logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/02/2015 lúc 07:09:19(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
I. Người đàn ông bị ung thư não, uống thuốc Nam và… khỏi bệnh!
Ông Đặng Việt Hải, 52 tuổi, người thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh ngoại ô Hà Nội, là một người lạ lùng. Lạ lùng trong việc làm ăn sinh sống, nuôi dạy con cái nên người và lạ lùng trong cả chuyện bị ung thư não, phải mổ tới 6 lần không khỏi, khi tái phát ông yếu sức quá, mê man bất tỉnh không mổ được nữa, bác sĩ cho về nhà để lo hậu sự. Vợ con bí quá đi lấy thuốc Nam cho ông uống và ông đã gần như bình phục. Sau đây là chuyện của ông Hải.

Việc làm ăn sinh sống
Chỉ với một cửa hàng thu mua sắt vụn và sắt phế loại mà ông Hải trở thành tỷ phú. Hai con trai của ông thấy bố làm ăn có hiệu quả nên cũng muốn ở nhà phụ giúp bố. Nhưng ông Hải nói: “Bố chỉ học hết lớp 7 nên mới phải ăn no vác nặng. Còn các con phải lo học hành cho tử tế để bố mẹ được nở mày nở mặt”. Ông kiên quyết như thế nên hai con trai của ông đều học hành giỏi giang. Cậu cả (sinh ra khi ông Hải mới 19 tuổi) đậu tiến sĩ tin học, hiện đang làm cho Tổng công ty Viettel, Hà Nội. Cậu thứ hai đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Ngoại thương.

Điều lạ lùng thứ hai của ông Hải là việc làm nhà. Trong khi mọi người đua nhau xây nhà có tầng nọ tầng kia thì ông Hải làm một ngôi nhà kiểu cổ rất đẹp. Các phóng viên hỏi thăm đến nhà ông thì người thôn Vĩnh Thanh nói: “Cứ đi thẳng, nhìn sang bên tay trái thấy ngôi nhà nào đẹp nhất xã thì đó là nhà ông Hải”.

Đúng ra, còn rất lâu nhà ông Hải mới được gọi là ngôi nhà cổ vì chỉ mới làm năm 2012. Nhưng đây là một ngôi nhà “kiểu cổ”, làm bằng gỗ 100%, bên trong chạm Long, Ly, Quy, Phụng; bên ngoài chạm Tùng, Cúc, Trúc, Mai rất sinh động. Một ê kíp thợ giỏi đã làm ngôi nhà này gần một năm mới xong.

Bệnh hoạn
Nhưng nhà vừa làm xong thì ông Hải đổ bệnh. Ban đầu là bệnh… ngủ. Ông ngủ li bì không tỉnh lại được, quên cả ăn uống. Người nhà nghĩ rằng ông vừa phải lo kinh doanh vừa phải lo làm nhà nên thiếu ngủ, phải ngủ bù.Tiếp theo là bệnh …quên. Ông quên không nhớ rõ ngày tháng, không biết mình đã ăn cơm hay chưa, mà cũng không biết trong bóp có bao nhiêu tiền, đếm cũng không biết.

Rồi tiếp theo là ông đau đầu. Đau như búa bổ suốt ngày đêm, da đầu dày cộp và mọng nước.
Người nhà đưa ông Hải xuống Bệnh viện Bạch Mai (từ Hà Nội qua cầu Thăng Long là tới địa phận huyện Đông Anh, còn từ thị trấn Đông Anh tới Bệnh viện Bạch Mai khoảng 20 cây số), khám thì các bác sĩ cho biết ông Hải bị ung thư não và giới thiệu ông sang Bệnh viện Việt Đức điều trị.

Các bác sĩ ở Bệnh viện Việt Đức hội chẩn và quyết định mổ. Đó là lần mổ thứ nhất. Sau khi mổ xong, ông Hải thấy trí nhớ dần dần hồi phục và hết đau đầu.

