logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/01/2015 lúc 06:12:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Ngày 30 tháng 12 năm 2008, bạn Nguyễn Thanh Phong ở Hamilton viết thơ cho tôi nhờ liên lạc với ông bà Tô Văn Lai – Paris By Night đề nghị cho thu hình vở tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở của hai nghệ sĩ Hà Triều – Hoa Phượng.

Lúc đó, Paris By Night thực hiện các chương trình ca nhạc thu nhiều lợi nhuận hơn nên không tha thiết với đề nghị trên.

Tôi dời chỗ ở, vợ tôi lại bịnh nặng, loay hoay không hiểu sao mà tôi để mất thơ và địa chỉ của anh Thanh Phong nên đành chịu lỗi không thể trả lời cho bạn được.

Nhân các bài viết mới đây về nữ nghệ sĩ Bích Sơn, tôi chợt nhớ Bích Sơn là nữ nghệ sĩ từng hát vai Công Chúa trong tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở lúc hai soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng khai trương vở hát này ở đoàn cải lương Thúy Nga năm 1958, và cũng trong dịp này, tôi nhớ đến mối tình vô vọng của gả soạn giả trẻ tuổi tài cao.

Năm 1956, các phim Nhựt Bổn: Lã Sanh Môn (Rashomon) Người Phu Xe, Sư phụ Judo. Kiếm sĩ Mù Nghe Gió Kiếm chiếu ở nhiều rạp hát bóng Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định, được khán giả ưa thích nồng nhiệt. Các báo phê bình Văn Nghệ không ngớt viết bài ngợi khen. Hai soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng biết ý thích của khán giả nên sáng tác tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở, lấy bối cảnh nước Nhựt thời các sứ quân tranh quyền, mỗi sứ quân hùng cứ một vùng lãnh thổ.

Đoàn hát Thúy Nga – Phước Trọng thành công lớn với vở tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở của hai soạn giả trẻ Hà Triều – Hoa Phượng, cốt truyện tuồng là một chuyện tình thơ mộng, đáp ứng đúng yêu cầu của khán giả. Văn chương bay bướm, thi thơ êm dịu đem lại một sinh khí mới cho sân khấu cải lương. Ngoài ra, còn phải kể một yếu tố ăn khách nữa của tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở là lần đầu tiên khán giả cải lương được thưởng thức giọng ca vọng cổ vang lộng nhưng rất ngọt ngào của nghệ sĩ trẻ Thành Được, một nghệ sĩ có phong cách diễn xuất sang trọng và thể hiện được hình tượng một kiếm sĩ của nước Nhựt thời xa xưa. Thêm vào đó giọng ngâm thơ ru hồn của Kiều nữ Bích Sơn quyến rũ khán giả hằng đêm phải đến với Khi Hoa Anh Đào Nở… Bích Sơn có vẻ đẹp của một tiểu thơ đài các, đôi mắt chan chứa một nỗi buồn thăm thẳm nên khi Bích Sơn vào vai Công Chúa, người đã yêu Tô Điền Sơn nhưng tình yêu không được hồi đáp, giọng ngâm thơ của Công Chúa (Bích Sơn) là suối lệ, là giọt buồn không tên cho những ai đã yêu và thất vọng vì yêu.

Mở màn tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở một cảnh thơ mộng trước khi giông tố bùng nổ:
Chùa Tịnh Vân, hoa anh đào nở rộ, khói lam chiều nhẹ tỏa.
(Tiếng ngâm thơ hậu trường)
Hương Xuân quyện lấy cửa không
Vui miền thanh tịnh ấm lòng từ bi.

Từng hồi chuông chùa nhẹ ngân… Tô Điền Sơn đốt ngọn đèn lồng treo trước cổng chùa.
(Tiếng ngâm thơ hậu trường)
Khói lam chầm chậm lên đồi
Sương chiều vây kín chân trời cô thôn.

Tô Điền Sơn ngâm:
Đốt đèn lên tiễn hoàng hôn
Đốt lên cho ấm thiền môn đêm dài

(có tiếng tu hú kêu)
Tô Điền Sơn ngồi tâm sự với tiểu Huệ Châu, khẻ ngâm:
Tu hú là điệu nhạc xuân vạn thuở
Tưng bừng vui rộn rã vạn lòng sầu
Dịu tình ai đã chết trong đêm thâu
Nhẹ bước, kẻ tha hương tìm sự sống.

