logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 26/02/2015 lúc 07:09:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Dự Án Câu Chuyện Những Ngày Đầu Tiên - First Days Story Project. Photo courtesy of American Experience - PBS

Last Days In Vietnam, Những Ngày Cuối Ở Việt Nam, là bộ phim tài liệu của đạo diễn Rory Kennedy do chương trình

American Experience của hệ thống truyền hình PBS sản xuất , ra mắt tại Sundance Festival Liên Hoan Phim Sundance ở

Utah đầu 2014. Mùa thu năm 2014, Những Ngày Cuối Ở Việt Nam lần lượt được trình chiếu tại các rạp ở Hoa Kỳ.
UserPostedImage
Bà Vân Lan (trái) đang chia sẻ hình ảnh gia đình mình với Cô Vũ Ngọc Trân (phải) điều phối viên Dự án Câu Chuyện Những Ngày Đầu Tiên. Photo courtesy of American Experience - PBS.

Bộ phim ghi lại hình ảnh hỗn loạn mà không kém phần bi tráng, những diễn biến đau xót tưởng khỏng thể quên ngày Sài

Gòn hấp hối, những chiếc trực thăng vần vũ cuồng nộ trên bầu trời để bốc người ra biển khơi, những đoàn người người

nhốn nháo tìm đường chạy trốn, những người Mỹ sau cùng tìm cách bốc người Việt khỏi nước, những người lính miền

Nam tuyệt vọng buông súng sau lệnh đầu hàng. Last Days In Vietnam một lần nữa ghi lại giai đoạn cuối cuộc chiến mà

người Mỹ từng tham dự, đưa ra một cái nhìn nhân bản hơn về điều gọi là cuộc tháo chạy của dân quân miền Nam khi người

cộng sản tiến vào Sài Gòn.
UserPostedImage
Từ trái sang: Cựu Phó Thị trưởng San Jose - Madison Nguyễn, Ông Hoàng Thế Dân và Cô Vũ Ngọc Trân. Photo courtesy of American Experience - PBS.

Quê hương thứ hai
Từ bộ phim Những Ngày Cuối Ở Việt Nam, đầu 2015, Dự Án Câu Chuyện Những Ngày Đầu Tiên First Days Story Project,

khởi sự tiếp xúc, thu thập, mời gọi và ghi âm chuyện kể về những ngày đầu đến Mỹ, khả năng phục hồi, sự phấn đấu hội

nhập rồi nỗ lực phát triển trên đất nước thoạt đầu gọi là tạm dung nhưng giờ đã trở thành quê hương thứ hai của người tị

nạn Việt Nam.

Với sự kết hợp giữa Story Corps và American Experience của hệ thống truyền hình PBS, Dự án Câu Chuyện Những Ngày

Đầu Tiên còn ghi âm lời thuật từ những cựu chiến binh miền Nam Việt Nam cũng như cựu chiến binh Mỹ đã từng tham

chiến ở Việt Nam 40 năm về trước.

Tưởng cần biết trong lúc American Experience là một chương trình được xem nhiều nhất trên hệ thống truyền hình PBS

của Hoa Kỳ, thì Story Corps là một tổ chức phi lợi nhuận với nhiệm vụ cung cấp, chia sẻ thông tin cùng những câu chuyện

mà người dân cần được biết và cần được lưu giữ. Từ 2003, hơn 100.000 câu chuyện đời từ người kể mà Story Coprs ghi

âm như hình thức lịch sử truyền khẩu, mỗi tuần hàng triệu người Mỹ đón nghe chương trình phát sóng của Story Corps trên

đài NPR National Public Radio phát trên toàn quốc Hoa Kỳ.

Dự Án Câu Chuyện Những Ngày Đầu Tiên được coi là một phần của chương trình tiếp cận và thu hút cộng đồng cho bộ

phim tài liệu Last Days In Vietnam Những Ngày Cuối Ở Việt Nam. Nội dung của dự án sẽ được đưa lên một trang web với

nhiều phương tiện thông tin và quan trọng nhất là sẽ được lưu trữ trong Library Congress tức Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ở

Washington DC .
Đối với những người làm phim Last Days Of Vietnam, những người trong American Experience của PBS cũng như của

Story Corps, chuyện kể từ người tị nạn chân ướt chân ráo đến Hoa Kỳ 40 năm trước đây không chỉ là một giai đoạn phải

được ghi dấu trong lịch sử của đất nước Mỹ mà còn cần được bảo tồn và gìn giữ cho thế hệ tiếp nối.

Bên cạnh giám đốc và nhân viên người Mỹ của American Experience trong PBS cũng như của Story Corps, người Việt

Nam duy nhất giữ vai trò điều phối viên trong Dự án Câu Chuyện Những Ngày Đầu Tiên là một thiếu nữ Mỹ gốc Việt, cô Vũ

Ngọc Trân:

“Story Corps với American Experience là hai tổ chức khác nhau mà đang làm việc chung cho Dự Án Những Ngày Đầu Tiên,

thâu chuyện của cộng đồng tị nạn Việt Nam với thâu tiếng nói của cựu chiến binh người Mỹ đã giúp cộng đồng Việt Nam

qua Mỹ vài năm đầu sau 75.

