logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/03/2015 lúc 05:39:50(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Sinh viên tại Pháp biểu tình sau 1975. Hình do anh Nguyễn Sơn Hà cung cấp

Những ngày cuối tháng 4 của 40 năm về trước, hàng ngàn sinh viên du hoc ở Pháp, Đức, Bỉ..v.v.. đã đón nhận những bản tin dồn dập đến từ quê hương với tâm trạng hụt hẫng, hoang mang. Từ những thanh niên đang ở độ tuổi hồn nhiên, bỗng chốc họ trở thành những kẻ vô Tổ quốc với những lo toan cho một tương lai vô định. Anh Nguyễn Đình Hải, sinh viên du học tại Bỉ từ năm 1969 bày tỏ :

«Trước đó tụi này theo dõi tình hình trên báo chí và đài truyền thanh, truyền hình rất cặn kẽ. Ngày 30/4 khi nghe tin Sài Gòn thất thủ thì phải nói là tụi này rất là hoang mang, mình không biết mình phải làm gì trong thời điểm đó. Sau đó là một cơn buồn ray rứt bởi vì khi mình đi ra khỏi đất nước, mình đi với hoài bão một ngày nào đó mình sẽ trở về để mình đóng góp, xây dựng, lúc bấy giờ mình cảm thấy mình rất là bơ vơ và hoang mang. Nhưng mà liền sau đó thì tụi này nghĩ mình vẫn phải tiếp tục làm cái gì đó để hữu ích cho đất nước, thì lúc đó tụi này đứng ra thành lập «Nhân bản dân tộc văn nghệ đoàn.»
UserPostedImage
Sinh viên tại Pháp biểu tình. Hình do anh Nguyễn Sơn Hà cung cấp

Những câu hỏi được đặt ra cho tương lai của mình, những thanh niên còn rất trẻ, một sớm một chiều trở thành bơ vơ trên một nơi không phải là quê hương. Anh Trần Ngọc Giáp, cựu sinh viên du học tại Pháp chia sẻ :


«Lúc đó mình coi như illégal (bất hợp pháp) không biết mình có bị bắt trở về Việt Nam hay không ? Có phải lên toà đại sứ Việt cộng làm lại giấy tờ hay không ? không biết là chính phủ Pháp có chấp nhận mình hay không ? lúc đó mình không biết được , lúc đó thì không ai biết gì hết ! »
UserPostedImage
Hộ chiếu do sinh viên tự đóng dấu và ký ngày 30/4/1975. Photo: anh Nguyễn Quốc Nam cung cấp

Và tiếp đó là nỗi lo vật chất khi mà nguồn tiếp tế từ Việt Nam đã bị gián đoạn. Anh Nguyễn Sơn Hà, một sinh viên du học ở Pháp từ năm 1974 nói :

«Lúc đó rất là hoang mang, nhất là theo dõi trên các đài truyền hình Pháp nói về tình hình ở bên nhà, về sự thất thủ của các tỉnh, các thành phố và nhất là sự tuyệt vọng của miền Nam đã làm ảnh hưởng đến tinh thần sinh viên lúc đó. Nhiều đoàn thể sinh viên đã nghĩ đến chuyện giải tán, mỗi cá nhân tự lo bản thân mình bởi vì lúc đó tiền viện trợ từ gia đình bị gián đoạn, còn toà đại sứ VNCH thì lo tháo chạy. Vì không có tiền viện trợ từ Việt Nam , anh (Trần văn ) Bá đem các anh em về ở với anh, lo cho anh em từ cái ăn, chỗ ở. Năm đó, mùa lạnh, Hà không có áo lạnh, anh Bá không nói một lời, đưa cho Hà cái áo lạnh. Anh em thiếu ăn, ảnh liền đưa một cái ticket ( phiếu ăn) cho các anh em. »

Hoang mang, buồn rầu và uất hận dẫn đến sự tuyệt vọng về tương lai. Có người thì tâm trạng cực kỳ bi quan như anh Trương Quốc Trung, lúc đó đang học năm thứ 5 về ngành kiến trúc tại Pháp :


Riêng tôi thì tôi nghĩ tôi thuộc về một thế hệ bỏ đi, không làm được cái gì hết. Như mình là chân hỏng trên một đất nước không phải của mình. Và với cái tài năng mình có, cái học thức mình có, mình trở thành vô dụng”


Có người thì muốn chọn dòng sông Seine như một giải pháp. Anh Lê Như Quốc Khánh cho biết :

«Những người đi du học hoàn toàn tự dưng mất liên lạc với Bố Mẹ, không còn lãnh lương, không còn gì hết, không biết ra làm sao. Có người ra bờ sông ngồi tính tới chuyện tự tử nữa.”


Đức, nơi có gần 2000 sinh viên du học ở thời điểm đó. Anh Trần Huê, lúc đó đang học năm thứ 5 y khoa tại Munchen cũng cùng chung 1 tâm trạng :


“Ngày 30/4, cái tin đó làm cho tôi rất là buồn vì trong thời gian tôi du học tại Âu châu thì tôi đã được rất nhiều những thông tin về những chế độ Cộng sản ở Đông âu, ở Liên xô, cũng như ở Trung quốc, thành ra chuyện miền Nam bị mất vô tay của người Cộng sản tôi thấy là nó có những dấu hiệu không tốt cho đất nước của mình.

Kể từ khi mà giấy thông hành cũ của VNCH hết hạn thì mình sẽ được một giấy thông hành của người Đức họ cấp cho. Luật quốc tế nó có một loại (luật) dành cho những người không có quốc gia đó.”