Nhưng chỉ mấy tháng sau bệnh lại tái phát. Ông Hải lại phải vô bệnh viện để mổ. Rồi bệnh lại tái phát, cứ lần sau nặng hơn lần trước và lại phải mổ. Trong 3 năm ông Hải phải nổ não tới 6 lần nhưng bệnh không khỏi. Sau lần thứ 6, khi bệnh tái phát, ông Hải nằm liệt giường, mê man bất tỉnh nhưng chở tới bệnh viện các bác sĩ cho biết ông yếu lắm rồi vì mổ nhiều lần, nếu mổ lần nữa sẽ chết, thôi thì đưa về nhà để lo việc hậu sự chứ bệnh viện cũng không biết cách nào hơn.

Chữa bằng… thuốc Nam!
Cậu cả thương bố quá. Ông mới 54 tuổi chứ nhiều nhặn gì. Hơn nữa để ông đau đớn, suốt ngày suốt đêm rên la cậu không yên tâm. Cậu bèn lên mạng tìm kiếm địa chỉ của lương y Nguyễn Bá Nho, là vị lương y rất nổi tiếng ở ngoài Bắc nhất là về việc chữa trị các bệnh ung thư. Theo cậu biết, ông đã từng chữa cho Giáo sư Văn Như Cương cùng nhiều người khác khỏi bệnh và năm 2012 đã từng được bằng khen của Cơ quan y tế nhà nước CSVN. Tìm bằng Google cho biết địa chỉ của ông Nguyễn Bá Nho ở thôn Lai Cách, xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn (cách Hà Nội khoảng 15 cây số), điện thoại số 0986.244.199. Cậu bàn với mẹ thôi thì còn nước còn tát, lên Sóc Sơn lấy thuốc về cho bố uống.

Tới thôn Lai Cách xã Xuân Giang, gặp lương y Nguyễn Bá Nho, ông cho biết các bệnh ung thư sau khi phẫu thuật đều có thể tái phát. Riêng ung thư não thì tỷ lệ tái phát rất cao. Ông Đào Duy Chữ ở Sài Gòn bị ung thư não. Các con đưa bố sang Singapore chữa, mổ bằng dao gamma. Tưởng như thế là ổn. Nhưng 20 ngày sau, bệnh tái phát, nặng gấp đôi khi mới phát. Bệnh nhân tê liệt toàn thân và không biết gì nữa. Gia đình vốn giàu có nên mời ê kíp bác sĩ Singapore đã mổ cho ông Chữ sang Sài Gòn khám lại cho ông. Khám xong, họ lắc đầu nói không cứu được nữa vì bệnh đã quá nặng. Cùng đường, gia đình đành ra Hà Nội, hỏi thăm đường lên Sóc Sơn, đến nhà ông Nho lấy thuốc. Sau khi uống được hơn một tháng, thấy ông Chữ đã tỉnh hẳn, gia đình lại đưa ông sang Singapore kiểm tra. Các bác sĩ chụp hình và cho biết khối u đã giảm được 70%.

Lương y Nguyễn Bá Nho nói, đối với các bệnh ung thư khác, cạnh khối u chính thường có vài khối u nhỏ (GS Văn Như Cương có 4 khối u nhỏ gần khối u chính), nhưng ung thư não thường chỉ có một khối u chính mà thôi. Tuy có một khối, song mổ xong ít lâu là lại tái phát, và khi đã tái phát bao giờ cũng nặng hơn và khó chữa hơn. Thầy bảo: “Người ta nói ung thư tủy khó chữa hơn ung thư não. Nhưng trên thực tế, tôi thấy ung thư não là khó chữa nhất”.

Bình phục
Trường hợp ông Đặng Việt Hải có thể coi là hơi lạ, không hiểu ông lấy đâu ra sức khỏe mà chịu đựng nổi 6 lần mổ. Bây giờ, sau gần 2 tháng uống thuốc Nam của thầy Nguyễn Bá Nho, ông đã đi lại được và trí nhớ đã phục hổi. Ông có thể tự đi vệ sinh và nói chuyện điện thoại.