Vai trò chính của Ngọc Trân là làm việc với PBS American Experience của phim Những Ngày Cuối Ở Việt Nam, từ phim đó

ra tới Những Ngày Đầu Tiên ở Mỹ.

Lúc nghe về vai trò điều phối viên này thì Ngọc Trân đang ở New York City, đang làm việc với cộng đồng Việt Nam ở vùng

Bronx. Trước đó Ngọc Trân ở Washington DC và những thành phố khác bên vùng Đông Bắc. Ngọc Trân có kinh nghiệm

làm việc với cộng đồng Việt Nam để giúp cộng đồng có tiếng nói mạnh hơn trong cộng đồng nước Mỹ.”

Nguyên nhân chính sự ra đời của Dự Án Câu Chuyện Những Ngày Đầu Tiên đến từ sự thành công của bộ phim Những

Ngày Cuối Ở Việt Nam, đặc biệt đối với người Mỹ gốc Việt cũng như các cựu chiến binh Mỹ . Lời Ngọc Trân:

“Giám đốc của dự án là cô Sara Giustini, Ngọc Trân là điều phối viên. Nhóm làm phim Những Ngày Cuối Ở Việt Nam, cảm

thấy nhiều người Việt Nam và nhiều người Mỹ ủng hộ phim này vì nó nói nhiều hơn về chiến tranh Việt Nam mà nhiều người

không biết về lịch sử những ngày cuối đó. Sau khi coi phim người ta thấy hình ảnh khác nhau của người Việt Nam đi tị nạn

bằng máy bay hay đi vượt biên. Câu hỏi là sau đó những người Việt Nam tị nạn này ra sao và những cựu chiến binh Mỹ thì

sao? Từ câu hỏi đó người ta muốn nghe về kinh nghiệm tị nạn của người Việt Nam trên khắp thế giới nhưng nhất là qua Mỹ

sau 1975.”

Những câu chuyện rơi nước mắt
Được biết 6 thành phố tại 6 tiểu bang nước Mỹ qui tụ nhiều người Việt tị nạn mà Dự Án Câu Chuyện Những Ngày Đầu Tiên

ghé đến làm việc và ghi âm là San Jose Bắc California, Westminster Nam California, Houston của bang Texas, Seattle

bang Washington, Boston bang Massachusetts và Falls Church bang Virginia.

Theo như Vũ Ngọc Trân cho biết, những câu chuyện kể không diễn ra theo hình thức hỏi đáp như phỏng vấn mà được thực

hiện dưới dạng những ngươi tị nạn ngồi nói chuyện với nhau về cuộc sống tha hương của mình. Thời lượng của buổi nói

chuyện được ghi âm và thu hình khoảng chừng 40 phút cho mỗi câu chuyện:
“Trước hết Ngọc Trân muốn nói là mấy tháng trước khi dự án bắt đầu nhóm của Ngọc Trân (PBS American Experience) đã

gây quĩ được hơn 140.000 đô la từ cộng đồng Mỹ với Việt Nam trên toàn quốc. Nhiều người muốn ủng hộ vì nhiều người

muốn biết thêm về câu chuyện di tản, câu chuyện tị nạn và về đời sống ở bên Mỹ của cộng đồng Việt Nam cho tới bây giờ.

Đóng góp có người Mỹ gốc Việt và có người Mỹ luôn, có nhiều nhóm khác nhau mà muốn ủng hộ cái dự án quan trọng cho

lịch sử Mỹ với lịch sử của người Mỹ gốc Việt luôn.”

Với ba thành phố đã đi qua và đã làm việc, Dự Án Câu Chuyện Những Ngày Đầu Tiên coi như hoàn tất được một nửa

chặng đường:

“Ba thành phố đầu là San Jose, Westminster và Houston. Tuần này Ngọc Trân với nhóm sẽ tới Seattle , Falls Church

Virginia và Boston là thành phố cuối.

Chương trình thâu chuyện là mời hai người có thể là một cặp như cha mẹ, vợ chồng, chị em, bạn bè. Trong bốn chục phút

thay vì người phối viên hỏi thì hai người sẽ nói chuyện với nhau về cuộc di tản của họ. Cựu chiến binh Mỹ với Việt thì nói

chuyện với nhau về kinh nghiệm giúp mang nhiều người Việt Nam ra khỏi nước để trốn cộng sản. Tổ chức NGO cũng có,

nhân viên chính phủ Mỹ cũng có vài người.

Bên Cali thì nhóm của Ngọc Trân có cuộc phỏng vấn mấy người trong council member và mấy người làm kinh doanh nổi

tiếng Việt Nam. Ở Houston thì có ông cựu chiến binh Mỹ nói về kinh nghiệm của ông ở Việt Nam. Sau khi qua Mỹ ông có đi

quanh nước Mỹ để thâu hình những di tích chiến tranh Việt Nam . Ông kể chuyện về cái lịch sử tất quan trọng của cộng

đồng Việt Nam và người mà ông phỏng vấn tên là Billl Malloy.”

