logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 12/01/2015 lúc 08:08:32(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage

Đào Duy Anh (1904-1988) tuy chỉ tốt nghiệp bậc trung học và là một nhà giáo tiểu học bình thường, nhưng lại là một người tự học siêu việt có một không hai trong văn học cận đại. Ông không những thông hiểu cổ học, lại còn thấm nhuần Âu học và hoạt động trong nhiều lãnh vực khác nhau như ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, nhân chủng… mà cho tới nay khó kiếm người bằng ông.

Ngay từ tuổi vào đời xây dựng sự nghiệp (1923) ông đã nuôi hoài bão to tát, không “lập công” được thì “lập ngôn”. Lập công là theo đuổi con đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã đi và Huỳnh Thúc Kháng đã làm, là chống cường quyền và giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại bang. Khoảng 1928, ông đã trở thành một trong những lãnh tụ của Tân Việt cách mạng đảng và từng nếm mùi lao tù trong nhà ngục thực dân.

Nhưng trước tình trạng đảng phái cách mạng của ta phân hóa trong những năm cuối của thập niên 1920, trong khi dân trí nước ta lại còn quá thấp mà thế lực thực dân lại càng mạnh hơn sau Đệ nhất thế chiến, Đào Duy Anh, khi ra tù và chịu án quản thúc vào năm 1930, đã quyết định lập ngôn, nghĩa là hoạt động văn hóa. Hơn nữa, học giả vốn đa bệnh, sống cảnh thanh bần, gánh gia đình nặng (là anh trong gia đình đông em), lại có bản chất như sau này ông cho biết “không thích chính trị” mà chỉ say mê văn học nên ông đã nhiệt tâm mang khả năng của mình để xây dựng văn hóa dân tộc.

Bút hiệu của ông là Vệ Thạch (lấy ý “tinh vệ hàm thạch”: chim tinh vệ công đá) đã chứng minh hoài bão này. Nếu chim tinh vệ trong huyền thoại công đá lấp bể Đông vì oán biển cả, thì Vệ Thạch Đào Duy Anh mang từng thớ tim, thớ óc ra bồi đắp cho nền văn hóa ta đang ngả nghiêng trước luồng cuồng phong từ phương Tây thổi lại.

Công việc ông làm còn khó hơn lấp biển nhưng ông vẫn không hề ngần ngại dấn thân làm hết sức mình. Ông mở nhà xuất bản “Quan hải tùng thư” vào năm 1928 để xuất bản các loại sách phổ thông, giới thiệu những kiến thức cơ bản cho độc giả cựu học hoặc bình dân không có cơ hội làm quen với văn hóa mới như: Lịch sử các học thuyết kinh tế, Phụ nữ vận động, Lịch sử nhân loại, Tôn giáo là gì? Xã hội là gì? Dân tộc là gì?

Hai chữ “quan hải” một lần nữa đã nói lên hoài bão cao quý của học giả.
Trong bộ Hán Việt từ điển, Đào Duy Anh đã giảng giải rõ ý nghĩa tên nhà xuất bản và hàm ý nói lên hoài bão của mình như Tản Đà từng tâm niệm “nhiệm trọng nhi đạo viễn” (gánh nặng mà đường xa) trong An Nam tạp chí.

Theo ông, “Quan Hải” là “nhãn giới rộng xa”. Ông nói rõ hơn, Mạnh tử có câu: “Quan ư hải giả, nan vi thủy”, nghĩa là xem đến Khổng Tử thì biết là nói đạo lý to lớn là khó lắm, cũng như xem đến biển thì biết rằng làm hết phân lượng nước là khó lắm.
Khó làm vẫn làm, mới biết Đào Duy Anh kiên tâm trì chí như thế nào trong việc để cả đời thực hiện hoài bão.

Nhưng sinh trong một hoàn cảnh trăm bề khó khăn, tù túng trước 1945 cũng như sau Thế chiến thứ hai, Đào Duy Anh trở thành kẻ bất đắc chí.

Một cây bút được độc giả toàn quốc tín nhiệm như Đào Duy Anh không hiểu sao vào cuối năm 1945 bị bắt và tống giam vào nhà lao Thừa phủ. Một nhân vật thanh liêm, tận tâm với học thuật, nổi tiếng là trong sạch và yêu nước, lại không có lệnh của Hà nội mà bị giam giữ như kẻ phản động làm dư luận bàn tán!

Trong hồi ký Sống với tình thương, phu nhân của học giả, bà Như Mân, cho biết bản thân bà cũng là một phụ nữ có uy tín ở địa phương, đã đi hỏi khắp cửa quyền lúc đó giải thích lý do chồng bị bắt. Nhưng chả ai dám trả lời. Cuối cùng mới biết là do lệnh của Tố Hữu lúc đó có quyền sinh sát trong tay ở tổng bộ Việt Minh miền Trung.

Tiếp đó, họ Đào bị Tố Hữu áp giải ra Hà nội nhưng vì uy tín của học giả quá lớn, nên ông phải được tự do và khi kháng chiến bùng nổ (19/12/1946) ông bị đưa lên Việt Bắc làm nghề dạy học trong tình trạng nghèo túng và bệnh hoạn.

Một người yêu nước, một học giả tâm huyết và tài ba như Đào Duy Anh nếu được đa số kính trọng và yêu quý thì một thiểu số ghen tài mà lại có địa vị và quyền uy chỉ tìm cơ hội đẩy ông ra ngoài vòng danh lợi cho dù ông chẳng màng tới danh vọng của họ.