Tiểu Huệ Châu nói:
Huynh Điền Sơn, Sao trông buồn bã
Không vui Xuân lại khóc hoa anh đào?

Tô Điền Sơn:
Tu hú kêu, huynh nhớ lại xuân nào,
Cạnh cha già, huynh vui đùa kiếm báo
Rồi tuyết không rơi nữa… rừng xanh lá
Xuân đã về… cha chết giữa mùa hoa
Lòng Điền Sơn giờ là bãi tha ma
Tiếng tu hú là nhạc sầu vĩnh cách.


Qua thơ ngâm hậu trường và lời tự thán của Tô Điền Sơn, tác giả giới thiệu Tô Điền Sơn là một kiếm sĩ trước khi quy y cửa thiền Tịnh Vân, để dẫn câu chuyện Tô Điền Sơn dù muốn tu hành nhưng vì cứu tiểu thơ Thái Phượng Liên khỏi bàn tay ác độc của tướng cướp A Tôn, Tô Điền Sơn đã vô tình giết tên cướp, cửa thiền vấy máu và vì vậy Tô Điền Sơn đành phải rời cửa chùa để sống lại cuộc đời người kiếm sĩ. Tiểu thơ Thái Phượng Liên yêu Tô Điền Sơn, nhưng anh ruột của Thái Phượng Liên và cha muốn ép gả Thái Phượng Liên cho Hoàng Tử, con của vua đang trị vì lãnh thổ. Nhân một cơn say, anh của Thái Phượng Liên rút kiếm định giết Tô Điền Sơn nhưng gã lại chết dưới đường gươm sấm sét của Tô Điền Sơn. Thái Phượng Liên không thể kết hôn với người đã giết chết anh ruột của mình.

Kiếm sĩ Tô Điền Sơn được Vua trao cho nhiệm vụ tiểu trừ quân thổ phỉ, hứa ngày thắng trận trở về thì Vua sẽ gả công chúa (do Nữ nghệ sĩ Bích Sơn thủ vai) cho Tô Điền Sơn. Vua cha đã chết, hoàng tử nối ngôi và đã cưới Thái Phượng Liên làm hoàng hậu. Vua trẻ mừng thượng tướng Tô Điền Sơn thắng trận bằng tiệc rượu linh đình và muốn gả công chúa cho Tô Điền Sơn và giữ Tô Điền Sơn ở kề cận ngai vàng trước khi cho chàng trở về thăm quê hương. Nhưng Tô Điền Sơn nóng ruột muốn về ngay quê cũ vì muốn gặp người yêu Thái Phượng Liên; để tỏ lòng yêu mến viên tướng tài, vua mời Hoàng Hậu đích thân ban tặng ngự tửu cho thượng tướng Tô Điền Sơn. Hoàng Hậu Thái Phượng Liên ban ngự tửu, Tô Điền Sơn ngỡ ngàng và đau đớn khi biết Hoàng Hậu chính là người yêu Thái Phượng Liên của chàng. Dưới đây là một câu độc thoại thật hay của nghệ sĩ trẻ Thành Được (năm 1958) trong vai Tô Điền Sơn:

« Hoàng hậu! ha ha ha!!! Phượng Liên ôi, ta nhớ ngày yêu năm cũ. Kề vai bên rẫy trà xanh. Sương sớm đoanh vòng nụ biếc. Nàng cười đẹp nét bình minh. Chung tình ơi… cái chung tình! Hỡi ai! Ai đã vẹn tình đó ai? Nay mưa gió đã phai lời nguyện ước. Gấm vóc ai mờ mắt Thái Phượng Liên? Ngồi trên lưng ngựa ta đếm gót thời gian. Trong sương gió mơ màng đang vẫy gọi.
Lòng thương nhớ giục Tô Điền Sơn lập chiến công sáng chói. Nay là tên thất bại giữa trận đời. Có ai về đến tận cung trời, cho nhắn hỏi vì sao người đen bạc… Ta dầm mình trong gió rét, còn người say tiệc tân hôn. (Rút gươm ra, một phút yên lặng Tô Điền Sơn chặt ngọn đèn) Hãy nhắm lại những cặp mắt đa tình lãng mạn… (chém hoa) Hãy rụng hết đi những mặt hoa phản trắc phũ phàng… Vừa yêu đương đã nhầu nát tâm can. Ta câm lặng vì quân thần đạo nghĩa… Trời, tương lai ta là nghĩa địa… Thái Phượng Liên em… »

