logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 22/02/2015 lúc 09:33:20(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage

Khi ta mơ, thời gian liệu có trôi qua với một tốc độ khác hay không? David Robson tìm hiểu.
Khi chuông báo thức rung lên, tôi thường nhấn vào nút ngắt để đồng hồ đổ chuông muộn lại, rồi cuộn tròn vào chăn ấm ngủ thêm ít phút.
Thường thì những gì trải qua sau đó chỉ như một giấc mơ ngắn, có thể là một cuộc chuyện trò đơn giản hay một cuộc đi bộ ngắn, nhưng có những lúc tỉnh dậy, tôi thấy hóa ra mình đã nằm rốn cả tiếng đồng hồ.
Điều đó khiến tôi băn khoăn: Làm sao mà những sự kiện ngắn ngủi như vậy lại có thể mất nhiều thời gian đến thế khi diễn ra trong đầu mình? Liệu đó có phải là những điều xảy ra chung cho mọi người hay không?
Nay các nhà nghiên cứu có thể đã tìm ra câu trả lời, với việc nghiên cứu những đối tượng có khả năng kiểm soát não bộ của mình trong khi ngủ, được gọi là “những người minh mẫn khi ngủ mơ”.
Tìm hiểu về những trải nghiệm của những người này cũng tiết lộ cho ta thấy các hiệu ứng kì quặc khác nữa, chẳng hạn như liệu ta có thể tự cù mình khi đang ngủ hay không.
Việc tỉnh táo khi ngủ mơ cho ta cái nhìn vào sáng tỏ hơn vào tâm trí con người khi đang ngủ từ hơn 100 năm qua.
Một trong những người nghiên cứu về các giấc mơ sớm nhất là nhà hùng biện người Pháp hồi thế kỷ 19, Marquis d’Hervey de Saint-Denys, người đã phát hiện ra rằng ông có thể chỉ dẫn các giấc mơ của mình khi 13 tuổi, và đã dành hàng chục năm sau đó thử áp dụng khả năng tỉnh táo khi ngủ mơ để thử nghiệm các giới hạn của tâm trí khi đang ngủ của mình.
Những chuyến đi kỳ lạ
Trong số các cuộc phiêu lưu trong mơ, ông tự đưa mình lên đỉnh các tòa nhà cao để xem liệu ông có thể mơ thấy cái chết của chính mình không.
Lần nào cũng vậy, ông đều không thể mơ thấy cái chết đó, và giấc mơ luôn đổi cảnh để tránh dẫn tới kết cục u ám
UserPostedImage

Với việc nhận thấy các địa điểm và những con người thường xuất hiện trong các hành trình đó, ông kết luận rằng các giấc mơ được hình thành từ những mảnh chắp vá ký ức của chúng ta, qua đó giải thích được một cách hợp lý hơn so với các thuyết duy tâm thịnh hành cùng thời.
Một nhà tiên phòng nữa là Mary Arnold-Forster, người cháu của tác giả EM Forster, người viết cuốn cẩm nang hướng dẫn cách tỉnh táo khi ngủ mơ hồi thập niên 1920; bà dùng sự nhận biết trong giấc mơ của mình để tránh đi những cơn ác mộng đáng sợ về Đại chiến Thế giới thứ nhất.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Arnold-Forster và Saint-Denys hầu như đã bị phớt lờ, và trong hàng thập niên sau đó, các giấc mơ tỉnh táo đã bị xem nhẹ so với các thuyết “nghiêm túc” hơn.
Nhưng trong những năm gần đây, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về hệ thần kinh đã bắt đầu chú tâm tới một số thử nghiệm không kém phần lập dị.
Chẳng hạn như hồi đầu năm nay, Jennifer Windt từ Đại học Johannes Gutenberg ở Mainz, Đức, đã quyết định tìm hiểu xem những người tỉnh táo khi ngủ mơ có thể tự cù vào mình khi đang mơ hay không.
Nghe thì có vẻ kỳ quái, nhưng điều đó giúp ta thử nghiệm mức độ tự nhận thức trong giấc mơ.
Trong đời thực, ta không thể tự cù mình, bởi ta nhận thức được những gì mình đang làm, do đó não bộ sẽ tiết chế các cơ quan nhạy cảm vốn khiến ta thấy buồn cười.
Quan trọng là điều tương tự cũng đúng trong các giấc mơ tỉnh táo: người đang mơ đó khó có thể tự làm mình cười, và như vậy đồng nghĩa với việc giấc mơ của người đó vẫn duy trì mức độ nhận thức cao về các hành động của cơ thể, của cơ quan nhạy cảm, và do đó hạn chế tối đa mức độ phản ứng.
UserPostedImage