Anh Vũ Quốc Thao, lúc đó là một chàng sinh viên còn rất trẻ, chưa ý thức ngay được sự mất mát đem đến do biến cố 30/4, anh nói:

«Riêng tôi, cho tới ngày 30/4 tôi chưa hoàn toàn ý thức được rằng mình không còn có một chỗ đứng trên quê hương mình nữa lúc đó. Phải vài ngày sau khi cùng với anh em trong Tổng hội Sinh viên tới lãnh sự quán để giúp thiêu huỷ các hồ sơ. Hồ sơ tương đối mật thì mình đốt hết, còn phim ảnh, tài liệu sứ quán thì đem tải đi nơi khác.”

Sự thống nhất đất nước ở bên kia, đưa đến sự phân chia rõ rệt ở bên này bờ đại dương. Tại Paris sau ngày 30/4 đã diễn ra nhiều cuộc đánh đấm giữa hai phe sinh viên thân Cộng và Quốc gia. Nhóm sinh viên thân cộng tấn công những sinh viên quốc gia đi riêng rẽ. Anh Nguyễn Sơn Hà kể lại:

«Không thể để cho các anh em đó bị hại, anh Bá kêu các anh em đi bảo vệ các anh em này, ngay điểm hẹn chỗ Cité U ( Cité Université) đánh rất là mãnh liệt. Vì anh Bá là một người quân tử ảnh cấm các anh em mang vũ khí, mình không được làm tổn thương ngay cả người địch của mình. Chính vì vậy mà làm cho bên phe mình bị thương rất nhiều vì bên phe kia họ cầm gậy, cầm sắt, cầm vũ khí để đánh lại mấy anh em.»

Sinh viên quốc gia bên Đức cũng chịu chung số phận. Nếu ở Việt Nam có những thành phần được gọi là « thành phần cờ đỏ, thành phần 30/4 » xuất hiện sau ngày miền Nam đổi chủ thì tại Đức cũng có những sinh viên thân cộng đảm nhận nhiệm vụ 30/4 này (tuy không mang băng đỏ). Anh Trần Huê nói :

«Bên Tây Đức có toà đại sứ (VNCH) ở Bonn, còn bên Đông đức cũng có toà đại sứ của miền Bắc. Những sinh viên theo Cộng sản : nhóm Đoàn kết rất là nhiều thì họ trở thành nhân viên của toà đại sư. Giấy thông hành thì mình phải qua mấy người đó, họ phải chứng nhận căn cước của mình là người như thế nào. Họ đòi giải tán tất cả những đoàn thể sinh viên, nhất là những đoàn thể sinh viên chống Cộng.»

Trước tình hình thay ngôi đổi chủ tại Việt Nam, các toà đại sứ cũng chịu cùng chung số phận. Anh Trương Quốc Trung cho biết tình hình tại toà đại sứ Pháp lúc đó :

«Toà đại sứ Việt Nam của mình thì….(cười…) những người đàn anh của chúng tôi đã bỏ trốn hết tất cả, họ không lo cho chúng tôi cái gì cả, chúng tôi là những người lên toà đại sứ để thu thập tất cả những hồ sơ, thu thập những gì còn lại để đem về Tổng Hội sinh viên để lưu trữ.»
Lo sợ trở thành một kẻ vô tổ quốc, ngày 30/4 , anh Nguyễn Quốc Nam lúc đó đang du học tại thành phố Lille, miền bắc Pháp, đã cùng gia đình đến toà đại sứ ở Paris để tự mình đóng dấu gia hạn hộ chiếu, anh Nguyễn Quốc Nam kể lại :

«Chúng tôi đến đó thì nhân viên toà đại sứ không còn ai nữa chúng tôi phải tự làm lấy. Một người thì viết trên sổ thông hành ngày 30/4/1975. Tôi thì đóng mộc và ký tên trên đó. Sau khi mà tôi đã gia hạn sổ thông hành rồi, suy nghĩ lại thì tôi mới biết là VNCH mình không còn nữa thì sổ thông hành của tôi cũng không giá trị. Préfecture de police (sở cảnh sát) ra cho tôi một cái tên là « Apatride » tức là người không có tổ quốc. Ngày nay chúng tôi còn giữ lại sổ thông hành đó làm kỷ niệm, đó là những kỷ niệm không thể nào quên được dù đã 40 năm qua .»

Anh Nguyễn Đình Hải cho biết những gì xảy ra tại toà đại sứ Bỉ sau ngày 30/4 :

«Lúc tụi này lên thì toà đại sứ nói với chúng tôi là : Chúng tôi đã hết phận sự rồi, cái phận sự còn lại của chúng tôi là phải trao tất cả những gì chúng tôi có trong tay cho những người thuộc chế độ mới sau này. Tôi nhớ hồi đó một số anh chị em đã rất bực mình vì chuyện đó, chúng tôi không đồng ý, chúng tôi yêu cầu anh ra khỏi toà đại sứ và chúng tôi tiếp thu toà đại sứ để tiếp tục cái công cuộc đấu tranh, phục vụ cho đất nước và dân tộ c.»

Những chàng thanh niên trẻ ngày xưa, ra đi với « sách trong tay, ước mộng chất đầy hồn » bỗng chốc trở thành những con thuyền mất phương hướng trên dòng sông lịch sử. Nếu mỗi khúc ngoặc của cuộc đời là một định mệnh thì có những con thuyền đã giữ vững tay chèo để đến bến bờ, nhưng cũng có những con thuyền đã phải ngập sóng giữa dòng. Bốn mươi năm nhìn lại, những mái đầu giờ đã bạc chắc cũng ngậm ngùi.

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.