tự biết mình là để quên mình. Quên mình là để nhập làm một

với tất cả những gì hiện hữu. Đó là câu định nghĩa của Đạo Nguyên mà các thiền viện ở Âu Mỹ áp dụng như kinh nhật

tụng. Thế nào là tự biết mình? Tôi không muốn đưa các bạn vào lý thuyết xa xôi. Chỉ nói một hành động nhỏ nhặt, cụ thể,

của một người Âu Mỹ khi lần đầu tiên bước vào thiền đường. Cử chỉ đầu tiên là cởi giày. Cởi giày, xếp ngay ngắn.

Bước nhẹ vào thiền đường. nghe một mùi hương thoảng, gặp một im lặng thẳm sâu, đi trên một sàn gỗ sạch không một

hạt bụi, thấy một không gian không chướng ngại mở rộng ra trước mắt. “Cởi giày”: đó là bài kinh đầu tiên của họ. Cởi

vướng mắc ra, giải thoát cho hai bàn chân, hai bàn chân quý lắm, bao nhiêu nút thần kinh nằm ở trong đó, hai bàn chân

quý lắm, nhờ nó mà mình đứng vững được, hai bàn chân quý lắm, hãy biết quý hai bàn chân như chưa bao giờ mình biết

quý nó trước đây, hãy nghe hai bàn chân đang hạnh phúc khi gặp hơi mát của sàn gỗ, nó và cái sàn gỗ đang tan thành

một, người bước vào phòng đang biến thành một với gian phòng trống, với im lặng mênh mông. Bàn chân quên nó.

Người bước vào phòng quên mình, để cái “tôi” ngoài cửa, như để đôi dép.

Từ khi sinh ra, ta đã muốn chỉ huy cả thế giới, sai khiến mọi người chung quanh. Đói, khóc ầm lên, mẹ phải đưa ngay bầu

sữa. Thèm hơi ấm, mếu máo để được người bồng. Muốn cái gì phải có ngay cái nấy, không thì la hét. Ta là trung tâm

của vũ trụ, tất cả mọi người đều phải chiều ta. Lớn lên, ta cũng vậy thôi, 99% của cuộc đời ta được xài phí để lái thiên hạ,

bắt thiên hạ phải thỏa mãn ý muốn của ta.

Thậm chí, cái mà ta gọi là “tình yêu” suy cho cùng cũng chỉ là nhu cầu cần có một quan hệ gần gũi để ta cảm thấy sung

sướng. Có lẽ ở đâu cũng vậy, nhưng trong văn hóa của cá nhân chủ nghĩa Âu Mỹ, nghĩ đến ta được xem là chuyện bình

thường, tất nhiên. Ai lái người khác giỏi để phục vụ mình tốt, người ấy được xem là thành công. Thiền là trái ngược lại.

Không nhắm tích tụ. Không nhắm chinh phục. Càng nhiều cái “có” càng ít cái “là”, cái tinh túy, cái bản chất, cái đem lại

hạnh phúc. Và tôi “là” gì, chính là ở phút này đây. Ở phút này đây, tôi còn sống, còn thở, còn nói, còn có các bạn để

nghe, còn có nắng đẹp ngoài kia, gió mát đang thổi, hạnh phúc vô biên, hạnh phúc được sống với cái khoảnh khắc này,

được làm một với các bạn, được làm một với tất cả, được làm một với tờ giấy trước mắt tôi.

Thiền không phải là ngồi yên. Thiền là không đi ăn mày nữa, không ngửa tay xin xu hào nơi người khác, nơi bên ngoài,

bởi vì thiền là biết rằng cả một kho tàng châu báu nằm ở trong ta, hãy nhìn vào để thấy, và để chiêm nghiệm rằng ta càng

trống đi cái “tôi” thì kho tàng ấy càng đầy.

Các thiền viện Âu Mỹ biết nhắm đến cái mục đích ấy. Kho báu trong tôi càng đầy, khả năng nhập thành một với mọi vật

chung quanh càng nhạy bén, và khi ấy, tôi khổ với cái khổ của bạn, tôi vui với cái vui của bạn, tôi không còn nữa, bạn

cũng không còn nữa, chỉ còn cái khổ chung, cái vui chung. Định nghĩa của chữ “từ bi” là như vậy, và ngồi thiền chính là

để mở rộng lòng từ bi. Tôi đã là một với tất cả, làm sao tôi không thương tất cả, từ thiên nhiên đến loài vật, từ người gần

đến người xa?

Tôi biết: đó là lý thuyết rất cao mà không phải ai cũng đạt được hoặc hiểu được. Nhưng, tôi xin quả quyết: cứ bước dần

đi mỗi bước rồi sẽ thấy: quên mình nhiều nhiều hơn một chút, nghĩ đến người khác nhiều nhiều hơn một chút, ấy là con

đường đi đến hạnh phúc. Và xin các bạn hãy biết điều này: các người Âu Mỹ ngồi trong thiền đường phần đông là trí

thức hoặc thuộc thành phần cao trong xã hội, đã nắm khá vững lý thuyết Phật giáo và có lòng hướng đến một cái gì cao

hơn đời sống vật chất, vị kỷ. Tôi nói điều này là để nghĩ đến tương lai của Phật giáo ở Âu Mỹ. Phật giáo hạn chế ở tầng

lớp trí thức hay mở rộng ra cho đại chúng?