Thú vị là Windt cũng yêu cầu những người tham gia thử nghiệm hãy yêu cầu các nhân vật khác xuất hiện trong giấc mơ hãy cù mình.
“Trong một số lần, các nhân vật trong mơ từ chối,” Windt nói. “Họ hành xử như thể họ có trí não và ý thức riêng.”
Tuy nhiên, khi có người khác cù vào người ngủ mơ thì tác dụng khá là mờ nhạt. Điều đó cho thấy não bộ vẫn nhận thức được về quyền kiểm soát của nó đối với các nhân vật trong mơ.
Mộng du
Nghiên cứu về các đoạn thời gian trong các giấc mơ là điều khó khăn cho tới tận khi Daniel Erlacher từ Đại học Bern, Thụy Sỹ, thực hiện được một thử nghiệm cực kỳ thông minh.
Câu chuyện bắt đầu khi ông tìm hiểu về cách thức não bộ hình dung ra những hành động khác nhau. Chẳng hạn khi ta mơ mình đang chạy, thì liệu ta có kích hoạt các bộ phận lẽ ra sẽ hoạt động trong trường hợp ta chạy thật hay không?
Những thử nghiệm ban đầu của ông cho thấy là có, nhưng tuy nhiên các bộ phận đó dường như lại bị loại trừ một cách kỳ lạ.
Bằng cách mời những người tỉnh táo khi ngủ mơ đầy kinh nghiệm, kỹ năng tham gia vào phòng thí nghiệm được trang bị đặc biệt, ông đề nghị những người tham gia thực hiện một số việc khác nhau trong giấc mơ: một khi họ đạt được độ tỉnh táo rồi thì họ phải bước 10 bước, đếm tới 30 hoặc thực hiện một động tác thể dục nhịp điệu phức tạp chẳng hạn.
UserPostedImage

Để tính thời gian các hành động họ thực hiện, ông dùng một khía cạnh đặc biệt của trí não trong lúc ngủ: đó là tuy cơ thể bất động nhưng chuyển động của mắt có khuynh hướng diễn dịch chuyển động của cơ thể; các đối tượng tham gia thử nghiệm có thể ra tín hiệu về lúc bắt đầu và kết thúc của hành động bằng cách nhướn mắt trái và mắt phải vài lần.
Bên cạnh đó, Erlacher đo thêm cả các hoạt động của não bộ và của cơ bắp họ, để đảm bảo là họ không giả vờ ngủ.
Đúng như ông dự đoán, những người ngủ mơ đôi lúc mất thời gian dài hơn tới 50% so với khi thức để hoàn tất loạt hành động, cho thấy họ đã thực hiện các nhiệm vụ được trao một cách chậm rãi hơn, ngay cả khi họ không nhận thức được điều đó.
“Họ báo cáo rằng họ thấy những gì diễn ra thì giống như khi hoàn toàn thức,” Erlacher nói.
Có lẽ điều này giải thích vì sao một giấc mơ ngắn có thể kéo dài tới cả tiếng đồng hồ.
Ngay cả vậy, thì Erlacher hiện cũng chưa giải thích được là vì sao; hoạt động của não trong quá trình ngủ có lẽ mất nhiều thời gian hơn để xử lý thông tin, ông nói.
Có một khía cạnh thực tiễn (mà có lẽ sẽ rất tuyệt vời) trong nghiên cứu của Erlacher; ông hy vọng là các vận động viên có thể dùng khả năng tỉnh táo trong giấc mơ để tăng thêm ít nhiều hoạt động tập tành.
Rốt cuộc thì ngủ là điều quan trọng cho việc hợp nhất ký ức, cho nên việc thực hành trong giấc mơ nhằm củng cố kỹ năng mới là điều khả thi.
Nó có thể tác dụng trong việc cho phép một vận động viên rèn giũa kỹ năng khi không thể tập luyện được, chẳng hạn như khi bị chấn thương.
“Tất nhiên là có những hạn chế - bạn không thể cải thiện được sức bền, nhưng nếu bạn đã có hệ thống kích thích tốt trong não bộ thì bạn có thể dùng nó để tăng cường và ổn định các kỹ năng,” ông nói.
UserPostedImage

Các cuộc phỏng vấn của ông với các vận động viên hàng đầu cho thấy nhiều người đã đang sử dụng kỹ thuật này, ông nói biết, và ông hiện đang nghiên cứu thêm về các lợi ích của nó.
Các thử nghiệm mà nhóm của ông thực hiện gồm cả các hoạt động học tập được thực hiện trong phòng thí nghiệm thông thường, như việc làm chủ được các cử động của ngón tay, hay các hành động thể thao như ném phi tiêu.
“Nó tỏ ra khá hiệu quả, hơi tệ hơn so với việc luyện tập thực sự khi thức một chút, nhưng tốt hơn so với việc dượt lại bằng trí não,” ông nói về những kết quả đã thu được cho tới nay.
Ông cho rằng sự biến dạng về thời gian trong các giấc mơ không phải là vấn đề gì nghiêm trọng, bởi nhìn chúng chuỗi các sự kiện có vẻ như vẫn được duy trì đúng thứ tư dẫu cho có mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành.
Phải thừa nhận rằng việc dùng giấc ngủ để tự nâng cao kỹ năng chỉ là điều hấp dẫn với những người khắt khe, tham vọng, chứ không phải cho tất cả mọi người.
Nhưng ít nhất thì việc có thể học được cách làm chủ giấc mơ cũng sẽ cho tôi kiếm cớ để ngủ rốn thêm tí chút vào mỗi buổi sáng.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.