Một đoạn diễn độc thoại dài như vậy, diễn tả tâm trạng thất tình đau đớn của Tô Điền Sơn không có nghệ sĩ nào diễn hay bằng nghệ sĩ Thành Được. Thêm vào đó giọng ngâm hậu trường ru hồn của kiều nữ Bích Sơn đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của vở tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở.

Hà Triều và Hoa Phượng sáng tác tiếp hai vở tuồng lấy bối cảnh Nhựt Bổn và nhân vật là những kiếm sĩ Phù Tang: Đợi Anh Mùa Lá Rụng và Cầu Sương Thiếp Phụ Chàng, để giới thiệu nữ diễn viên tài sắc Bích Sơn qua vai đào chánh. Hà Triều hy vọng chiếm được cảm tình của Bích Sơn sau khi dựng tuồng để cho Bích Sơn vào vai đào chánh, anh hy vọng đào chánh sẽ yêu và trở thành vợ của soạn giả như nhiều trường hợp xảy ra trong các đoàn hát.

Đoàn hát Thúy Nga đã có số doanh thu kỷ lục trong đợt tuồng cải lương mang màu sắc Phù Tang nhưng sau đó đoàn Thúy Nga phải rã gánh vì nghệ sĩ Thành Được ký contrat hát cho đoàn Kim Chưởng với Út Bạch Lan. Nữ nghệ sĩ Bích Sơn hợp tác lập gánh hát với nữ nghệ sĩ Ngọc An (đoàn hát Bích Sơn – Ngọc An).

Năm 1962, Bích Sơn ký contrat hát cho đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, cặp soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng cũng về cộng tác với đoàn Thanh Minh – Thanh Nga. Một vài ký giả kịch trường (bạn du hí với Hà Triều) thường tung tin về cặp đôi Hà Triều và Bích Sơn nhưng Bích Sơn cực lực đính chánh. Bích Sơn là nữ diễn viên rất được các bạn diễn mến mộ và kính nể vì tư cách đứng đắn của cô trong đoàn hát, ai cũng biết là các chàng si kiều nữ đều muốn tung tin có lợi cho mình, gây ảo tưởng là Bích Sơn sẽ yêu một trong những chàng “si” đó.

Đoàn hát Thanh Minh – Thanh Nga hát lại hai vở tuồng Đợi Anh Mùa Lá Rụng và Trăng Thượng Tuần Sắp Lặn của Hà Triều – Hoa Phượng, và kiều nữ Bích Sơn vẫn là người ngâm thơ hậu trường vở tuồng Đợi Anh Mùa Lá Rụng:

Chàng hãy xem lá rụng
Như nhớ thương chồng chất lên nhau…
Hẹn thu sau…
Em ngồi đốt lá thềm rêu đợi chồng…

Tiếng hát hậu trường của kiều nữ Bích Sơn:
Chàng có biết cho vợ chàng khi đón…

Ca Nam Ai:
Ngọn thu phong, lo hơ áo cho chồng,
Xa vời núi sông…
Chưa thỏa chí tang bồng (Giọng nhỏ dần rồi mất hẳn)

Và đây là một đoạn thơ ngâm hậu trường của Bích Sơn:
Vó ngựa nhịp, thành khuya thức giấc
Thoát xa mờ trong lớp sương đêm
Gió thu sang trả tình thu cũ
Lưu luyến mà chi lỗi ước nguyền.

