logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 13/12/2014 lúc 10:57:08(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Bìa đãi hát Lá Sầu Riêng, Nghệ sĩ: Thành Được, Thanh Sang, Út Hiền, Kim Cương, Ngọc Giàu, Bạch Tuyết.

Lúc sinh thời nghệ sĩ lão thành Năm Châu trong những buổi nói chuyện với các ký giả kịch trường, có lần ông nói rằng cái nghề ca hát là nghề phù du, do đó mà lúc tên tuổi đăng bản còn người mua vé thì phải biết lo xa cho mai hậu, chớ một khi mà tên của mình quảng cáo rùm beng vẫn không ai mua vé thì đã trễ rồi!

Mở cơ sở làm ăn
Trong giới cải lương hầu hết nam nữ nghệ sĩ đều biết vậy, cho nên lúc tên tuổi họ đang lên, kiếm tiền được nhiều thì một số nghệ sĩ đã lo đến hậu vận, vội vã mua sắm này nọ, hoặc mở ra cơ sở làm ăn khác để trông cậy vào lúc hết thời. Từ năm 1968 trở đi cải lương xuống dốc thấy rõ, thì rất nhiều đào kép cải lương bương bả chạy kiếm thêm ông việc làm ăn khác, họ có thể có những nguồn lợi riêng tư nữa mà lắm người không hề biết đến.

Trước tiên phải nói đến Thanh Hải, anh kép có giọng ca hái ra tiền, từng làm kép chánh những đại ban Thủ Đô, Kim Chưởng, Kim Chung và là diễn viên xuất sắc của Giải Thanh Tâm năm 1967. Lúc đang cộng tác với Kim Chung 6, Thanh Hải với nhà lầu xe hơi, người ta bảo rằng vì anh ít ăn xài như các anh kép cải lương khác nên dư giả, nhưng nếu có hàn huyên trò chuyện nhiều lần với Thanh Hải mới nghe anh tâm tình thế này: Nào có phải nhờ hát xướng mà tôi giàu đâu, tôi có hoa lợi rất nhiều với hai cái Bar ở Biên Hòa do vợ tôi và người anh vợ điều khiển. Những ngày đầu tháng, cuối tháng kiếm mỗi hôm trên dưới 30 ngàn, ngày thường có tệ lắm cũng 15 ngàn (thời điểm này một lượng vàng y khoảng 10 ngàn) và nghe nói Thanh Hải còn hùn hạp mở thêm vài nhà bán thuốc tây nữa.

Thế nhưng vốn liếng đâu mà Thanh Hải làm được như thế chớ? Những người am tường hoạt động cải lương nói rằng, đa số kép hát cải lương ký công tra bạc triệu, nhưng cờ bạc ăn chơi rồi tiêu hết lại còn mang nợ, còn Thanh Hải thì khi xưa vốn xuất thân là dân phu cạo mủ cao su ở đồn điền Lai Khê, biết tiền bạc khó kiếm nên không dám xài phí mà lo xa vậy.

Tiếp đến là kỳ nữ Kim Cương, không phải chỉ riêng bà bầu Kim Chưởng mới biết kinh doanh khách sạn như nhiều nghệ sĩ cải lương đã biết, mà trước đó kỳ nữ Kim Cương đã có khách sạn rồi: “Khách Sạn Kim Cương” ở Long Xuyên gần rạp hát Minh Hiển, do tiền của Kim Cương bỏ ra cất và đưa tên mình lên bảng hiệu. Tuy nhiên Kim Cương không cần phải lui tới để thu hoa lợi mà giao quyền cho người cậu Út, thường gọi là Út Đề trông coi. Kim Cương thường nói một ngày nào đó cô sẽ về dưỡng già ở Long Xuyên nên sắm trước vậy cho vững bụng. Nhưng sau 30 Tháng Tư 1975 vật đổi sao dời, khách sạn của Kim Cương có còn hay không, hay là cô làm chủ mà nhà nước quản lý!

