logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/02/2015 lúc 07:01:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Dân Kolkata biểu tình phản đối nạn hiếp dâm

Thành phố tội ác giới thiệu cùng quý vị trong bài báo này là Kolkata (chúng ta quen gọi là Calcutta), thủ phủ bang Tây Belgan. Khi Ấn Độ còn là thuộc địa của Anh Quốc, từ năm 1772, Kolkata đã là kinh đô của nước này. Cuối thế kỷ 19, kinh đô Kolkata trở thành Trung tâm của phong trào đấu tranh đòi độc lập, Toàn quyền Anh Quốc ở Ấn Độ thời bấy giờ là Nam tước Penshurst ra lệnh dời kinh đô Ấn Độ lên thành phố New Delhi.

Cố đô Kolkata, thành phố có nhiều tòa lâu đài kiến trúc theo phong cách Victoria, một hình thái kiến trúc được sử dụng nhiều tại nước Anh trong thời kỳ trị vì của nữ hoàng Victoria (1837 – 1901), từng là thiên đường của “du khách ba lô”. Tuy nhiên, phía sau những tòa lâu đài tráng lệ là khu vực hoạt động của xã hội đen, khu đèn đỏ lớn nhất nhì Châu Á có hàng ngàn bé gái “bán thân nuôi miệng” mỗi ngày kiếm chưa đủ 2 Mỹ kim. Chưa đủ… thành phố từng là trung tâm giáo dục hiện đại, khoa học, văn hóa và chính trị này còn xảy ra nhiều vụ hiếp dâm nữ du khách và phụ nữ người bản xứ, hoặc là nơi đào mồ mả người chết lấy tử thi rửa sạch, phơi khô, chế tạo thành tiêu bản bán lấy tiền…

Quốc nạn
Nhiều người nói hiếp dâm là quốc nạn của Ấn Độ, bởi theo công bố của Văn phòng Tội phạm Quốc gia (National Crime Records Bureau – NCRB), mỗi ngày nước này có tới 93 vụ hiếp dâm, cách 22 phút lại xảy ra một vụ. Trong 4 thập kỷ qua, số vụ hiếp dâm ở Ấn Độ tăng gần 900%, chỉ trong năm 2011 đã xảy ra 24.206 vụ. Riêng bang Tây Belgan năm 2012 có tới 30,942 vụ hiếp dâm, chiếm tỷ lệ cao nhất Ấn Độ (12,67%). Tất nhiên, thành phố Kolkata cũng không ngoại lệ.

Tháng 11/2014, 1 nữ du khách Nhật Bản, 23 tuổi, đến du lịch tại thành phố Kolkhta. Cũng như nhiều “du khách ba lô” khác, cô đến trọ tại một khách sạn ở đường Sudder, nơi từng được “du khách ba lô” cho là an toàn nhất. Vào khách sạn, du khách Nhật Bản được 3 hướng dẫn viên du lịch nói lưu loát tiếng Nhật ân cần tiếp đãi. Trước thái độ đó của 3 tên hướng dẫn viên du lịch, cô đi theo chúng đến tham quan vẻ đẹp của một thị trấn ven biển ở Digha. Đến đây 3 tên côn đồ đó mới lộ rõ vẻ đểu cáng khi cưỡng ép cô dùng thẻ tín dụng rút ra 75.000 rupee (khoảng 1.200 Mỹ kim) từ máy ATM nộp cho chúng. Sau đó, chúng giao cô cho hai gã đàn ông khác nói là đưa đi tham quan thành phố Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), địa điểm linh thiêng của Phật giáo, nhưng bị chúng giam giữ trong tầng hầm thay nhau cưỡng hiếp liên tục trong 3 tuần.

Sau hơn một tháng bị bắt cóc, sức khỏe cô ngày càng suy nhược do bị cưỡng hiếp liên tục, ăn uống quá khổ sở, ngày 20/12, chúng đưa cô tới một bệnh viện ở Gaya chạy chữa. Ngày 26/12, được sự giúp đỡ của một số du khách, cô du khách Nhật Bản trốn thoát rồi trình báo cho Tòa lãnh sự Nhật Bản ở Kolkata biết. Ngày 04/01/2015, cảnh sát bắt giữ 2 tên ở gần Bodh Gaya, 3 tên còn lại bị bắt tại Kolkata. Bọn chúng thuộc một băng nhóm xã hội đen có tổ chức, chuyên tấn công khách du lịch là nữ giới đi một mình. Bọn này học giỏi tiếng ngoại quốc, cấu kết với chủ khách sạn hay nhà trọ, đóng giả người quản lý khách sạn hay hướng dẫn viên du lịch ra đường phố dụ dỗ du khách nữ đi một mình để làm những việc bất chính như hiếp dâm, cướp tiền và đồ đạc mang theo.