Trong Giai phẩm mùa thu tập III năm 1956 có đăng ý kiến của học giả Đào Duy Anh trong bài Muốn phát triển học thuật. Sau đây là một số dòng trích trong bài báo đã khiến học giả họ Đào bị liên lụy và bị trừng phạt trong hai chục năm:

“Ở nước ta thì bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân lại còn trầm trọng hơn, khiến người ta, vô luận bàn về vấn đề gì, cũng đều phải bắt đầu dẫn những đề án của Mác-Ăng-ghen và Lê-nin, hoặc những ý kiến của Sta-lin hay các lãnh tụ khác, để, hoặc phát triển thêm những ý kiến ấy, hoặc gò bó tài liệu, xoay xở thế nào để gán vào khuôn khổ của những công thức rút ra tự những ý kiến ấy. Xin chỉ một cái tỉ dụ gần đây. Như vấn đề phân kỳ của lịch sử Việt nam và vấn đề hình thành dân tộc, chúng tôi nhận thấy rằng nhiều người nghiên cứu không giám có ý kiến gì mới ngoài những điều các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác hay các vị lãnh tụ đã nói về các vấn đề ấy. Bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân lại dẫn thẳng đến cái tệ tư tưởng độc tôn: hễ thấy ai có ý kiến gì vượt ra ngoài những công thức cũ, những khuôn khổ sẵn có thì người ta chụp ngay cho những cái mũ dễ sợ, như cái danh hiệu cải biến chủ nghĩa chẳng hạn, những mũ như thế rất dễ bịt mồm bịt miệng người ta.
Tư tưởng không tự do thì không thể tự do thảo luận được. Mặc dầu không ai cấm tranh luận – các nhà lãnh đạo vẫn thường nói nên mở rộng tranh luận nhưng trong thực tế thì sự thảo luận đã bị thủ tiêu từ gốc rồi. Nghiên cứu hay nghị luận một vấn đề gì, nhiều người chỉ nơm nớp sợ không khéo thì chệch ra ngoài đường lối tư tưởng chính thống độc tôn. Đối với những người ấy, công tác học thuật trở thành trò xiếc leo giây”.

Xem thế mới biết Đào Duy Anh không phải sử gia theo duy vật sử quan mà bó buộc đôi khi khoác áo duy vật bề ngoài để trình quan điểm của mình.

Còn nhớ ý kiến của ông có lúc đã ngược với chủ trương của “sử gia nhà nước” lúc bấy giờ là Trần Huy Liệu (1901-1969). Trần Huy Liệu có viết một bài báo giải thích rằng: xã hội Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 1930 là năm Đảng Cộng sản Đông dương ra đời, Đào Duy Anh phản đối lý thuyết đó và viết cuốn “Vấn đề hình thành xã hội Việt Nam”, trong đó ông bác thuyết của ông Liệu và chủ trương rằng xã hội Việt Nam đã hình thành từ thời Bắc thuộc.

Cũng vì quan điểm xây dựng trên ông bị đẩy ra khỏi bục giảng Đại học sư phạm và Văn khoa Hà nội vào năm 1958 và bị treo bút hàng chục năm. Từ đó ông bị giam lỏng và bị cô lập bên cạnh chồng sách cũ. Nhưng ý chí của ông không bị bẻ gãy bởi cường quyền, cho dù phải làm bạn với ánh đèn mờ trong phòng kín với sách vở rách nát, bụi bặm trong thời gian dài đằng đẵng, ông đã làm được một công việc phi thường.

Chỉ riêng mấy năm cuối cùng trước khi giã từ bút mực, học giả đã cống hiến cho lâu đài Văn hóa Việt Nam rất nhiều châu ngọc: “…Trong hơn sáu năm tôi cộng tác với Viện Sử học trước khi về hưu, tính ra tôi đã hiệu đính và phiên bản được khoảng một vạn trang in. Tôi rất vui lòng đã có dịp phục vụ công việc nghiên cứu sử học một cách thiết thực như thế ở trong không khí lặng lẽ của công việc âm thầm xa cảnh náo nhiệt của các cuộc thảo luận và bút chiến”….

Thời gian này Đào Duy Anh đã lần lượt cho ra đời các tác phẩm: Đất nước Việt Nam qua các đời, Chữ Nôm – nguồn gốc, cấu tạo và diễn biến, Từ điển Truyện Kiều, Truyện Kiều khảo chứng và chú giải, Truyện Hoa tiên khảo chứng và chú giải, v.v…

Đầu xuân 1973, sau 50 năm vì đời cống hiến tâm can, ông hạ bút nắn nót ghi mấy dòng tổng kết: “Mỗi người đều “mang lấy nghiệp vào thân”, cái nghiệp của tôi là nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Để làm trọn cái nghiệp ấy, hay nói một cách khác, để thực hiện cái mệnh ấy, tôi đã phải lần mò khá lâu và nhiều khi đã phải đi vào những chặng đường ngoắt ngoéo. Ngày nay, đến buổi chiều tà của cuộc đời, nhìn lại quãng đường mình đã trải qua trong nửa thế kỷ nay, từ khi bước vào đời (1923-1973), tôi nhận thấy rằng người ta “có biết tôi cũng chỉ ở Lịch sử dân tộc mà có buộc tội tôi cũng chỉ ở Lịch sử dân tộc”.

Có điều, ông vì khiêm tốn nên dự đoán chưa thực sát, hậu thế biết ông không phải chỉ là một sử gia chân chính mà còn là học giả lỗi lạc đã góp nhiều tâm huyết và thành tựu cho Văn hóa Việt Nam. Kẻ khó khăn lắm trong phán đoán thì cũng chỉ có thể dùng câu Kiều sau đây để thông cảm với ông: “Rằng tài nên trọng mà tình nên thương”.

Hoàng Yên Lưu


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.