Các phóng viên hỏi ông: “Hiện tại, bác ăn uống ra sao, có ngủ được không?”. Ông nói: “Mỗi bữa tôi ăn được 2 bát cơm đầy, ban đêm ngủ đẫy giấc, còn ban ngày thì không ngủ được vì hộ bên cạnh đang làm nhà, ồn lắm”. Các phóng viên nói: “Xin chúc mừng bác. Nhưng theo chúng cháu nghĩ, đây mới chỉ là chuyển biến lúc đầu thôi, có lẽ bác còn phải điều trị thêm nữa và sau đó xuống Bệnh viện Việt Đức khám lại xem đã khỏi hẳn hay chưa.

UserPostedImage
Tụi cháu nghe nói không phải ai uống thuốc của thầy Nho cũng đều khỏi. Có nhiều người khỏi nhưng cũng có người không khỏi”. Ông nói: “Có, tôi biết chứ. Nếu ai cũng khỏi chẳng hóa ra thầy Nho là thánh hay sao? Thầy Nho đâu phải là thánh”. “Nếu vậy sau đợt thuốc này bác còn tiếp tục uống thuốc của thầy Nho nữa hay không?”. “Có chứ! Tây y họ chê rồi, không chữa nữa, cho tôi về để lo hậu sự, nếu tôi không uống thuốc của thầy Nho thì uống của ai?”. Rồi ông nói thêm: “Các con tôi bảo uống thuốc Nam không thể khỏi hẳn được, nên kết hợp Đông y với Tây y thì tốt hơn.

Tôi cũng nghĩ thế, tôi sẽ uống cả thuốc của thầy Nho lẫn thuốc tây cho chắc ăn”. “Bác nghĩ như vậy là phải. Nhưng chúng cháu nghe nói thuốc của thầy Nho hơi khó uống phải không bác?”. Ông Hải gạt đi: “Ôi dào, khó uống đến mấy thì cũng không khổ bằng bị mổ. Mổ não kinh khủng lắm, vậy mà tôi còn chịu được tới 6 lần thì thuốc của thầy Nho khó uống một chút đối với tôi đâu có ăn nhằm gì, miễn sao khỏi bệnh là được. Ung thư não đâu phải chuyện nhỏ!”. Các phóng viên rất mừng cho ông và cũng phục ông là người có sức khỏe tốt, mổ não tới 6 lần mà vẫn sống.

II. Cậu bé khỏi bệnh hư thận cũng lại nhờ uống thuốc Nam Tiền cạn, bệnh không giảm


UserPostedImage
Nhiều năm trước, vợ chồng anh Trang Lai Quẹo, 37 tuổi, ngụ tại ấp Nhơn Phú 1, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, từng điêu đứng với việc chạy chữa cho cậu con trai đầu lòng mới tròn 6 tuổi, mắc hội chứng hư thận. Bao nhiêu tiền của trong gia đình lần lượt ra đi mà bệnh tình của cậu vẫn không thuyên giảm.

Anh Quẹo cho biết, ngay từ nhỏ cháu Trang Lai Khang (năm nay 14 tuổi) không được bụ bẫm như những đứa trẻ khác. Gia đình anh tương đối ổn định về kinh tế nên dốc lòng “vỗ béo” cho con. Tuy chăm chút đến mấy, 6 tuổi mà cháu chỉ nặng có 18kg. Học lớp 1, ngày nào cháu cũng kêu đau bụng và nhức đầu. Lúc ấy vợ chồng anh không để ý lắm vì cho rằng con vốn nhút nhát, không thích đi học nên mới hay kêu như thế.

Mẹ của cháu tên Trần Thị Thanh, năm nay 35 tuổi, kể rằng đang gầy ốm thì bỗng nhiên cháu tăng cân đột ngột tới hơn 3kg chỉ trong vòng 1 tháng. Vợ chồng chị rất lo lắng vì sự tăng sức nặng bất thường này, nên đưa con đến Bệnh viện Đa khoa huyện Phong Điền khám. Tại đây, các bác sĩ khuyên gia đình nên đưa cháu đến khám chi tiết hơn tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.