Dư luận về vụ hiếp dâm nữ du khách Nhật Bản chưa nguôi, Kolkata lại xảy ra một vụ hiếp dâm thương tâm và khủng khiếp hơn nhiều. Một thiếu nữ 16 tuổi bị 6 tên đàn ông cưỡng hiếp tập thể liên tiếp hai ngày và bị thiêu sống khi đang trên đường từ đồn cảnh sát trình báo về nhà. Tối 19/01, một cô gái 21 tuổi đang đi từ một trung tâm mua sắm ở phía nam Kolkata về nhà, bị 5 gã đàn ông lôi ra khỏi xe taxi thay nhau cưỡng hiếp.

Nói hiếp dâm là quốc nạn của Ấn Độ không chua ngoa chút nào!

Khu đèn đỏ Sonagachi
Khu đèn đỏ Sonagachi ở phía nam thành phố Kolkata lớn nhất nhì Châu Á có hàng trăm nhà thổ (brothels). Theo điều tra dân số, năm 2012, khu này có trên 12.000 gái bán dâm, nhiều cô chưa đến tuổi thành niên. Tệ hơn nữa, một số bé gái dưới 10 tuổi bị mẹ mìn bắt cóc bán cho nhà thổ cũng phải “bán dâm nuôi… tú bà”. Một số em trốn thoát chạy lên đồn cảnh sát cầu cứu, kết quả bị bắt trở lại hoặc bị hiếp dâm hội đồng. Bởi vì, cảnh sát và quan lại xứ này cấu kết với xã hội đen… những cô gái bị bắt cóc làm gái điếm không sao thoát khỏi bàn tay của tú bà.

Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở khu đèn đỏ Sonagachi không có ngày mai sáng sủa. Con trai lớn lên gia nhập băng đảng, con gái nối nghiệp mẹ làm gái điếm. Những em bé bị bắt cóc bán cho bọn buôn người ở Sonagachi cũng không ngoại lệ.

Năm 2004, nữ đạo diễn lừng danh người Mỹ Zana Briski và nhà quay phim Ross Kauffman từng quay cuốn phim tài liệu “Sinh trong nhà thổ – Những đứa trẻ ở khu đèn đỏ Calcutta” (Born into Brothels: Calcutta’s Red Light Kids). Phim, với diễn xuất của Shanti Das, Puja Mukerjee, Avijit Halder, Suchitra…, miêu tả cuộc sống của 8 đứa trẻ sinh ra ở khu đèn đỏ Sonagachi, giới thiệu cho mọi người biết rõ cuộc sống của những trẻ em sống tại nơi được gọi là tồi tệ nhất trái đất này như thế nào. Năm 2005, trong lễ phát giải Oscar lần thứ 77, Zana Briski và Ross Kauffman được trao tặng giải phim tài liệu hay nhất.

Zana Briski và Ross Kauffman tình cờ gặp 8 đứa trẻ sinh ra trong khu đèn đỏ nổi tiếng này. Cuộc sống bệnh tật, nghèo đói và tệ nạn khiến cuộc đời của các em nhỏ nơi đây luôn chìm trong bóng tối. Hằng ngày, chúng sống bên những người mẹ gái điếm, chứng kiến tận mắt cảnh mẹ mình hành nghề buôn bán thể xác kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Đó là những lúc ánh mắt bọn trẻ đượm buồn. Chúng thường trốn vào một góc tối trong các nhà thổ, ngồi túm tụm với nhau thủ thỉ những câu chuyện không ai hiểu nổi… Thời gian hạnh phúc nhất trong ngày là khi mẹ “không phải tiếp khách”, chúng tha hồ được làm nũng, được sà vào lòng mẹ và thỏa lòng mơ mộng về cuộc sống sau này.

Khi Zana Briski và Ross Kauffman gặp 8 em bé đó, bọn trẻ lúc đầu còn ngượng ngùng, không bao lâu chúng xóa đi cảm giác ngượng ngùng, lẩn trốn. Lần lượt từng đứa được hướng dẫn cách sử dụng máy chụp hình để ghi lại những khoảnh khắc vui buồn của chính mình và tạo nên câu chuyện bằng hình ảnh đầy sinh động. Ngoài các tấm hình do Zana Briski và Ross Kauffman chụp, các bức hình của những “nhiếp ảnh gia tí hon” sống tại khu đèn đỏ Sonagachi cũng được đem trưng bày tại một cuộc triển lãm. Sau cuộc gặp gỡ định mệnh với bọn trẻ trong khu đèn đỏ Sonagachi, đạo diễn Zana Briski tìm cách đưa bọn trẻ vào học tại trường nội trú, giúp các em có cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác.

