logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/12/2014 lúc 09:14:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,123

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Trong buổi tiếp kiến dành cho những người lãnh đạo các cơ quan trung ương tại giáo triều Rôma ngày 22/12/2014, Đức

Giáo hoàng Francis đã liệt kê 15 thứ bệnh cần bài trừ khỏi những người phục vụ tại đây.

Không chỉ người ngoài mà có thể nói ngay cả cử tọa có mặt – trong đó 60 Hồng y và 50 Giám mục – cũng không ngờ

Ngài lại gay gắt phê phán tình trạng quan liêu ở Vatican khi họ đến chúc mừng Giáng sinh và Năm mới Ngài như vậy.

Sống đơn sơ, đạm bạc
Nhưng nếu nhìn lại những gì Đức Giáo hoàng Francis nói, làm và sống – đặc biệt kể từ khi Ngài được bầu làm Giáo

hoàng vào tháng 3/2013 – thì những chỉ trích, phê phán ấy không có gì ngạc nhiên.

Ngài được bầu lên ngôi vị Giáo hoàng vào một thời điểm mà Giáo hội Công giáo nói chung và Vatican nói riêng đang

phải đối diện với nhiều tai tiếng. Một cách nào đó có thể nói các hồng y bầu Ngài vì họ biết Ngài có đủ khôn ngoan, đức

hạnh và can đảm thể lèo lái con thuyền Giáo hội qua những sóng gió đó.

Các hồng y bầu Ngài vì họ biết Ngài có đủ khôn ngoan, đức hạnh và can đảm thể lèo lái con thuyền Giáo hội qua những

sóng gió
Vì vậy, không quá ngạc nhiên ưu tiên hàng đầu của Ngài sau khi được bầu làm Giáo hoàng là canh tân Giáo hội và cải tổ

Giáo triều Rôma. Và Ngài làm việc đó trước hết bằng chính đời sống, gương mẫu của mình.

Đến từ một quốc gia đang phát triển, lại có một đời sống đạm bạc, đơn sơ, Ngài không chấp nhận lối sống khá xa hoa,

trần tục, lãng phí, thích phô trương Ngài thấy nơi một số giáo sỹ.

Ngày lễ tấn phong Giáo hoàng, thay vì đội vương miện, đeo nhẫn vàng, đi giày đỏ như các vị tiền nhiệm, Ngài vẫn dùng

trang phục cũ, chỉ khác chiếc khăn choàng trắng trên vai.

Thay vì đi xe Limousine mới, với biển ưu tiên của Vatican hay vào sống trong một căn hộ sang trọng dành cho Giáo

hoàng tại điện Tông Tòa, Ngài vẫn đi chiếc xe cũ và chọn sống tại Lưu xá Thánh Mátta (một nhà khách của Vatican).

Không chỉ sống đạm bạc, khó nghèo, Ngài cũng là một con người rất khiêm tốn, cởi mở, luôn dành một tình cảm, sự

quan tâm đặc biệt cho những người thấp kém, bất hạnh, thiếu may mắn trong xã hội và rất coi trọng sự hợp tác, đối thoại.

Một mục tử như Ngài không vui gì khi thấy có những giáo sỹ trưởng giả, háo danh, thích xu nịnh, khép kín, bè phái, quan

liêu và dửng dưng với tha nhân.

Một con người với những đức tính đó, Đức Giáo hoàng Francis lại càng không thể im lặng khi thấy những người lãnh đạo

các cơ quan trung ương của Tòa Thánh có một cách nhìn, lối sống như thế.
UserPostedImage
Ưu tiên của Ngài khi được bầu làm Giáo hoàng là cải tổ Vatican – một cơ chế nặng nề, thiếu hiệu quả, nhiều tai tiếng, nếu

không muốn nói là đang mang nhiều bệnh.

Và việc cải tổ đó chỉ có thể được tiến hành khi những người nắm giữ những chức vụ trong cơ chế đó biết nhận ra bệnh

của mình và tìm cách chữa trị. Đây cũng là lý do tại sao Ngài công khai chỉ ra 15 ‘căn bệnh’ tại Vatican.

'Như mọi cơ thể khác'
Có một điểm khác có thể giúp mọi người cảm thấy không quá ngạc nhiên khi Đức Giáo Hoàng chỉ ra 15 căn bệnh của

Giáo triều Vatican.

Trong diễn từ của mình, trước khi liệt kê 15 căn bệnh tại Giáo triều Vatican, Đức Giáo Hoàng Francis đã nhấn mạnh rằng

dù ‘luôn được mời gọi cải tiến và tăng trưởng trong tình hiệp thông, thánh thiện và khôn ngoan để chu toàn sứ mạng,

cũng như mỗi thân thể con người, Giáo triều cũng có thể bị bệnh, hoạt động không tốt, bị yếu liệt’.