Giọng ngâm thơ của Bích Sơn nghe thật êm, thật rõ lời, như cô nàng đang thì thầm thủ thỉ bên tai, tôi là người ngoại cuộc mà nghe Bích Sơn ngâm thơ cũng có cảm giác như cô đang tỉ tê tâm sự với mình… giọng nói êm êm như có hương thơm hơi thở của Bích Sơn phả vào người, trái tim tôi nghe đập loạn lên liên hồi… Trách gì anh chàng Hà Triều sao không mê mẩn tâm thần?…
Lúc đó các cây “si” như nhà văn Thanh Nam, thi sĩ Kiên Giang, danh ca Hữu Phước rút lui có trật tự thì soạn giả Hà Triều vẫn ôm cây “si” chạy theo sau lưng kiều nữ.

Có một đêm, đoàn Thanh Minh – Thanh Nga hát tuồng Đợi Anh Mùa Lá Rụng, nghệ sĩ Hữu Phước trong vai người chồng bội bạc, kiều nữ Bích Sơn trong vai cô vợ chờ đợi chồng trong niềm thất vọng cô liêu… Trước mái tranh nghèo, bên ngọn lửa bập bùng, vợ chồng tâm sự trước khi chia tay, kẻ ra biên ải, người ở lại cô phòng:

Hữu Phước trong vai Điền Trung:
…Thiên Phương ơi, lửa thương nhớ không sưởi ấm đêm dài cô lẻ, chiều bâng khuâng ôm con trẻ tựa song thưa, lặng nhìn con mong tìm lại hình ảnh của chồng, qua đôi mắt, làn môi dìu dịu thắm. Thiên Phương ôi! Anh quyết chết để giữ vẹn mối tình nồng thắm. Chớ anh không thể sống trong hoan lạc khi nàng dào dạt nhớ thương, lặng đếm từng hạt sương rơi lạnh lẽo…
Ca vọng cổ:
1- Bên rèm… một chiều quê cũ thu buồn… em ngậm ngùi tiễn anh đi cho thỏa cánh chim xanh còn ước vọng tung mây. Từ đây hồ lạnh chỉ còn soi một bóng, Thiên Phương rũ tóc nhớ thương như cành liễu sầu tái tê mong đợi gió xuân về cho xanh màu duyên thắm.
2- Lời nguyền ghi trong cánh quạt chưa phai mờ nét mực thì xin đừng vội trách Điền Trung là kẻ vô nghĩa bạc tình… Tôi là người sống sâu đậm trong tình nghĩa vợ chồng, nâng chung trà ngào ngạt lặng nhìn ánh tà dương run rẩy chết sau ngọn đồi thông. Tuy chẳng thốt nên lời, nhưng trong ánh mắt đã truyền cho nhau biết bao tình yêu mến, thì ai lại đành tâm bắt buộc Điền Trung lỗi hẹn với Thiên Phương.

Thiên Phương ca câu 3:
Nếu mất Điền Trung thì cuộc sống đối với Thiên Phương hoàn toàn vô vị, chiếc lá cuối cùng không rụng xuống nữa, sương tuyết rơi tê tái mái nhà yêu. Chiều lại chiều dằn dặc những buổi chiều, xuân không đến đìu hiu lòng cô phụ. Ôm con thơ lắng nghe tiếng khóc tâm tình tưởng như tiếng nhạc chết u buồn tiễn đưa một mối tình chung thủy về nơi cõi chết âm u buồn nhứt của vũ trụ nầy.

Hữu Phước và Bích Sơn ngồi bên ngọn lửa bập bùng, ngoài trời gió rít lộng, lá rơi rơi, ánh sáng về đêm ngã một màu xanh buồn thảm, tiếng đàn tam thập lục đánh từng tiếng thánh thót như tiếng đàn semisen xa vắng… giọng ca áo não, khung cảnh buồn, người xem tưởng chừng không gian cô đọng lại trước mối tình tan vỡ của Thiên Phương với Điền Trung.
Tôi ngồi bên cánh gà, chiêm ngưỡng dung nhan buồn của Bích Sơn trong bộ Kimono màu xanh thẳm điểm vài đóa hoa cúc nhỏ nhoi. Chợt nghe tiếng động sau lưng, tôi quay lại thấy Hà Triều đang vò đầu, bức tóc. Tôi hỏi: “Gì vậy? Bộ tụi nó quên tuồng hả?”
– Không phải! Chỗ này không phải diễn quá mùi như vậy! Diễn mùi là hư rồi! Chia tay mà… Tan vỡ mà… Sao mùi quá vậy? Hai anh chị đó đang sống trong tình cảm yêu đương sum hợp chớ không phải chia tay…
– Khán giả chắc không ai để ý đến chi tiết này đâu. Mà có yêu đương mùi mẫn, khi chia tay tan vỡ thì càng thêm sầu thảm, chớ có gì đâu mà anh vò đầu bức tóc như vậy?
Hà Triều lấy tay vuốt ngực: “Đúng vậy! Đừng nóng giận… bình tĩnh…bình tĩnh!”

