logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 05/02/2015 lúc 09:03:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Một buổi chiều đông có nắng ở miền đông Trung Quốc, gà bới và đá nhau trên một đường phố tấp nập nơi người dân họp chợ. Đàn ông và phụ nữ mặc khoác dài đang bán hàng. Hàng hóa của họ là những chiếc mũ và rổ rơm lớn, những chiếc quạt đan hay lồng đèn đỏ. Phía sau lưng họ là núi và những chiếc cổng gỗ sơn đỏ. Tất cả mọi cặp mắt đều hướng về Du Du, một nữ diễn viên tương đối trẻ được Thành Long dìu dắt. Cô đang diễn cảnh cãi nhau trước ống kính máy quay đang chạy.
Công trình đồ sộ
Du Du đang quay một bộ phim kiếm hiệp ở phim trường Hoành Điếm, phim trường ngoài trời lớn nhất trên thế giới.
Nằm giữa những ngọn đồi ở tỉnh Chiết Giang và cách Thượng Hải năm giờ xe chạy, Hoành Điếm trải trên một diện tích hơn 2.500 mẫu – rộng hơn hai phim trường của các hãng Paramount và Universal gộp lại.
Những bối cảnh giống như đời thực – từ Tử Cấm Thành hoành tráng của Bắc Kinh đến những khu rừng nhiệt đới sum suê của Hong Kong dưới thời thực dân – đã được sử dụng cho hơn một ngàn phim điện ảnh và phim truyền hình của Trung Quốc, trong số đó phim võ thuật nổi tiếng ‘Ngọa hổ tàng long’.
Ông Từ Văn Vinh, vốn là một nông dân sau chuyển thành doanh nhân, bắt đầu xây dựng Hoành Điếm vào những năm 1990. Bây giờ ông Từ đã gần 80 tuổi. Ông đã biến đất nông nghiệp thành những bối cảnh cầu kỳ (việc xây dựng vẫn đang tiếp tục).
Tầm nhìn của ông đã đi trước thời đại. Trung Quốc giờ đây đã trở thành thị trường phim ảnh lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Năm 2013, doanh thu phòng vé ở Trung Quốc đạt 21,7 tỷ nhân dân tệ, tương đương 3,6 tỷ đô la Mỹ – tăng 48% so với năm 2012. Điều quan trọng là trong số 10 phim có doanh thu cao nhất trong năm 2013, bảy phim được sản xuất ở Trung Quốc.
UserPostedImage

‘Chinawood’, biệt danh của phim trường Hoành Điếm, đang hái ra tiền. Mặc dù các đoàn làm phim được sử dụng miễn phí các bối cảnh, ông Từ kiếm thu nhập từ việc cho thuê khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị và trang phục.
“Hoành Điếm từng là một ngôi làng như bao ngôi làng khác rồi người đàn ông này mơ ước: ‘Tôi sẽ biến nơi này thành phim trường lớn nhất thế giới’,” ông Jonathan Kos-Read, một diễn viên Mỹ đã tham gia trong gần 100 phim Trung Quốc, nói, “Và ông ấy đã làm được.”
Thu hút du khách
Hoành Điếm cũng là một trong những điểm thu hút du khách nội địa nhiều nhất Trung Quốc. Đầu tháng Giêng là mùa thấp điểm. Tuy nhiên, bất chấp cái lạnh và giá vé đắt đỏ (vé vào ba khu chính có giá là 480 nhân dân tệ, tức 79 đô la Mỹ), du khách vẫn không ngừng đổ về.
Các chuyến xe nội bộ đưa du khách tới những điểm có những buổi trình diễn hàng ngày. Tại các hoàng cung triều Minh và triều Thanh, các kỵ binh Mông Cổ đang trình diễn trước các cung điện. Du khách có thể trả tiền để cưỡi ngựa đi một vòng thao trường này. Toàn bộ màn trình diễn được thực hiện theo sự sống động gay cấn của một bộ phim truyền hình nổi tiếng.
Giờ đây Hoành Điếm mỗi năm đón hơn 11 triệu du khách, bao gồm cả du khách và các đoàn làm phim chuyên nghiệp.
UserPostedImage