Cháu Khang được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng trong tình trạng cơ thể sưng phù, luôn luôn nhức đầu, đau bụng. Vừa đến bệnh viện thì cháu bị xỉu vì kiệt sức, phải đưa vô phòng cấp cứu. Kết quả chẩn đoán cho biết cháu bị mắc bệnh hư thận. Tới lúc này vợ chồng anh Quẹo mới hiểu ra rằng những cơn đau bụng của cháu Khang không phải do cháu lười đi học mà chính là biểu hiệu của chứng hư thận. Theo giải thích của bác sĩ, hội chứng hư thận nếu điều trị tốt có thể ngăn chặn được bệnh và khỏi hoàn toàn nhưng cũng có trường hợp bệnh tái phát nhiều lượt, nhiều năm liền rồi chuyển sang suy thận mãn tính.

Vợ chồng chị Thanh hết sức lo lắng. Cháu Khang là con đầu lòng, mới học tiểu học đã phải luôn luôn nghỉ học để tới bệnh viện tái khám và điều trị hư thận. Chị cho biết, gần 3 năm trời, mỗi tháng ít nhất một lần cháu phải tới bệnh viện. Mỗi lần điều trị như vậy, tuy có bảo hiểm y tế học đường nhưng cũng tốn kém vào khoảng một chỉ vàng (tức cỡ 3,6 triệu đồng hoặc 180 đô-la Mỹ). Đã vậy cháu còn phải kiêng muối, toàn ăn lạt nên rất khổ tâm. Theo Tây y, những bệnh nhân hư thận ở thể phù nề là phải tuyệt đối kiêng ăn mặn. Sức khỏe của cháu Khang càng ngày càng yếu. Gần 3 năm trời cháu đã trở thành “khách hàng quen thuộc” của Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ.
Bà Lê Thị Nữ (61 tuổi), bà ngoại của cháu Khang, người thường xuyên chăm sóc cháu trong thời gian điều trị tại bệnh viện, nói: “Tốn nhiều tiền nhưng bệnh của cháu chỉ chựng lại chút ít chứ không khỏi, hy vọng của gia đình ngày càng ít đi”.

Đổi sang dùng thuốc Nam
Đang sốt ruột về tình trạng bệnh của cháu Khang không xuy xuyển mà cháu thì càng ngày càng gầy yếu, một số người quen nói với bà là thử đổi sang dùng thuốc Nam xem sao, họ thấy có mấy người ở Cần Thơ cũng bị suy thận, nghèo quá không có tiền chữa thuốc tây, đến chữa tại Phòng thuốc Nam từ thiện ở xã Trường Long (huyện Phong Điền, Cần Thơ), người thì khỏi hẳn, người thì đỡ nhiều, sau đó uống thêm thuốc tây là khỏi. Nghe những người đó nói có vẻ rất chắc chắn, ít lâu sau, tức giữa năm 2012, bà Nữ bàn với vợ chồng con gái rồi đưa cháu đến nhờ các lương y ở Phòng thuốc Nam xã Trường Long bắt mạch, bốc thuốc.

Bà Nữ kể rằng, trên toa thuốc, người ta ghi tên bệnh là “viêm cầu thận”. “Họ còn nói nếu giữ đúng theo lời dặn của thầy thuốc thì kết quả điều trị có thể đạt tới 90%”.

(Ghi chú của Đ.Dự về căn bệnh “viêm cầu thận”: Trong hai quả thận của người ta, mỗi quả có tới hàng triệu, hàng triệu những đốm nhỏ li ti mà chúng ta nhìn thấy có màu đỏ, đó là những vi mạch huyết cực nhỏ dùng để lọc những chất dơ trong máu, kết hợp với nước tạo thành nước tiểu, đưa xuống bàng quang. Những vi mạch huyết này cực kỳ quan trọng vì giữ nhiệm vụ lọc máu, tạo hóa muốn chúng có thật nhiều trong thận nên cuộn chúng lại thành những “búi” hình cầu, do nhà khoa học người Ý Marcello Malpighi tìm ra năm 1668 khi đã có kính hiển vi (1590) nên gọi là “quản cầu Malpighi”. Vậy, bệnh “viêm cầu thận” là bệnh mà những quản cầu Malpighi bị viêm, thận không lọc máu tạo thành nước tiểu được nữa, nước và các chất dơ bị giữ lại trong cơ thể, người phù lên rồi chết chứ không liên quan gì tới những cây cầu. Trong thận không có các thể nào hình những cây cầu).