Còn một cuốn phim tài liệu khác nói về khu đèn đỏ Sonagachi, tên gọi Tales of The Fairies Night của Giáo sư Shohini Ghosh và Tiến sĩ Sabeena Ghadioke, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông AJK Mass (AJK Mass Communication Research Center), cũng giành được giải thưởng Jeevika cho phim tài liệu hay nhất.

Nhiếp ảnh gia Souvid Datta chào đời ở thành phố Mumbay, ta quen gọi là Bombay, năm lên 8 theo cha mẹ di dân đến Anh Quốc, cũng từng đến khu đèn đỏ Sonagachi chụp hình những bé gái bán dâm bươn chải trên những đường phố nguy hiểm. Ông cho biết, tại Sonagachi, nhiều cô bé mới chỉ vài tuổi đã phải bỏ học và bị vướng vào đường dây mại dâm đen tối, trong khi đó những cậu bé, chàng trai cũng tham gia vào những băng nhóm đường phố kiếm sống qua ngày. Datta giải thích rằng, sau khi chứng kiến một cô bé bị một gã đàn ông trung niên dẫn vào con phố nhỏ, ông quyết định đưa thế giới đầy bóng tối của hoạt động mại dâm Kolkata ra ánh sáng.

Nhiếp ảnh gia trẻ tuổi này hy vọng dự án của mình sẽ khởi động một cuộc đối thoại và thúc đẩy hành động thực tế bằng cách mang lại tiếng nói cho các bé gái phải bán thân nuôi miệng và nuôi tú bà.

Những tội ác khác
Các băng đảng xã hội đen ở Kolkata thường bắt những tên trẻ tuổi trong băng đảng học giỏi tiếng nước ngoài thông dụng như Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc…, đến làm việc tại những sào huyệt trá hình của chúng như khách sạn, nhà hàng, tiệm cắt tóc… dụ dỗ những người đến du lịch ở cố đô Kolkata để cướp tài sản hoặc giết chết lấy nội tạng.

Một cặp vợ chồng du khách người Pháp trọ trong một khách sạn được một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu làm quen với 2 cô gái bán ma túy. Sau khi cùng nhau hút một vài điếu “cỏ”, tên hướng dẫn viên thuê tắc xi đưa vợ chồng người Pháp đến xem khu đèn đỏ Sonagachi. Lúc đó chúng mới lộ rõ nguyên hình, tên hướng dẫn viên và tên lái tắc xi hợp sức lại cướp hết tiền tài đồ đạc của du khách. Người chồng chống lại bị chúng dùng dao nhọn cứa vào cổ suýt chết.

Ngoài việc buôn bán ma túy trên các đường phố, trên các tờ báo ở Kolkata còn có những trang quảng cáo tình nguyện bán nội tạng cho người chữa bệnh với giá rẻ. Các đường dây buôn bán nội tạng từng hoạt động ở Kolkata hơn chục năm qua. Năm 2004, Ấn Độ thành lập Ủy ban Ủy quyền Cấy ghép ngăn chặn những người bán nội tạng tiếp xúc với những kẻ môi giới. Nhiều kẻ trung gian, bác sĩ đã bị bắt vì liên quan tới việc buôn bán nội tạng trái phép. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn tiếp tục gia tăng tại Kolkata, thậm chí nhiều người còn mở cửa hàng để mua bán thận.

Scott Carne, một ký giả người Mỹ, còn cho biết, mỗi năm thành phố Kolkata làm ra khoảng 60.000 bộ tiêu bản bằng xương người. Nhiều người chết vừa chôn xuống nghĩa địa, thi thể chưa tiêu tan, đã bị những tên hung đồ đào lên, mang đi lóc hết thịt đem phơi khô dưới ánh nắng, sau đó chế tạo thành những tiêu bản con người, bán cho các trường Đại học hay cơ quan nghiên cứu Y học trên thế giới với giá ba bốn ngàn Mỹ kim 1 bộ.

Kolkata thời còn là kinh đô Ấn Độ vô cùng hưng thịnh, năm 1970, bọn theo chủ nghĩa Mao trong đảng cộng sản Ấn Độ (Communist Party of India – Maoist) chiếm đóng Kolkata, tổ chức bãi công, phá hoại kinh tế và tham nhũng, khiến cho thành phố này suy sụp. Năm 1971, bùng nổ cuộc Chiến tranh giải phóng Bangladesh (Bangladesh Liberation War), quân đội Ấn Độ giao chiến với quân Pakistan. Trong chiến tranh, diễn ra các hành động tàn bạo với quy mô lớn, khiến 10 triệu người phải đi tị nạn, hàng trăm ngàn dân tị nạn tràn vào thành phố Kolkata, tình hình ở đó càng nguy ngập, khiến cho người dân oán thán những kẻ làm cho thành phố này sa sút, gây ra nhiều tội ác.

Lý Anh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.