logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/12/2014 lúc 07:30:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tiếng là ở đô thị nhưng nếp sống của đa số người dân vẫn bừa bãi chẳng khác gì thôn xóm thân thuộc dưới quê. Thành phố lớn còn là nơi nhiều người ngoại quốc qua lại, sống và làm việc, nên để giữ danh dự và nâng cao trình độ người dân thì “nếp sống văn minh đô thị” được đưa ra.

Khó đi vào nổi từng chi tiết trong nếp sống văn minh nên chỉ một số vấn đề được đưa ra mà thôi.

Việc đầu tiên là quét sạch lề đường lôi thôi nhếch nhác. Lề đường bao giờ cũng như cái chợ khổng lồ. Sát bên trong là cửa tiệm đẩy các tủ kính lấn ra ngoài, bàn ghế của hàng ăn, sát ngoài lề là dán keo xe, dán điện thoại di động… Nếu gần trường học, bệnh viện là các xe đẩy bán thức ăn, quà vặt, đồ chơi, tạp hóa… đậu chi chít từ lề đường lan xuống lòng đường.

Thành phố cũng đã xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu “ba không”: không hàng rong, không sử dụng vỉa hè để buôn bán và không xe trên vỉa hè.

Hàng bún riêu lùi ngay vào hẻm. Hàng sửa ống khóa, thuốc lá… cũng thụt sâu vào trong. Ai cũng biết dân Việt mình làm biếng, nếu hàng quán sát mép đường thì tiện ghé xe rề lại mua bán chứ ngồi tít vào trong vỉa hè thì chẳng ai chịu khó leo lên lề đâu mà bỏ đi luôn. Hàng quán ế ẩm thấy rõ. Khi nhà nước làm căng, dân buôn bán đành chen chúc nhau thập thò đầu hẻm, đợi cơ hội lò dò thò ra.

Riêng hàng sửa xe không chịu thụt vào mà quyết tử với mép hè.

Ông sửa xe vốn là cư dân của quận Tư từ ba đời nay. Mấy năm trước, căn nhà nát của gia đình ông thuộc khu vực giải tỏa để mở rộng đường, làm cầu. Năm đó, được đền bù số tiền tương đương tám lượng vàng, ông mua miếng đất ở quận 12 rồi xây căn nhà mái tôn cho hai vợ chồng ông và ba đứa con tá túc.

Ở căn nhà cũ, ông chạy xe ôm, bà bán nồi bánh canh cũng đắp đổi qua ngày. Nay qua khu nhà mới, dân cư loe hoe toàn buôn gánh bán bưng như vợ chồng ông, đâu có ai dư dả ăn quà, ngồi xe ôm… Xoay xở mãi không xong, vốn gần cụt hết. Thế là ông trở về góc đường nhà cũ đặt cái máy bơm để bơm xe, vá xe gắn máy, đồng thời dựng thêm cái xe bên cạnh để có ai kêu thì chạy xe ôm luôn.

Đại lộ mới mở có lề đường rộng thênh thang. Cái bơm xe để ở cạnh cột điện. Khách hàng thường đông vào giấc sáng đi làm. Thiên hạ dắt xe ra khỏi nhà thấy “con ngựa sắt” của mình bị bể bánh hay vỏ xe mềm… mới tìm tới chỗ bơm vá.

Ông dùng xích sắt khóa máy bơm vào cột điện cho an toàn phòng lúc chạy xe ôm vắng mặt. Mấy nhà gần đó biết hoàn cảnh của ông bà vợ bị gai cột sống, con cái đứa đi học lớp bổ túc ban đêm, đứa đi phụ bàn, đứa lông bông lêu lổng, nên thương tình cũng để mắt canh chừng dùm cái máy bơm khi ông vắng mặt.
Thế nhưng sáng sớm như thường lệ, ông tới sớm, ghé nhà người quen để lấy cái máy bơm gửi qua đêm. Hôm nay, xui quá, không ai “nháy” cho ông biết đang có đợt kiểm tra “Nếp sống văn minh đô thị”. Một đoàn mười sáu người gồm đủ các ban, bệ như bảo vệ dân phố, khu vực, quản lý trật tự đô thị… xúm lại bao vây bắt gặp quả tang cái máy bơm xe tội chiếm lề đường.