Tôi không có thì giờ để đi sâu vào câu hỏi này. Chỉ xin nói rằng: bộ não của con người gồm hai phần: khả năng lô-gích,

trừu tượng, phân tích, tương ứng với não bộ phía trái; khả năng nhận ra sự giống nhau giữa những cái khác nhau, trực

giác, tổng hợp, tương ứng với não bộ phía phải (4).

Tác giả Frédéric Lenoir cho rằng văn minh Tây phương chú trọng tác động trên vũ trụ, tương ứng với việc đặt ưu tiên

trên não bộ phía phải. Phật giáo đến Tây phương đã đóng vai trò tích cực trong việc làm quân bình hai vùng trong não

bộ con người Tây phương. Trong cái ý đó, câu nói nổi tiếng của nhà sử học Arnold Toynbee đã thành dễ hiểu: “Sự gặp

gỡ giữa Phật giáo và Tây phương là biến cố có ý nghĩa nhất của thế kỷ 20”.

Tôi cũng nhân cái ý đó để nói thêm rằng Phật giáo chính là sự quân bình và trước hết là quân bình giữa trí tuệ và lòng tin.

Không có trí tuệ thì không hiểu được đức Phật. Nhưng không có lòng tin thì cánh cửa cuối cùng của trí tuệ vẫn không

mở ra. Trí tuệ cũng như hoa mai. Lòng tin cũng như hơi ấm đầu tiên của mùa xuân. Chạm vào một điểm của hơi ấm đó

thôi, hoa nờ bung. “Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa” là vậy.

Chỉ một làn gió xuân thoảng qua thôi, chốn chốn hoa mai bừng nở. Thiền là cây cầu bắt qua giữa trí tuệ và lòng tin. Đó là

pháp môn – cánh cửa đạo – mở ra cho các bậc thượng thủ. Nhưng không phải ai cũng là thượng thủ cả, cho nên Phật

giáo nói có đến “bốn vạn tám ngàn pháp môn” thích hợp với căn cơ của mỗi người. Ai giàu trí tuệ, như giới trí thức ở Âu

Mỹ, đi vào Phật giáo bằng cửa thiền. Ai giàu lòng tin…

Đây chính là tương lai của Phật giáo tại Tây phương. Bởi vì Phật giáo muốn lan tỏa ở đây phải biết rằng không phải ai

cũng là trí thức. Vậy thì, có một nhánh Phật giáo nào ở Âu Mỹ có khả năng lan tỏa ra đại chúng chăng? Có. Đó là Phật

giáo Tây Tạng mà ngài Đạt Lai Lạt Ma là hình ảnh sống động. Phật giáo bám rễ được ở Tây phương là nhờ ngài và cả

một loạt những nhà sư Tây Tạng xuất chúng qua giáo hóa tại đấy. Chỉ mỗi một việc xuất hiện của các vị đó thôi đã làm

dấy động được lòng tin nơi quần chúng. Phật giáo Tây Tạng đáp ứng được những khắc khoải về tâm linh của quần

chúng hơn là thiền tông đến từ các thiền sư Nhật Bản. Nhưng dù là thiền tông hay Phật giáo Tây Tạng, trí tuệ và lòng tin

phải cùng bay với nhau như hai cánh của con đại bàng.

Các bạn đồng nghiệp trí thức và sinh viên thân mến, chính vì hai cánh của con đại bàng mà tôi chọn đề tài này để nói

chuyện với các bạn hôm nay. Tôi đâu có nói chuyện bên Tây. Tôi nói chuyện bên ta! Chúng ta đã lãng quên trí tuệ của

thiền tông Yên Tử.

Chẳng lẽ đạo Phật trí tuệ đã bay cả rồi qua bên Tây? Chẳng lẽ Tây phương thừa hưởng hết tinh túy của Phật giáo? May

thay, chúng ta rất giàu lòng tin, nhưng buồn thay, lắm khi, lắm nơi, đó là tin nhảm, đó là mê tín, đó không phải là đạo Phật.

Không, nhất quyết ta không để gãy chiếc cánh trí tuệ của con đại bàng Lý Trần. Nhất quyết ta củng cố lòng tin chân

chính. Đó là nhiệm vụ của Tuần Lễ Văn Hóa hôm nay. Các bạn trí thức Nghệ An thân mến, hãy chắp lại hai cánh của con

đại bàng lịch sử. Hãy bay với hai cánh vào hiện đại.

Cao Huy Thuần
______________
Chú thích:
• Câu nói của Nietzsche, trích trong Frédéric Lenoir, Le bouddhisme en France (xem l ại) trang 9.
• Fernand Braudel: Grammaire des civilisations, Arthaud-Flammarion, 1987, trang 371.
• Dẫn trong Frédéric Lenoir, La rencontre du bouddhisme et de l’Occident, Albin Michel, 2001, trang 318.
• Frédéric Lenoir, như trên, trang 353
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.762 giây.