Chỉ trong vòng một thập niên ngôi làng thuần nông này đã nhanh chóng phất lên. Dân làng giờ đây đang hưởng lợi từ ngành công nghiệp điện ảnh đang bùng nổ.
Bà Thẩm Đồ, một dân làng 61 tuổi với da mặt nhăn nheo, đã chứng kiến những thay đổi lớn lao này. Bà Thẩm từng sống trong một ngôi nhà nhỏ với hai căn phòng lấm lem bùn đất chỉ có một giường ngủ cho năm người. Giờ đây bà đang phụ giúp nhà hàng của gia đình và được trả công để chăm hoa ở phim trường đối diện.
“Hồi trước chúng tôi sống nghèo khổ và phải làm lụng trên đồng,” bà Thẩm nói, “Chúng tôi ăn bữa nay không biết có được bữa mai hay không. Giờ đây chúng tôi không còn được xem như nông dân nữa. Bây giờ ông Từ Văn Vinh là chủ của chúng tôi. Chúng tôi có ăn, chúng tôi có tiền tiêu. Chúng tôi có cơ ngơi làm ăn của riêng mình.”
Người con dâu 41 tuổi họ Vương của bà Thẩm cũng đồng tình: “Thực khách đến nhà hàng của chúng tôi không chỉ có người Trung Quốc mà còn là du khách khắp thế giới. Thậm chí chúng tôi còn đón các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng.”
Trên hết, bà Vương cảm thấy hạnh phúc vì bà không phải bỏ nhà lên thành thị như hàng triệu người dân Trung Quốc sống ở thôn quê khác. Ngược lại, người dân từ các nơi khác lại đổ về Hoành Điếm. Nhiều người đến đây để lập nghiệp hay làm việc tám tiếng mỗi ngày tại các phim trường. Họ được trả chỉ 40 nhân dân tệ (tức 6,60 đô la Mỹ) mỗi ngày nhưng đối với nhiều người số tiền đó vẫn nhiều hơn làm lụng vất vả trên đồng hoặc trong các nhà máy.
UserPostedImage

Theo đuổi giấc mơ
Những người khách đến Hoành Điếm để theo đuổi giấc mơ. Họ cũng giống như những phục vụ bàn mơ ước được bước chân vào Hollywood. Anh Đường Vị, 20 tuổi, đóng một vai quần chúng trong một bộ phim kiếm hiệp trên truyền hình, đến Hoành Điếm bất chấp bố mẹ phản đối.
“Gần như không có người làm cha mẹ nào ủng hộ con cái họ làm công việc như thế này. Phân nửa trong số họ thậm chí còn không biết con cái họ làm gì. Họ nghĩ con họ đang làm việc trong các công xưởng. Các bậc phụ huynh không nghĩ rằng công việc này là thực tế. Họ cho rằng nó không có tương lai,” anh Đường giải thích.
Anh Cung Văn Bưu, 26 tuổi, đến Hoành Điếm đã gia nhập vào hội các diễn viên với hy vọng được xuất hiện trong một phim võ thuật. Nhưng trong khi anh muốn bước chân vào ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc, anh vẫn tin rằng vào lúc này thì phim Mỹ hay hơn phim Trung Quốc. “Phim nước ngoài nói về tương lai trong khi điện ảnh Trung Quốc thì luôn là những câu chuyện quá khứ.
Chính vì vậy, phim ảnh phương Tây phát huy nhiều trí tưởng tượng hơn,” anh nói. Tất cả các phim được làm ở Trung Quốc phải được Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Phim ảnh, cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc, phê duyệt kịch bản.
Do đó mà các phim lấy bối cảnh Trung Quốc hiện đại sẽ nhiều rủi ro. Chính vì vậy mà nhiều phim điện ảnh và phim truyền hình ở Trung Quốc lấy bối cảnh là các triều đại trong lịch sử Trung Quốc khi họ không phải lo về việc chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền.
UserPostedImage

Sẽ vượt Hollywood?
Bất chấp những hạn chế này, các bộ phim sản xuất trong nước đang ngày càng thu hút khán giả ở Trung Quốc khi mà công nghệ làm phim ngày càng phát triển. “Đạo cụ tốt hơn, quay phim giỏi hơn, mọi thứ đều tốt hơn,” ông Kos-Read, diễn viên Mỹ đã làm trong ngành công nghiệp điện ảnh của Trung Quốc được 14 năm, nói. Ông đến Hoành Điếm để quay một bộ phim truyền hình đóng chung với ngôi sao Hong Kong Chung Hân Đồng.
“Việc khán giả Trung Quốc đến rạp xem phim của họ nhiều hơn trước đây chẳng nói gì nhiều về thị hiếu đang thay đổi ở Trung Quốc,” ông nói, “Nó chỉ cho thấy các phim sản xuất trong nước ngày càng có chất lượng tốt hơn. Ngày càng có nhiều nhà làm phim chuyên nghiệp có tài năng biết cách làm phim phục vụ thị hiếu công chúng. Phải cần thời gian để những tài năng này phát triển. Điện ảnh Mỹ phải mất cả trăm năm khởi động.”
Hoành Điếm vẫn chưa được như Hollywood, nhưng những ngôi sao như Thành Long và Lý Liên Kiệt từng đóng phim ở đây. Các nhà sản xuất Hollywood cũng đã sử dụng các bối cảnh ở phim trường này, chẳng hạn như trong phim: ‘Xác ướp sống dậy – Lăng mộ Tần Thủy Hoàng’.
Có điều dịch vụ lưu trú và giải trí xung quanh thì vẫn còn ở mức rất thấp theo tiêu chuẩn của người Mỹ. Ở đây chỉ có một nhà hàng Mỹ duy nhất là nhà hàng thức ăn nhanh KFC.
Anh Cung Văn Bưu, một diễn viên triển vọng, không cảm thấy lo lắng: “Chúng tôi sẽ vượt lên Hollywood,” anh nói trong trang phục cổ trang đời Minh, “Trung Quốc chỉ mới mở cửa có 30 năm mà chúng tôi đã làm được như thế này rồi.”
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.