Ông sửa xe được yêu cầu mở khóa tháo dây xích để đưa tang vật lên xe tải chở về nơi tạm giữ. Ông hoảng hốt vừa phân trần vừa kể khổ:

– Sao mấy con đường kế đây, thiên hạ giăng xe bánh mì, bàn ghế cà phê, xà bần… đầy đường không bị phạt. Còn tui nghèo khổ có cái máy bơn kiếm cơm lương thiện chứ có phá làng phá xóm gì đâu?
Một anh dân phòng thương tình, giải thích:
– Kế bên chỉ là con đường thường, còn đây là đường… trọng điểm.
Dùng dằng mãi, chỉ một cú a-lô, một chiếc kéo cắt sắt dài cả thước được mang tới. Một bà già dẫn cháu đi nhà trẻ đứng gần, góp ý:
– Thôi, đằng nào cũng “bị” rồi. Hư thêm dây xích uổng. Thôi đợi qua đợt kiểm tra rồi hãy tiếp tục… ngồi.
Nhìn thấy đoàn kiểm tra, xe trái cây đẩy rong từ xa vội quẹo hướng khác.

Anh quản lý đô thị kể chuyện:
– Mấy xe nước mía, hủ tíu… Trời ơi, có một xô nước đặc quánh xài suốt ngày, không kể ống hút dùng rồi mang nhúng nước dùng lại cho đỡ hao. Xe trái cây bán tới đâu trút vỏ xuống ngay vệ đường.
Ồ, rác thì không phải độc quyền hàng rong xả, đổ thừa tội nghiệp họ, mà từ người đi đường, các gia đình vất bậy, các công trình xây dựng đổ xà bần… Các thứ rác nếu nhà không gần sông rạch để ném xuống thì cứ vất đại ra ngoài đường cho xe vệ sinh đến quét hốt. Phu vệ sinh một buổi quét đi quét lại mấy lần mà rác vẫn chùm nhum và vương vãi. Cộng thêm khói bụi mịt mù, ô nhiễm không khí và tiếng ồn mọi lúc mọi nơi, bệnh hô hấp và thần kinh tăng lên. Chẳng lạ khi Sàigòn bị xếp vào một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á.

Bán hàng rong, dùng vỉa hè để buôn bán đương nhiên xả rác ra đường chứ bỏ đâu bây giờ! Nếu không lăn lộn ngoài lộ xá thì làm gì để sống xin hiến kế dùm. Đa số người lao động ở các nước công nghiệp đều làm việc trong cơ quan, hãng xưởng… Còn ta thì mới phát triển công nghiệp lắp ráp, gia công, siết ốc vít… với giá nhân công rẻ mạt. Ngay cả công nhân trong khu công nghiệp, khu chế xuất sau những giờ làm kiệt sức với bữa cơm héo hắt vẫn phải bươn chải với xe trái cây dạo, tấm nylon trải dưới đất ở chợ cóc bán mớ quần áo cũ, vài bó rau héo, rổ trứng vịt, mớ cá ôi, thịt thiu…

Hàng rong không tốn tiền thuê chỗ, khỏi đóng thuế, bán bao nhiêu lời bấy nhiêu. Ở nơi đông người, hàng rong có thể kiếm từ vài đến vài trăm ngàn, đôi khi bạc triệu như chơi. Một hàng cà phê vỉa hè ở khu trung tâm có thể sang chỗ lên đến mấy chục triệu. Vì thế rất nan giải để dẹp. Một số con đường ở khu trung tâm, từ lâu đã cấm hàng rong nhưng chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp nơi có nhiều người ngoại quốc đó thôi, Ngoài ra hàng rong vẫn chạy như đèn cù. Gặp đợt thu gom, nếu kịp thời a-lô thông tin liên lạc thì họ gom hàng chạy táo tác, còn không thì mất cả bàn ghế lẫn xe đẩy…