Linh mục Thomas Rosica, phát ngôn viên tiếng Anh của Vatican, đã nhấn mạnh rằng những điều Đức Giáo Hoàng nói

không chỉ dành cho Giáo triều Rôma mà còn dành cho toàn thể Giáo hội... Hơn nữa, theo Linh mục Rosia, những gì Đức

Giáo Hoàng nói còn giá trị đối với nhiều thể chế trên thế giới đang đánh mất sứ vụ nguyên thủy của mình
Thực ra, điều này không chỉ đúng đối với Giáo triều Rôma mà còn rất đúng đối tới toàn thể Giáo hội Công giáo và mọi

cộng đoàn, dòng tu, giáo xứ hay mọi thành phần trong Giáo hội.

Trong một thông cáo gửi tới các cơ quan truyền thông sau bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Francis, Linh mục Thomas

Rosica, phát ngôn viên tiếng Anh của Vatican, đã nhấn mạnh rằng những điều Đức Giáo Hoàng nói không chỉ dành cho

Giáo triều Rôma mà còn dành cho toàn thể Giáo hội.

Vì ý thức rằng mình là con người (và vì vậy), có thể bị bệnh, dễ phạm tội, Giáo hội luôn mời gọi con cái mình biết xét

mình, xưng tội, hòa giải với Thiên Chúa và tha nhân.

Đức Giáo hoàng liệt kê 15 căn bệnh đó củng chỉ muốn ‘giúp chúng ta [Ngài cũng như Giáo triều Rôma và toàn thể Giáo

hội] chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hòa giải để đón mừng lễ Giáng Sinh’.

Hơn nữa, theo Linh mục Rosia, những gì Đức Giáo Hoàng nói còn giá trị đối với nhiều thể chế trên thế giới đang đánh

mất sứ vụ nguyên thủy của mình.

Đúng vậy, nếu không biết – và đặc biệt biết mà không dám thừa nhận hoặc chữa trị – những căn bệnh của mình thì một

tổ chức hay một thể chế không thể phát triển được.

Trái lại, nếu biết nhận ra những yếu kém của mình và biết đổi mới, hoàn thiện chính mình thì một tổ chức, một thể chế có

thể phát triển, bền vững.

Có thể nói Giáo hội Công giáo tồn tại, phát triển hơn 2000 năm qua không phải vì Giáo hội luôn tốt lành, thánh thiện mà vì

Giáo hội luôn ý thức được những yếu kém, mỏng giòn của mình và qua đó biết hoán cải, canh tân.
UserPostedImage
Đức Giáo Hoàng Francis nhấn mạnh rằng 'cũng như mỗi thân thể con người, Giáo triều cũng có thể bị bệnh, hoạt động

không tốt, bị yếu liệt’

Trong thông cáo của mình, Linh mục Rosia còn chỉ rằng trong chiều dài lịch sử của Giáo hội, ‘có lúc các ngôn sứ xuất

hiện để kêu gọi chúng tôi quay trở về với cội nguồn và sứ vụ căn bản của mình. Và đó là những gì mà Đức Giáo hoàng

Francis đang làm’.

Đúng vậy, trong quá khứ nhiều lúc Giáo hội rơi vào khủng hoảng, suy thoái vì những chia rẻ, xâu xé, bê bối, xung đột

ngay trong lòng Giáo hội. Mỗi lần như vậy có những nhà cải cách, ngôn sứ hay thánh nhân xuất hiện.

Chẳng hạn, vào cuối thể kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, khi Giáo hội trở nên xơ cứng, hàng giáo sỹ suy thoái, xa lạ với người

dân, Francis thành Assisi xuất hiện. Bằng chính đời sống đơn sơ, khó nghèo của mình, Thánh Francis – hay còn được

gọi là Thánh Phanxicô Khó nghèo và cũng là vị thánh mà Đức Giáo hoàng Francis chọn làm tông hiệu của mình) – đã

giúp Giáo hội canh tân, vượt qua được những khủng hoảng lúc đó.

Có thể nói, như phát ngôn nhân của Tòa Thánh nhận định, bằng chính những lời nói, gương sáng của mình, Đức Giáo

hoàng Francis cũng đang từng bước giúp cải tổ giáo triều Rôma và canh tân Giáo hội.

Là một người rất tế nhị và nhạy cảm, công khai chỉ trích những thói hư tật xấu của những người nắm giữ các vị trí quan

trọng trong các bộ, cơ quan quan trọng trong Tòa Thánh – và cũng là những cộng sự thân cận của mình – chắc chắn

Ngài và cử tọa hôm đó cũng cảm thấy không thoải mái.

Nhưng đó có thể là một liều thuốc đắng nhưng hiệu nghiệm giúp Giáo triều Rôma và Giáo hội chữa lành những căn bệnh

hiện tại của mình, và qua đó có thể chu toàn sứ mạng luôn báo Tin mừng của mình.
Theo BBC
TS Đoàn Xuân Lộc gửi cho BBC từ Anh quốc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.203 giây.