logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/12/2014 lúc 06:57:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giáng Sinh: Lễ của tình yêu
Từ trước tới nay, người ta vẫn nói, Giáng Sinh là lễ của tình yêu. Với người Công giáo đã vậy, mà ngay cả người ngoài Công giáo, không ai bỏ qua những giây phút quí báu này. Nhưng trước khi nói chuyện yêu, Hằng muốn cà kê với các bạn một ít chuyện vui để chúng ta cùng lên tinh thần với nhau đã.

Đám tuần lộc và chiếc xe
Tuần lộc là những chú nai kéo Santa Claus đi phát quà trong đêm Noel. Không có đám tuần lộc, ông già sẽ đành ngồi bó gối trong một góc lạnh lẽo nào đó ở Bắc Cực để đám trẻ con chết mòn vì mong đợi. Công của đám tuần lộc thật là lớn. Nhưng chúng ta có biết gì về đám tuần lộc kéo xe này không?
Theo tài liệu của Bộ Cá Mú và Thú Rừng (Department of Fish and Game) tiểu bang Alaska thì tuần lộc mọc sừng vào mùa hè mỗi năm. Nhưng có điều lạ thiên hạ không để ý là vào đến mùa đông, thường là cuối tháng Mười Một đến giữa tháng Mười Hai, thì các “cậu” tuần lộc để rơi mất sừng. Chỉ có các cô tuần lộc là còn giữ lại được bộ sừng duyên dáng của mình cho đến khi “nằm ổ rơm” để sinh em bé vào mùa xuân.
Khi Santa Claus bắt đầu tuyển tuần lộc để xung vào đội kéo xe đi phát quà đêm Noel, ông chỉ chọn những “chú” nào còn lại cặp sừng hấp dẫn ở trên đầu mà thôi. Hóa ra, tất cả những ứng viên được chọn đều là các cô cả, chứ chẳng có chú nào ở đây. Bởi vì vào mùa này, các chú đã rụng sừng hết cả rồi, đâu còn đủ tiêu chuẩn để được tuyển lựa nữa.
Kéo một ông già mập ú, ồn ào, với một cái xe đầy ắp quà cáp đi khắp thế gian chỉ trong vòng một đêm, đến nhà nào là chắc nhà đó, không hề bị lạc… vậy mà “các cô” làm được. Ngẫm lại mới thấy ông Trời hay thiệt: Chắc ổng nhìn thấy nội tướng chúng ta quanh năm cáng đáng việc nhà, vun đắp cho chồng con đâu ra đấy, nên ổng tín nhiệm phái nữ hơn.
UserPostedImage
Cô đơn trong đêm Noel?

Hạnh phúc ở lòng mình
Làm nội tướng trong gia đình, chắc hẳn các bạn cũng có kinh nghiệm về tính tình của “lính tráng” trong đội ngũ nhà mình. Nếu không để ý lắm thì đây là một trường hợp để bạn rút kinh nghiệm:
Bạn Hằng có hai đứa con sinh đôi. Ấy vậy mà cái gì chúng cũng khác nhau, ngoại trừ nhân dáng thì dĩ nhiên giống nhau như đúc: Hễ một đứa than nóng thì đứa kia kêu lạnh; Một đứa phàn nàn sao mở TV quá lớn, đứa kia đòi vặn “volume” cho to thêm. Tính tình cũng tương phản, một đứa luôn luôn lạc quan, còn đứa kia nhìn đâu cũng thấy sầu đời u ám.
Rõ ràng nhất là vào đêm Giáng Sinh nọ, mẹ chúng nó mới nghĩ ra một trò vui để thử lòng hai đứa: Phòng đứa sầu đời thì cô ta mua đầy quà bánh và các thứ trò chơi; Đứa hay vui cười thì nhận được mấy gói … phân gà!
Nửa đêm Giáng Sinh, chờ cho các con về phòng mở quà xong, người mẹ mới đi một vòng quan sát: Thằng bé sầu đời đang ngồi giữa đám đồ chơi, nước mắt giọt ngắn giọt dài đang chảy đầy gương mặt. Người mẹ lạ lắm, mới ghé vào hỏi thăm:
- Làm sao mà con khóc vậy?
Thằng bé trả lời:
- Bởi vì bạn bè con thế nào cũng ghen tị với con, rồi lại phải đọc hết bằng này tờ giấy hướng dẫn mới bắt đầu sử dụng được, ấy là chưa kể phải thường xuyên mua pin thay thế, và đồ chơi rồi cũng có lúc hư gẫy.
Người mẹ thất vọng, nhưng không ngạc nhiên về tính khí thằng sầu đời. “Để xem thằng kia xử trí ra sao?” Sang đến phòng kia thì thấy thằng nhỏ lạc quan đang nhảy cỡn bên những đống phân gà. Người mẹ hỏi:
- Có gì mà con vui vậy?
Thằng bé trả lời:
- Chắc chắn phải có một đàn gà con ở gần đây!
Đấy, bạn xem, chuyện trẻ con mà chính là bài học cho người lớn chứ giỡn sao!