Chị bán tráng trộn nói cương quyết:
– Nếu đuổi thì tôi chạy qua bên kia đường. Hết đuổi thì quay lại. Chứ không thì sống bằng cách nào.
Một chị thuê một mét lề đường của căn nhà mặt tiền để bán xe phá lấu bò. Mỗi ngày chị cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng, trừ chi phí đủ nuôi hai con ăn học. Nhưng chị chỉ bán vào khoảng từ chiều tan sở tới tối khuya vì giấc đó “nếp sống văn minh” cũng hết giờ làm việc rồi!
Bởi “nếp sống văn minh” chỉ theo giờ hành chánh nên chiều tối mặt trời chưa tắt, các lề đường rộng rãi hay chật chội cũng bung ra đầy quán ăn, quán nhậu để thực khách vừa “dzô” vừa thưởng thức cảnh gió mát, trăng thanh lộ thiên. Bên cạnh quán ăn đương nhiên là bãi giữ xe.
Cứ bảo là không được để xe trên vỉa hè. Thành phố Sàigòn hiện có 98% gia đình có xe gắn máy với hơn năm triệu chiếc. Vậy xe không để trên vỉa hè thì để ở đâu không biết. Hiếm có vỉa hè nào rộng mấy mét, thường thì nhà mặt tiền lấn chiếm mấy lớp, nào làm phòng khách, gara để xe, nào bán hàng, kê bảng quảng cáo, đặt ma-nơ-canh… nên vỉa hè chỉ còn một, hai mét, thậm chí nửa mét. Đậu chiếc xe là trọn vẹn vỉa hè.
Cấm không nổi nên địa phương lại kẻ vạch cho đậu một hàng xe. Mặt tiền cửa hàng thường rộng ngang khoảng ba mét, nội đậu vài chiếc xe đã không còn lối ra vào nên cách mấy xe vẫn phải lấn ra. Và không phải vỉa hè nào cũng đủ rộng để kẻ vạch. Người đi bộ đành nhường nhịn bằng cách cứ đi vài bước trên hè lại dăm bước xuống đường. Lối đi thay vì thẳng tắp lại ngoằn ngoèo liên tục lên bờ xuống ruộng. Còn nếu vỉa hè là bãi giữ xe thì cứ lòng đường mà tiến, khỏi cần lên lề xuống đường nữa. Xe chạy quen rồi, thấy người đi bộ lấn qua lãnh thổ của mình cũng tự động lượn qua lượn lại để tránh.

Vào con đường được chỉnh trang đẹp hơn, thường là đường vắn. Một số lề đường thông thoáng, điểm trang thêm vài ba bồn hoa cỏ.

Tuy nhiên có khách sạn, cao ốc tự lót vỉa hè trước mặt mình bằng loại gạch đá đặc biệt riêng. Sợ khách bộ hành đi qua nhiều làm… hư mặt đá nên xây luôn bồn hoa to án ngữ cả vỉa hè. Nhà dân cũng vậy, cũng không muốn ai đi trên cái vỉa hè “của nhà mình” nên cũng đặt băng ghế đá, chậu cây, bục thang dẫn xe vào nhà… chiếm gọn luôn khoảng trống từ nhà thẳng xuống lòng đường. Thậm chí đặt tấm ván, miếng tôn che ngang hết vỉa hè… cho gọn.

Rốt cuộc, phải định nghĩa cho chính xác: Vỉa hè thuộc quyền sở hữu của chủ căn nhà mặt tiền. Chắc là phải vận động chủ nhà thực hiện nếp sống văn minh trước khi nghía đến đám hàng rong.
Ngoài ra đi khắp thành phố, chẳng phải chúng cư thì quần áo cũng phơi giăng giăng đê đê. Chỗ nào cũng thấy các bức tường dán đầy quảng cáo, rao vặt bán và cho thuê nhà, khoan cắt bê tông… Thành phố từng khốn khổ vì nạn số điện thoại “khoan cắt bê tông” xuất hiện mọi chỗ. Tẩy xóa dăm bữa lại hiện ra xem chừng đành chịu thua.
Các phong trào văn minh đô thị ồ ạt được phát động. Hà nội đưa dự án gần mười hai tỉ đồng để dạy học sinh cách ứng xử văn minh nhằm tránh việc bún mắng cháo chửi là món đặc sản nổi tiếng. Saigon có nào là 3 không 3 có, tức là không xả rác, phóng uế, phơi phóng ra đường; không buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường; không quảng cáo, rao vặt, khoan cắt bê tông… Lại thêm “5 không – 3 sạch”, “4 nhớ – 4 không” là gì gì nữa chẳng rõ. Có nơi dẹp triệt để, có chỗ lúc dẹp lúc không, nơi khác lại lơi lơi bỏ qua…
Nếp sống văn minh đô thị là câu chuyện dài nhiều tập khó có hồi kết thúc.

UserPostedImage

Làm sao cho đồng đều, vừa sạch đường, vừa vệ sinh, vừa tạo công ăn việc làm cho người buôn bán nhỏ, bán rong, người nhập cư…

Đúng là dân buôn bán rong, chiếm lối đường phố phần lớn là dân nhập cư, dân bị giải tỏa, người thất nghiệp… không đủ vốn thuê chỗ cố định bị túm mất vốn. Ngày nào việc mưu sinh của họ vẫn còn bức bách thì bộ mặt đô thị khó mà văn minh nổi.

Những người từng đi du lịch nước ngoài, gần nhất là Singapore, về đều than thở: “Nào là xanh, nào là sạch. Hút thuốc, xả rác là bị đánh đòn!!! Sao dân ta không bắt chước như… người ta cho văn minh”.
Thì để… từ từ.


Saigon cô nương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.