Kế đến là Hùng Cường, anh đi hát từ đoàn Ngọc Kiều đến Kim Chưởng rồi Kim Chung, Dạ Lý Hương với giao kèo đến cả triệu này sang triệu khác, và đều đều mỗi xuất đại nhạc hội là kiếm chẳn mười ghim, ngoài ra còn thu dĩa nhiều hơn ai hết. Ấy vậy mà cũng chưa đủ, Hùng Cường còn mở một trung tâm băng nhạc sống, tại đường Gia Long để tự mình độc quyền tiếng hát của mình, và làm chủ nhân ông với sự cộng tác của nhiều anh chị em nghệ sĩ khác.

Chưa hết, Hùng Cường còn mở một câu lạc bộ văn nghệ để hàng tuần mời anh em văn nghệ sĩ tới đó trình bày một vấn đề gì thuộc phạm vi văn học nghệ thuật cho vui. Ngon lành đến thế! Nhưng rồi “mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”, về sau hầu như không còn gì hết, và khi ra hải ngoại cũng chẳng làm nên được gì. Những ngày cuối đời Hùng Cường sống trong căn chung cư ở đường Euclid, thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ. Hoàn cảnh thiếu thốn, bệnh hoạn và qua đời khoảng giữa thập niên 1990.

Giờ đây nói đến Phương Ánh và Mộng Tuyền, trong khi nhiều cô đào cùng lứa tuổi hoặc lớn hơn cứ bám mãi nghề ca hát, thì hai nữ nghệ sĩ này đã biết lo xa từ khi còn rất trẻ. Ngay lúc còn hát xướng Phương Ánh đã có một nhà may tại đường Trần Quốc Toản, và do thương mến cô đào hát từng đóng vai cô gái bán bar trong tuồng “Gái Bán Bar” nên khách đổ xô đến may đông đảo.

Thực ra thì Phương Ánh đâu có biết may vá gì đâu, nhưng đó cũng là một hình thức lo cho mai hậu. Còn Mộng Tuyền cũng có một lúc mở quán “Mộng Tuyền”, địa điểm là căn phố ngó xéo vô chợ Thái Bình, bảng hiệu Mộng Tuyền mà chỉ có ông già của Mộng Tuyền ở đây thôi, nên quán ế rồi dẹp luôn, chịu lỗ lã. Sau đó Phương Ánh, Mộng Tuyền hợp tác với nhau mở nhà “bảo kê xe hơi”. Bảo kê chớ không phải bảo hiểm nhé! Ai có xe hơi cứ đưa tới Phương Ánh, Mộng Tuyền bảo kê thì bất cứ đi đâu gặp trục trặc máy móc, cứ gọi về văn phòng hai cô là có chuyên viên tới sửa tại chỗ, nặng lắm thì kéo về ga ra. Nghề này vững hay không chẳng biết, cũng như sau 1975 nghề “bảo kê xe hơi” của hai nàng có hoạt động được không?

Nợ trả hoài chẳng dứt
Đó là các nghệ sĩ biết lo xa cho mai hậu, chớ đa số thì hầu như chẳng có gì, hát bữa nào tiêu xài bữa nấy. Một số thì luôn mang nợ trả hoài chẳng dứt, đến lúc cải lương xuống dốc thì te tua như chuyện kể dưới đây.

Cải lương thời này không có “... nhứt thân vinh” Người xưa nói “nhứt nghệ tinh, nhứt thân vinh”, nếu giờ đây đem ra áp dụng cho cải lương thì chắc là không khá, bởi cải lương ở thời này thì “nhứt thân vinh” cái nỗi gì chớ! Từ sau cái Tết Mậu Thân cải lương ế ẩm, xuống dốc trầm trọng, đào kép thất nghiệp dài dài, nằm chờ mấy tháng vẫn không thấy dấu hiệu nào hát trở lại, thì trong làng cải lương nảy sinh ra hiện tượng đào kép đi làm nghề khác để kiếm sống, bởi không còn hy vọng gì ở sân khấu, ở tấm màn nhung mà thời gian qua đã là mảnh đất đào tạo sự nghiệp, tên tuổi của họ.