Con xin gì?

Ông già Noel rất ngạc nhiên khi một thiếu nữ mới chừng 20 tuổi chạy đến gần, rồi leo lên ngồi trên lòng ông.
Xưa nay ông già Noel chỉ có chiều trẻ con, nhưng cô gái này “thơm” quá, nụ cười cô ấy lại đẹp, làm hồn phách ông lên mây, ông quên cả luật lệ vẫn có từ ngàn xưa, nên ông cất tiếng hỏi:
- Con muốn gì cho lễ Giáng Sinh này?
- Con muốn xin một món quà cho mẹ con.
- Cho mẹ con à? Ồ, con hiếu thảo quá! Vậy, con muốn xin gì cho mẹ?
Ông già mỉm cười hỏi lại.
Không cần chớp mắt, cô gái trả lời ngay:
- Cho mẹ con sớm có con rể!

Đêm của tình yêu

Chả trách người ta nói, lễ Giáng sinh là lễ của tình yêu! Có lẽ đêm nay là đêm vui nhất, đêm mầu nhiệm của những người yêu Chúa; đêm huyền mơ của những người yêu nhau. Đêm nay, hãy đi với người thân yêu nhất của mình đến một nơi nào đó, có thể là thánh đường dù bạn không phải là “con chiên” Chúa; có thể là một buổi Party; hay đơn giản chỉ là một cuộc đi bộ bên nhau giữa không gian lành lạnh mà lòng mình thì ấm áp tình yêu… Nếu không có người tâm giao cùng sánh bước thì ít nhất cũng còn một cô, đó là…. cô Đơn: Đêm nay, hãy mời “nàng” cùng song hành trên những lối đi thật đẹp ven đường, để lòng mình lắng lại và nghe những thầm thì tuyệt diệu. Thì ra, cô Đơn cũng có nét đẹp riêng, đúng như thi sĩ Hàn Mặc Tử đã cảm nhận:

Ai hãy làm thinh, chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió….
Và để xem trời giải nghĩa … yêu!

Nhưng ra ngoài trong đêm nay, nhớ phải mặc cho đủ ấm và đi lại ở những nơi có đủ an ninh nhé. Hằng không muốn bạn, thay vì cảm nhận được chữ “yêu” thì về lại bị cảm, rồi phải nằm nhà mà nghiền ngẫm chữ “yếu” thì thật là buồn lắm đó.



VŨ HẰNG

Sửa bởi người viết 24/12/2014 lúc 07:02:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 24/12/2014 lúc 06:59:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thoáng nhớ về Nô-en xưa
Lễ Giáng Sinh lại trở về lần nữa, năm nay vào thứ Năm, khiến có kẻ vui, người buồn. Vui, vì có cơ quan, công ty chịu chơi, để nhân viên được nghỉ bắc cầu một lèo 4 ngày, một “long weekend,” tức một cuối tuần dài. Cứ dài là tốt, là ăn tiền rồi!
Còn buồn, bởi cũng không hiếm chủ nhân chỉ “bố thí” cho người làm nghỉ đúng một ngày, không hơn không kém. Hôm sau thứ Sáu “đi cày” trở lại, như chẳng có gì đặc biệt vừa xẩy ra. Nghỉ kiểu hà tiện, nghỉ ngắn như thế, chẳng làm ăn được gì ra hồn. “Lai rai ba sợi” cũng chẳng dám đến nơi tới chốn khi chợt nhớ cảnh sáng sớm mai, khi vẫn còn “đêm đông lạnh giá,” đã phải tung mền trỗi dậy đến sở như dân Trung Đông vùng lên trong “Mùa Xuân Ả Rập” vậy...
Ngược lại, không kể con nít, chỉ riêng những người hưu trí, quả mới xứng danh “khỏe re như con bò kéo xe,” bởi “một ngày như mọi ngày,” thành ra đại lễ này rơi vào thứ mấy trong tuần cũng không thành vấn đề. Thế nhưng, xin “thành khẩn khai báo” rằng “nói vậy mà không phải vậy.” Tuy thân xác bèo nhèo không còn năng lực “lao động là vinh quang“ nữa, nhưng tâm trí lại không ngừng hùng hục đào bới dĩ vãng, bắt nghĩ ngợi lung tung. Lễ, tết nào càng “tưng bừng hoa lá,” những thân phận “gần đất xa trời” ấy lại càng nhìn thiên hạ, bày con cháu vui chơi, càng “ngậm bồ hòn làm ngọt.” Như dịp lễ Giáng Sinh này!