Hằng ngày bà Nữ sắc thuốc và khuyến khích cháu uống rồi bệnh sẽ khỏi. Bà nói: “Tội nghiệp thằng bé, thuốc khó uống lắm, mùi khó chịu mà lại vừa cay vừa đắng nữa, vậy mà nó vẫn ráng uống. Mỗi lần nhìn nó bưng chén thuốc lên miệng mà tui muốn chảy nước mắt”.

Sau hai tháng điều trị bằng thuốc Nam, tình trạng sưng phù trên mặt và tay chân cháu Khang giảm dần. Bà Nữ đưa cháu đến tái khám tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, các bác sĩ cho biết bệnh của cháu đã có phần thuyên giảm.

Tiếp tục chữa trị với thuốc Nam, các dấu hiệu bệnh lý mất dần. Bà Nữ nói: “Hay thiệt, trị bằng thuốc Tây mấy năm trời không có kết quả, vậy mà uống thuốc Nam miễn phí chỉ trong vòng 2 tháng cháu tôi đã đỡ hẳn bệnh, cứ như thần dược vậy thôi”.

Lần cháu Khang tái khám tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ sau hơn 2 năm liên tục uống thuốc Nam, bác sĩ ở đây cho biết cháu không còn dấu hiệu liên quan đến hội chứng thận hư nữa. Cháu đã hoàn toàn khỏe mạnh.

Từ đó đến nay, việc ăn uống của cháu Khang đã trở lại bình thường như mọi trẻ em khác. Hiện tại, dù học sau các bạn cùng tuổi (do phải nghỉ học để trị bệnh) nên năm nay cháu Khang mới học lớp 7, nhưng Khang luôn là học sinh giỏi. Ở tuổi 14, không chỉ cân nặng gần 40kg, cháu còn là một cầu thủ bóng đá và vận động viên đá cầu đạt nhiều thành tích tại các kỳ hội thể thao tổ chức tại huyện Phong Điền.
Theo lương y Phạm Văn Bồi phụ trách Phòng thuốc Nam từ thiện xã Trường Long, huyện Phòng Điền Cần Thơ, toa thuốc điều trị cho cháu Trang Lai Khang chủ yếu là ké đầu ngựa, ô rô, dứa gai, mướp gai, măng của cây sậy. Tùy mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh mà các vị thuốc nói trên sẽ được pha trộn thêm một số vị thuốc khác và điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Điều này do lương y quyết định khi bốc thuốc, bởi vậy người bệnh không nên tự điều trị ở nhà.

Bí quyết điều trị cho cháu Khang: Khám bằng Tây y và chữa bằng thuốc Nam
Bà ngoại của cháu Khang cho biết, những cây cỏ có tên trong toa thuốc chữa bệnh cho cháu Khang dù chỉ là các cây hoang dại như: ké đầu ngựa, ô rô, dứa gai, mướp gai, măng của cây sậy… nhưng khi kết hợp với nhau đã trở thành thần dược!

Phóng viên: Thưa bà, sau thời gian chạy chữa cho cháu Khang bằng Tây y, gia đình đã chuyển sang thuốc Nam, không dùng bất cứ loại thuốc Tây nào?

Bà Nữ: Không, chúng tôi cho cháu uống thuốc Nam nhưng vẫn đưa cháu đi khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để biết tình trạng bệnh tình của cháu. Bác sĩ có ghi cho các toa thuốc mới.
PV: Trị bệnh theo cách như vậy thì cơ sở nào để bà khẳng định cháu Khang khỏi bệnh là nhờ thuốc Nam?