Có những câu chuyện làm người trao đổi rơi nước mắt, Ngọc Trân kể lại. Người nghe, cô nói tiếp, dù không thể hiểu hết nội

dung câu chuyện bằng tiếng Việt, vẫn đọc được nỗi thổn thức, nghen ngào, đau xót của những người không dưng thấy

mình bị bứng ra khỏi quê hương mà không hy vọng một ngày về. Đó là bối cảnh, là tâm trạng của cuộc di tản trước và sau

ngày 30 tháng Tư 1975 mà Dự Án Câu Chuyện Những Ngày Đầu Tiên ghi âm lại, trong đó có phần ghi âm một người cha

ngồi giải thích cho con gái sinh ra và lớn lên ở Mỹ hiểu lý do vì sao ông bỏ xứ ra đi:
Tại San Jose nhóm của Ngọc Trâm thâu chuyện của bác này với con gái. Cuộc phỏng vấn này rất cảm động vì bác kể

chuyện đau khổ của một gia đình Việt Nam qua Mỹ cho con cái có tương lai. Trong phỏng vấn bác khóc mấy lần cho sự đau

khổ, sự phấn đấu của gia đình cho cơ hội hôm nay.

Bên Houston Texas, cô Thủy của Saigon Radio kể về kinh nghiệm đi vượt biên. Qua đảo, ở đảo khoảng 21 ngày, mấy

người tị nạn bị cướp biển hành hạ 21 ngày . Cô nói sau kinh nghiệm này cô phải làm sao để giúp cộng đồng Việt Nam kể

chuyện về kinh nghiệm tị nạn, để biết nhiều người đau khổ như thế nào trên con đường vượt biên.

Ngọc Trân muốn nói là nhiều người trong đoàn không nói hoặc hiểu được tiếng Việt mà mỗi lần người kể chuyện thì trong

phòng ai cũng cảm thấy được cái đau lòng của mấy câu chuyện được thâu cho dự án này.”

Theo lịch trình, nhóm American Experiene và Story Corps đã tới thành phố Seattle của tiểu bang Washington thứ Ba tuần

này . Sau Seattle, đoàn bay qua thành phố Falls Church thuộc tiểu bang Virginia. Chặng cuối của Dự Án Câu Chuyện

Những Ngày Đầu Tiên là thành phố Boston của bang Massachusetts.

Tháng Tư tới đây, chính xác ngày 28 tháng Tư năm 2015, đài truyền hình PBS sẽ cho chiếu bộ phim Last Days In Vietnam

Những Ngày Cuối Ở Việt Nam, sau đó là trang web mở rộng First Days Story Project với tên Những Ngày Đầu Tiên:

“Tháng Tư này, 40 năm thành phố Sài Gòn sụp đổ, phim Những Ngày Cuối Ở Việt Nam sẽ chiếu trên đài PB, thì mạng

Multimedia Website mở rộng gọi là Những Ngày Đầu Tiên. Trong mạng này sẽ chiếu khoảng 100 câu chuyện đã được

thâu, sẽ có hình ảnh và giấy tờ mà các người tham dự muốn bổ túc và muốn chia sẻ. Người coi phim đó sẽ nghe câu

chuyện của cộng đồng Việt Nam với các cựu chiến binh Mỹ luôn.

Ngay cả nhiều người trẻ Mỹ gốc Việt không biết chuyện của chiến tranh nên dự án này là một cơ hội cho người trẻ biết thêm

về kinh nghiệm của cha mẹ và người lớn về đau khổ mà cha mẹ đã trải qua.

Lý do Ngọc Trân muốn làm việc cho phim Những Ngày Cuối Ở Việt Nam và Dự Án Những Ngày Đầu Tiên tại vì Ngọc Trân

cảm thấy nó rất quan trọng. cho Việt Nam với Mỹ hiểu về lịch sử của người tị nạn sau chiến tranh. Làm việc này Ngọc Trân

cảm thấy nhiều người vẫn chưa hiểu được hết.

Có nhiều dự án khác nhau lắm mà dự án này Ngọc Trân cảm thấy nó sẽ mở ra cho cộng đồng Mỹ nghe thêm về câu chuyện

đau khổ cũng có, gian nan cũng có, và vui vẻ hạnh phúc cũng có mà không nói ra được vì không có cơ hội. Ngọc Trân cảm

thấy thế giới phải nghe phải học hỏi về đau thương của chiến tranh, từ đó có thể nhiều cơ hội cho hòa bình hơn.”

Vừa rồi là câu chuyện nhân ký ức 40 năm cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, thành phố Sai Gòn đổi tên và bao nhiêu người

tháo chạy khỏi nước những ngày trước và sau 30 tháng Tư như mô tả trong bộ phim Last Days In Vietnam Những Ngày

Cuối Ở Việt Nam của đạo diễn Rory Kennedy, được tiếp nối bằng Dự Án Câu Chuyện Những Ngày Đầu Tiên liên quan đến

những người tị nạn chân ướt chân ráo đến Hoa Kỳ 40 năm trước.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.179 giây.