Tôi biết tại sao Hà Triều nổi nóng khi thấy Bích Sơn và Hữu Phước hát không đúng theo ý của anh. Hà Triều đang trồng cây si Bích Sơn, theo ý của Hà Triều thì lớp hát này không cần mùi mẫn tình tứ quá. Vậy mà Hữu Phước lại mùi mẫn với Bích Sơn trước mắt anh, anh không vò đầu bức tóc, không sôi máu ghen sao được?

Hai hôm sau ráp tuồng mới của Hà Triều – Hoa Phượng (tuồng Trăng Thượng Tuần Sắp Lặn) Hà Triều phát rôle tuồng cho nghệ sĩ, anh tận tay đưa rôle tuồng cho Bích Sơn, xong anh nói: “Anh em nghỉ nửa tiếng đồng hồ, uống cà phê và dò mặt chữ để lát nữa ráp tuồng đọc cho nó chạy suôn sẻ”.
Cũng cần nói rõ là khi tập tuồng cho bất cứ soạn giả nào, tôi cũng phải có mặt trong buổi ráp tuồng đầu tiên. Tôi là Giám đốc kỹ thuật nên khi nghe tuồng, tôi biết là trong kho y trang của đoàn hát có những bộ trang phục nào dùng được cho tuồng đó, cần may thêm những bộ y phục nào khác. Cảnh trí, đèn đuốt có cần sắm gì thêm không… Tôi vừa là cố vấn của bà bầu Thơ vừa là chuyên viên giúp cho soạn giả trong khi anh dàn dựng tuồng cho đoàn Thanh Minh – Thanh Nga.

Tới giờ ráp tuồng, moị người ngồi quanh một cái bàn, đọc tuồng độ chừng mười phút, bỗng nghe Bích Sơn nói: “Ủa! Cái này là cái gì trong rôle tuồng của tôi? Hay là của ai bỏ quên đây!” Bích Sơn đưa cao một phong thơ dày cộm, ngoài bìa thơ không có đề tên ai, góc phía trên có hai chữ “Hà Triều”.
Hà Triều vội nói: “Ý! của tôi. Tôi viết thơ gởi về Rạch Giá mà chưa đề địa chỉ. Để quên trong rôle tuồng của Bích Sơn. Cám ơn nghe Bích Sơn!” Anh vội vàng lấy lại bức thơ, bỏ vô cartable của anh.
Bà bầu xỉa thuốc, nhìn tôi cười cười… Tôi thầm hiểu là thơ của Hà Triều gởi cho Bích Sơn, cô ta không nhận nên công khai hóa cái cách gởi thơ theo kiểu học trò xưa. Lãng mạn lắm và cũng tiện lợi lắm vì khi bị phát giác thì dễ dàng chối phăng đi là xong.

Sau đó, mỗi tối không thấy Hà Triều theo dõi suất hát. Anh cũng tỏ vẻ lạnh lùng với Bích Sơn. Anh mua một chiếc xe hơi Peugeot 203, mướn tài xế, mướn một villa ở ngang trường Bác Ái ở xóm Cầu Muối và chúng tôi nghe đồn là Hà Triều ở trong villa đó với một cô vợ đẹp, cũng có mái tóc dài buông xõa như Bích Sơn. Ngoài ra, Hà Triều còn mua một con ngựa đua, đặt tên là Tô Điền Sơn, kể kỷ niệm vở hát thành công của anh. Anh đánh cá ngựa, cờ bạc và bê tha hút á phiện, cưới gái điếm về làm vợ hiền.
Chúng tôi nghe những tin đồn không hay về Hà Triều nên Kiên Giang, Hoàng Khâm và tôi rủ nhau tới villa của Hà Triều để biết rõ cuộc sống bình thường hay sa đọa của bạn.