Gọi là Noel mới... sướng miệng!

Mạn phép “phát ngôn tưới hạt sen” là mỗi khi dịp “25 tháng 12” trở về, những người Việt nào vốn có nhiều thâm niên sinh trưởng trên đất nước Việt Nam, sơ sơ phải cỡ từ “5 bó” trở lên, nay dù tha hương ở đâu cũng vẫn quen miệng nói... “Noel.” Còn từ thế hệ thứ hai trở xuống định cư ở hải ngoại, thì kể như “bù chất,” bởi đã có nhiều chữ khác, chẳng hạn - Christmas - “để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.” Nói như vừa... nói vốn chỉ nhắm vào những người Việt sinh sống ở những quốc gia nói tiếng Pháp hay tiếng Anh hoặc nơi có hai ngôn ngữ này thông dụng, chứ an cư lạc nghiệp ở các nước khác, lại đương nhiên xài tiếng riêng theo ngôn ngữ bản xứ. Chẳng hạn khối Bắc Âu, lễ Noel hay Christmas được gọi là Jul; vùng thuộc ngôn ngữ Germain, là Neihnachten; những nước nói Spanish, thì: Navidad... Nêu ra đôi ba trường hợp làm thí dụ vậy thôi, chứ sức mấy mà kẻ hèn này có thể liệt kê hết nổi. Ấy cũng bởi vận nước “xuống dốc không phanh” mà ngày nay gần như ở bất cứ xứ xở nào cũng có mặt người Việt mình. Tuy vậy, theo thiển ý, dù sao nghe âm ngữ Noel, vẫn “tự sướng” hơn cả, có lẽ vì từ này đã quá quen thuộc, quá thân thương và như đã thấm sâu vào tận xương tủy của mình rồi. Tôi biết có nhiều cụ khi nói “Noel” đã bị đám cháu phản đối sau khi chúng đã ngơ ngác tựa “nai vàng đạp trên lá cỏ khô”; sau đó chúng đè ông bà ra rồi bắt tập nói “Christ.... mas.” Ừ thì để cho vui cửa vui nhà đồng thời để chứng tỏ tinh thấn “hòa hợp, hòa giải.... gia đình,” các cụ cũng bập bẹ theo, nhưng sau lưng chúng, thì lại bật lên tiếng: Noel!

Bởi đâu có chữ Noel?