Bà Nữ: Chúng tôi nhận toa thuốc của bác sĩ nhưng chỉ mua những loại thuốc bổ đem về cho cháu uống mà không hề mua các loại thuốc khác có tác dụng trị bệnh trong toa thuốc của bác sĩ. Như vậy, trong suốt thời gian chuyển sang uống thuốc Nam, cháu không hề uống một viên thuốc Tây nào có tác dụng chữa bệnh. Vì thế chúng tôi tin chắc việc cháu khỏi bệnh là nhờ thuốc Nam. Ngoài ra chúng tôi cũng được biết, trước cháu cũng có nhiều người mắc bệnh hư thận và được các lương y ở Phòng thuốc Nam xã Trường Long chữa khỏi.

PV: Bà có nói cho bác sĩ biết sự thật là gia đình trị bệnh cho cháu Khang bằng thuốc Nam không?
Bà Nữ: Không, tôi không nói bởi vì tôi nghĩ, thỉnh thoảng lại đến tái khám, nói ra điều đó không tốt.
PV: Theo bà, những thứ thuốc bổ mà bà đã mua cho cháu Khang uống trong thời gian điều trị bằng thuốc Nam có vai trò gì?
Bà Nữ: Tôi nghĩ là thuốc bổ chỉ giúp người bệnh mau lại sức, mau khỏe mạnh vậy thôi. Tôi đã hỏi mấy thầy thuốc Nam, chính họ cũng cho biết vẫn thường kết hợp giữa Đông y với Tây y trong việc điều trị cho một số bệnh nhân chứ không cần phân biệt Đông, Tây làm gì.
PV: Bà bắt đầu tin tưởng vào việc chữa bệnh bằng thuốc Nam từ khi nào?
Bà Nữ: Tôi đã từng nghe người ta nói về tác dụng của một số cây thuốc Nam, nhưng sự thiệt là chưa được tận mặt chứng kiến. Cho tới khi trị bệnh cho cháu khoảng được 1 năm (năm 2012), thấy có nhiều dấu hiệu tốt thì tôi bắt đầu tin tưởng vào những cây đó và nhiều cây khác. Theo tôi nghĩ, Tây y có cái hay của Tây y, Đông y có cái hay của Đông y, tùy từng trường hợp, nếu kết hợp được với nhau vẫn tốt hơn.

III. Ý kiến của Đoàn Dự
Thưa quý bạn, khi viết bài này, thấy “hơi lạ” thì tôi trình bầy với quý bạn vậy thôi chứ không có ý cổ võ cho việc dùng thuốc Nam. Cổ võ để làm gì trong khi người ta đã đưa được phi thuyền lên sao Hỏa còn mình thì cứ lẹt đẹt, đến mấy cái xe Honda cũng phải đi mua của nước ngoài. Tuy nhiên, có những cái ngay cả ở bên Mỹ cũng không giải quyết được thì ở Việt Nam giải quyết cái một. Chắc quý bạn còn nhớ, cách đây ít lâu, nhà văn Văn Quang có kể câu chuyện như thế này: Nhà văn U.Thao là bạn rất thân với ông (trước năm 75 nhà anh U.Thao ở ngay trước mặt nhà tôi và chỉ lớn hơn tôi mấy tuổi nên tôi thường gọi bằng anh). Anh U.Thao ở bên Mỹ, bị ung thư rất nặng (hình như ung thư phổi, tôi không nhớ rõ). Không chữa được nữa, BS “chê”, cho về để sống được ngày nào hay ngày nấy. Trước khi ra đi vĩnh viễn, anh U.Thao về Việt Nam thăm bà con họ hàng và gặp bạn bè lần cuối. Tới thăm anh Văn Quang, nhà văn “Lên Đời” nay nói: “Thôi đằng nào mày cũng không chữa được nữa, để tao làm cho mày món thuốc lá đu đủ khô, nghe nói trị ung thư hay lắm.