Thật vậy, sau thời gian nhiều tháng chịu đựng mà tương lai vẫn mịt mờ, tiền vay bạc hỏi cũng không còn ai cho, nên gần như hầu hết nghệ sĩ nhà ta phải chạy tới chạy lui tìm sinh lộ. Lúc đầu thì ai nấy cũng nghĩ rằng làm nghề mới chỉ tạm thời gian thôi, chờ ngày lên sân khấu trở lại, nhưng chờ mãi từ tháng này sang năm nọ, chỉ thấy tình trạng ngày càng bi đát hơn thôi, do đó mà nghề tạm đã dần dà thở thành nghề chính tự lúc nào không hay.

Lúc bấy giờ người ta thấy họ bung ra đi làm rất nhiều nghề như: Tài xế, đứng bến, sửa xe, hớt tóc, bán dạo, bán thuốc lá, làm thuê mướn, khuân vác... nói chung thượng vàng hạ cám gì cũng được, miễn là có cơm gạo sống qua ngày, đồng thời cũng có người giải nghệ luôn về quê làm ruộng rẫy, hoặc mua bán gì đó ở nông thôn.

Năm Mậu Thân một số lớn đoàn hát rã gánh, thì dĩ nhiên một số đông đào kép công nhân bắt buộc phải chuyển nghề, có nghĩa là tìm nghề khác làm ăn, coi như bỏ hẳn nghiệp cầm ca. Tuy nhiên vẫn còn một số ít gánh hát nhỏ ở tỉnh vẫn hoạt động, và thường đi lưu diễn, bởi dọn đến địa điểm mới thì ít nhiều gì cũng có khán giả. Bầu gánh nhỏ ở tỉnh vẫn bám nghề dù rằng bữa hát bữa không, có khi hát một đêm, nghỉ 3, 4 đêm hoặc nhiều hơn nữa. Như vậy thì sống thế nào được chớ? Câu trả lời là đào kép công nhân sân khấu có thể làm thêm nhiều nghề khác, thay vì chỉ đơn

thuần lo việc hát xướng, mà giờ đây nó đã trở thành nghề phụ. Trên đường lưu diễn, gánh hát dừng lại nơi nào, thì họ tìm ngay công việc làm để lo cho sự sống trước cái đã, rồi sau đó mới tính đến chuyện hát xướng. Tùy theo khả năng có sẵn, nghệ sĩ có thể làm thêm những công việc khác như cạo gió giác hơi, đánh bóng tủ bàn ghế, chùi lư đồng, chạy xe ôm. Họ cũng có thể là thợ hớt tóc, thợ điện, thợ hồ, thợ mộc và cũng có thể làm... ruộng.

Vào một dịp gần Tết năm nọ có gánh hát về diễn ở Gò Công, người ta thấy một hiện tượng khá lạ. Đoàn vừa dọn đến chưa ổn định gì hết, thì hầu như từ đào kép đến thầy đờn, công nhân chia làm nhiều nhóm tỏa ra các ngả đường như đi dạo. Thỉnh thoảng họ liếc mắt vào các nhà dân như tìm người quen. Thấy lạ, người ta mới hỏi một anh kép thì được cho biết là đoàn hát của anh có cái nghề đánh bóng tủ, chùi lư đồng, đèn đồng... và hễ thấy nhà nào có những thứ này là gặp gia chủ để... tiếp thị. Anh ta còn cho biết nghề này không tốn vốn chỉ tốn công, cần phải

làm cho kỹ thì gia chủ mới trả công cao, nhứt là các dịp Tết Nguyên Đán thì nghề này trúng lắm. Anh nói thêm nhiều địa phương bà con biết mình là nghệ sĩ làm thêm nghề tay trái nên họ rất cảm động, sẵn sàng giao công

việc và còn giới thiệu cho bạn bè, thân tộc. Nhiều chị trong đoàn còn nhận thêu thùa hoặc nấu nướng cho bà con tại các địa phương mà mình lưu diễn.

Có chị được khán giả địa phương cảm mến, gom góp cho hàng chục ký vải vụn đem về kết lại thành những tấm mền đủ màu sặc sỡ rồi bán lại cho dân địa phương. Đã có nhiều đoàn trúng mánh khi về một số địa phương gặp phải đám tiệc, đám cưới, liên hoan, thôi nôi, đầy tháng, đám ma, sinh nhật... Người thì nhận sô văn nghệ, người nhận trang trí, thiết kế ánh sáng, người phụ trách về âm thanh, người nhận bao thầu nấu nướng...
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.