Trước thế kỷ 17, xã hội Việt Nam chỉ có “tam giáo đồng nguyên,” nghĩa là ba tín ngưỡng có chung nguồn. Đó là Khổng Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo. Dĩ nhiên chỉ có Khổng và Lão Giáo là chính thức xuất xứ từ Trung Hoa, còn riêng Phật Giáo thì từ Ấn Độ, nhưng phái Phật Giáo Bắc Tông thì vào Việt Nam qua ngã Trung Hoa; phái Phật Giáo Nam Tông du nhập nước ta qua ngã Thái Lan.
Tới khi các giáo sĩ Tây Phương, trong đó phần đông là người gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý Đại Lợi, đến Việt Nam truyền đạo Công Giáo - song song với thời gian của cuộc xâm lược nước ta của thực dân Pháp, tiếng Việt lại trở nên phong phú hơn nữa bởi Việt hóa được nhiều từ ngoại quốc, như trước thế kỷ 17 đã có những từ Hán Việt, sau đến thời Pháp thuộc lại thêm vô số từ tiếng Tây, đặc biệt những từ về triết học, khoa học, toán học... và tôn giáo, trong số đó đương nhiên có từ Noel (trên chữ E có hai dấu chấm đứng ngang nhau) và được phiên âm thành “Nô-en” để chỉ về lễ mừng Chúa Giêsu chào đời.
Tuy người Pháp gọi Sinh Nhật của Chúa là Noel, nhưng từ này không phải thứ “nguyên chất” Pháp văn. Dân tộc Pháp cũng mượn một từ Latin cổ khác: Nael. Cả Noel lẫn Nael cũng là những từ phần đầu (Na) của chữ Latin - Natalis (ngày sinh) và phần cuối của chữ Emmanuel trong tiếng Hebrew - ghép lại thành “Nael” (sau là Noel = Sinh nhật của đấng Giêsu). Emmanuel, một tước hiệu của Đức Jesus, có nghĩa là “người được sai đến” vốn được ghi rành rành trong cuốn Phúc Âm của thánh sử Matthêu.
Trong khi đó, giống như bao nước khác, người Công Giáo Việt Nam cũng “sản xuất” được một từ riêng để đặt tên cho biến cố vĩ đại này: Lễ Giáng Sinh. Rất có thể một số người đã và đang thắc mắc, “giáng” là xuống; “sinh” là ra đời, nhưng gọi cụt lủn thế, e thiếu trước, hụt sau, bởi “ai sinh xuống” chứ, trong khi các cụm từ khác lại rất rõ ràng, điển hình như “Phật Đản”; “đản” có ý nói ngày sinh ra thần thánh hay vua chúa. Thế nhưng trong lịch sử cuộc đời, chỉ duy nhất đấng Kitô từ trời xuống trần để “chuộc tội thiên hạ,” vì thế gọi tắt “Giáng Sinh” âu cũng quá minh bạch, không những đã đầy đủ ý nghĩa mà còn chứng tỏ tinh thần thực tế của dân tộc Việt Nam vốn ưa thích đặc tính ngắn, gọn và đơn giản nhưng vẫn xúc tích đồng thời cũng rất “tiện và lợi”; băn khoăn chữ “giáng sinh” thiếu chủ từ hoặc thiếu sở hữu từ, tức là “lo con bò trắng răng” đấy!

Đón Nô-en này lại nhớ Nô-en xưa!

