logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/01/2015 lúc 06:31:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một "bệnh nhân" bị trói tay vào giường trong một bệnh viện tâm thần ở Thiểm Tây (Trung Quốc ). Ảnh minh họa
REUTERS

Thời sự quốc tế trên các mặt báo Pháp sáng nay 22/01/2015 khá tản mạn trải dài từ Đông sang Tây. Riêng về Châu Á, tuần san Courrier International trích dịch lại một bài viết đăng trên tờ Southeast Asia Globe tại Phnom Penh, liên quan đến vấn đề y tế qua hàng tựa “Việt Nam: ngành tâm thần học vẫn từng bước mò mẫm”. Theo ghi nhận của tác giả Amanda Saxton, rất nhiều bệnh nhân tâm thần được gởi đến chăm sóc tại các trại tư nhân. Một dấu hiệu cho thấy ngành y học trong nước vẫn chưa đủ khả năng chăm lo cho căn bệnh này.

Tác giả bài viết lấy trường hợp trại chăm sóc người tâm thần do ông Hà Từ Phước, chủ nhân một đồn điền cà phê nhỏ tại Pleiku làm ví dụ điển hình. Sự việc bắt đầu từ một ngày cách đây 10 năm, khi ông tình cờ nhìn thấy con trai của một khách hàng của ông bị nhốt trong một chiếc cũi. Hỏi qua mới biết rằng cậu bé đó đôi khi bùng phát những hành động bạo lực, điều này làm gia đình rất lo lắng. Vì con họ quá “điên” nên họ cũng không dám để con lang thang bên ngoài. Từ những cảnh được chứng kiến đó, ông Phước quyết định làm mọi cách để giúp đỡ người nghèo. Và ông đã quyết định dẫn “cậu bé điên” về Pleiku.

Tuy gia cảnh cũng không mấy khá giả nhưng mà ba năm sau ông đã quyết định xây dựng một trại bệnh rộng lớn, bên trong được kê nhiều dãy giường có đệm dành cho nam và một phòng riêng biệt cho một nữ bệnh nhân tại chỗ. Theo giải thích của bà Huỳnh, vợ của ông Phước và kém hơn ông đến một chục tuổi, một số bệnh nhân phải bị xích chân để “không cho họ chạy thoát và tránh những phiền toái”. Chẳng hạn như bị lạc giữa những khu đồi xung quanh như đã từng xảy ra, hay bị những người trong khu vực có những hành động đối xử tệ.

Dựa vào sự thiện nguyện là chính
Theo tác giả, mặc dù chứng tâm thần phân lập ít nhiều cũng được biết đến, nhưng nhiều chứng bệnh rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay rối loạn lo âu vẫn còn là những thuật ngữ khá lạ lẫm đối với phần đông người Việt. Đa số những người bệnh đó đơn giản chỉ bị xem như là những “kẻ tâm thần” – những “ kẻ điên khùng”. Về mặt tâm linh, rất nhiều người Việt vẫn nhìn bệnh “điên” như là một nghiệp chướng phải trả của một thành viên trong gia đình cho những hành động đáng quở trách từ trong kiếp trước, chứ không hẳn là của chính bản thân người bệnh.

Về phần trại bệnh của ông Phước, tác giả cho hay bà Huỳnh sớm tối chăm sóc người bệnh, còn ông Phước phải làm việc cật lực trên đồng từ sáng sớm tinh mơ cho đến chiều tối để có tiền trang trải cho trại bệnh của ông. Hai vợ chồng cũng nhận được sự trợ giúp đó đây chủ yếu dưới hình thức cung cấp lương thực từ các nhà hảo tâm địa phương. Và theo một chương trình y tế chính phủ phát thuốc miễn phí cho nhiều trại bệnh tâm thần nằm rải rác khắp cả nước, các bệnh nhân tại cơ sở của ông Phước cũng được nhận mỗi buổi sáng một viên thuốc.

Vấn đề đặt ra là cả hai vợ chồng ông Phước – bà Huỳnh đều không được đào tạo y khoa. Theo như giải thích của bác sĩ Lâm Từ Trung, giám đốc bệnh viện tâm thần Đà Nẵng: “Những người quản lý các cơ sở kiểu vậy không biết cách sử dụng thuốc và tuyệt đối không được đào tạo cách chăm sóc những người mắc các chứng bệnh rối loạn phức tạp. Và như vậy họ có thể làm cho người bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn”.

Nhưng sự thiếu hiểu biết về phân tâm học đó dường như cũng không làm cho người bệnh lẫn gia đình cảm thấy phải bận tâm đến. Chính phủ còn ít hơn nữa, thậm chí là các cơ quan báo đài, không những không nhìn thấy tình hình đó có điều gì đó đáng lo mà còn tung hô ông Phước như là một anh hùng.

Tích lũy kinh nghiệm
Dù vậy tác giả cũng ghi nhận có những bước tiến dè dặt trong ngành tâm thần học ở Việt Nam. Với sự trợ giúp của Hiệp hội hỗ trợ phát triển BasicNeeds, tỉnh Thừa Thiên-Huế bắt đầu xúc tiến nhiều chương trình về dịch vụ sức khỏe tâm thần như phổ biến liệu pháp tâm lý, hội nhập cộng đồng và đào tạo nghề nghiệp cho các bệnh nhân.

Chương trình này đã có những thành công đầu tiên. Theo ông Bùi Minh Bảo, bác sĩ tổng quát của Trung tâm sức khỏe có tham gia vào chương trình này, “Việc người dân trong cộng đồng không còn thấy xấu hổ khi phải đi điều trị bản thân nó đã là một tiến bộ vượt bậc. Về phần tôi, tôi cũng học được nhiều điều vì cho tới giờ, chứng bệnh tâm thần duy nhất mà tôi biết đến là tâm thần phân liệt”.

Tuy nhiên, theo nhà tâm lý học Vicky Ngo, người giám sát chương trình BasicNeeds thì Việt Nam cần phải đến 10 năm nữa để mô hình chăm sóc đó có thể được nhân rộng. Theo bà, “Hiện tại, những căn bệnh duy nhất được điều trị trong nước là tâm thần phân lập và động kinh và cách điều trị tập trung chủ yếu là cô lập người bệnh trong các bệnh viện tâm thần và dùng thuốc là chính, điều này rất có thể gây ra nhiều tổn hại”.

Đó là chưa kể đến việc do thiếu kinh nghiệm, nên thường xuyên cũng có những chẩn đoán sai lầm. Sau vài tháng nhập viện, nhiều bệnh nhân đã được trả về với gia đình, mà không ai nói cho họ biết cách phải chăm sóc người bệnh tâm thần như thế nào là đúng. Cũng theo bà Vicky Ngo, “Chính phủ Việt Nam không nên lãng phí tiền bạc chỉ để tống những viên thuốc an thần cho các bệnh nhân và cách ly họ ra ngoài xã hội như những gì đang làm hiện nay tại các bệnh viện cũng như tại gia đình và trong các trại tư nhân như ở Pleiku chẳng hạn”.

Cuối cùng, bài kết luận, trại tiếp đón bệnh nhân tâm thần của ông Phước ít ra đưa ra ánh sáng một trong những khe hở lớn về chính sách y tế của Việt Nam hiện nay
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.