Tao phơi thật kiệt, không sợ bị mốc gì hết, về bên ấy mày chỉ việc sao lên, mỗi ngày nấu một nắm rồi uống như uống nước trà, không có mùi vị gì hết, rất dễ uống. Khỏi được là tốt mà không khỏi được thì… huề, chẳng sao cả”. Anh U.Thao nghe theo. Mấy tháng sau, anh báo tin cho anh Văn Quang biết là bệnh đã đỡ. Rồi ít lâu sau, anh về chơi, đến thăm anh Văn Quang và cho biết bệnh đã khỏi hẳn, “khỏe re như bò kéo xe”. Hiện nay anh vẫn sống và viết báo bình thường. Anh Văn Quang đăng chuyện này lên, nhiều nhà văn, nhà báo khác như anh T.Ngọc chẳng hạn, cũng bị ung thư, gọi điện thoại về nhờ anh Văn Quang gửi món “thần dược” lá đu đủ khô và nghe nói ai cũng khỏi cả.

Thưa quý bạn, lá đu đủ khô nếu được coi là một vị thuốc Nam cũng như nhiều vị thuốc Nam khác – đa số là những cây hoang dại – có đáng tin là có thể chữa được ung thư hay không? Tại sao nó lại chữa được ung thư?

Trong cuốn “Cây Có Vị Thuốc Ở Việt Nam” của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ – tiến sĩ khoa học Paris, nguyên Viện trưởng sáng lập Viện Đại học Cần Thơ – xuất bản tại Mỹ năm 2005, giá bán 15 dollars tức khoảng hơn 300 ngàn đồng VN (NXB Trẻ tại Sài Gòn xin phép in lại tại Việt Nam năm 2006, giá bán 180 ngàn đồng), tôi tra phần “Cây đu đủ” (Carica papaya, họ Caricaceae, trang 122), ông ghi: “Mủ chứa papainaz làm mềm thịt, dễ tiêu hóa và giúp thịt không gây dị ứng. Các phần xanh của cây có chứa heterosid, hột non chứa carpain làm bớt sự co rút của tim, giảm huyết áp mà không có tác dụng phụ không tốt (no side effect); chống vi trùng Koch (vi trùng lao – ĐD) rất mạnh, thí nghiệm ở chuột cho thấy carpain trong lá đu đủ chống ung thư bạch huyết. Chất Benzilisotiocianat trong lá đu đủ chống ung bướu. Lá đu đủ có lẽ do colin, cho ra acetilcholin tác dụng vào cơ trơn”.

Đã rõ, như vậy lá đu đủ chống ung thư, chống lao do chất carpain, ngoài ra nó cũng chống ung bướu do chất Benzilisotiocianat.

Trong “Lời tựa” của mình, GS Phạm Hoàng Hộ nói thực vật Việt Nam hiện có khoảng 11.000 loài, trong đó đã ghi nhận được 2.000 loài có dược tính. Những cây này nhiều cây mọc hoang nên trông không thấy gì là có vẻ chữa trị được những bệnh nan y, nhưng thật ra Công ty Sharman (một công ty dược của Mỹ -ĐD) làm dư luận đặc biệt chú ý khi công bố tìm ra được một loài trong họ Euphorbiaceae (họ Xương rồng -ĐD) có tác dụng chống bệnh liệt kháng (HIV), trong khi đó ở một số địa phương Nam Mỹ người ta chỉ dùng cây này để trị sốt vàng (yellow fever) mà thôi. Ông nói, ở bên ta, có cả chục loài đã được ghi nhận là có tính chống HIV, bởi vậy ta phải khảo cứu về cây cỏ trong nước kỹ lưỡng.

Thưa quý bạn, phần “Lời tựa” cuốn “Cây Có Vị Thuốc Ở Việt Nam” của GS Pham Hoàng Hộ trên đây cho chúng ta thấy việc dùng các cây thuốc Nam của các vị lương y Việt Nam cũng “có lý” và có phần nào đáng tin cậy.

Đoàn Dự ghi chép

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.210 giây.