Mỗi người có một “thời để nhớ để thương”; không ai giống ai chứ không thể nói “mỉu nào cũng như mỉu nào” hay “vơ đũa cả nắm.” Thế nhưng sau khi cả gan “uống thuốc liều,” tôi mạn phép suy đoán là cứ mỗi lần có Nô-en mới, nhiều người vốn được xếp hạng tuổi-đời-cổ-thụ lại hồi tưởng những dịp Nô-en cũ mà phần đông đã xẩy ra vào thuở “làm học trò không sách cầm tay, có tâm sự đi nói cùng cây cỏ,” đặc biệt là những kẻ giống như tôi vốn đã bị lâm vào thảm cảnh, “Lạy Chúa, con là kẻ ngoại đạo,” lỡ mê một “con chiên cái” của Chúa.
Vâng, cá nhân tôi vẫn nhớ như in, cứ vào những dịp Nô-en, nàng lại càng đầy đọa tấm thân “qua cầu gió bay” của tôi. Nguyên nhân chính yếu là tôi vẫn phải cố gắng mệt không nghỉ “lấy lòng” nàng gấp năm, gấp mười lần ngày thường, nhất là phải tỏ ra cũng “tin có Chúa ở trên trời” như nàng, cũng phải là “con chiên ngoan đạo” chính hiệu như nàng. Đó là chưa nói tới những cuộc hẹn hò, đón đưa, dĩ nhiên tình tứ, thơ mộng và lãng mạn nhưng đồng thời cũng rất “trần ai khoai củ.” Ngược lại, không hiểu sao vào những dịp trọng đại, như Nô-en chẳng hạn, đàn bà con gái như nàng lại dễ giận hờn đến như thế. Lỡ quên khen chiếc áo mới của nàng là “lãnh đủ” thái độ “lãnh cảm” - mà cứ mỗi Nô-en, nàng lại sắm tối thiểu thêm ba, bốn bộ y phục, thử hỏi những thằng thanh niên nào “ruột để ngoài da” như tôi “thuộc bài” cho kịp. Nói thật chứ, đến tên của bố mẹ mình, bỗng có người hỏi đến, nghĩ mãi mới nhớ ra, vậy thì đầu óc đâu mà ghi thành danh sách áo quần của nàng. Lại nữa, nàng đến nơi hẹn muộn cả tiếng đồng hồ, tôi vẫn phải vui vẻ, lịch sự thưa “đâu có sao”; trái lại mình đã chạy vắt giò lên cổ, hộc cả xì bơ mà chẳng may trễ chừng năm, mười phút thôi, tất nhiên lại diễn ra “chiến tranh lạnh.” Tôi chỉ còn biết kêu gào, “Lậy Chúa, con là người ngoại đạo nhưng tin là đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời... Giờ con chỉ cầu một điều là xin Chúa làm cho con chiên của Chúa biết... thương hại con!”
Vậy mà Chúa Giêsu Hài Đồng gần như năm nào cũng đã nhận lời tôi đấy. Lễ tan, nàng lại “vô tư” cười nói cứ như thể mình là thiên thần thứ thiệt nơi hang Be Lem vậy. Thằng con giai như tôi bèn nghĩ, ngu gì mà không “lợi dụng thời cơ” để nắm tay nàng, cọ xát nàng... và nếu “mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh,” nghĩa là không thấy nàng có những phản ứng mạnh, lập tức tôi như thằng ăn trộm, “ta ghé môi hôn.” Quả đúng như Trần Dạ Từ diễn tả, “Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang...” dù lúc đó đang trong thời tiết mùa Đông lạnh cóng xuơng cốt - và vậy mà, “Nghìn cây phượng vĩ bàng hoàng trổ bông...”
Những kỷ niệm của các Nô-en cũ, sống thì tôi để bụng, chết mang theo, chứ chẳng vì uống “viagra” vào, nổi hứng mà phun cho đương kim bà xã biết. Mà thú thật, tôi cũng chẳng hiểu động lực nào đã thúc đẩy tôi rò rỉ trên báo như quí độc giả đã thấy hôm nay, phô cho cả bá quan văn võ biết về các “sự cố” vốn là những kỷ niệm “top secret” của cuộc đời tôi. Duy nhất một điều tôi vẫn tự hào, vỗ ngực cao rao là một đại hồng ân của Chúa Kitô. Đó là sau đúng ba mùa Giáng Sinh, vốn tôi đã chỉ chủ mưu lợi dụng đêm Nô-en nhằm du dương với “em bé,” đến ngày lễ Giáng Sinh cách nay vừa đúng nửa thế kỷ, tôi đã thành tâm tin Chúa và được “rửa tội” hầu chính thức trở thành “con chiên” của Chúa - tuy chỉ là “con chiên... ghẻ” vì lòng yêu Chúa của tôi vẫn chỉ ở mức “khô khan hơn ngói”; trong khi bà xã hiện nay của tôi đã là “chiên” của Chúa từ khi lọt lòng mẹ. Chẳng thế nàng vẫn tự ví mình là “chiên con thở hơi ấm cho Chúa hài đồng bị lạnh lẽo nơi máng cỏ.”



Lời chúc Giáng Sinh!

Thời trước khi có internet, quả thật là một điều “lạnh lùng sương gió,” chẳng khác gì tình trạng “đau khổ vì bệnh trĩ” mỗi lần Nô-en trở về khi phải viết hàng mấy chục tấm thiệp chúc, bởi nhiều lý do - điển hình như: Thứ nhất, viết xạo “hết ý,” câu chúc nào cũng “nổ” hơn lựu đạn. Thứ hai, tấm thiệp nào cũng chỉ bằng nấy câu chúc, “sao y bản chính” còn hơn bản chụp “fotocopi.” Thứ ba, viết một cách vô ý thức, gửi tấm thiệp với những câu chúc vốn có nội dung đặc sệt Thiên Chúa Giáo cho cả những người vô thần hoặc là tín đồ thuần thành của một tôn giáo khác...
Cá nhân tôi cũng đã nhiều lần đứng trong hàng ngũ của những “phạm nhân” kể trên. Nay đã có internet, đỡ công viết thiệp chúc đã đành mà còn có sẵn những câu chúc với “lời vàng ý ngọc,” rất đơn giản nhưng đầy đủ ý nghĩa. Tôi xin mượn một câu chúc tiêu biểu hơn cả được viết bằng nhiều ngôn ngữ trong ý nghĩa “Ơn Cứu Độ đổ xuống cho muôn dân” để kính gửi đến từng quí bạn đọc: Verbum Caro! Merry Christmas! Jouyeux Noel! Feliz Navidad! Good Jul! Buon Natale! Frohe Weihnachten! Mutlu Neller! Giáng Sinh Vui Vẻ!...


HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.195 giây.