Chúng tôi hùn tiền lại, đặt quán Biên Thùy dưới chợ Cầu Ông Lãnh làm một tiệc cá lóc nướng ốp bẹ chuối, rượu Napoléon cổ lùn và nhiều món thực đơn khác để nhậu mừng vợ chồng Hà Triều.
Hà Triều bất ngờ thấy chúng tôi kéo đến nơi anh ở, anh đành phải giới thiệu cô vợ của anh.

Cô nàng cũng khá đẹp, mái tóc buông xõa xuống gần ngang thắt lưng, cô mặc áo kimono lụa trắng, trên vạt áo trước và sau vẽ hình cổng chùa Nhựt có nhánh hoa Anh đào de xuống thật đẹp, màu sắc hài hòa. Cô nàng chào hỏi chúng tôi, khi nghe Hà Triều kể tên chúng tôi, cô nói: “Em có nghe danh các anh!”
Hà Triều mời chúng tôi xuống quán Biên Thùy dưới chợ Ông Lãnh vì nhà không có chuẩn bị thức ăn, anh ta bước vô phòng với cô vợ mới, có lẽ để thay y phục và lấy tiền mang theo.
Nhân dịp đó, Kiên Giang cằn nhằn nhỏ với chúng tôi: “Không dè nó nói mà nó làm thiệt! Con nhỏ đó là con điếm dưới Cầu Hàn. Nó mướn về làm vợ tháng của nó đó. Nó nói Gái điếm Vợ hiền! Thôi tụi mình kéo xuống quán Biên Thùy nhậu, ở đây ăn gì nuốt cũng không vô!”

Hà Triều theo chúng tôi xuống quán Biên Thùy, cô “vợ hiền được mướn đó” không đi nhậu.
Bữa tiệc đó chỉ có một mình Hà Triều say. Chúng tôi khuyên giải, chúng tôi can ngăn vì biết Hà Triều thất vọng vì Bích Sơn thẳng thừng từ chối lời tỏ tình của anh nên anh tự ái, mướn một cô gái có vóc dáng và mái tóc như Bích Sơn để nói rằng khi có tiền (nhiều tiền bản quyền) thì anh muốn có một người vợ đẹp có vớc dáng như Bích Sơn thì không phải là chuyện khó thực hiện. Nhưng kẻ thất tình Hà Triều nghĩ quẩn, một cô gái điếm thì không thể giống một cô gái bình thường mà Hà Triều đã bỏ công theo đuổi. Người Việt tôn trọng sĩ diện, mặt mũi. Bà Bầu, các nghệ sĩ và khán giả khi biết Hà Triều cưới một cô gái điếm về làm vợ thì họ sẽ nghĩ sao?

Chuyện lấy gái điếm về làm vợ là làm cho đã nư, chớ vài tháng qua, Hà Triều coi cái giải pháp mà anh chọn cũng kỳ cục và không được ai tán thành. Anh trả cô gái trở về xóm điếm, không mướn villa để ở vì con ngựa đua Tô Điền Sơn chạy độ nào anh cũng thua. Anh bán con ngựa Tô Điền Sơn, bán xe Peugeot 203, tiền bản quyền tiêu hết sạch, Hà Triều mỗi lần đi đến rạp hát là đi xe “Lô ca chưn”!
Nhiều khối tình si lãnh hậu quả không tốt, mỗi cây si tùy theo cách ứng phó của mình. Kẻ nào biết ta và biết đối tượng, nếu không có hy vọng gì thì rút lui như Kiên Giang và Hữu Phước thì còn sống được, kẻ nào đã si mà mê muội như anh chàng họ Hà này thì chắc chắn kết quả thu lượm được là từ bị thương cho tới chết tan xác mà thôi!
Nhớ những chuyện tình không giống ai ngày xưa.

Nguyễn Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.160 giây.